Đặc tính Bảo Chứng trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Hai) - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
17 tháng 2, 2013

Đặc tính Bảo Chứng trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Hai)

Nguyễn Học Tập (TNCG - 16.2.2013): 
Bảo Vệ Nhân Quyền

Hiến Pháp nhân bản Tây Âu xác nhận con người ở địa vị trung tâm điểm và tối thượng của mọi tổ chức quyền lực Quốc Gia.

Hiến Pháp nhân bản Tây Âu đã

- tiên liệu những điều khoản luật có hiệu lực bắt buộc phải thực thi, mỗi khi tuyên bố quyền và tự do của người dân.

- Hiến Pháp nhân bản Tây Âu là Hiến Pháp nhân bản tích cực, quy trách cho Quốc Gia có bổn phận phải đứng ra tạo điều kiện thuận lợi để người dân dùng quyền và tự do mình một cách tích cực (liberté à...) để triển nở hoàn hảo con người của mình và góp phần xây dựng một Quốc Gia thịnh vượng, tiến bộ cho đồng bào mình.
Nhưng với những kinh nghiệm quá đau thương trong quá khứ về việc con người bị coi như súc vật của thời Benito Mussolini và Rudolf Hitler, bóng ma chập chờn của những con người hành xử uy quyền Quốc Gia một cách bạo trợn lúc nào cũng có thể tái xuất hiện, các vị soạn thảo Hiến Pháp Tây Âu không thể ngủ yên, nếu không tìm được phương cách

- "...nhằm giới hạn mọi cách hành xử quyền hành tự tung tự tác và bảo đảm một chính quyền có giới hạn" (Giovanni Sartori, op.cit., id.).

Đó là điều chúng ta cần bước theo tâm tư của các vị, trong viễn ảnh tạo ra một Hiến Pháp nhân bản thoả đáng cho đất nước chúng ta trong tương lai:

a) Hiến Pháp cứng rắn.

Đọc các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu, đặc tính đầu tiên ai trong chúng ta cũng thấy được, đó là tính cách cứng rắn (rigide) của Hiến Pháp.

Điều đó có nghĩa là muốn tu chính một hay nhiều điều khoản của Hiến Pháp, chúng ta cần hội đủ những điều kiện gia trọng mà Hiến Pháp đã tiên liệu.

Sở dĩ Hiến Pháp đặt ra các điều kiện gia trọng là để cho ai muốn sửa đổi, cắt bỏ hơặc thêm thắt vào Hiến Pháp sẽ gặp phải những điều kiện khó khăn.

Điều đó khiến cho Hiến Pháp khó sửa đổi và như vậy Hiến Pháp được bền vững, để bảo đảm hữu hiệu những gì Hiến Pháp xác tín như là lý tưởng và không muốn bị cắt xén, sửa đổi, thêm bớt.

Điều kiện gia trọng vừa kể để có thể sửa đổi Hiến Pháp được Hiến Pháp 1949 CHLBĐ tuyên bố:

- "Một đạo luật như vừa kể (đạo luật về tu chính Hiến Pháp) phải được sự đồng thuận của 2/3 thành viên Hạ Viện và 2/3 thành viên Thượng Viện" (Điều 79, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Con số tỷ lệ vừa nói, chúng tôi nghĩ rằng không phải là con số dễ thực hiện. Chúng ta thử so sánh với điều kiện chỉ cần đa số tuyệt đối (50%+ 1 phiếu) là Hạ Viện có đủ túc số chọn vị Thủ Tướng (Kanzler) mới, để thành lập Tân Nội Các và điều khiển Hành Pháp, không cần có sự đồng thuận của Thượng Viện:

- "Được tuyển chọn (Thủ Tướng) ai có khả năng quy tựu về phía mình số phiếu của đa số thành viên Hạ Viện" (Điều 63, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Và trong trường hợp bất khả kháng, ngay cả ai chỉ thu thập được đa số tương đối của Hạ Viện, trong vòng 7 ngày sau cũng có thể được Tổng Thống Liên Bang bổ nhiện Thủ Tướng:

- "Nếu người được tuyên chọn không đạt được đa số vừa kể (đa số tuyệt đối), trong vòng 7 ngày kế tiếp, Tổng thống Liên Bang có thể bổ nhiệm ông hoặc giải tán Hạ Viện" (Điều 63, đoạn 2, id.).

b) Các điều khoản bất di dịch.

Ngoài ra tính cách cứng rắn vừa kể của Hiến Pháp, các vị soạn thảo cũng tiên liệu tính cách bất di dịch của một số điều khoản mà các vị cho là cột trụ của cả toà nhà Quốc Gia, là những giá trị bất khả nhượng, nếu Quốc Gia còn muốn có một ccuộc sống người cho ra người.

Xóa bỏ đi những nguyên tắc căn bản cột trụ đó, tòa nhà Quốc Gia của Cộng Hoà Liên Bang Đức sẽ không còn nữa, như Hiến Pháp đã từng tuyên bố:

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm.

Như vậy dân tộc Đức nhìn nhận các quyền bất khả xâm phạm và bất khả nhượng của con người, như là nền tảng của mọi cộng đồng nhân loại, của hòa bình và công chính trên thế giới" (Điều 1, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


Tính cách bất di dịch , không ai có thể sửa đổi, với bất cứ điều kiện nào, được Hiến Pháp tuyên bố:

- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự thay đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, có liên quan đến sự tương quan giư?a Cộng Hoà Liên Bang (Bund) và các Tiểu Bang (Laender), nhứt là liên quan đến việc tham gia của các Tiểu Bang vào quyền lập pháp hoặc liên hệ đến các nguyên tắc đã được tuyên bố nơi các điều khoản 1 và 20" (Điều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).
Và như chúng ta đều biết điều 1 của Hiến Pháp đề cập đến địa vị và các quyền bất khả xâm phạm của con người, chúng ta đã có dịp đọc qua ở trên, và điều 20 là điều định nghĩa về thể chế chính trị của Quốc Gia Đức:

- "Cộng Hoà Liên Bang Đức là một Quốc Gia Liên Bang Dân Chủ và Xã Hội". (Điều 20, id.).


Nói tóm lai "Nhân Bản và Dân Chủ" là hai đặc tính bất di dịch của Hiến Pháp.

Nhưng nói như vậy, "các nguyên tắc đã được tuyên bố ở điều 1 và điều 20", điều đó không chỉ có nghĩa là không ai có thể sửa đổi, thêm bớt, cắt xén nội dung của điều 1 và điều 20. Bởi lẽ tinh thần của hai nguyên tắc "nhân bản và dân chủ" đó còn được ,khai triển ra, áp dụng khắp đó dây trong Hiến Pháp.

Bởi đó, ai muốn động đến Hiến Pháp, bằng thêm bớt, cắt xén, sửa đổi, phải coi chừng các phán quyết "hợp hiến hay vi hiến" của Viện Bảo Hiến. Ai đó là ai cũng vậy, từ lập pháp, hành pháp, đến tư pháp, kể cả Tổng Thống, vị nguyên thủ Quốc Gia, chính là người đầu tiên phải đứng ra bảo vệ Hiến Pháp.

Qua những điều vừa kể, chúng ta thấy rằng hai nguyên tắc căn bản về địa vị tối thượng, bất khả xâm phạm của con người và thể chế liên bang, dân chủ và xã hội của Quốc Gia Đức là những nguyên tắc bất di dịch của toà nhà Quốc Gia Đức.

Nêu lên điều khoản bất di dịch vừa kể là xác định nền tảng bảo chứng để thực thi và bảo vệ địa vị tối thượng bất khả xâm phạm của con người trong tổ chức Quốc Gia Đức.

c) Dành quyền hạn chế cho luật pháp và tăng cường đối với luật pháp.

Một phương thức khác để bảo đảm cho nhân quyền được tôn trọng, đó là hình thức dành quyền quyết định cho luật pháp (riserva di legge).

Hay nói rõ hơn, chỉ có Quốc Hội mới có quyền soạn thảo và chuẩn y luật pháp, có hiệu lực luật định.

Vì Hiến Pháp là văn bản luật pháp tiên khởi trên đó Quốc Gia được xây dựng, nên Hiến Pháp không thể nào dự đoán được tất cả mọi điều khoản luật pháp cần thiết để điều hành cuộc sống Quốc Gia. Do đó ngoài việc nêu lên những nguyên tắc nền tảng và phương thức để xây dựng thể chế và cơ chế Quốc Gia, Hiến Pháp giao lại cho luật pháp sau nầy xác định những điều khoản liên hệ trực tiếp đến cuộc sống thiết thực.

Đó là điều mà chúng ta thường đọc thấy qua các thành ngữ "do luật lệ ấn định", "theo luật lệ hiện hành"...:

- "Tự do cá nhân bất khả xâm phạm.

Không thể chấp nhận bất cứ việc bắt giữ, khám xét, lục soát nào đối với cá nhân, cũng như mọi giảm thiểu tự do cá nhân nào, nếu không do án trác có lý chứng của tư pháp và chỉ theo các trường hợp và thể thức đã được luật pháp tiên liệu trước" (Điều 13, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).


- "Mọi người Đức đều có quyền hội họp tự do và không võ trang, không cần báo trước hay phải xin phép.

Các cuộc hội họp ở những nơi công cộng, quyền tự do hội họp có thể bị luật pháp giới hạn hoặc phải tuân theo luật lệ hiện hành" (Điều 8, đoạn 1-2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Nói thì nói vậy chớ không phải vậy. Mặc dầu các vị soạn thảo Hiến Pháp ủy thác cho "do luật lệ ấn định", "theo luật lệ hiện hành", tức là trao quyền cho chỉ có Quốc Hội mới có quyền thành lập ra những điều khoản luật pháp, nhưng các vị soạn thảo Hiến Pháp Tây Âu cũng chưa ngủ yên, nhớ đến bóng ma độc tài của Benito Mussolini và Rudolf Hitler.

Do đó các vị còn dùng đến kỷ thuật luật pháp thứ hai, đó là cách dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp (riserva rinforzata di legge).

Đành rằng đối với cuộc sống thiết thực thường nhật mọi việc đều "do luật lệ ấn định", "theo luật lệ hiện hành". Nhưng pháp luật không thể "ấn định""hiện hành" thế nào tùy hỷ.

Mussolini và Hitler cũng đả tùy hỷ "ấn định và hiện hành" quá nhiều, với hàng triệu người bị thảm sát trong các lò sát sinh hoặc dưới các trong các mồ chôn tập thể.

Bởi đó qúy vị phải đứng ra tự mình "ấn định""hiện hành" thế nào pháp luật trong tương lai phải "ấn định": đó là phương pháp "dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp" (riserva rinforzata di legge) .Hiến Pháp đặt những lằn mức nhằm bảo vệ con người mà cả Quốc Hội khi soạn thảo và chuẩn y luật pháp không thể vượt qua:

"(Luật pháp) phải có giá trị phổ quát, chớ không riêng cho từng trường hợp cá biệt.

...phải đề cập rỏ ràng đến quyền căn bản và trích dẫn điều khoản của Hiến Pháp liên hệ.

Không thể có trường hợp giới hạn nào, trong đó một quyền căn bản bị vi phạm đến nội dung thiết yếu của mình..." (Điều 19, đoạn 1-2-3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


- "Mọi bạo lực trên thân xác và hăm doạ trên tinh thần của người bị giảm thiểu tự do đều sẽ bị trừng phạt" (Điều 13, đoạn 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

- "Hình phạt không thể nào gồm những phương thức đối xử vô nhân đạo và phải có mục đích nhằm cải hoá phạm nhân" (Điều 27 đoạn 3, id.)

- "Không ai có thể bị thuyên chuyển ra khỏi thẩm quyền của vị quan toà đã được luật pháp thiết định trước" (Điều 25, đoạn 1, id.)...


Đó là chưa kể điều kiện khởi thủy bắt buộc phải có (sine qua non), để cho phép cơ quan công quyền "lục xét, kiểm soát, trưng thu" đối với cá nhân. Điều kiện tiên khởi đó là "phải có án trác có lý chứng của tư pháp", nếu không, không có trường hợp nào, quyền tự do cá nhân bị vi phạm.

Và cơ quan tư pháp ra án trác phải có "lý chứng". Nếu người bị vi phạm không thấy đâu là lý chứng cho phép cơ quan công lực tác động đối với mình, người dân có thể tố cáo cơ quan tư pháp với ủy ban nhân quyền của Quốc Hội, với Viện Bảo Hiến và cả với cả Tổng Thống.

d) Các phương thức phải tuân hành.


Áp dụng vào thực tế, khi người dân có thể bị giới hạn quyền tự do của mình, đây là thể thức phải tuân hành:

- "Tự do cá nhân chỉ có thể bị giới hạn do một điều luật phổ quát quy định và luôn tuân theo thể thức được ghi trong điều luật đó. Người bị bắt giữ không thể bị ngược đải về tinh thần cũng như thể xác.

Tính cách có được chấp nhận và thời gian kéo dài của việc truất hữu quyền tự do chỉ có vị thẩm phán có quyền định đoạt. Trong trường hợp quyền tự do bị truất hữu không do tư pháp ra lệnh, cần phải cấp bách yêu cầu quyết định của tư pháp. Cảnh sát tự mình không có quyền cầm giữ ai qúa ngày hôm sau khi bị bắt.Các chi tiếc sẽ được luật pháp quy định.

Bất cứ ai bị cầm giữ, vì nghi ngờ phạm pháp, có cùng lắm là ngày hôm sau khi bị bắt, phải được dẫn đến trước thẩm phán. Vị thẩm phán phải báo cho đương sự biết lý do bị buộc tội, nghe bị cáo trình bày các lý do của mình. Thẩm phán sau khi nghe tường trình phải ra trác án tống giam hoặc trả tự do tức khắc" (Điều 104, đoạn 1-2-3 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


Và trong trường hợp ngưòi dân cần được xét xử:

- "Không thể chấp nhận các tòa án đặc biệt. Không ai có thể bị thuyên chuyển ra khỏi thẩm quyền xét xử của vị thẩm phán được luật pháp tiên liệu.

Tòa án dành riêng cho các vấn đề đặc biệt chỉ có thể được thiết lập do luật lệ định sẳn".(Điều 101, đoạn 1-2 , id.).


Và đối với các vị thẩm phán có nhiệm vụ xét xử:

- "Các thẩm phán được độc lập và chỉ phải tuân theo luật lệ.

Các thẩm phán đã nhập ngạch vĩnh viễn và các thẩm phán chuyên nghiệp, chỉ bị giải nhiệm trước định kỳ, hoặc bị cấm hành nghề vĩnh viễn hay tạm thời, thuyên chuyển đi nơi khác hoặc cho về hưu trái với ý muốn của họ, do tư pháp quyết định và vì những lý do được luật pháp định trước" (Điều 97, đoạn 1-2 , id.).


Về phía người dân:

- "Ai bị cơ quan công quyền vi phạm đến các quyền của mình, có thể đệ đơn thưa cơ quan đó lên cơ quan tư pháp. Bởi lẽ không cần phải có một cơ quan nào khác. Đó là thẩm quyền của cơ quan tư pháp thường nhiệm" (Điều 19,đoạn 3, id).

Ngoài ra cơ quan tư pháp, người dân cũng có thể tường trình các oan ức của mình đến Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền(Wehrbeauftragte) của Hạ Viện, để xin Hạ Viện can thiệp:

- "Mỗi người có quyền viết thỉnh nguyện thư hay thư tố giác, đơn phương hay chung với người khác, đến giới có thẩm quyền hay đến các vị đại diện dân cử" (Điều 12, id.)

- "Để bảo vệ các quyền căn bản và để có được một cơ quan trợ giúp Hạ Viện trong việc kiểm soát, một Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền(Wehrbeauftragte) được Hạ Viện thiết lập. Mọi chi tiếc được tiến hành theo luật định".(Điều 45b, id).


e) Bảo vệ con người ngay cả trong các tổ chức xã hội trung gian.

Đối với các lực lượng chính trị.

Hiến Pháp quyết định bảo vệ địa vị con nguời với các quyền bất khả xâm phạm của mình và thể chế Quốc Gia, phương tiện và môi trường vững chắc trong đó con người đưọc bảo vệ có đước cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm của mình.

Bởi đó Hiến Pháp không ngần ngại đặt ra ngoài vòng pháp luật bất cứ lực lượng chính trị nào, giới đương quyền, lực lượng đối lập cũng như nhưng lực lượng thù nghịch (từ phía Đông Đức), có mưu đồ tiêu diệt thể chế chính trị hiện hữu của Cộng Hoà Liên Bang Đức:

- "Các chính đảng hoặc do chủ đích hoặc do hành vi của các đảng viên thuộc hạ nhằm tấn công tiêu diệt thể chế dân chủ tự do, hoặc đe dọa sự tồn vong của Cộng Hoà Liên Bang Đức, là những chính đảng bất hợp hiến. Vấn đề bất hợp hiến sẽ được Viện Bảo Hiến quyết định" (Điều 21, đoạn 2 Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Phương thức vừa được điều 21 tuyên bố, được các nhà hiến pháp học (constitutionalistes) gọi là "dân chủ tự bảo vệ" (Streibare Demokratie).

Điều đó cho thấy dân chủ là lối sống thuận hòa, hòa bình giữa người và người. Nhưng dân chủ không có nghĩa nhu nhược, không xương sống, nhứt là khi cần để bảo vệ con người và lẽ phải.

Thể chế dân chủ biết cứng rắn để tự vệ và đặt ra ngoài vòng pháp luật nhũng ý đồ bất chính.

f) Bảo vệ con người bằng thành phần đối lập.

Và sau cùng tinh thần dân chủ và nhân bản cao độ của Hiến Pháp cũng được thể hiện qua phương thức Hiến Pháp dành cho thành phần đối lập có thực quyền kiểm soát, cắt tỉa, ngăn chận những hành động lạm quyền của giới đương quyền, bằng việc kiểm soát tính cách hợp hiến hay vi hiến các hoạt động của giới đương quyền.

Ở một Quốc Gia Liên Bang như Cộng Hoà Liên Bang Đức, thành phần đa số đang chiếm lập pháp và hành pháp ở cấp độ Liên Bang (Bund). Nhưng thành phần thiểu đối lập có thể đang điều hành một hay nhiều Chính Phủ ở vài Tiểu Bang (Laender) nào đó.

Cũng vậy, đa số đương quyền có thể đang chiếm đa số tuyệt đối trong Hạ Viện (Bundestag) , nhưng việc thành phần đối lập chiếm được 1/3 số ghế ở Hạ Viện là điều có thể xảy ra dễ dàng.

Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ thấy rằng ở điều khoản dưới đây Hiến Pháp dành cho thành phần thiểu số đối lập có thực quyền kiểm soát, cắt tỉa, chận đứng và phản kháng đường lối hành xử của giới đương quyền để bảo vệ dân chủ và nhân bản, cũng như lợi ích chung của Quốc Gia:

- "Viện Bảo Hiến sẽ quyết định, trong trường hợp bất đồng ý kiến hay nghi vấn về vấn đề hợp hiến hay không giữa luật pháp Liên Bang hoặc luật pháp Tiểu Bang đối với Hiến Pháp nầy..., nếu được Chính Phủ Liên Bang, Chính Phủ của một Tiểu Bang hay 1/3 nghị sĩ Hạ Viện Liên Bang yêu cầu" (Điều 93, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).


Câu nói "Chính Quyền của một Tiểu Bang (trên 16 Tiểu Bang ở Đức) hay 1/3 nghị sĩ Hạ Viện" cho thấy Hiến Pháp ủy thác cho thành phần Thiểu Số Đối Lập quyền khả thi thực hữu.

Bởi lẽ thành phần Thiểu Số Đối Lập có thể đang chiếm được một vài Chính Quyền nào đó của 16 Tiểu Bang Đức Quốc, cũng như không dễ gì thành phần đa số trong hạ Viện Liên Bang là đa số trên 2/3, bởi đó con số 1/3 hạ nghị sị đối lập là con số không phải khó khăn gì để kiếm được.

Và một khi vấn đề được đệ trình Viện Bảo Hiến, thành phần đa số đương quyền không còn có cơ hội xử dụng thái độ "cả vú lấp miệng em", dựa vào thế lực đa số đàn áp thiểu số. Bởi lẽ Viện Bảo Hiến được Hiến Pháp tiên liệu là một Viện hành xử quyền phán quyết của mình một cách hết sức vô tư có thể. Thành Viên của Viện Bảo Hiến gồm các vị thẩm phán:

- 1/2 do Thượng Viện(Bundesrat) cắt đặt,

- 1/ 2 do Hạ Viện (Bundestag).

Và như chúng ta biết Hạ Viện có thể gồm thành phần đa số của giới đương quyền, nhưng Thượng Viện là Viện Quốc Hội gồm các Thượng Nghị Sĩ là thành viên của chính quyền các Tiều Bang, có thể thuộc các chính đảng có chính kiến đối lập:

"...Các thành viên của Viện Bảo Hiến được tuyển chọn phân nửa do Hạ Viện và phân nửa do Thượng Viện. Các thành viên của Viên Bảo Hiến không thể là thành viên của Hạ Viện, của Thượng Viện, của Chính Quyền Liên Bang cũng như của các cơ quan tương tợ của Tiểu Bang" (Điều 94, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

f) Bảo vệ bằng phương thức tản quyền.

Phương thức tản quyền cổ điển ai trong chúng ta cũng biết, phân chia quyền lực Quốc Gia

- theo hàng ngang thành cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để các quyền lực "kiểm soát và cân bằng" nhau (checks and balances), bảo vệ con người và các quyền bất khả xâm phạm của mình.

- Ngoài ra phương thức quen thuộc vừa kể các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu còn dùng phương thức tản quyền theo hàng dọc, từ trung ương đến địa phương để thực hiện cùng một mục đích trên: Hiến Pháp dành cho các cấu trúc ngoại vi, các công đồng địa phương, vùng, tỉnh, quận, các tổ chức kinh tế, lao động, giáo dục và tôn giáo nhiều quyền hạn rộng rãi trong cuộc sống Quốc Gia.

Để tiện việc xưng hô, chúng tôi xin tạm gọi các tổ chức và cơ chế ngoại vi đó (sánh với tổ chức quyền lực trung ương) là các Cộng Đồng Địa Phương.

Trong tâm thức các nhà soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, các Cộng Đồng Địa Phương

- không phải chỉ là tiếng nói của dân chúng tại địa phương, nói lên như?ng nhu cầu và ước vọng của họ liên quan đến các vấn đề địa phương,

- mà cũng có thể là tiếng nói của dân chúng địa phương liên quan đến nhu cầu và ước vọng cho cả đất nước (E. Spagna Musso, Titolarità diffusa, aperta ed integrativa, in L'iniziativa nella formazione delle leggi italiane, Napoli, 1958,24).

Giao nhiều quyền rộng rãi cho các Cộng Đồng Địa Phương, Hiến Pháp 1947 Ý không những cho chúng ta thấy tính cách đa nguyên của nền dân chủ Quốc Gia họ,

- không những Dân Chủ có nghĩa là chủ quyền thuộc về dân,

- mà là chủ quyền Quốc Gia tản mác trong dân chúng, từ trung ương đến địa phương.

Mỗi địa phương, mỗi tổ chức có những sắc thái, suy tư , quan niệm cá biệt, có thể

- "khác biệt trong hợp tác, hướng về một mục đích, phong phú đa dạng trong hợp nhất" (V. Crisafulli, La Sovranità popolare nella Costituzione Italiana, in Studi in memoria di Orlando, 1957, vol.I, 418).

Trái lại độc tài đảng trị là đồng nhất đơn điệu, cùn uẩn và bịt mắt để chỉ nhìn thấy một chiều.

Sau khi trình bày những tư tưởng vừa kể về giá trị cộng tác của Cộng Đồng Địa Phương vào cuộc sống Quốc Gia, chúng ta có thể liệt kể ngắn gọn các vai trò mà Hiến Pháp 1947 Ý dành cho Cộng Đồng Địa Phương và hẹn gặp lại qúy độc giả trong một bài nghiêng cứu xâu xa hơn ở lần khác:

* quyền đề xướng đự án luật Quốc Gia:

- " (Cộng Hoà Dân Chủ Ý) trong các ngành phục vụ Quốc Gia, thực thi cách thức tản quyền (decentramento) quản trị rộng ra?i hết sức có thể, thực thi nguyên tắc và cách thức lập pháp của mình phù hợp với nhu cầu tự lập và phân phối quyền lực" (Điều 5, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

- "Quyền đề xướng luật pháp thuộc về Chính Quyền, mỗi thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội, các cơ quan và tổ chức được Hiến Pháp giao phó.

Dân chúng hành xử quyền đề xướng luật pháp, qua sự yêu cầu của ít nhứt là 50.000 cử tri, bằng một dự thảo luật viết thành điều khoản" (Điều 71, id.).

- "Hội đồng Quốc Gia về Kinh Tế và Lao Động có quyền đề xướng luật pháp và có thể góp phần vào việc thành lập luật pháp về kinh tế và xa? hội theo các nguyên tắc và trong giới mức pháp định" (Điều 99, id.).

- "Hội Đồng Địa Phương (Vùng) hành xử quyền lập pháp và thiết định quy chế được giao cho địa phương và các vai trò khác do Hiến Pháp và luật pháp quy trách cho.

Hội Đồng Địa Phương có thể trình bày các dự thảo luật dến Lưỡng Viện Quốc Hội" (Điều 121, đoạn2, id.).


* quyền đề xướng trưng cầu dân ý bải bỏ luật Quốc Gia.

- "Trưng cầu dân ý để bải bỏ toàn diện hay một phần điều khoản luật pháp hoặc sắc lệnh có hiệu lực pháp định se? được đề xướng, khi có 50.000 cư? tri hoặc 5 Cộng Đồng Địa Phương (Vùng) yêu cầu" (Điều 75, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

* Quyền Cộng Đồng Địa Phương tham dự bầu cử Tổng Thống.

- "Tổng Thống Cộng Hoà được Quốc Hội Lươ?ng Viện bầu ra trong phiên hợp chung của các thành viên.

Mỗi Cộng Đồng Địa Phương có 3 đại diện được Hội Đồng Vùng tuyển chọn tham dự bỏ phiếu, thế nào cho các thành phần thiểu số cu?ng được đại diện" (Điều 83, đoạn 1 và 2, id.).


Ai trong chúng ta cũng biết rằng Tổng Thống trong Đại Nghị Chế chỉ là vị nguyên thủ Quốc Gia.

- Ông không có quyền tham dự vào quyền lực của hành pháp,

- càng không có quyền " chuẩn y hay bác bỏ" của lập pháp.

Tuy nhiên vai trò đứng trên mọi phe phái để phối hợp, điều hòa và cảnh cáo là những quyền lực tối quan trọng cho đời sống Quốc Gia. Do đó quyền Các Cộng Đồng Địa Phương ở Ý được tham gia vào việc tuyển chọn Tổng Thống là quyền tối quan trọng liên quan đến việc lựa chọn chính hướng và hoạt động Quốc Gia.

Còn nữa, nếu chúng ta để ý, chúng ta sẽ thấy rằng các thành viên của Viện Bảo Hiến gồm

- 1/ 3 do Tổng Thống chỉ định,

- 1/3 do Quốc Hội Lươ?ng Viện

- và 1/3 do Tối Cao Pháp Viện:

* " Viện Bảo Hiến gồm có 15 thành viên, 1/3 do Tổng Thống chỉ định, 1/3 do Lưỡng Viện Quốc Hội và 1/3 do Tối Cao Pháp Viện và các thẩm phán hành chánh" (Điều 135, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

Như vậy quyền được tham dự chọn Tổng Thống của Cộng Đồng Địa Phương là quyền kiểm soát hợp hiến hay bất hợp hiến các hoạt động và luật lệ Quốc Gia, qua các thành viên Viện Bảo Hiến được Tổng Thống của mình chọn chỉ định.

Đó là một nút chặn khác chống lại những ai có khuynh hướng độc tài, hành xử quyền lực Quốc Gia tự tung tự tác tùy hỷ, bè phái, đảng trị, bất chấp luật Hiến Pháp.


Nói cách khác, kiểm soát tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến chính hướng, chương trình và hành động của giới đương quyền là một bảo chứng thêm nữa cho việc bảo vệ các quyền bất khả xâm phạm của con người, mà Hiến Pháp tuyên bố ở phần đầu của thân bài như là những điều khoản luật bắt buộc.

* quyền thay đổi các điều khoản và bổ túc Hiến Pháp.


Bất cứ một Hiến Pháp nào cũng là một văn bản được soạn thảo trong một hoàn cảnh lịch sử, môi trường sống và những điều kiện cá biệt.

Thời gian trôi qua, những yếu tố trên thay đổi. Uớc vọng và nhu cầu của dân chúng có thể thay đổi để đáp ứng với tình thế. Tình thế và hoàn cảnh xa? hội mới hay "Hiến Pháp Thực Tế" (Costituzione Materiale) đã đổi khác so với những gì được nêu ra trên "Hiến Pháp Văn Bản" (Costituzione Scritta), nói theo ngôn ngữ của các nhà Hiến Pháp Học (Costituzionalista).

Do đó Hiến Pháp đã được viết ra cần được thay đổi hay bổ túc để đáp ứng lại nhu cầu và ước vọng của người dân.

Tiên đoán trước nhu cầu cần thiết vừa kể, các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, ngoài việc giao phó cho những ai có trách nhiệm phải lo liệu, các vị còn giao trọng trách trên cho cả Cộng Đồng Địa Phương, để cho nhu cầu và ước vọng của mọi thành phần dân chúng ở mọi phần đất trên lãnh thổ Quốc Gia đều có tiếng nói của mình, góp phần định hướng và lãnh đạo Quốc Gia:

- "Các luật pháp về sửa đổi Hiến Pháp và các luật hiến pháp khác được mỗi Viện Quốc Hội áp dụng, đều phải được Quốc Hội bỏ phiếu tán đồng qua hai cuộc bỏ phiếu trong thời gian không duới ba tháng. Các luật vừa kể phải được tán đồng của mỗi Viện Quốc Hội với đa số tuyệt đối (50%+1 phiếu) ở lần bỏ phiếu thứ hai.

Các luật trên có thể dược đưa ra trưng cầu dân ý, nếu trong vòng 3 tháng sau ngày công bố có 1/5 số Nghị Sĩ của một Viện Quốc Hội, 50.000 cử tri hoặc 5 Cộng Đồng Địa Phương (Vùng) yêu cầu. Điều luật bị đưa ra trưng cầu dân ý se? không được công bố, nếu không được đa số chấp thuận..." (Điều 138, đoạn 1 và 2 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).

* Quyền của Chủ Tịch Cộng Đồng Địa Phương (Vùng) tham dự các phiên họp Hội Đồng Nội Các.

Vị Chủ Tịch Cộng Đồng Địa Phương (Vùng) đại diện cho dân chúng trong phần đất của mình, được Hiến Pháp trao cho quyền tham dự các phiên họp Hội Đồng Nội Các Chính Phủ để nói lên tiếng nói của dân chúng trong lãnh thổ mình cho lợi ích Quốc Gia.

Vị Chủ Tịch của mỗi Vùng có vai trò đại diện đối ngoại cho Cộng Đồng Điạ Phương, là người đại diện không phe phái, có nhiệm vụ "nói lên một cách trung thực các nhu cầu liên hệ đến quyền tự lập của Cộng Đồng Địa Phương vùng mình, như là chủ thể sở hữu chủ quyền lực" (T.Martines, Lineamenti di Diritto Regionale, Milano, 1977, 99).

Và Nội Quy của vùng Sicilia còn đi xa hơn:

- "Vị Chủ Tich Vùng, vói tư cách như là Bộ Trưởng tham dự cuộc họp các Bộ Trưởng, với quyền bỏ phiếu quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống của Vùng" (E Spagna, Il Presidente della Regione, Napoli, 1966, 18).

* Quyền người dân có quyền phán đoán giới đương quyền


- duyệt xét hồ sơ, sổ sách để biết được cách hành xử hiệu lực, hiệu năng hay không của giới quản trị (điều 7, Luật 241/90 Ý Quốc).

Qua những gì chúng ta trình bày, các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu

- dành cho con người địa vị tối thượng trong tổ chức Quốc Gia,

- tiên liệu các lời tuyên bố của Hiến Pháp thành luật lệ thực định,

- tiên liệu các điều khoản để thực hành các quyền căn bản, bất khả nhượng mà mình tuyên bố

- và tiên liệu nhiều phương thức để bảo vệ con người tránh lạm quyền.

- "Nhân phẩm con người bất khả xâm phạm" (Điều 1, Hiến Pháp 1949 CHLBĐ).

Những điều khoản của các Hiến Pháp nhân bản Tây Âu vừa trích dẫn, phải chăng là những bài học quý giá cho phép chúng ta mơ ước một đất nước nhân bản trong tương lai cho dân tộc Việt Nam ?
Đặc tính Bảo Chứng trong Hiến Pháp Nhân Bản và Dân Chủ (Bài Hai) Reviewed by Răng Ra Ri on 2/17/2013 Rating: 5 Nguyễn Học Tập (TNCG - 16.2.2013):  Bảo Vệ Nhân Quyền Hiến Pháp nhân bản Tây Âu xác nhận con người ở địa vị trung tâm điểm và tối...

Không có nhận xét nào: