Hải Huỳnh (Danlambao) - Liên tiếp các ngày 9, 10 và 11 tháng giêng năm 2013, nhiều tín hữu và mục sư Tin Lành trên Tây Nguyên bị công an từ xã đến huyện bắt đi làm việc. Mọi việc bắt đầu từ chuyện họ tham gia tổ chức lễ Giáng Sinh ngày 24 tháng 12 vừa qua.
Tại huyện Madrak tỉnh Daklak, hai anh em của mục sư Y Noen (45 tuổi) và thầy truyền đạo Y Jon đều là người Jarai bị bắt lên huyện làm việc với PA 88 tỉnh Daklak các ngày 8 và 9 tháng 1 năm 2013. Công an kết tội họ cùng tín hữu theo nhóm Tin Lành liên minh các dân tộc là 'vi phạm pháp luật'. Họ yêu cầu các mục sư này phải từ bỏ tôn giáo của mình và không đi khỏi nơi cư trú là làng Pon xã Ya Pe huyện Madrak tỉnh Daklak. Hiện mục sư Y Noen đang ẩn trú tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Trong khi đó tại Răk, xã Yaxia, thuộc huyện Sa Thầy tỉnh Kontum, tình hình cũng căng thẳng từ hôm Giáng Sinh đến nay. Công an yêu cầu buôn làng làm lễ giáng sinh nhưng không được treo cây thánh giá lên, cũng như không được dùng tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng BaNa để treo trên nhà thờ điểm nhóm mà bắt buộc phải dùng Tiếng Việt. Nhiều người phản đối là họ không hiểu Tiếng Kinh bằng tiếng Bana của họ, thế là công an gởi giấy mời lên huyện Sa Thầy để "làm việc"
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân Làm Báo, mục sư A Ga (35 tuổi người dân tộc Hà Lăng) cho biết:
- Chúng tôi là nhóm tín hữu Tin Lành thuôc Hội Thánh Đấng Christ. Chúng tôi đang sống tại xã Rờ Kơi thuôc huyện Sa Thầy tỉnh Kontum. Cả tháng nay chúng tôi không ăn ngủ gì được với công an huyện Sa Thầy. Hôm Giáng Sinh 2012 vừa qua chính tôi đi xin phép tổ chức giáng sinh ở huyện thì huyện hướng dẫn làm theo biểu mẫu của chỉ thị 01 do thủ tướng chính phủ ký năm 2005. Tôi về làm theo và nộp cho họ ngày 18.12.2012. Họ đồng ý cho tổ chức giáng sinh.
Ngày 20.12 là ngày chúng tôi dư kiến tổ chức cho 500 tín hữu người săc tộc. Buổi sáng ngày 20.12 thì có công an huyện, Ban Tôn Giáo huyện Sa Thầy đến chúc mừng Giáng sinh có chụp hình quay truyền hình. Nhưng buổi chiều ngày 20.12 lúc 14 giờ 30 thì họ gọi điện bảo là bây giờ thì họ không đồng ý cho tổ chức lễ nữa. Toàn bộ chương trình lên hết rồi. Từ 12 giờ trưa thì tín hữu khắp nơi kéo về. 16 giờ thì bộ đội biên phòng, cảnh sát giao thông, công an huyện Sa Thầy chặn hết các ngã đường về xã Rờ Kơi là nơi dự kiến tổ chức lễ. Dù vậy chúng tôi vẫn làm lễ.
Có khoảng từ 300 đến 400 tín hữu dự lễ nhưng công an và bộ đội thì lớp trong lớp ngoài đông hơn số tín hữu. Họ không bắt bớ ai nhưng áp lực lễ xong thì ai về nhà nấy không được ở lại sinh hoạt ăn uống gì. Nói bây giờ thì dài dòng lắm. Họ áp lực ghê lắm.
Ngay hôm 9 và ngày 10 tháng 1 năm 2013 vẫn có nhiều anh em bị công an xã mời lên làm việc. Họ ra lệnh bằng miệng và hăm dọa không đi thì sẽ bỏ tù hết. Chúng tôi tha thiết kêu gọi quý cơ quan truyền thông khắp nơi lên tiếng cho tình cảnh bi đát của anh em người sắc tộc chúng tôi trên Tây Nguyên.
Như vậy thì hiện nay tình hình tín hữu trên Tây Nguyên rất khó khăn trong việc sinh hoạt tôn giáo Tin Lành của họ. Một số người đã bỏ trốn khỏi địa phương. Nhà cầm quyền lộ rõ sự tráo trở, buổi sáng thì đồng ý cho tổ chức lễ Giáng Sinh, thăm hỏi có quay phim đưa lên truyền hình nhưng buổi chiều thì cấm sinh hoạt. Sau đó ai tham dự thì đều bị bắt bớ. Việc bắt bớ vẫn đang tiếp diễn liên tục.
Trong khi đó nghị định 92 của chính phủ về Tôn Giáo tiếp tục bị các tôn giáo ngay trong Việt Nam lên tiếng phản đối. Và việc sửa đối hiến pháp cho có màu dân chủ về tự do tôn giáo nhưng thực chất đảng cọng sản vẫn nắm toàn quyền về mọi thứ.
Các tôn giáo đều hướng thiện, thực thi điều thiện hảo, tránh xa mọi sự dữ, điều ác, còn cọng sản thì ngược lại hoàn toàn nên họ rất e ngại các tôn giáo thăng tiến, phát triển và tìm mọi phương cách cho dù rất đê hèn xấu xa để trù giập các tôn giáo
Trả lờiXóa