Tôn giáo và Chính trị: Một bài giảng của linh mục Chân Tín - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
5 tháng 12, 2012

Tôn giáo và Chính trị: Một bài giảng của linh mục Chân Tín

NVCL - Linh mục Chân Tín vừa ra di ngày 01.12.2012. Rồi đây, hẳn sẽ có những đánh giá đa dạng về con người, linh mục, chiến sĩ đấu tranh không ngưng nghỉ cho Tự Do này. Nhưng, để tiễn biệt Chân Tín, xin để chính Chân Tín lên tiếng một lần nữa, qua bài giảng vẫn mang tính thời sự của ngài.

Đây là bài giảng thứ tư, sau ba bài giảng Sám Hối Mùa Chay năm 1990, tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.( Bài 1: Sám hối cá nhân. Mở đầu bài này, linh mục thành khẩn: “Nói đến sám hối, là tôi nghĩ đến tôi trước hết”. Bài 2: Sám hối Tập thể Giáo Hội. Bài 3:Sám hối Tập thể Quốc Gia).

(Hai ngày sau bài giảng này, Nguyễn Ngọc Lan bị quản thúc tại gia, Chân Tín bị quản thúc tại An Thới Đông, Cần giờ (từ 1990 đến 1993). Nơi đây, cha tiếp tục giảng đạo. Kết quả là từ một điểm trắng nghèo nàn trơ trụi, cha đã biến thành giáo điểm An Thới Đông, hiện nay có 500 tín hữu, với những giáo điểm khác như Lý Nhơn, An Nghĩa).

Bài giảng thứ bốn này đã được dịch ngay ra pháp văn trên báo Eglises d’Asie để tứ đó loan ra toàn thế giới.

Anh chị em thân mến,

Linh mục Stephano Chân Tín

Cách đây vài hôm, Cha Chánh xứ cho tôi biết: Nhà nước phản đối bài giảng tĩnh tâm của tôi về cuộc sám hối của tập thể dân tộc trong mùa chay và nói rằng linh mục không có quyền nói về chính trị trong nhà thờ. Đàng khác, ngoài những lá thư ủng hộ, có một lá thư nặc danh của một người tự xưng là tín hữu nói: linh mục không nên nói về chính trị trong nhà thờ.

Vì thế, hôm nay tôi đặt một vấn đề căn bản về chức năng ngôn sứ của Giáo hội mà linh mục là người đại diện: linh mục có quyền và có nên nói đến chính trị trong những bài giảng ở nhà thờ không?

Thưa anh chị em,

Để giải quyết vấn đề đó, ta hãy trở lại với Tin Mừng. Tin Mừng cho ta biết rằng: Đức Kitô là Con Thiên Chúa làm người, Ngài là ánh sáng thế gian. Ngài soi dọi ánh sáng của Ngài trên cuộc sống của con người để đổi mới con người, đổi mới xã hội loài người. Không có một địa hạt nào trong cuộc sống của con người được đặt ngoài ánh sáng của Tin Mừng. Và khi phải nói thẳng, nói thật, Chúa Kitô không ngần ngại, dù phải đụng chạm, dù phải chịu những hậu quả khốc hại cho bản thân Ngài và cho những người thân của Ngài.

Chúng ta biết, trên đất Do Thái thời bấy giờ, quyền bính ở trong tay tổng trấn Rôma và những người mà tổng trấn chia quyền hành cho, tức là Hêrôđê, các Tư Tế, các Luật sĩ và Biệt phái. Thế nhưng, khi phải nói thẳng, nói thật về những người có quyền thế này, Chúa Kitô không lựa lời: khi Biệt phái thấy ảnh hưởng của Chúa Giêsu ngày càng lớn mạnh và muốn Ngài đi xa khỏi Giêrusalem, họ liền nói với Chúa Giêsu: “Ông hãy ra khỏi đây, vì Hêrôđê muốn giết ông”. Chúa Giêsu liền trả lời họ: “Các ông hãy đi và nói với con cáo đó. Nay ta trừ quỷ và xong xuôi việc chữa lành hôm nay và ngày mai và ngày thứ ba ta chu toàn”.

Những người Biệt phái hù dọa Chúa Giêsu có thể là thật, cũng có thể là không, nhưng Chúa Giêsu đã bất kể vấn đề là có hay không. Chúa Giêsu gọi Hêrôđê đang cai trị xứ Galilê là con cáo thì thật là nguy hiểm khi Ngài đánh giá cái xảo quyệt của Hêrôđê. Còn đối với ông tổng trấn Rôma, lúc Chúa Giêsu bị điệu ra trước tòa Philatô, vì Ngài không nói lời nào trước những lời tố cáo của những hàng Tư Tế, nên Philatô mới nói với Chúa rằng: “Ông không nói với ta sao? Ông không biết rằng: Ta có quyền tha ông và cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?” Chúa Giêsu nói thẳng với Philatô rằng: “Ông không có quyền gì trên tôi nếu từ trên không ban xuống cho ông. Bởi thế, kẻ nộp tôi cho ông thì mắc tội nặng hơn”. Còn đối với những người Biệt phái, là những người có chức quyền trong Giáo hội Do Thái thì Chúa Giêsu đã nói những lời rất nặng nề:

-”Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, vì các ngươi khóa Nước Trời, chận người ta lại! Các ngươi sẽ chằng vào đã rồi, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào!

-Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, vì các ngươi ngốn cả nhà cửa của các bà góa, và làm bộ cầu nguyện lâu dài; bởi đó các ngươi sẽ lãnh án phạt nặng hơn!

-Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi rảo khắp biển cả đất liền, để chinh phục dẫu một người tòng giáo, nhưng khi nó đã là tòng giáo, thì các ngươi lại biến nó thành con cái hỏa ngục, gấp đôi các ngươi!

-Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi là bọn dẫn đường mù quáng…

-Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi đi nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, sau khi đã bỏ lơ những điều trọng đại hơn cả của Lề luật: dạ chính trực, lòng nhân nghĩa, sự thành tín. Chính các điều này phải thi hành, mà đừng bỏ các điều kia. Quân dẫn đường mù quáng! Các người gạn lọc con muỗi, nhưng lại nuốt chửng con lạc đà!

- Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi rửa sạch bề ngoài chén đĩa, mà bề trong thì đầy tham ô vô độ! Biệt phái mù quáng, hãy lo rửa sạch bên trong chén đĩa đi ắt bên ngoài nó cũng được sạch!

- Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi giống như mồ mả tô vôibeeé ngoài hình như đẹp đẽ, nhưng bên trong thì đầy xương cốt thây ma và mọi thứ xú uế. Cũng vậy, bên ngoài các ngươi có vẻ công chính đối với người ta, nhưng bên trong thì đầy giả hình và vô đạo.

- Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, các ngươi xây cất mồ các tiên tri, trang hoàng mả các người công chính… Đồ mãng xà, nòi rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi án hỏa ngục?” (Mt 23, 18-33).

Nếu Chúa Giêsu tính toàn theo sự khôn ngoan của con người thì Ngài không có lời nói thẳng như thế. Các người Biệt phái, Luật sĩ, Tư Tế là những người nắm quyền trong Giáo hội và họ có thể dựa vào thế lực của Rôma để bắt Ngài và lên án Ngài.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Ngài là chân lý nên Ngài nói sự thật, mặc dù Ngài biết rằng những lời đó sẽ đưa Ngài đến cái chết. Ngài đã nói với các tông đồ rằng sẽ lên Giêrusalem để chịu thương khó. Ngài không có ảo tưởng. Nếu Ngài muốn bảo vệ mạng sống của Ngài, những quyền lợi của Ngài, thì chắc Ngài đã tính toán khác. Những người thân của Ngài cũng không muốn cho Ngài gặp nguy hiểm. Vì thế, Phêrô đã nói với Ngài: “Thầy đừng đi Jêrusalem chịu thương khó”. Ông Phêrô thương Chúa, không muốn Ngài chịu khổ, nhưng đồng thời cũng lo cho bản thân mình, lo cho tập thể các tông đồ và các người thân của Ngài. Chính cái đêm chúa Giêsu chịu nạn, Phêrô mới cảm thấy sự liên lụy với Chúa nên đã chối dài là không biết Chúa Giêsu. Phêrô chắc phải nhớ lại lời Chúa Giêsu căn dặn với những tông đồ: “Tôi tớ không trọng hơn chủ, nếu họ bắt bớ Thầy, thì họ sẽ bắt bớ các con… Chúng con sẽ bị điệu ra trước tòa vì danh Thầy”. Chúa nói đến sự liên lụy giữa Ngài và các tông đồ của Ngài.

Vì thế, hôm nay Giáo hội phải tiếp tục sứ mạng mà Chúa trao cho Giáo hội là nói lên sự thật của Thiên Chúa dù phải bị bách hại. Giáo hội phải nói lên Lời của Thiên Chúa, lúc thuận cũng như lúc nghịch, và nhất là trong nghịch cảnh, càng phải nói, để cho thế giới này được tốt đẹp hơn.

Vậy thì trên đất nước chúng ta, linh mục, đại diện Giáo hội có quyền và có bổn phận đề cập đến vấn đề chính trị. Đây không phải là linh mục làm chính trị hay nói chính trị vì bè phái, mà là nói về chính trị, phê phán chính trị trên quan điểm đức tin. Đây không phải là kích động làm chính trị. Cái nhìn chính trị này là cái nhìn của Nhà nước, không muốn ai xen vào những việc của mình. Lẽ dĩ nhiên, Giáo hội không xen vào những vấn đề chuyên môn của Nhà nước, nhưng Giáo hội có quyền phán đoán để bảo vệ người dân. Như vậy, linh mục rất có quyền và phải có bổn phận nói lên điều đó. Cái nhìn chính trị là cái nhìn của Nhà nước. Tôi đã nghe một đảng viên nói: “Nhà nước cho rằng đây là một pháo lệnh”. Chẳng có pháo lệnh nào hết trơn. Cũng có thể cái nhìn chính trị là cái nhìn của một số người muốn làm chính trị, đã cho rằng: đây là khởi đầu một cuộc chống lại Nhà nước. Tôi chả muốn xúi giục ai xuống đường cả, tôi chỉ nói lời của Thiên Chúa để chúng ta suy nghĩ với nhau, để chúng ta cùng Nhà nước suy nghĩ, để làm tốt hơn, để đem lại hạnh phúc cho dân tộc. Tôi nghĩ rằng: cái nhìn chính trị lả cái nhìn của những người làm chính trị, là của Nhà nước, là của những phe phái chỗ này chỗ kia, bên trong, bên ngoài muốn lật đổ chế độ này. Tôi là người của Thiên Chúa, tôi là người của Giáo hội với sứ mạng ngôn sứ, tôi có thể nói lên những điều sai trái trong xã hội của đời sống chính trị và vì thế tôi không có cái nhìn chính trị như Nhà nước, tôi cũng không có cái nhìn chính trị như những người làm chính trị của các phe đảng. Vì vậy, tôi yêu cầu Nhà nước đừng có cái nhìn chính trị về những lời của linh mục nói trong nhà thờ về những vấn đề chính trị.

Lẽ dĩ nhiên là Nhà nước thích thú khi có linh lục ca ngợi Đảng và Nhà nước về những thành tích mà không cho đó là làm chính trị. Còn khi nghe linh mục phán đoán về những sai trái của Đảng và Nhà nước thì cho rằng linh mục ấy làm chính trị, và cấm linh mục nói chính trị trong nhà thờ. Chúng ta thấy rõ ràng là Nhà nước chỉ muốn cho Giáo hội giới hạn những hoạt động của mình ở trong nhà thờ. Tôi nghe nói hình như Thường vụ Giám mục vừa họp ở Hà Nội, trong việc chia công tác, phân cho Đức cha phó chúng talo về vấn đề giáo dân và xã hội, nhưng Nhà nước bỏ hai chữ xã hội –chỉ lo giáo dân thôi- Nhà nước muốn giới hạn hoạt động Giáo hội trong lãnh vực thuần túy tôn giáo chứ không muốn Giáo hội đi vào cuộc sống chính trị, xã hội, kinh tế của người Việt Nam hôm nay. Như thế đâu còn vấn đề “Giáo hội sống giữa lòng dân tộc” nữa.

Thưa anh chị em, đó là những điều chúng ta phải có cái nhìn rõ ràng. Phải phân biệt rõ ràng không ấm ớ. Chúng ta thấy rằng: Nhà nước sợ Giáo hội kích động người ta làm loạn chống chế độ, còn một số người thân thì sợ có hại cho bản thân của linh mục cũng như liên lụy tới bản thân họ. Thực ra, mọi sự xuất phát từ cái sợ, sợ, sợ. Vì thế, thưa anh chị em, để kết thúc, chúng ta hãy trở vể Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói rằng: “Chúng con đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy”. Linh mục là người muốn đem tất cả cuộc sống để phục vụ nhân dân, phục vụ loài người như Chúa Kitô đã phục vụ cho đến chết. Và Lời Hằng Sống của Ngài phải là chân lý của chúng ta để những lời đó đổi mới con người, đổi mới xã hội, đổi mới các cơ cấu của xã hội, để cho cuộc sống con người xứng đáng là cuộc sống của con người, hình ảnh của Thiên Chúa và là con của Thiên Chúa.

Ngay từ bây giờ, chúng ta được làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa cho chúng ta được tự do, tự do của con cái Thiên Chúa, để nói lên Lời của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói khi Ngài ở trong tù: “Tôi bị xiềng xích, nhưng Lời của Chúa không bị xiềng xích”. Cái khổ hôm nay là chúng ta xiềng xích Lời của Chúa, còn ai xiềng xích thân xác chúng ta thì điều đó không quan trọng.

Hôm nay, tôi cũng nói thẳng, nói thật để Nhà nước thấy rằng tôi không làm chính trị. Tôi không nói chính trị vì chính trị, nhưng mà tôi nói về chính trị để làm sao cho cuộc sống con người Việt Nam tốt đẹp hơn. Còn giáo dân chân thành nhưng mà chưa thấy được cái sứ mạng của Giáo hội mà tưởng rằng: không nói gì đến chính trị tức là giữ được sự trong sáng thuần túy của tôn giáo. Họ không hiểu rằng: tôn giáo phải đi vào cuộc sống của con người. Hôm nay, với tất cả sự chân thành của tôi, sự thành thật của tôi, tôi đã nói lên lập trường của tôi và của Giáo hội về vấn đề Giáo hội và chính tri.

Chân Tín 13.05.1990.

Bản tiếng Pháp:

Frères et soeurs,

Voici quelques jours, le curé de cette paroisse m’a informé que l’Etat s’était offensé de ma prédication de carême sur le repentir de l’ensemble de la Nation. Il lui a fait dire qu’un prêtre n’avait pas le droit de parler de politique à l’Eglise. Par ailleurs, parmi les messages de soutien qui m’ont été envoyés, j’ai trouvé une lettre anonyme, signée “un fidèle”, qui affirme qu’un prêtre ne doit pas parler de politique à l’église.

C’est pourquoi, aujourd’hui , je voudrais soulever un problème fondamental concernant la fonction prophétique de l’Eglise, dont le prêtre est le représentant: “Le prêtre a-t-il le droit et le devoir d’aborder les questions politiques au cours de sa prédication à l’église?”

Frères et soeurs, pour donner une réponse à ce problème, retournons à l’Evangile. Celui-ci nous enseigne que le Christ est le fils de Dieu fait homme, qu’il est la lumière du monde, lumière qui éclaire la vie humaine, lumière destinée à transformer l’homme et la société humaine. Il n’y a pas un domaine de notre existence qui puisse échapper à cette lumière de l’Evangile. Lorsqu’il faut parler franchement et sans détour, le Christ n’éprouve aucune crainte, même s’il faut, pour cela, heurter, même s’il doit en supporter les conséquences douloureuses pour lui-même et pour ses proches. Nous savons qu’à cette époque, dans le pays des Juifs, le pouvoir était entre les mains du gouverneur romain et de ceux à qui ce dernier le confiait: Hérode, les prêtres, les scribes et les pharisiens. Lorsqu’il a fallu parler franchement et sans détour avec les détenteurs du pouvoir de l’époque, le Christ n’a pas mâché ses mots. Voyant l’influence croissante du Christ et désirant qu’il s’éloigne de Jérusalem, les pharisiens lui avaient dit:”Va-t-en et pars d’ici, car Hérode veut te faire mourir”. Il leur répondit: “Allez dire à ce renard: Voici, je chasse les démons et j’accomplis des guérisons aujourd’hui et demain, et le troisième jour, tout est accompli”.

La menace rapportée par les pharisiens était peut-être fondée, peut-être mensongère. Jésus n’en a cure. Traiter Hérode de renard, qualifier ainsi la perfidie de celui qui gouverne la Galilée, était fort dangereux. Et il agit de même avec le procureur de Rome. Lorsque Jésus est traduit devant le tribunal de Pilate et qu’il n’a pas une parole pour répondre aux accusations proférées contre lui par les prêtres, Pilate lui dit: “Tu refuses de me parler! Ne sais-tu pas que j’ai le pouvoir de te relâcher comme j’ai le pouvoir de te faire crucifier ?” Alors, le Christ répond sans détour: “Tu n’aurais sur moi aucun pouvoir s’il ne t’avait été donné d’en haut. C’est bien pourquoi celui qui m’a livré porte un plus grand péché”.

Mais c’est à l’égard des pharisiens, les détenteurs du pouvoir religieux juif, que Jésus a eu les paroles les plus dures: “Malheureux êtes vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui barrez aux hommes l’entrée du royaume des cieux! Vous-mêmes, en effet, n’y entrez pas et vous ne laissez pas entrer ceux qui le voudraient ! Malheureux êtes-vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui dévorez les biens des veuves et faites, pour l’apparence, de longues prières: pour cela, vous recevrez une condamnation particulièrement sévère! Malheureux êtes-vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui parcourez mers et continents pour gagner un seul prosélyte, et, quand il l’est devenu, vous le rendez digne de la géhenne deux fois plus que vous! Malheureux êtes vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous les guides aveugles … Malheureux êtes vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui versez la dîme de la menthe, du fenouil et du cumin, alors que vous négligez ce qu’il y a de plus grave dans la loi: la justice, la miséricorde et la fidélité; c’est ceci qu’il fallait faire, sans négliger cela. Guides aveugles qui arrêtez au filtre le moucheron, mais qui avalez le chameau! Malheureux êtes-vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui purifiez l’extérieur de la coupe et du plat alors que l’intérieur est rempli de rapines et d’intempérances! Pharisien aveugle, purifie d’abord le dedans de la coupe pour que le dedans devienne pur. Malheureux êtes-vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui ressemblez à des sépulcres blanchis: au-dehors, ils ont une belle apparence, mais au-dedans ils sont pleins d’ossements de morts et d’impuretés de toutes sortes. Ainsi, vous au-dehors vous offrez l’apparence de justes, alors qu’au- dedans vous êtes remplis d’hypocrisie et d’iniquité. Malheureux êtes-vous, scribes et pharisiens hypocrites, vous qui bâtissez les tombeaux des prophètes et décorez les tombeaux des justes…. Serpents, engeance de vipères, comment pourrez-vous échapper au châtiment de la géhenne ?”

Si Jésus s’était appuyé sur la sagesse humaine, jamais il n’aurait fait preuve d’une telle franchise. Les prêtres, les scribes et les pharisiens étaient les détenteurs du pouvoir religieux et ils pouvaient recourir à la puissance romaine pour l’arrêter et le faire condamner.

Jésus est le fils de Dieu, il est la Vérité, C’est pourquoi il a proclamé la vérité, même en sachant que ses propos le conduiraient à la mort. Il a dit à ses apôtres qu’il montait à Jérusalem pour y souffrir sa passion. Il n’avait pas d’illusion. S’il avait voulu protéger sa vie et ses intérêts, il aurait certainement calculé autrement. Même ses proches ne voulaient pas qu’il affronte ce danger. Pierre lui a conseillé: “Ne va pas à Jérusalem souffrir ta passion!” Il aimait le Seigneur; il ne voulait pas qu’il souffre. Mais, très certainement, en même temps, il s’inquiétait pour son propre sort, pour celui des apôtres et des proches de Jésus. La nuit même où Jésus allait souffrir sa passion, Pierre, se sentant compromis par lui, a nié le connaître. Il aurait dû se souvenir de la parole de Jésus à ses apôtres: “Le serviteur n’est pas plus grand que le Maître. S’ils m’arrêtent, ils vous arrêteront aussi. On vous traduira devant les tribunaux à cause de mon nom”. Il parlait précisément de cette implication des disciples dans son propre drame.

C’est pourquoi, aujourd’hui, l’Eglise doit continuer la mission que le Seigneur lui a confiée, à savoir proclamer la Vérité de Dieu, même si, pour cela, elle doit subir la persécution. Elle doit proclamer la Parole de Dieu à temps et à contretemps, et surtout à contretemps pour que le monde s’améliore. Ainsi, aujourd’hui, dans notre pays, le prêtre, représentant de l’Eglise, a le droit et le devoir d’aborder la question politique. Cela ne signifie pas qu’”il fait de la politique”, qu’il parle “en homme politique” au nom d’un parti; non, il parle “de” politique, il juge et critique la politique du point de vue de la foi. Cela ne signifie pas qu’il incite à faire de la politique. Cette façon “politique” de voir les choses est celle de l’Etat qui refuse que les autres s’ingèrent dans ses affaires. Evidemment, l’Eglise ne s’immisce pas dans le domaine particulier de l’Etat, mais elle a le droit de le juger pour protéger le peuple. Le prêtre a entièrement le droit, il a même le devoir de parler. La façon “politique” de voir les choses, c’est celle de l’Etat. J’ai entendu un cadre me dire: “L’Etat pense qu’il s’agit là du coup de canon qui annonce les hostilités” (2). Il n’y avait là aucun signal. Telle a peut-être été l’opinion “politique” d’un certain nombre de personnes voulant faire de la politique qui ont pensé: “Voilà le début d’une opposition à l’Etat”. Je n’ai aucune intention d’appeler quiconque à descendre dans la rue. Je n’ai fait qu’annoncer la Parole de Dieu pour que nous réfléchissions ensemble, pour que nous réfléchissions avec l’Etat, afin d’améliorer notre action et apporter le bonheur à notre peuple. Je remarque seulement ceci: cette façon “politique” de voir les choses est celle de ceux qui font de la politique, celle de l’Etat et celle de tel ou tel groupe qui, ici ou là, à l’intérieur ou à l’étranger, veulent renverser ce régime. Je suis un homme de Dieu, un homme d’Eglise, qui a une fonction prophétique, et je puis dire tout haut ce qui ne va pas dans notre société ou dans la vie politique, sans avoir pour cela une visée politique, comme l’Etat ou comme ceux qui font de la politique à l’intérieur des partis. C’est pourquoi je demande à l’Etat de ne pas appliquer sa vision politique des choses aux paroles que prononce un prêtre dans son église à propos de questions politiques. Naturellement … l’Etat aime bien les prêtres qui se répandent en louanges du Parti, de l’Etat et de leurs mérites. Il ne considère pas que ces gens-là font de la politique. Mais lorsqu’il entend un prêtre porter un jugement sur les erreurs du Parti et de l’Etat, il s’empresse de dire que ce dernier fait de la politique et il lui interdit de parler de politique à l’église. Nous le voyons clairement: l’Etat voudrait que l’Eglise limite ses activités à l’intérieur du lieu de culte. Il me semble avoir entendu dire que le Comité permanent de la Conférence épiscopale, qui s’est récemment réuni à Hanoï, avait confié à notre évêque auxiliaire la responsabilité de la Commission du laïcat et de la question sociale. L’Etat a rejeté les termes “question sociale”. Il ne sera chargé que du “laïcat” seulement. L’Etat voudrait limiter l’activité de l’Eglise au domaine purement religieux; il ne veut pas qu’elle pénètre dans la vie politique, sociale, économique du Vietnamien d’aujourd’hui. Que reste-t-il alors de l’affirmation: “L’Eglise vit au sein de son peuple” (3) ?

Voilà un certain nombre de points sur lesquels nous devons porter un regard lucide. Il nous faut user de distinctions claires et sans ambiguïté. Nous remarquons ceci: l’Etat a peur que l’Eglise incite le peuple à la rébellion contre le régime. Un certain nombre de personnes amies craignent que cela ne porte tort au prêtre et, par voie de conséquence, à elles-mêmes. En réalité, c’est la peur, uniquement la peur qui engendre ce type de réaction. C’est pourquoi en guise de conclusion, je vous demande de revenir à l’évangile d’aujourd’hui. Jésus nous dit: “Ne vous troublez pas, croyez en Dieu et croyez en moi”.

Le prêtre est un homme qui veut consacrer toute sa vie au service du peuple, au service de l’humanité, comme le Christ qui a assumé ce service jusqu’à la mort. Les paroles de la vie éternelle du Christ doivent être les nôtres. Sa vérité doit être la nôtre pour que ces paroles puissent changer l’homme, changer la société et ses structures, pour que la vie humaine soit digne de l’homme, de l’image de Dieu qu’il porte en lui, de sa dignité d’enfant de Dieu. C’est dès aujourd’hui que nous devons vivre en fils adoptifs de Dieu. Prions le Seigneur pour qu’il nous donne la liberté, la liberté des enfants de Dieu, de sorte que nous puissions annoncer la Parole de Dieu. Saint Paul, en prison, disait: “Je suis dans les chaînes; mais on ne peut enchaîner la Parole de Dieu”. Le seul danger, aujourd’hui, c’est que nous enchaînions nous-mêmes la Parole de Dieu. Peu importe que nous soyons enchaînés nous-mêmes.

Aujourd’hui, j’ai parlé franchement et sincèrement pour que l’Etat sache que je ne fais pas de politique. Je ne parle pas en “homme politique” pour des motivations politiques … Je parle de politique … pour que la vie des Vietnamiens s’améliore. Quant aux catholiques sincères qui n’ont pas encore saisi quelle est la mission de l’Eglise et qui pensent: “Il ne faut pas parler de politique; il faut garder la pureté originelle de la religion”, ils n’ont pas encore compris que la religion doit pénétrer la vie humaine.

C’est en toute franchise et en toute sincérité que j’ai voulu, aujourd’hui, exprimer quelle était ma position et celle de l’Eglise sur la question de l’Eglise et de la politique.

[NDLR de Eglises d'Asie: Le sermon que nous traduisons ci-dessous a été prononcé le 13 mai 1990, à Hô Chi Minh-Ville, par le père Chân Tin (1), deux jours seulement avant que les agents de la Sûreté ne viennent le chercher pour le conduire à 70 km de la ville, dans la petite paroisse de Can Thanh du district de Duyen Hai, lieu où il est désormais en résidence surveillée. Il fait suite à une série de trois prédications de carême au cours desquelles il avait engagé la nation vietnamienne et ses dirigeants à éprouver un véritable repentir à l'égard du passé, comme l'ont déjà fait un certain nombre de pays socialistes. Les autorités lui ont fait savoir que ce n'était pas là le rôle d'un prêtre. Certains chrétiens se sont inquiétés. Le Père Chân Tin répond.]

Nguồn; Nuvuongcongly
Tôn giáo và Chính trị: Một bài giảng của linh mục Chân Tín Reviewed by Em Binh on 12/05/2012 Rating: 5 NVCL - Linh mục Chân Tín vừa ra di ngày 01.12.2012. Rồi đây, hẳn sẽ có những đánh giá đa dạng về con người, linh mục, chiến sĩ đấu tranh ...

Không có nhận xét nào: