Đặc Tính Bảo Chứng Trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Một) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
15 tháng 2, 2013

Đặc Tính Bảo Chứng Trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Một)

Nguyễn Học Tập - 15.2.2013: Con Người Trong Nhân Bản Tây Âu

Các Hiến Pháp Tây Âu là những Hiến Pháp nhân bản, thừa hưởng gia tài tinh thần nhân bản từ Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789. Và đây là những hạt ngọc của hai văn bản vừa kể:

- "Tất cả mọi người đều được dựng nên bình đẳng như nhau.

Tất cả đều được Đấng Tạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng.
Trong các quyền nầy, quyền được bảo toàn mạng sống, quyền tự do tìm kiếm hạnh phúc là như?ng quyền thượng đẳng?" (Tiền Đề Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ1776).

- "Các Đại Diện đồng thanh tuyên bố rằng: các quyền của con người do Thiên Phú, bất khả nhượng và cao qúy?" (Tiền Đề Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789).

Tinh thần nhân bản đó, từ trên 200 năm nay là nền tảng trên đó các quốc gia Tây Âu được xây dựng và phát triển đến phú cường thịnh vượng. Tinh thần nhân bản chúng ta có thể tìm thấy đó đây trong suốt các văn bản Hiến Pháp của họ.

Một số Hiến Pháp nêu lên tính cách nhân bản của Hiến Pháp ở ngay phần Tiền Đề, như Hiến Pháp 1958 hiện hành của Pháp Quốc chẳng hạn để nói lên tính cách quan trọng và long trọng của nền tảng Quốc Gia mình:

- "Dân tộc Pháp long trọng tuyên bố trung thành với các quyền con người và các nguyên tắc tối thượng Quốc Gia, được Tuyên Ngôn 1789 định nghĩa và được Hiến Pháp 1946 xác nhận ở Tiền Đề" (Tiền Đề Hiến Pháp 1958 hiện hành Pháp Quốc).

Cùng với xác tín rằng nhân bản là nền tảng căn bản trên đó Quốc Gia được thiết lập, nhưng thay vì đặt tầm quan trọng vào tính cách long trọng hay kém long trọng, một số Quốc Gia như Ý và Đức đặt nặng hiệu lưc của lời tuyên bố hơn.

Do đó thay vì tuyên bố tính cách nhân bản của thể chế Quốc Gia ở Tiền Đề như các văn bản vừa kể, các nhà soạn thảo Hiến Pháp Ý Quốc (1947) và Cộng Hoà Liên Bang Đức (1949)

- đặt tinh thần nhân bản vào chính thân bài của Hiến Pháp,

- bằng cách tuyên bố thành những điều khoản luật có tính cách bắt buộc.

Qua những khái niệm về đặc tính của các Hiến Pháp Tây Âu vừa trình bày, chúng ta thử xem người Tây Âu quan niệm như thế nào về con người trong Hiến Pháp của họ.

1) Địa vị con người trong Hiến Pháp.

- Như chúng ta vừa nói, các Hiến Pháp Ý (1947) và Cộng Hoà Liên Bang Đức (1949) tuyên bố địa vị và các quyền liên hệ của con người ngay trong thân bài của Hiến Pháp và tuyên bố thành những điều khoản luật có hiệu lực bắt buộc hay các điều khoản cuả Hiến Pháp là những đạo luật thực định (lois positives), chớ không tuyên bố ở phần Tiền Đề như là một quan niệm khái quát và long trọng.

- "Các quyền căn bản được kể sau đây có hiệu lực đối với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như là những quyền có gía trị bắt buộc trực tiếp" (Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 CHLBĐ).

Hay

- "Các bổn phận của Quốc Gia (đối với các quyền đã được liệt kê) trong các điều khoản nầy sẽ được các cơ quan và tổ chức sẽ được thiết lập chu toàn hoặc bổ khuyết" (Điều 38, đoạn 4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Nói cách khác, nếu người dân không được hưởng các quyền và tự do của mình do Hiến Pháp tuyên bố, tổ chức Quốc Gia với các cơ chế lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan được thiết lập để thừa hành sẽ là những chủ thể chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và sẽ bị quy trách với những hậu quả luật định.

Đó là đặc tính tối quan trọng, mà Hiến Pháp phải có, đặc tính bảo chứng:

- "Hiến Pháp là một văn bản bảo chứng (garantismo). Ở Âu Châu người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp, nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản luật pháp nền tảng hay một loạt các nguyên tắc cơ bản, thể hiện một thể chế Quốc Gia, nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm cho một Chính Quyền có giới hạn" (Giovanni Sartori, Elementi di Teoria Politica, II ed., Bologna, Il Mulino, 1995, 18).

- Hiến Pháp Ý tuyên bố địa vị và các quyền liên hệ của con người từ điều 2-54, trong khi đó thì Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố từ điều 1-19, trước khi định nghĩa về thể chế và các phương thức tổ chức Quốc Gia từ điều 20 trở đi (Hiến Pháp 1949 CHLBD), và từ điều 55 trở đi (Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Điều đó cho thấy rằng hai dân tộc Ý và Đức đã dành cho con người địa vị tối thượng và trung tâm điểm của tổ chức quyền lực Quốc Gia.

Con người có trước Quốc Gia. Quốc Gia được tổ chức để phục vụ con người, chớ không ngược lại.

Đó là điều Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Đức tuyên bố ở điều 1:

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm . Bổn phận của mọi quyền lục Quốc Gia là kính trọng và bảo đảm nhân phẩm đó" (Điều 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


Và cũng trong tinh thần đó, đây là điều 2 của Hiến Pháp Ý Quốc:

- "Nền Cộng Hoà nhận biết (riconosce) và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay như thành phần xa? hội, nơi con người phát triển nhân cách của mình và đòi buộc chu toàn các bổn phận liên đới không thể thiếu trong lãnh vực chính trị, knh tế và xã hội "(Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Nếu để ý, chúng ta thấy rằng câu tuyên bố của Hiến Pháp CHLBĐ có tính cách phổ quát và đều khắp. Người Đức không tuyên bố rằng

- "Trên lãnh thổ Đức hoặc đối với người dân Đức, nhân phẩm con người bất khả xâm phạm",

mà chỉ bằng một mệnh đề ngắn gọn, có sức mạnh nói lên lòng xác tín của dân tộc họ và có hiệu lực như một mệnh lệnh:

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm" !

Mệnh lệnh đó có hiệu lực đối với bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào và có giá trị ở bất cứ thời đại nào.

Ai không tôn trọng hiệu lực của mệnh lệnh trên là người làm tổn thương đến niềm tin của dân tộc Đức, trong cuộc sống chung hòa bình và thân hữu với họ và chắc chắn người Đức sẽ không làm ngơ trước sự chà đạp lên niềm tin của họ như vậy.

Đó là điều mà người Đức thêm vào ở phần kế đến của cùng một điều khoản:

- "Như vậy dân tộc Đức nhìn nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hòa bình và công chính trên thế giới" (Điều 1, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 CHLBĐ).
- Cũng trong câu tuyên bố ngắn gọn biểu tượng cho xác tín, niềm tin và mệnh lệnh phổ quát trên của điều 1, chúng ta thấy rằng các vị soạn thảo Hiến Pháp Herrenchiemsee (địa danh nơi Hiến Pháp 1947 CHLBĐ được soạn thảo) đã dùng từ ngữ rất chính xác, như là đặc tính của người Đức.

Các vị đã không dùng từ ngữ "người công dân" hoặc "người công dân Đức", mà là "con người " trong câu "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm".

Điều đó có nghĩa là đối với người Đức, bất cứ ai là người đều phải được mọi người tôn trọng, không phân biệt màu da, sắc tộc, phái tính, địa vị, tài năng, thế lực?

Đó là điều Hiến Pháp 1949 sẽ tuyên bố kế tiếp ở điều 3:

- "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Người nam và người nữ đều ngang hàng nhau đối với các quyền của mình.

Không ai có thể bị thiệt thòi hay được ưu đải do phái tính, sinh trưởng, giòng giống, ngôn ngữ, quốc gia hay nguồn gốc, tín ngưỡng, lòng tin tôn giáo hay chính kiến" (Điều 3, đoạn 1,2,3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


- Cách dùng từ ngữ "con người" thay vì "người công dân",

* ngoài ra đặc tính phổ quát của mệnh lệnh như vừa đề cập,

* từ ngữ "con người" còn nói lên địa vị tối thượng và trung tâm điểm của con người trong tổ chức quốc gia. Con người có trước và tự lập đối với tổ chức Quốc Gia. Quốc Gia được tổ chức để phục vụ con người như là cùng đích mà mình được tổ chức.

Con người hiện hữu trước tổ chức Quốc Gia. Do đó khi Quốc Gia được tổ chức, Quốc Gia phải biết nhận ra con người, quyền thượng đẳng của con người trên sự hiện hữu của mình và phục vụ con người như là mục đích chính yếu và là trung tâm điểm của mọi tổ chức quyền lực mà Quốc Gia có được.

Đó là điều mà Hiến Pháp 1947 Ý Quốc long trọng tuyên bố ở điều 2:

- "Cộng hòa dân chủ Ý nhìn nhận và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay như thành phần cộng đồng xã hội, nơi con người phát huy nhân cách của mình..." (Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Và vì con người có trước tổ chức Quốc Gia, nên các quyền tối thượng bất khả xâm phạm của con người

- không do tổ chức Quốc Gia định đoạt,

- mà do Thiên Phú, liên hệ mật thiết với bản tính nhân loại của mình.

Đó là điều mà di sản của Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789 đa? để lại:

- "Tất cả mọi người đều được dựng nên bình đẳng như nhau.

Tất cả đều được Đấng Tạo Hoá ban cho một số quyền bất khả nhượng".

- "Các Đại Diện đồng thanh tuyên bố rằng các quyền của con người do Thiên Phú, bất khả nhượng và cao qúy" .
Con người có trước tổ chức Quốc Gia. Tổ chức Quốc Gia phải "nhận biết và bảo vệ" địa vị tối thượng đó như là cùng đích của mình.

Đó là tư tưởng mà Linh Mục Luigi Sturzo, vị sáng lập đảng Đại Chúng Ý (Partito Popolare Italiano), tiền thân của đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (Democrazia Cristiana) xác nhận:

- "Đối với chúng tôi, bài thuyết trình trong Đại Hội Toàn Quốc đảng Đại Chúng tai Torino ngày 12.04.1923, Quốc Gia là một tổ chức xã hội được tổ chức theo đường lối chính trị để đạt được những mục đích đặc biệt.

"Quốc Gia không bóp nghẻn, không tiêu hủy, không tác tạo ra các quyền của con người, của gia đình, của xã ấp, của đoàn thể, của tôn giáo. Quốc Gia chỉ nhận biết và bảo vệ, phối hợp các quyền đó trong giới hạn hoạt động của mình?

- "Đối với chúng tôi, Quốc Gia không phải là tự do. Quốc Gia
cũng không ở trên tự do. Quốc Gia chỉ nhận biết và phối hợp, định chế các giới hạn để người dân xử dụng tự do không làm bằng hoại thành giấy phép?

- "Quốc Gia là một tập thể lịch sử phức tạp, có nhiệm vụ hoạt động trong liên đới, phát huy các năng động của mình trong cơ chế, trong đó một Quốc Gia văn minh được tổ chức" (Luigi Sturzo, Il Partito Popolare, vol II: Popolarismo e Fascismo (1924), Zanichelli, Bologna, 1956, p.107).


- Nếu với từ ngữ "con người" chúng ta có các đặc tính phổ quát và tối thượng như vừa kể, thì với từ ngữ "người công dân", chúng ta có được ý nghĩa hạn hẹp hơn.

Trong chính trị học, khi đề cập đến người công dân là chúng ta nói đến người dân liên hệ đến một tổ chức Quốc Gia cá biệt, có thể chế, luật lệ và tổ chức đặc thù.

Khi nói đến người công dân Ý chẳng hạn, là chúng ta đề cập đến người dân vừa kể liên quan đến tổ chức Quốc Gia Ý. Quyền và nhiệm vụ của người công dân Ý tuỳ theo thể chế và luật pháp Ý quy định.

Trước hết, nếu Hiến Pháp 1947 Ý đề cập đến địa vị, quyền và tự do của con người từ điều 2-34 và Hiến Pháp 1949 CHLBĐ từ điều 1-19, trước khi đưa ra định nghĩa thể chế chính trị và các phương thức tổ chức quyền lực Quốc Gia, để nói lên địa vị tối thượng và chính yếu của con người trong tổ chức Quốc Gia, thì Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết chỉ đề cập đến "người công dân" (chớ không nói đến "con người") khởi đầu từ điều 33 trở đi, sau khi đã đề cập đến

- thể chế chính trị (1-9),

- hệ thống kinh tế (10- 18),

- phát triển xã hội và văn hóa (19-27),

- chính sách ngoại giao (28-30)

- và chính sách bảo vệ quốc gia xã hội chủ nghĩa(31-32).

Điều đó cho thấy người dân được ý thức hệ Cộng Sản ban cho một chổ đứng nào trong quan niệm tổ chức Quốc Gia của họ.

Và nếu các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu đề cập đến "con người", thì Hiến Pháp của các quốc gia Cộng Sản, đặc biệt là Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết chỉ đề cập đến "người công dân", khi bàn về các quyền và bổn phận của người dân:

- "Nhân dân Sô Viết được hướng dẩn bằng các tư tưởng cộng sản chủ nghĩa khoa học và trung thành với các truyền thống cách mạng, định chắc nền tảng của chế độ xã hội và chính trị của Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết, thiết định các quyền , tự do và bổn phận bắt buộc đối với người công dân, các nguyên tắc tổ chức và mục đích cho Quốc Gia Xã Hội Chủ Nghĩa của toàn dân". (Tiền Đề, đoạn XIV Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết).

Và như chúng ta vừa nói, khi đề cập đến "người công dân", là chúng ta đề cập đến người dân có liên hệ với tổ chức Quốc Gia. Quyền và bổn phận của người công dân tuỳ thuộc vào sự quyết định của thể chế Quốc Gia. Đó là điều mà Hiến Pháp 1977 Cộng Hoà Liên Bang Sô Viết tuyên bố:

- "Nhân dân Sô Viết, thiết định các quyền, tự do và bổn phận bắt buộc đối với người công dân?".

Điều đó có nghĩa là con người sống trong chế độ Cộng Sản chỉ là người công dân liên hệ với tổ chức Quốc Gia.

- Các quyền và tự do của họ phải do thể chế Quốc Gia Cộng Sản "thiết định" cho mới có, khác với "con người" trong Hiến Pháp Tây Âu là những chủ thể được Thiên Phú cho các quyền và tự do liên hệ mật thiết với bản tính nhân loại của mình, mà bất cứ ai, ở bất cứ thời đại và không gian nào cũng phải tôn trọng.

- Và vì thể chế Cộng Sản có quyền "thiết định" các quyền và tự do của người công dân họ,

* nên ai sống ngoài tổ chức của Cộng Sản, những ai không chấp nhận thể chế và cơ chế Cộng Sản, là những người dân không được thể chế luật pháp "thiết định".

Điều đó có nghĩa là những ai chống đối lại thể chế Cộng Sản sẽ là những người không còn có được một quyền và tự do nào: Cộng Sản có thể tự do tiêu diệt họ.

Nói cách khác vì giới hành quyền Cộng Sản có thể thiết định các quyền và tự do của người công dân, nên họ có thể "thiết định" nhiều ít tùy hỷ và họ cũng có thể "không thiết định": họ có thể truất mọi quyền làm người của con người sống dưới chế độ XHCN.

Hay nói như Linh Mục Tiến sĩ Hortz S.J.:

- "Trong thể chế Cộng Sản không có con người" (Hortz S.J., La Nuova Costituzione Sovietica, in Civiltà Cattolica, 1978, p.40).

Trình độ hiểu biết và cuộc sống văn minh của người Cộng Sản chưa bao giờ đạt đến mức sống nhân bản của Tây Âu để cho phép họ biết được thế nào là địa vị cao cả của con người.

2) Nhìn nhận và thực thi.


Qua những gì vừa trình bày, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp nhân bản các Quốc Gia Tây Âu đặt con người ở địa vị tối thượng và trung tâm điểm các tổ chức quyền lực Quốc Gia.

Nhưng điều quan trọng

- không phải tuyên bố nhiều hay ít,

- tuyên bố long trọng hay không,

- tuyên bố trước hay sau trong thân bài của Hiến Pháp,

- mà là tiên liệu những điều khoản luật có hiệu lực để thực thi và bảo vệ các quyền và tự do mình tuyên bố:

* "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay là thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân triển nở con người của mình" (Điều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Bởi lẽ nếu Hiến Pháp chỉ tuyên bố các quyền và tự do của con người (hay đúng hơn của người công dân, như trong các Hiến Pháp Cộng Sản),nhưng lởi tuyên bố trên chỉ mới là hình thức thuyết lý của dân chủ và nhân quyền (démocratie formelle), nếu Hiến Pháp không dự trù những điều khoản luật để thực thi và bảo vệ các quyền và tự do mà mình tuyên bố.

Khác với các Hiến Pháp Cộng Sản, Hiến Pháp nhân bản Tây Âu tiên liệu các điều khoản để thực thi và bảo vệ mỗi khi tuyên bố quyền và tự do của con người. Đó là tinh thần dân chủ và nhân bản thực hữu (démocratie substantielle).

Ngay ở điều khoản đầu tiên của Hiến Pháp 1949 CHLBĐ, Hiến Pháp đã tuyên bố một điều luật khái quát bắt buộc, biến tất cả những điều khoản Hiến Pháp kế tiếp về con người thành những điều luật có hiệu lực và xác định chủ thể rõ rệt được quy trách:

- "Những quyền căn bản sẽ được kể sau đây có hiệu lực đối với lập pháp, hành pháp và tư pháp như là những quyền có giá trị bắt buộc trực tiếp". (Điều 1, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Tỉ mỉ hơn, sau khi tuyên bố quyền bình đẳng của người dân:

- "Mọi công dân đều có địa vị xã hội ngang hàng nhau và bình đẳng như nhau trước pháp luật, không phân biệt phái giống, chủng tộc, ngôn ngư?, tôn giáo, chính kiến, địa vị cá nhân và xã hội". (Điều 3, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).


Quốc Gia Ý tiên liệu những điều kiện để thực thi:

- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi như?ng chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại vật trong khi giới hạn thực sự tự do và bình đẳng của người dân, cản trở họ có thể phát triển hoàn hảo con người của mình và tham gia một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở". (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Cũng vậy để thực thi quyền bình đẳng, một trong những hình thức bình đẳng tối thiểu đó là bình đẳng để khởi hành, bình đẳng để bắt đầu khởi công cuộc sống.

Muốn được bình đẳng để mọi người có thể khởi đầu cuộc sống như nhau, mọi người dân phải được đặt trong cùng một số điều kiện như nhau để có kiến thức như nhau.

Nói cách khác , mọi người phải được có cùng điều kiện để được học vấn như nhau, để khởi công cuộc sống trong những điều kiện như nhau. Đó là điều mà Hiến Pháp 1958 Pháp Quốc long trọng tuyên bố ngay ở phần Tiền Đề:

- "Tổ chức giáo dục công cộng, miển phí và phi tôn giáo ở mọi đẳng cấp, là bổn phận của Quốc Gia". (Tiền Đề, Hiến Pháp 1958 Pháp Quốc).
Tuyên bố một cách tĩ mĩ hơn, Hiến Pháp Ý đề cập:

- "Học đường được mở rộng cửa cho tất cả mọi người.

"Nền học vấn ở cấp bực thấp, được giảng dạy ít nhứt là tám năm (đổi thành 12 năm với tu chính án năm 1990) có tính cách bắt buộc và miển phí.

"Đối với những ai có khả năng và đáng được trợ giúp, da?u cho thiếu phương tiện, cu?ng có quyền được học hành đến trình độ giáo dục cao nhất.

"Cộng Hòa Ý biến quyền được học vấn nầy thành thực hữu bằng cách trợ cấp cho gia đình và mọi hình thức tiền liệu khác, qua việc trợ cấp theo thể thức thi tuyển". (Điều 34, đoạn 1-4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).


Dĩ nhiên "tính cách bắt buộc và miễn phí" đó, không phải chỉ bắt buộc và miễn phí về phía các học sinh phải chu toàn bổn phận bổn phận của mình "phải đi học", mà còn "bắt buộc và miễn phí" đối với cơ chế Quốc Gia, phải làm sao tạo điều kiện thích hợp, để giúp cho gia đình và các học sinh thiếu phương tiện có thể chu toàn bổn phận phải đi học của mình, kể cả trợ cấp xã hội cho gia đình các cô chú phải đi học.

Còn nữa, tinh thần dân chủ và nhân bản thực hữu của Hiến Pháp cững được thể hiện qua các quyền về an ninh xã hội:

- "Mọi công dân không có khả năng làm việc và thiếu phương tiện để sống có quyền được trợ cấp và bảo trợ xã hôi.

"Người làm việc có quyền được tiên liệu và bảo đảm bằng các phương tiện thích hợp đáp ứng lại những nhu cầu cần thiết để sống trong trường hợp tai nạn, đau ốm, tàn tật và già nua, bị thất nghiệp ngoài ý muốn.

"Những người không có khả năng và những người yếu kém có quyền được giáo dục và huấn nghệ.

"Các quyền vừa được liệt kê trong điều khoản nầy sẽ được giao cho các cơ quan và tổ chức được thiết lập để thực thi hoặc được Quốc Gia bổ khuyết" (Điều 38, đoạn 1-4 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

3) Tự do tiêu cực và tự do tích cực.

Đọc bất cứ Hiến Pháp Tây Phương nào, chúng ta cũng thấy quyền và tự do con người hay người dân được tuyên bố dưới hình thức tiêu cực:

- "Tự do cá nhân là quyền bất khả xâm phạm?" (Điều 13, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

- "Gia cư bất khả xâm phạm?" (Điều 14, id.)

- "Tự do và bí mật thư tín cũng như tất cả các hình thức truyền thông khác là những quyền bất khả xâm phạm?" (Điều 15, id.).

Tuyên bố các quyền và tự do dưới hình thức tiêu cực có nghĩa là người dân được tự do khỏi (liberté de...) sự can thiệp không chính đáng của Quốc Gia đối với các quyền được Hiến Pháp công bố.

Tuyên bố dưới hình thức tiêu cực các quyền và tự do của người dân hàm chứa "bổn phận phía bên kia, phía bên chính quyền có bổn phận tôn trọng."

"Tự do cá nhân là quyền bất khả xâm phạm"đồng nghĩa với việc "chính quyền không được" xâm phạm tự do cá nhân.


Đó là tinh thần "Quốc Gia Pháp Định" (État de droit) phát xuất từ Cách Mạng Pháp Quốc 1789 hay hơn nữa, trong tinh thần common Laws của người Anh.

Nhưng Hiến Pháp nhân bản Tây Âu không phải chỉ có vậy. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân của Cách Mạïng Pháp 1789 đa? qua trên 200 năm nay.Từ đó đến nay, tinh thần dân chủ và nhân bản của người Tây âu đã tiến xa hơn nhiều đối với những gì người ta quan niệm Hiến Pháp chỉ như là văn bản bảo chứng:

- "Trước hết Hiến Pháp là một văn bản bảo chứng (garantisme). Ở Tây Âu người dân đòi buộc phải có Hiến Pháp, nếu muốn thiết lập Quốc Gia. Hiến Pháp đối với họ là một văn bản luật pháp nền tảng, hay một loạt các nguyên tắc cơ bản, thể hiện một thể chế tổ chức Quốc Gia, nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm một chính quyền có giới hạn".(Giovanni Sartori, Elementi di teoria politica, cit.).


Hiến Pháp là một văn bản bảo chứng để bảo vệ người dân, "giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm một chính quyền có giới hạn" như Gs Giovanni Sartori vừa định nghĩa.

Nhưng Hiến Pháp nhân bản Tây Âu không phải chỉ có vậy. Hiến Pháp Tây Âu còn nêu lên những gì tích cực hơn là những câu tuyên bố "chính quyền không được".

Điều 49 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, sau khi tuyên bố dưới hình thức tiêu cực quyền tự do gia nhập hội của người dân:

- "Mọi công dân đều có quyền tự do gia nhập vào chính đảng" , liền thêm vào "để cộng tác với phương thức dân chủ thiết định đường lối chính trị quốc gia" (Điều 49, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Cũng vậy ở điều 3, sau khi xác quyết rằng "mọi công dân đều có địa vị xã hội bình đẳng như nhau và đều bình đẳng truớc pháp luật", cũng như cấm mọi kỳ thị bất cứ từ đâu đến và vì lý do gì, Hiến Pháp đứng ra đảm nhận tạo điều kiện thuận lợi để người dân có tự do và bình đẳng "phát triển hoàn hảo con người của mình và tham dự thiết thực vào đời sống chung của đất nước":

- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là như?ng chướng ngại vật trong khi giới hạn trên thực tế tự do và bình đẳng của người dân, không cho họ có thể phát huy toàn vẹn con người của mình và tham dự thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Điều 3, đoạn 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Còn nữa ở điều 35 của cùng một Hiến Pháp, không những Quốc Gia tuyên bố mọi công dân đều có quyền làm việc, mà còn quy trách cho mình đứng ra tạo điều kiện thích hợp để người dân có thể thực thi quyền của mình:

- "Nền Cộng Hòa bảo vệ việc làm dưới tất cả mọi hình thức và áp dụng.

"Nên Cộng Hoà chăm lo và thăng tiến chương trình huấn nghệ cho những ai làm việc.

"Phát triển và dành mọi dễ dãi cho các hiệp ước cũng như các tổ chức quốc tế nhằm hợp thức hoá và điều hợp mọi quyền làm việc?" (Điều 35, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Qua những gì vừa trình bày, chúng ta thấy rằng Hiến Pháp nhân bản Tây Âu không những chỉ giới hạn ở các tư tưởng sơ khởi về "Quốc Gia Pháp Trị" của thời Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ 1776 và Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Quyền Công Dân Cách Mạng Pháp 1789 với các điều khoản tuyên bố về nhân quyền dưới hình thức tiêu cực, hay "tự do khỏi" (liberté de...).

Hiến Pháp của các Quốc Gia Tây Âu là Hiến Pháp nhân bản tích cực. Quyền lực Quốc Gia không những chỉ bị Hiến Pháp giới hạn bằng những lời tuyên bố tiêu cực, cấm đoán " tự do khỏi", Hiến Pháp còn quy trách cho Quốc Gia có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện thuận lợi giúp người dân tích cực xử dụng quyền và tự do của mình để (liberté à...) hoạt động,

- phát triển toàn vẹn con người của mình

- và góp phần phát triển xứ sở, tạo tiến bộ và thịnh vượng cho đồng bào mình:

* "Mỗi công dân có quyền gia nhập chính đảng để cộng tác với phương thức dân chủ, góp phần thiết định đường lối chính trị Quốc Gia".

- "Bổn phận của Quốc Gia là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chưóng ngại , trong khi thật sự giới hạn tự do và bình đẳng của người dân, khôn cho phép mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con ngưòi của mình và tham gia thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở".

- "Cộng Hoà Ý bảo vệ việc làm, chăm lo và thăng tiến chương trình huấn nghệ, phát triển và dành mọi dễ dãi cho các hiệp ước cũng như tổ chức quốc tế nhằm hợp thức hóa và điều hợp mọi quyền làm việc".


(còn tiếp)
Đặc Tính Bảo Chứng Trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Một) Reviewed by Răng Ra Ri on 2/15/2013 Rating: 5 Nguyễn Học Tập - 15.2.2013 : Con Người Trong Nhân Bản Tây Âu Các Hiến Pháp Tây Âu là những Hiến Pháp nhân bản, thừa hưởng gia tài tinh ...

Không có nhận xét nào: