Ly Lam (Lam Hồng) - 2.2.2013
“Ngày xuân sang ta chúc nhau…”, “Con chúc ông bà sống lâu thật lâu…” - Lời ca rộn ràng nhân dịp xuân về cho thấy những câu chúc của chúng ta dành cho ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè, láng giềng… là một điều rất đỗi tự nhiên, quen thuộc. Đặc biệt trong dịp xuân về, khi mà “dù đi đâu ai cũng nhớ; về chung vui bên gia đình” dường như ai cũng sống nhân ái hơn, mở lòng hơn với mọi người…Ngẫm lại, chợt nhận ra những giá trị tốt đẹp ấy dường như đang phai mờ dần trong cuộc sống hiện đại, chỉ còn trong ngày tết ở làng quê.
Không những vậy, một số lễ nghi còn bị chuyển thành những phương thức để cầu lợi, như cầu lộc cầu tài, cầu thăng quan tiến chức, trong khi một số thói quen, tập quán tốt đã bị mai một, như thói quen xếp hàng, cám ơn – xin lỗi, sống có trách nhiệm với bản thân,…
Do cuộc sống hiện đại bận rộn, hay do nguyên nhân nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hoá ứng xử ấy và đâu là hệ quả của vấn đề này? Toạ đàm đặc biệt nhân dịp Xuân Quý Tỵ với 6 vị khách mời – thân hữu (Nhà Triết học, Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Chuyên gia Ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Huỳnh Như Phương và Doanh nhân Lương Văn Lý) vì vậy, trở thành một cuộc “Đi tìm nét đẹp văn hoá ứng xử” của người Việt…
Như ông Huỳnh Như Phương nói một cách ý nhị, khi đặt ra “chuyện văn hoá ứng xử” thì đã ngầm ý rằng mối quan hệ ứng xử giữa người và người trong xã hội đang có vấn đề.
Sự xung đột giữa các luồng tư tưởng. Hai cách hành xử chủ đạo
“Văn hoá ứng xử là cách thể hiện ra bên ngoài của những thái độ – yêu, thích, ghét, trọng, khinh…, và người ta có thể học hỏi, chia sẻ những điều này với nhau”, ông Nam Sơn lên tiếng.
“Nền tảng của những thái độ đó chính là những giá trị và chúng ta đang bị khủng hoảng về giá trị thực sự, trước hết là sự xung đột giữa những giá trị cổ truyền với vai trò quan trọng của Nho giáo, với xã hội xã hội chủ nghĩa và một xã hội hội nhập hiện nay.
Với xã hội cổ truyền, dường như có một sự đứt gãy, trong khi con người mới xã hội chủ nghĩa một thời được đề cao đã không còn phù hợp, còn những giá trị hiện đại của phương Tây thì không được khuyến khích.
Nếu không chọn được những giá trị nền tảng, mà để cho những giá trị hoang dã là quyền lực, tiền bạc, hưởng thụ và danh vọng ảo thống trị thì dần dần chúng sẽ phá đi những nền tảng văn hoá tốt đẹp của xã hội”.
Bà Hoàng Anh chia sẻ với nhận định này, khi cho rằng mình là một “người trong cuộc”: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế nên được hấp thụ một nền giáo dục chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo. Thời xưa, phụ nữ không được dạy nhiều về lễ nghi giao tiếp, ứng xử với bên ngoài; khách của chồng đến nhà, người vợ ra cúi chào rồi đi vào trong, chứ không được ngồi cùng.
Sống trong một xã hội như vậy, lại học trong một trường dành cho nữ nên tôi được hưởng một nền giáo dục khuôn phép, với những tư tưởng Nho giáo, “gọi dạ bảo vâng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”…
Nhưng khi tôi lớn lên thì đất nước giải phóng, từ đó đến nay, bị tác động bởi nhiều luồng tư tưởng xung đột lẫn nhau, cũ – mới đan xen, nên nhiều lúc tôi cũng thấy hoang mang”.
Dường như chính sự xung đột giữa những luồng tư tưởng cũ – mới ấy đã khiến văn hoá ứng xử bị lãng quên, cả trong giáo dục lẫn ở gia đình và xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, nhiều nam thanh niên bây giờ học hết bậc phổ thông, lên đại học rồi mà vẫn không biết những phép lịch sự cơ bản nhất, trong nhà thì không biết chào hỏi người lớn, ra đường thì không biết cách cư xử với phụ nữ… Thời của ông không như vậy!
Giáo sư Huỳnh Như Phương cho rằng giáo dục văn hoá ứng xử ngày càng ít được chú trọng. Ông nói: “Ngày trước, có những đề thi tú tài môn văn bàn về lẽ sống rất hay, chẳng hạn: “Anh chị nghĩ gì về chí nam nhi và quan niệm hưởng lạc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ?”.
Đề thi ngày nay chủ yếu theo khuôn mẫu và ít đặt ra những vấn đề sâu sắc như thế. Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của con người, nên mọi thay đổi về quan niệm sống, về giá trị nền tảng… cho thế hệ trẻ cần xuất phát từ giáo dục.
Trong chương trình trung học ngày trước đã có môn đạo đức học: học sinh học về lòng bác ái, lương tâm, trách nhiệm…, được rèn tâm thế để chuẩn bị vào đời.
Thanh niên ngày nay có nhiều kiến thức hiện đại hơn thế hệ trước, nhưng về ứng xử lại không được chuẩn bị kỹ. Lỗi đó không phải của họ, mà thuộc về xã hội.
Ngoài đời, quan niệm sống nào thắng thế thì cách ứng xử phù hợp với quan niệm ấy trở thành chủ đạo. Nếu quan niệm thắng thế là ganh đua, sẵn sàng đạp lên người khác để tiến thân, thì xã hội sẽ có cách hành xử tương ứng”.
Theo ông Nam Sơn, con người có hai cách hành xử chủ đạo, là tư duy chiến lược và tư duy giao tiếp. Lấy lợi ích của mình làm trung tâm, cách hành xử theo tư duy chiến lược cần có ý đồ và năng lực để thực hiện ý đồ đó. Họ có thể sử dụng mọi mưu mô, thủ đoạn nhằm đạt được mục đích của mình.
Một xã hội có nhiều người theo đuổi tư duy chiến lược sẽ đề cao việc kiếm tiền, kiếm quyền, mua quan bán tước. Khi mà cha – con, vợ – chồng chỉ hành xử theo tư duy chiến lược, mưu cầu lợi ích cá nhân, thì họ sẽ tính toán chuyện phân chia tài sản, khi nào nên ly dị, khi nào không…
Nếu có được tư duy giao tiếp, hẳn họ sẽ hành động vị tha hơn và mối quan hệ gia đình, xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Đó là vì theo đuổi tư duy giao tiếp, người ta sẽ hành động vô vị lợi, dựa trên lòng tin, tình yêu thương con người.
Một xã hội cân bằng vừa khuyến khích tư duy chiến lược, vừa vun bồi tư duy giao tiếp dựa vào sự tin cậy lẫn nhau – những hành động hình thành nên vốn xã hội.
Khi không có được một giá trị nền tảng văn hoá vững chắc, nhiều người sẽ không biết khi nào và nơi nào cần hoặc không cần đến tư duy chiến lược.
Một sự khủng hoảng về văn hoá ứng xử có thể khiến người ta mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào, tiềm lực phát triển của đất nước vì vậy sẽ bị triệt tiêu.
Trách nhiệm của những người lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà văn hoá là nhìn nhận ra vấn đề để có một sự đồng thuận, đưa ra một hệ thống giá trị cơ bản và hướng mọi người cùng thực hiện.
“Nên nhớ văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc” - ông Nam Sơn nhấn mạnh – “Chuyện xưa kể rằng có vị vua muốn xâm chiếm nước láng giềng, nên cho người đi tìm hiểu nội tình, người này sau khi về tâu rằng, người dân nước ấy đàng hoàng lắm, con cái hiếu kính cha mẹ, hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau, vua tôi trên dưới thuận hoà, chưa thể đánh được đâu”.
Định hình những giá trị căn bản. Văn hoá ứng xử của doanh nhân
Ông Lương Văn Lý: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội”
Cho rằng vấn đề ông Nam Sơn đặt ra rất đáng để suy nghĩ, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Muốn định hình những giá trị căn bản cho xã hội, tôi nghĩ cái gốc của vấn đề nằm ở giáo dục, nhưng trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường, sách giáo khoa… mà của cả xã hội.
Cần nhanh chóng đưa ra những giá trị đó và hướng cho lớp trẻ thực hiện. Giới trẻ ngày nay thông minh, nhanh nhạy, dễ dàng hấp thụ những cái đúng nếu được dạy dỗ”.
Ông Ngọc cho rằng thế hệ của mình may mắn khi được thấm nhuần những bài học về luân lý, đạo đức rất nhân bản trong Quốc văn giáo khoa thư.
Những câu chuyện rất đỗi bình dị, dễ đi vào lòng người, thấm đượm qua nhiều thế hệ… Nên chăng chúng ta dạy cho thế hệ trẻ những bài học luân lý như vậy, thay vì dạy những cái quá lớn, chung chung như hiện nay?
Tuy nhiên, trên thực tế, lớp trẻ hằng ngày vẫn phải tiếp nhận những thứ “không giống ai”, theo ông Ngọc:
“Những chương trình truyền hình kiểu “Đùa chút chơi”, theo tôi là lợi bất cập hại. Chẳng hạn, trong chương trình, một anh công nhân mang giày bốt bị đạp một cây đinh lớn xuyên qua giày, lăn lộn, tỏ vẻ đau đớn; người đi đường trong đó có cả người nước ngoài vội xúm lại, giúp anh rút cây đinh ra để rồi phát hiện rằng cây đinh ấy không dính gì tới chân anh ta cả, mới biết mình bị lừa.
Những ai từng bị lừa, sau này gặp người bị nạn có muốn đến cứu giúp nữa không?
Ghê hơn nữa, ở Hà Nội còn có một lớp dạy cách “tán gái”, trong vòng 90 ngày người ta sẽ dạy cho học viên cách tán được 3 cô gái. Gần đây nhất, cũng tại Hà Nội, một nhóm thanh niên đầu quấn mảnh vải có dòng chữ “Sức mạnh chiến binh”, đứng ở một ngã tư rồi từng người một liên tục hét lớn: Tôi là người thành công…”.
Ông Nam Sơn xin phép “mở ngoặc”, cách hét lên “Tôi là người thành công” đó là một hình thức huấn nhục (dạy cho anh biết nhục) của Nhật Bản từ những năm 1970, nhằm đào tạo một đội ngũ doanh nhân tiếp thị và bán hàng theo kiểu chó sói, xông ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Họ phải tập để có được những đức tính mà người châu Á vốn không có, là mạnh dạn, tàn bạo.
Việc đứng ở ngã tư đường hét lớn chỉ là hình thức thấp nhất; các mức độ cao hơn phải chấp nhận những thử thách cực độ về thể xác, chịu sỉ nhục đến mất nhân phẩm; tiếp nữa là những kỹ năng để có thể hành động bất chấp tất cả, miễn là giành được thị phần.
Người châu Âu khi ấy rất kinh ngạc và nể sợ thế hệ “doanh nhân chó sói” ấy của người Nhật. Nhưng cách làm này lạc hậu quá rồi, giờ đây thế giới đã đào tạo thế hệ doanh nhân thân thiện, lương thiện và đầy tinh thần phục vụ.
Nghĩa là, khi tư duy giao tiếp đang là xu thế toàn cầu, thì một số người đang đi ngược lại, làm những chuyện của nước người đã làm từ hơn 40 năm trước và xem đó là thời thượng.
Có thể thấy rằng trong mỗi gia đình, văn hoá ứng xử vẫn chưa quá đáng ngại, nhưng về tổng thể xã hội thì đúng là có vấn đề. Ông Huỳnh Như Phương bày tỏ:
“Tôi thấy mọi thứ như đang bị tháo tung ra nhưng do không có một hình mẫu, một chuẩn mực nên người ta không biết sắp xếp như thế nào cho hợp lý. Chẳng hạn thế nào là thành công, phải chăng là giật hết phần của người khác về phía mình?
Chưa bao giờ sự cực đoan của chủ nghĩa thực dụng gây tác hại cho xã hội ghê gớm như bây giờ. Tình trạng đó khiến cho người đàng hoàng, tử tế rất khó tồn tại và nguy hại hơn là dẫn đến sự khủng hoảng lòng tin nơi lớp trẻ”.
Ông Lương Văn Lý cũng cho rằng xã hội đang ở một khúc quanh nguy hiểm.
Đã có thời kỳ những giá trị cũ, trong đó có văn hoá ứng xử dựa trên tình cảm, nhân nghĩa, nghĩa là những thứ có thật, bị xoá bỏ, thay vào đó là mô thức ứng xử rất phổ biến là đối phó với nhau trong tổ chức mà mình tham gia, nghĩa là một loại văn hoá ứng xử dựa trên những quan hệ bị áp đặt.
Ngoài ra, trong một tổ chức, người ta chỉ dạy cho các thành viên cách ứng xử, giao tiếp trong phạm vi tổ chức mình, cho là đã quá đầy đủ, không cần nghĩ đến mọi khuôn khổ quan hệ, ứng xử khác.
Kết quả là mỗi khi bị đưa vào một môi trường khác ngoài môi trường tổ chức của mình, nhiều người không còn biết cư xử nữa.
Do đó mà không biết nói lời “xin lỗi” khi làm phiền người khác, không biết xếp hàng, không biết ngả mũ khi có đám tang đi ngang qua…
Quan hệ có thật bị thay thế bằng quan hệ không có thật, thang giá trị cũ bị dẹp bỏ, giá trị mới chưa xác định được là cái gì nên người ta đành phải bám vào cái mà người ta cho là cụ thể nhất, dễ sờ mó nhất: đồng tiền.
Nguy hại nhất là khi đồng tiền được tôn vinh, lấn át mọi giá trị khác thì khái niệm “có tiền” và “có văn hóa” không còn song hành.
Mà càng có nhiều tiền, người ta càng dễ trở thành người của công chúng, có tầm ảnh hưởng đối với xã hội, những biểu hiện thiếu văn hoá nếu có của họ sẽ lan truyền rất nhanh, gây ảnh hưởng hết sức tai hại với cộng đồng.
Là một doanh nhân, nên ông Lý đặc biệt trăn trở về cách hành xử của lớp người có tiền và có quyền này. Thế nào là một cách ứng xử có văn hoá của doanh nhân với xã hội?
Theo ông Lý, đó là: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội, vì làm gì có ai tự mình làm giàu được! Đã có nợ thì phải tìm cách trả, mà hoạt động từ thiện của những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Buffet… là những ví dụ sinh động”.
Cuối năm, tĩnh tâm nhìn lại. Mỗi người tự hoàn thiện mình, xã hội sẽ tốt đẹp hơn
Thấy mọi người tỏ vẻ trầm tư, ông Nam Sơn tỏ ý “xoa dịu”, rằng vấn đề đúng là cấp bách, cần phải có sự thay đổi trong văn hoá ứng xử của xã hội, nhưng cũng không nên bi quan. Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam có một sức sống và sức đề kháng mãnh liệt. Nếu xã hội đồng thuận, mọi chuyện sẽ nhanh chóng thay đổi.
Sau nhận định đầy khích lệ ấy, không khí buổi tọa đàm như thân tình, ấm cúng hơn, mọi người cùng chia sẻ thời khắc cuối năm đang đến gần… Giọng ông Huỳnh Như Phương nhẹ nhàng:
“Vào dịp cuối năm, người ta thường tĩnh tâm nhìn lại. Chợt nhớ bài thơ Cắt tóc ăn tết của Nguyên Sa:
“Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc…”.
Thử xem năm qua mình có điều gì được, điều gì không được trong ứng xử với mọi người. Có gia đình kia, hai anh em trước đây ở hai chiến tuyến, đã mấy mươi năm rồi mà vẫn thường xảy ra xung đột, ngày giỗ tết mới tề tựu nhưng cứ gặp là cãi nhau.
Mỗi lần như vậy, bà mẹ lại can, "thôi, ngày tết bây hãy hoà thuận với nhau để hương hồn cha bây được yên một chút. Tôi nghĩ đó cũng là một ứng xử đẹp”.
Trong khi chờ một giải pháp triệt để, ông Lương Văn Lý đề nghị chúng ta có thể quay về với giá trị của văn hoá dân tộc – một kho tàng phong phú và sâu sắc.
Từ chuyện gắn bó với cộng đồng, làng xóm, đến cách ứng xử với từng người trong gia đình… đều thể hiện trong ca dao tục ngữ của ông cha.
Ngoài ra, trong thời đại hội nhập, rất nên tiếp thu những tinh hoa của văn hoá phương Tây để bổ sung vào những điểm chúng ta còn hạn chế.
Hiện đại hoá suy nghĩ của mình dựa trên cốt lõi là những giá trị văn hoá dân tộc, chúng ta cần tuyên truyền những giá trị văn hoá dân tộc với một cường độ và sự quyết tâm tương tự như trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển kinh tế.
Bà Hoàng Anh tâm đắc và chia sẻ: “Trước kia, ở thôn quê mỗi lần ra đường gặp nhau người ta “chào bác, chào anh, chào chị”, thật niềm nở. Nay ở cùng một chung cư, gặp nhau ở cầu thang mỗi ngày nhưng chẳng ai cười nói gì cả.
Có dịp ra nước ngoài, thấy họ dù không biết nhau khi gặp mặt vẫn tươi cười “Hi, Hello…”, bỗng có cảm giác thật ấm áp, tự hỏi sao người ta có thể cư xử văn minh như thế.
Khen người rồi mới nhận ra đó là điều chúng ta đã có và đã mất, ít nhất là ở thành thị, khi việc chào hỏi nhau dần vắng bóng. Tôi mong chúng ta sẽ trở lại với những gì ngày xưa từng làm được, dĩ nhiên là có chọn lọc.
Nếu xưa kia chào nhau xong người ta thường hỏi những chủ đề riêng tư khiến người được hỏi không vui, như tuổi tác, gia đình, con cái… thì nay cũng là niềm nở chào hỏi, nhưng chỉ nên dừng ở mức xã giao.
Ngoài ra, theo bà Hoàng Anh, sự phối hợp đồng bộ giữa giáo dục gia đình và luật lệ xã hội thời trước cũng rất đáng để chúng ta lưu tâm.
Xưa, con cái bạc đãi cha mẹ, vợ lừa dối chồng… thì ngoài việc bị người đời lên án, kẻ đó còn bị đòn roi, bị làng phạt vạ…
Trong những nét đẹp văn hoá xưa, theo ông Đỗ Hồng Ngọc, việc mặc áo dài là một nét hay cần lưu giữ.
Mặc trên người bộ áo dài, hành xử của các nữ sinh sẽ thay đổi, đi đứng nhẹ nhàng, dịu dàng, khó có chuyện xé áo đánh nhau.
Chưa kể việc làm này còn giúp các cô gái tránh được… béo phì, vì phải ăn uống chừng mực để vòng hai luôn vừa vặn với chiếc áo dài.
Ông Nguyễn Ngọc Bích nói thêm, cần phải có một số giá trị mang tính bắt buộc, ví dụ như đạo hiếu – chúng ta sẽ không cổ xuý việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão như các nước phương Tây.
Đặc biệt, giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, qua những lời dạy bảo thương yêu của người mẹ, như nhắc con “Bố về kìa, chào bố đi con”, cho đứa con biết đến những lễ nghi cơ bản, để rồi sau đó nhà trường và xã hội sẽ tiếp tục phần việc của mình.
Cuối cùng, để chia sẻ ý “không nên bi quan” của ông Nam Sơn, ông Bích kể chuyện mình:
“Do có chút ít thời gian và khả năng, tôi có mở một lớp dạy tư duy pháp lý cho khoảng 100 luật sư tập sự; học viên không phải có nghĩa vụ gì với tôi ngoài việc cố gắng học đàng hoàng.
Khẩu hiệu của tôi là cứ làm đi, không mong nhận lại và nó được nhiều anh chị em làm theo. Sự vô vị lợi lại giúp đạt được lợi ích. Trong chúng ta còn nhiều người tốt; trong cương vị của mình, mỗi người cố gắng khơi cái tốt lên thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn”.
Thật vậy, dù vẫn có những băn khoăn về sự xuống cấp trong văn hoá ứng xử của xã hội, nhưng giá trị văn hoá của người Việt sẽ không bao giờ mất đi. Mỗi dịp tết đến, các chuyến bay, xe lửa, xe khách… vẫn hoạt động hết công suất để đưa người từ các thành phố lớn về quê ăn tết.
Sự gắn bó gia đình rất mật thiết và từ cái tình trong gia đình ấy sẽ nối qua tình làng nghĩa xóm. Nghĩa là dù đã sống trong thời đại số hoá, chúng ta vẫn giữ được cái gốc sau bao cuộc thăng trầm.
Những tấm lòng vì cộng đồng, những mái ấm, nhà tình thương, những chuyến đi thiện nguyện của các bạn trẻ đến với trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa, chiến dịch mùa hè xanh… luôn được xã hội cổ xuý.
Hay như cách ứng xử đầy văn hoá “của cho không bằng cách cho” của những người thực hiện bữa cơm 2.000 đồng dành cho người khó khăn.
Tất cả cho thấy cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong xã hội, như cành cây đầy sức sống đang căng đầy chồi non mỗi dịp xuân về. Chính những điều này tiếp thêm niềm tin cho mọi người về một cái kết đẹp của hành trình đi tìm nét đẹp văn hoá ứng xử.
Ông Nguyễn Ngọc Bích: “Mỗi người cố gắng khơi cái tốt lên thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.”
Ông Bùi Văn Nam Sơn: “Văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc.”
Ông Lương Văn Lý: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội.”
Ông Đỗ Hồng Ngọc: “Muốn định hình những giá trị căn bản cho xã hội, cái gốc của vấn đề nằm ở giáo dục.”
Ông Huỳnh Như Phương: “Quan niệm sống nào thắng thế thì cách ứng xử phù hợp với quan niệm ấy trở thành chủ đạo.”
Bà Hồ Thị Hoàng Anh: “Tôi mong chúng ta sẽ trở lại với những gì ngày xưa từng làm được…”
Không những vậy, một số lễ nghi còn bị chuyển thành những phương thức để cầu lợi, như cầu lộc cầu tài, cầu thăng quan tiến chức, trong khi một số thói quen, tập quán tốt đã bị mai một, như thói quen xếp hàng, cám ơn – xin lỗi, sống có trách nhiệm với bản thân,…
Do cuộc sống hiện đại bận rộn, hay do nguyên nhân nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hoá ứng xử ấy và đâu là hệ quả của vấn đề này? Toạ đàm đặc biệt nhân dịp Xuân Quý Tỵ với 6 vị khách mời – thân hữu (Nhà Triết học, Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Chuyên gia Ẩm thực Hồ Thị Hoàng Anh, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, Giáo sư Huỳnh Như Phương và Doanh nhân Lương Văn Lý) vì vậy, trở thành một cuộc “Đi tìm nét đẹp văn hoá ứng xử” của người Việt…
Như ông Huỳnh Như Phương nói một cách ý nhị, khi đặt ra “chuyện văn hoá ứng xử” thì đã ngầm ý rằng mối quan hệ ứng xử giữa người và người trong xã hội đang có vấn đề.
Sự xung đột giữa các luồng tư tưởng. Hai cách hành xử chủ đạo
“Văn hoá ứng xử là cách thể hiện ra bên ngoài của những thái độ – yêu, thích, ghét, trọng, khinh…, và người ta có thể học hỏi, chia sẻ những điều này với nhau”, ông Nam Sơn lên tiếng.
“Nền tảng của những thái độ đó chính là những giá trị và chúng ta đang bị khủng hoảng về giá trị thực sự, trước hết là sự xung đột giữa những giá trị cổ truyền với vai trò quan trọng của Nho giáo, với xã hội xã hội chủ nghĩa và một xã hội hội nhập hiện nay.
Với xã hội cổ truyền, dường như có một sự đứt gãy, trong khi con người mới xã hội chủ nghĩa một thời được đề cao đã không còn phù hợp, còn những giá trị hiện đại của phương Tây thì không được khuyến khích.
Nếu không chọn được những giá trị nền tảng, mà để cho những giá trị hoang dã là quyền lực, tiền bạc, hưởng thụ và danh vọng ảo thống trị thì dần dần chúng sẽ phá đi những nền tảng văn hoá tốt đẹp của xã hội”.
Bà Hoàng Anh chia sẻ với nhận định này, khi cho rằng mình là một “người trong cuộc”: “Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế nên được hấp thụ một nền giáo dục chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo. Thời xưa, phụ nữ không được dạy nhiều về lễ nghi giao tiếp, ứng xử với bên ngoài; khách của chồng đến nhà, người vợ ra cúi chào rồi đi vào trong, chứ không được ngồi cùng.
Sống trong một xã hội như vậy, lại học trong một trường dành cho nữ nên tôi được hưởng một nền giáo dục khuôn phép, với những tư tưởng Nho giáo, “gọi dạ bảo vâng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”…
Nhưng khi tôi lớn lên thì đất nước giải phóng, từ đó đến nay, bị tác động bởi nhiều luồng tư tưởng xung đột lẫn nhau, cũ – mới đan xen, nên nhiều lúc tôi cũng thấy hoang mang”.
Dường như chính sự xung đột giữa những luồng tư tưởng cũ – mới ấy đã khiến văn hoá ứng xử bị lãng quên, cả trong giáo dục lẫn ở gia đình và xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Bích nhận xét, nhiều nam thanh niên bây giờ học hết bậc phổ thông, lên đại học rồi mà vẫn không biết những phép lịch sự cơ bản nhất, trong nhà thì không biết chào hỏi người lớn, ra đường thì không biết cách cư xử với phụ nữ… Thời của ông không như vậy!
Giáo sư Huỳnh Như Phương cho rằng giáo dục văn hoá ứng xử ngày càng ít được chú trọng. Ông nói: “Ngày trước, có những đề thi tú tài môn văn bàn về lẽ sống rất hay, chẳng hạn: “Anh chị nghĩ gì về chí nam nhi và quan niệm hưởng lạc trong thơ văn Nguyễn Công Trứ?”.
Đề thi ngày nay chủ yếu theo khuôn mẫu và ít đặt ra những vấn đề sâu sắc như thế. Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của con người, nên mọi thay đổi về quan niệm sống, về giá trị nền tảng… cho thế hệ trẻ cần xuất phát từ giáo dục.
Trong chương trình trung học ngày trước đã có môn đạo đức học: học sinh học về lòng bác ái, lương tâm, trách nhiệm…, được rèn tâm thế để chuẩn bị vào đời.
Thanh niên ngày nay có nhiều kiến thức hiện đại hơn thế hệ trước, nhưng về ứng xử lại không được chuẩn bị kỹ. Lỗi đó không phải của họ, mà thuộc về xã hội.
Ngoài đời, quan niệm sống nào thắng thế thì cách ứng xử phù hợp với quan niệm ấy trở thành chủ đạo. Nếu quan niệm thắng thế là ganh đua, sẵn sàng đạp lên người khác để tiến thân, thì xã hội sẽ có cách hành xử tương ứng”.
Theo ông Nam Sơn, con người có hai cách hành xử chủ đạo, là tư duy chiến lược và tư duy giao tiếp. Lấy lợi ích của mình làm trung tâm, cách hành xử theo tư duy chiến lược cần có ý đồ và năng lực để thực hiện ý đồ đó. Họ có thể sử dụng mọi mưu mô, thủ đoạn nhằm đạt được mục đích của mình.
Một xã hội có nhiều người theo đuổi tư duy chiến lược sẽ đề cao việc kiếm tiền, kiếm quyền, mua quan bán tước. Khi mà cha – con, vợ – chồng chỉ hành xử theo tư duy chiến lược, mưu cầu lợi ích cá nhân, thì họ sẽ tính toán chuyện phân chia tài sản, khi nào nên ly dị, khi nào không…
Nếu có được tư duy giao tiếp, hẳn họ sẽ hành động vị tha hơn và mối quan hệ gia đình, xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Đó là vì theo đuổi tư duy giao tiếp, người ta sẽ hành động vô vị lợi, dựa trên lòng tin, tình yêu thương con người.
Một xã hội cân bằng vừa khuyến khích tư duy chiến lược, vừa vun bồi tư duy giao tiếp dựa vào sự tin cậy lẫn nhau – những hành động hình thành nên vốn xã hội.
Khi không có được một giá trị nền tảng văn hoá vững chắc, nhiều người sẽ không biết khi nào và nơi nào cần hoặc không cần đến tư duy chiến lược.
Một sự khủng hoảng về văn hoá ứng xử có thể khiến người ta mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào, tiềm lực phát triển của đất nước vì vậy sẽ bị triệt tiêu.
Trách nhiệm của những người lãnh đạo, các nhà khoa học, nhà văn hoá là nhìn nhận ra vấn đề để có một sự đồng thuận, đưa ra một hệ thống giá trị cơ bản và hướng mọi người cùng thực hiện.
“Nên nhớ văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc” - ông Nam Sơn nhấn mạnh – “Chuyện xưa kể rằng có vị vua muốn xâm chiếm nước láng giềng, nên cho người đi tìm hiểu nội tình, người này sau khi về tâu rằng, người dân nước ấy đàng hoàng lắm, con cái hiếu kính cha mẹ, hàng xóm giúp đỡ lẫn nhau, vua tôi trên dưới thuận hoà, chưa thể đánh được đâu”.
Định hình những giá trị căn bản. Văn hoá ứng xử của doanh nhân
Ông Lương Văn Lý: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội”
Cho rằng vấn đề ông Nam Sơn đặt ra rất đáng để suy nghĩ, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Muốn định hình những giá trị căn bản cho xã hội, tôi nghĩ cái gốc của vấn đề nằm ở giáo dục, nhưng trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường, sách giáo khoa… mà của cả xã hội.
Cần nhanh chóng đưa ra những giá trị đó và hướng cho lớp trẻ thực hiện. Giới trẻ ngày nay thông minh, nhanh nhạy, dễ dàng hấp thụ những cái đúng nếu được dạy dỗ”.
Ông Ngọc cho rằng thế hệ của mình may mắn khi được thấm nhuần những bài học về luân lý, đạo đức rất nhân bản trong Quốc văn giáo khoa thư.
Những câu chuyện rất đỗi bình dị, dễ đi vào lòng người, thấm đượm qua nhiều thế hệ… Nên chăng chúng ta dạy cho thế hệ trẻ những bài học luân lý như vậy, thay vì dạy những cái quá lớn, chung chung như hiện nay?
Tuy nhiên, trên thực tế, lớp trẻ hằng ngày vẫn phải tiếp nhận những thứ “không giống ai”, theo ông Ngọc:
“Những chương trình truyền hình kiểu “Đùa chút chơi”, theo tôi là lợi bất cập hại. Chẳng hạn, trong chương trình, một anh công nhân mang giày bốt bị đạp một cây đinh lớn xuyên qua giày, lăn lộn, tỏ vẻ đau đớn; người đi đường trong đó có cả người nước ngoài vội xúm lại, giúp anh rút cây đinh ra để rồi phát hiện rằng cây đinh ấy không dính gì tới chân anh ta cả, mới biết mình bị lừa.
Những ai từng bị lừa, sau này gặp người bị nạn có muốn đến cứu giúp nữa không?
Ghê hơn nữa, ở Hà Nội còn có một lớp dạy cách “tán gái”, trong vòng 90 ngày người ta sẽ dạy cho học viên cách tán được 3 cô gái. Gần đây nhất, cũng tại Hà Nội, một nhóm thanh niên đầu quấn mảnh vải có dòng chữ “Sức mạnh chiến binh”, đứng ở một ngã tư rồi từng người một liên tục hét lớn: Tôi là người thành công…”.
Ông Nam Sơn xin phép “mở ngoặc”, cách hét lên “Tôi là người thành công” đó là một hình thức huấn nhục (dạy cho anh biết nhục) của Nhật Bản từ những năm 1970, nhằm đào tạo một đội ngũ doanh nhân tiếp thị và bán hàng theo kiểu chó sói, xông ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Họ phải tập để có được những đức tính mà người châu Á vốn không có, là mạnh dạn, tàn bạo.
Việc đứng ở ngã tư đường hét lớn chỉ là hình thức thấp nhất; các mức độ cao hơn phải chấp nhận những thử thách cực độ về thể xác, chịu sỉ nhục đến mất nhân phẩm; tiếp nữa là những kỹ năng để có thể hành động bất chấp tất cả, miễn là giành được thị phần.
Người châu Âu khi ấy rất kinh ngạc và nể sợ thế hệ “doanh nhân chó sói” ấy của người Nhật. Nhưng cách làm này lạc hậu quá rồi, giờ đây thế giới đã đào tạo thế hệ doanh nhân thân thiện, lương thiện và đầy tinh thần phục vụ.
Nghĩa là, khi tư duy giao tiếp đang là xu thế toàn cầu, thì một số người đang đi ngược lại, làm những chuyện của nước người đã làm từ hơn 40 năm trước và xem đó là thời thượng.
Có thể thấy rằng trong mỗi gia đình, văn hoá ứng xử vẫn chưa quá đáng ngại, nhưng về tổng thể xã hội thì đúng là có vấn đề. Ông Huỳnh Như Phương bày tỏ:
“Tôi thấy mọi thứ như đang bị tháo tung ra nhưng do không có một hình mẫu, một chuẩn mực nên người ta không biết sắp xếp như thế nào cho hợp lý. Chẳng hạn thế nào là thành công, phải chăng là giật hết phần của người khác về phía mình?
Chưa bao giờ sự cực đoan của chủ nghĩa thực dụng gây tác hại cho xã hội ghê gớm như bây giờ. Tình trạng đó khiến cho người đàng hoàng, tử tế rất khó tồn tại và nguy hại hơn là dẫn đến sự khủng hoảng lòng tin nơi lớp trẻ”.
Ông Lương Văn Lý cũng cho rằng xã hội đang ở một khúc quanh nguy hiểm.
Đã có thời kỳ những giá trị cũ, trong đó có văn hoá ứng xử dựa trên tình cảm, nhân nghĩa, nghĩa là những thứ có thật, bị xoá bỏ, thay vào đó là mô thức ứng xử rất phổ biến là đối phó với nhau trong tổ chức mà mình tham gia, nghĩa là một loại văn hoá ứng xử dựa trên những quan hệ bị áp đặt.
Ngoài ra, trong một tổ chức, người ta chỉ dạy cho các thành viên cách ứng xử, giao tiếp trong phạm vi tổ chức mình, cho là đã quá đầy đủ, không cần nghĩ đến mọi khuôn khổ quan hệ, ứng xử khác.
Kết quả là mỗi khi bị đưa vào một môi trường khác ngoài môi trường tổ chức của mình, nhiều người không còn biết cư xử nữa.
Do đó mà không biết nói lời “xin lỗi” khi làm phiền người khác, không biết xếp hàng, không biết ngả mũ khi có đám tang đi ngang qua…
Quan hệ có thật bị thay thế bằng quan hệ không có thật, thang giá trị cũ bị dẹp bỏ, giá trị mới chưa xác định được là cái gì nên người ta đành phải bám vào cái mà người ta cho là cụ thể nhất, dễ sờ mó nhất: đồng tiền.
Nguy hại nhất là khi đồng tiền được tôn vinh, lấn át mọi giá trị khác thì khái niệm “có tiền” và “có văn hóa” không còn song hành.
Mà càng có nhiều tiền, người ta càng dễ trở thành người của công chúng, có tầm ảnh hưởng đối với xã hội, những biểu hiện thiếu văn hoá nếu có của họ sẽ lan truyền rất nhanh, gây ảnh hưởng hết sức tai hại với cộng đồng.
Là một doanh nhân, nên ông Lý đặc biệt trăn trở về cách hành xử của lớp người có tiền và có quyền này. Thế nào là một cách ứng xử có văn hoá của doanh nhân với xã hội?
Theo ông Lý, đó là: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội, vì làm gì có ai tự mình làm giàu được! Đã có nợ thì phải tìm cách trả, mà hoạt động từ thiện của những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Buffet… là những ví dụ sinh động”.
Cuối năm, tĩnh tâm nhìn lại. Mỗi người tự hoàn thiện mình, xã hội sẽ tốt đẹp hơn
Thấy mọi người tỏ vẻ trầm tư, ông Nam Sơn tỏ ý “xoa dịu”, rằng vấn đề đúng là cấp bách, cần phải có sự thay đổi trong văn hoá ứng xử của xã hội, nhưng cũng không nên bi quan. Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam có một sức sống và sức đề kháng mãnh liệt. Nếu xã hội đồng thuận, mọi chuyện sẽ nhanh chóng thay đổi.
Sau nhận định đầy khích lệ ấy, không khí buổi tọa đàm như thân tình, ấm cúng hơn, mọi người cùng chia sẻ thời khắc cuối năm đang đến gần… Giọng ông Huỳnh Như Phương nhẹ nhàng:
“Vào dịp cuối năm, người ta thường tĩnh tâm nhìn lại. Chợt nhớ bài thơ Cắt tóc ăn tết của Nguyên Sa:
“Cắt cho ta, hãy cắt cho ta
Cắt cho ta sợi dài
Cắt cho ta sợi ngắn
Cắt cái sợi ăn gian
Cắt cái sợi nói dối
Sợi ăn cắp trên đầu
Sợi vu oan dưới gáy
Sợi bè phái đâm ngang
Sợi ghen tuông đứng dọc…”.
Thử xem năm qua mình có điều gì được, điều gì không được trong ứng xử với mọi người. Có gia đình kia, hai anh em trước đây ở hai chiến tuyến, đã mấy mươi năm rồi mà vẫn thường xảy ra xung đột, ngày giỗ tết mới tề tựu nhưng cứ gặp là cãi nhau.
Mỗi lần như vậy, bà mẹ lại can, "thôi, ngày tết bây hãy hoà thuận với nhau để hương hồn cha bây được yên một chút. Tôi nghĩ đó cũng là một ứng xử đẹp”.
Trong khi chờ một giải pháp triệt để, ông Lương Văn Lý đề nghị chúng ta có thể quay về với giá trị của văn hoá dân tộc – một kho tàng phong phú và sâu sắc.
Từ chuyện gắn bó với cộng đồng, làng xóm, đến cách ứng xử với từng người trong gia đình… đều thể hiện trong ca dao tục ngữ của ông cha.
Ngoài ra, trong thời đại hội nhập, rất nên tiếp thu những tinh hoa của văn hoá phương Tây để bổ sung vào những điểm chúng ta còn hạn chế.
Hiện đại hoá suy nghĩ của mình dựa trên cốt lõi là những giá trị văn hoá dân tộc, chúng ta cần tuyên truyền những giá trị văn hoá dân tộc với một cường độ và sự quyết tâm tương tự như trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển kinh tế.
Bà Hoàng Anh tâm đắc và chia sẻ: “Trước kia, ở thôn quê mỗi lần ra đường gặp nhau người ta “chào bác, chào anh, chào chị”, thật niềm nở. Nay ở cùng một chung cư, gặp nhau ở cầu thang mỗi ngày nhưng chẳng ai cười nói gì cả.
Có dịp ra nước ngoài, thấy họ dù không biết nhau khi gặp mặt vẫn tươi cười “Hi, Hello…”, bỗng có cảm giác thật ấm áp, tự hỏi sao người ta có thể cư xử văn minh như thế.
Khen người rồi mới nhận ra đó là điều chúng ta đã có và đã mất, ít nhất là ở thành thị, khi việc chào hỏi nhau dần vắng bóng. Tôi mong chúng ta sẽ trở lại với những gì ngày xưa từng làm được, dĩ nhiên là có chọn lọc.
Nếu xưa kia chào nhau xong người ta thường hỏi những chủ đề riêng tư khiến người được hỏi không vui, như tuổi tác, gia đình, con cái… thì nay cũng là niềm nở chào hỏi, nhưng chỉ nên dừng ở mức xã giao.
Ngoài ra, theo bà Hoàng Anh, sự phối hợp đồng bộ giữa giáo dục gia đình và luật lệ xã hội thời trước cũng rất đáng để chúng ta lưu tâm.
Xưa, con cái bạc đãi cha mẹ, vợ lừa dối chồng… thì ngoài việc bị người đời lên án, kẻ đó còn bị đòn roi, bị làng phạt vạ…
Trong những nét đẹp văn hoá xưa, theo ông Đỗ Hồng Ngọc, việc mặc áo dài là một nét hay cần lưu giữ.
Mặc trên người bộ áo dài, hành xử của các nữ sinh sẽ thay đổi, đi đứng nhẹ nhàng, dịu dàng, khó có chuyện xé áo đánh nhau.
Chưa kể việc làm này còn giúp các cô gái tránh được… béo phì, vì phải ăn uống chừng mực để vòng hai luôn vừa vặn với chiếc áo dài.
Ông Nguyễn Ngọc Bích nói thêm, cần phải có một số giá trị mang tính bắt buộc, ví dụ như đạo hiếu – chúng ta sẽ không cổ xuý việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão như các nước phương Tây.
Đặc biệt, giáo dục phải bắt đầu từ gia đình, qua những lời dạy bảo thương yêu của người mẹ, như nhắc con “Bố về kìa, chào bố đi con”, cho đứa con biết đến những lễ nghi cơ bản, để rồi sau đó nhà trường và xã hội sẽ tiếp tục phần việc của mình.
Cuối cùng, để chia sẻ ý “không nên bi quan” của ông Nam Sơn, ông Bích kể chuyện mình:
“Do có chút ít thời gian và khả năng, tôi có mở một lớp dạy tư duy pháp lý cho khoảng 100 luật sư tập sự; học viên không phải có nghĩa vụ gì với tôi ngoài việc cố gắng học đàng hoàng.
Khẩu hiệu của tôi là cứ làm đi, không mong nhận lại và nó được nhiều anh chị em làm theo. Sự vô vị lợi lại giúp đạt được lợi ích. Trong chúng ta còn nhiều người tốt; trong cương vị của mình, mỗi người cố gắng khơi cái tốt lên thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn”.
Thật vậy, dù vẫn có những băn khoăn về sự xuống cấp trong văn hoá ứng xử của xã hội, nhưng giá trị văn hoá của người Việt sẽ không bao giờ mất đi. Mỗi dịp tết đến, các chuyến bay, xe lửa, xe khách… vẫn hoạt động hết công suất để đưa người từ các thành phố lớn về quê ăn tết.
Sự gắn bó gia đình rất mật thiết và từ cái tình trong gia đình ấy sẽ nối qua tình làng nghĩa xóm. Nghĩa là dù đã sống trong thời đại số hoá, chúng ta vẫn giữ được cái gốc sau bao cuộc thăng trầm.
Những tấm lòng vì cộng đồng, những mái ấm, nhà tình thương, những chuyến đi thiện nguyện của các bạn trẻ đến với trẻ em nghèo vùng sâu, vùng xa, chiến dịch mùa hè xanh… luôn được xã hội cổ xuý.
Hay như cách ứng xử đầy văn hoá “của cho không bằng cách cho” của những người thực hiện bữa cơm 2.000 đồng dành cho người khó khăn.
Tất cả cho thấy cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong xã hội, như cành cây đầy sức sống đang căng đầy chồi non mỗi dịp xuân về. Chính những điều này tiếp thêm niềm tin cho mọi người về một cái kết đẹp của hành trình đi tìm nét đẹp văn hoá ứng xử.
Ông Nguyễn Ngọc Bích: “Mỗi người cố gắng khơi cái tốt lên thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.”
Ông Bùi Văn Nam Sơn: “Văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc.”
Ông Lương Văn Lý: “Có nợ thì phải có trả, tôi cho rằng doanh nhân thành đạt tức là đã có nợ với xã hội.”
Ông Đỗ Hồng Ngọc: “Muốn định hình những giá trị căn bản cho xã hội, cái gốc của vấn đề nằm ở giáo dục.”
Ông Huỳnh Như Phương: “Quan niệm sống nào thắng thế thì cách ứng xử phù hợp với quan niệm ấy trở thành chủ đạo.”
Bà Hồ Thị Hoàng Anh: “Tôi mong chúng ta sẽ trở lại với những gì ngày xưa từng làm được…”
Nguồn: DNSGCT
Không có nhận xét nào: