Nguyễn THị Hường, BBC - 24.5.2013: Sau những cuộc "lấy ý kiến nhân dân" rầm rộ, và với những bản báo cáo choáng ngợp như 20 triệu lượt ý kiến của nhân dân, 28,000 hội thảo hội nghị góp ý hiến pháp từ các cấp các ngành, có lẽ Đảng Cộng sản nghĩ đó là đủ để tạo cái vỏ bọc dân chủ cần thiết cho dự thảo Hiến pháp của họ.
Nhưng trong thực tế, những con số đó không thuyết phục được ai về tính dân chủ của cuộc sửa đổi Hiến pháp và cũng chẳng nói lên điều gì về "nguyện vọng của đa số nhân dân".
Cho đến nay Việt Nam vẫn không có truyền thông độc lập, không có các tổ chức dân sự tự do cũng như các tổ chức đối lập nên không có kiểm soát và phản biện rộng rãi trong quá trình "lấy ý kiến" nhân dân.
Kết quả cuộc thu thập các ý kiến về sửa đổi Hiến pháp do Đảng Cộng sản tiến hành khó có thể được coi là trung thực.
Kiến nghị 72 và khảo sát trên mạng của trang Cùng viết Hiến pháp – những ý kiến và khảo sát độc lập – phản ánh những nguyện vọng trái ngược so với những gì Đảng Cộng sản đang cố níu kéo, đặc biệt là về điều 4, về vai trò của quân đội cũng như về quyền tư hữu đất đai và bản chất của chế độ chính trị.
Tất nhiên, nói về số lượng thì Đảng Cộng sản, với vị thế độc quyền lãnh đạo cả bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, với nguồn ngân sách và nhân lực khổng lồ do nhân dân đóng thuế nuôi, áp đảo những khởi xướng độc lập của những nhóm trí thức ít người và và không có phương tiện cũng như môi trường chính trị tự do để vận động cho quan điểm của họ hay thực hiện những cuộc khảo sát độc lập mang quy mô rộng lớn hơn để rộng đường dư luận.
Chúng ta đang thấy một cuộc cạnh tranh về tư tưởng hiến pháp và chính trị trong đó xã hội đang lép vế trước thiểu số cầm quyền.
Nhưng trong thực tế, những con số đó không thuyết phục được ai về tính dân chủ của cuộc sửa đổi Hiến pháp và cũng chẳng nói lên điều gì về "nguyện vọng của đa số nhân dân".
Cho đến nay Việt Nam vẫn không có truyền thông độc lập, không có các tổ chức dân sự tự do cũng như các tổ chức đối lập nên không có kiểm soát và phản biện rộng rãi trong quá trình "lấy ý kiến" nhân dân.
Kết quả cuộc thu thập các ý kiến về sửa đổi Hiến pháp do Đảng Cộng sản tiến hành khó có thể được coi là trung thực.
Kiến nghị 72 và khảo sát trên mạng của trang Cùng viết Hiến pháp – những ý kiến và khảo sát độc lập – phản ánh những nguyện vọng trái ngược so với những gì Đảng Cộng sản đang cố níu kéo, đặc biệt là về điều 4, về vai trò của quân đội cũng như về quyền tư hữu đất đai và bản chất của chế độ chính trị.
Tất nhiên, nói về số lượng thì Đảng Cộng sản, với vị thế độc quyền lãnh đạo cả bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, với nguồn ngân sách và nhân lực khổng lồ do nhân dân đóng thuế nuôi, áp đảo những khởi xướng độc lập của những nhóm trí thức ít người và và không có phương tiện cũng như môi trường chính trị tự do để vận động cho quan điểm của họ hay thực hiện những cuộc khảo sát độc lập mang quy mô rộng lớn hơn để rộng đường dư luận.
Chúng ta đang thấy một cuộc cạnh tranh về tư tưởng hiến pháp và chính trị trong đó xã hội đang lép vế trước thiểu số cầm quyền.
Phúc quyết và sửa hệ thống
Tôi vẫn cho rằng nếu không có một cuộc phúc quyết hiến pháp minh bạch, dân chủ thì mọi sửa đổi Hiến pháp chỉ là vô nghĩa, tốn tiền bạc của nhân dân một cách vô ích.
Tôi nhấn mạnh yếu tố "minh bạch" và "dân chủ" bởi tôi biết rằng có những người quan ngại rằng một cuộc phúc quyết hiến pháp trong tình trạng không có tự do chính trị như hiện nay có thể củng cố quyền lực và tính chính danh của chế độ thay vì thực sự phản ánh ý nguyện của nhân dân một cách trung thực. Nhưng chúng ta cần phân biệt giữa nguyên tắc và phương thức tiến hành.
Về mặt nguyên tắc, chúng ta cần thống nhất rằng phúc quyết Hiến pháp là điều kiện để Hiến pháp thực sự là khế ước xã hội qua đó nhân dân trao quyền cho nhà nước. Có những Hiến pháp dân chủ mà không quy định phúc quyết hiến pháp, đúng vậy.
Nhưng đó là những quốc gia đã có dân chủ, Quốc hội hay cơ quan lập hiến trong thể chế chính trị của họ do nhân dân bầu ra qua bầu cử tự do, công bằng, đại diện cho quốc dân và chịu trách nhiệm trước quốc dân của họ. Đó là điều Việt Nam chưa có.
Và phúc quyết Hiến pháp là một cơ hội trong thời điểm hiện tại để nhân dân Việt Nam bày tỏ nguyện vọng về những vấn đề chính trị căn bản nhất của quốc gia.
Sau khi thống nhất về nguyên tắc như vậy, việc tổ chức như thế nào để cuộc trưng cầu dân ý được minh bạch, dân chủ, là điều quan trọng cần bàn. Những người lãnh đạo thức thời trong Đảng Cộng sản nên ngồi lại cùng giới trí thức, đảng viên cấp tiến, và cả những tổ chức đối lập, để bàn thảo và thương lượng những điều kiện tiến hành cuộc phúc quyết Hiến pháp.
Đó là cách khôn ngoan để họ vừa có thể đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa giữ thế chủ động và thể diện để có cơ may bảo đảm vị thế chính trị của họ trong tương lai. Vị thế chính trị của họ trong tương lai chỉ có thể dựa vào sự đồng thuận của nhân dân mà thôi.
Tất nhiên, thay đổi Hiến pháp không phải là tất cả những gì Việt Nam cần. Chẳng ai ngây thơ đặt niềm tin vào những điều kỳ diệu nào đó mà một cơ chế hiến pháp dân chủ sẽ tự động mang lại cho Việt Nam.
Đất nước cần rất nhiều cải cách trên nhiều phương diện, giáo dục, kinh tế, y tế; cần những người có tâm, có tài, có trách nhiệm để thực hiện các cải cách đó một cách khôn ngoan và hữu hiệu. Pháp luật chỉ là một phần của những gì Việt Nam cần mà thôi.
Tuy vậy, đất nước nào cũng cần một hệ thống pháp luật chuẩn mực, một cơ chế nhà nước dân chủ quy định trong bản Hiến pháp để tiến hành những cải cách khác một cách hiệu quả với sự đóng góp của những người hiền tài. Như nhiều người đã nói: vấn đề của Việt Nam là vấn đề cơ chế, là “lỗi hệ thống.” Mà viết lại Hiến pháp chẳng phải là tổ chức lại hệ thống quyền lực nhà nước đó hay sao?
Tôi vẫn cho rằng nếu không có một cuộc phúc quyết hiến pháp minh bạch, dân chủ thì mọi sửa đổi Hiến pháp chỉ là vô nghĩa, tốn tiền bạc của nhân dân một cách vô ích.
Tôi nhấn mạnh yếu tố "minh bạch" và "dân chủ" bởi tôi biết rằng có những người quan ngại rằng một cuộc phúc quyết hiến pháp trong tình trạng không có tự do chính trị như hiện nay có thể củng cố quyền lực và tính chính danh của chế độ thay vì thực sự phản ánh ý nguyện của nhân dân một cách trung thực. Nhưng chúng ta cần phân biệt giữa nguyên tắc và phương thức tiến hành.
Về mặt nguyên tắc, chúng ta cần thống nhất rằng phúc quyết Hiến pháp là điều kiện để Hiến pháp thực sự là khế ước xã hội qua đó nhân dân trao quyền cho nhà nước. Có những Hiến pháp dân chủ mà không quy định phúc quyết hiến pháp, đúng vậy.
Nhưng đó là những quốc gia đã có dân chủ, Quốc hội hay cơ quan lập hiến trong thể chế chính trị của họ do nhân dân bầu ra qua bầu cử tự do, công bằng, đại diện cho quốc dân và chịu trách nhiệm trước quốc dân của họ. Đó là điều Việt Nam chưa có.
Và phúc quyết Hiến pháp là một cơ hội trong thời điểm hiện tại để nhân dân Việt Nam bày tỏ nguyện vọng về những vấn đề chính trị căn bản nhất của quốc gia.
Sau khi thống nhất về nguyên tắc như vậy, việc tổ chức như thế nào để cuộc trưng cầu dân ý được minh bạch, dân chủ, là điều quan trọng cần bàn. Những người lãnh đạo thức thời trong Đảng Cộng sản nên ngồi lại cùng giới trí thức, đảng viên cấp tiến, và cả những tổ chức đối lập, để bàn thảo và thương lượng những điều kiện tiến hành cuộc phúc quyết Hiến pháp.
Đó là cách khôn ngoan để họ vừa có thể đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa giữ thế chủ động và thể diện để có cơ may bảo đảm vị thế chính trị của họ trong tương lai. Vị thế chính trị của họ trong tương lai chỉ có thể dựa vào sự đồng thuận của nhân dân mà thôi.
Tất nhiên, thay đổi Hiến pháp không phải là tất cả những gì Việt Nam cần. Chẳng ai ngây thơ đặt niềm tin vào những điều kỳ diệu nào đó mà một cơ chế hiến pháp dân chủ sẽ tự động mang lại cho Việt Nam.
Đất nước cần rất nhiều cải cách trên nhiều phương diện, giáo dục, kinh tế, y tế; cần những người có tâm, có tài, có trách nhiệm để thực hiện các cải cách đó một cách khôn ngoan và hữu hiệu. Pháp luật chỉ là một phần của những gì Việt Nam cần mà thôi.
Tuy vậy, đất nước nào cũng cần một hệ thống pháp luật chuẩn mực, một cơ chế nhà nước dân chủ quy định trong bản Hiến pháp để tiến hành những cải cách khác một cách hiệu quả với sự đóng góp của những người hiền tài. Như nhiều người đã nói: vấn đề của Việt Nam là vấn đề cơ chế, là “lỗi hệ thống.” Mà viết lại Hiến pháp chẳng phải là tổ chức lại hệ thống quyền lực nhà nước đó hay sao?
Cơ hội đoàn kết
Sửa đổi hiến pháp còn có thể là cơ hội để những người Việt Nam cả trong lẫn ngoài đảng, cả giới lãnh đạo lẫn đối lập, cả trí thức và người dân thường suy nghĩ sâu sắc về những nguyên tắc và giá trị nền tảng kết nối chúng ta như một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia, lên tiếng thể hiện sự đồng thuận về những giá trị và nguyên tắc đó và hiến định chúng.
Nếu vẫn còn sự bất đồng về những hệ giá trị căn bản nhất - chất keo gắn bó chúng ta với tư cách là những thành viên của cùng một cộng đồng, liệu những lời kêu gọi đoàn kết, hòa hợp, phát triển, có thực hiện được hay không?
Điều gắn bó người Việt chúng ta là gì? Là một ý thức hệ ngoại lai hay những giá trị tư tưởng nhân bản, bao dung, như sự tổng hòa tam giáo đồng nguyên là một niềm tự hào và là một ví dụ? Là rập khuôn giáo điều an phận hay tinh thần ham học hỏi và dám “ra biển lớn”?
Là một thể chế chính trị tập quyền áp đặt hay một cơ chế hạn chế quyền lực nhà nước, một xã hội dân sự đầy khí lực và một hệ thống khuyến khích người tài tham gia quản trị quốc gia?
Một số kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992 của nhân sỹ trí thức bị coi là 'suy thoái đạo đức'.
Chúng ta có dám "vượt qua cái bóng của chính mình" bằng việc mạnh dạn gỡ bỏ những gì đang làm trì trệ sự phát triển và hoà nhập quốc tế của quốc gia, và đặt nền tảng là những nguyên tắc mới, những hệ giá trị cầu thị mới trong bản khế ước xã hội – Hiến pháp?
Chúng ta sẽ làm thế nào để bước cái bước tiến “vượt qua cái bóng của chính mình” đó mà không lặp lại những sai lầm lịch sử gây thêm chia rẽ, thù hận hay nghi kỵ giữa người Việt lẫn nhau? Không một cá nhân hay một nhóm người nào trong xã hội có thể áp đặt câu trả lời cho những câu hỏi quá lớn đó.
Đó phải là một câu trả lời đồng thanh, tập thể, sau một cuộc thảo luận công khai, tự do, bởi toàn thể công dân Việt Nam qua một cuộc trưng cầu ý dân dân chủ và minh bạch.
Hiến pháp không chỉ là một điều luật thông thường.
Có học giả đã nói rằng Hiến pháp là một bộ luật chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam đừng cho rằng họ có thể làm ngơ trước những đòi hỏi về chính trị của người dân Việt Nam thể hiện qua những cuộc thảo luận trên truyền thông xã hội và các kiến nghị về Hiến pháp.
Làm ngơ trước những đòi hỏi về Hiến pháp đồng nghĩa với việc làm ngơ trước những đòi hỏi ôn hòa về chính trị. Mà ý dân là nền tảng của quyền lực chính trị của một chế độ.
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự lựa chọn giữa một cải cách ôn hòa và củng cố vị thế chính trị của họ thông qua việc cải tổ hiến pháp, hoặc tiếp tục thách thức sức mạnh tiềm ẩn của nhân dân, vốn chỉ bùng phát khi giới lãnh đạo mà họ từng kỳ vọng không còn lắng nghe họ nữa.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cô Nguyễn Thị Hường, nghiên cứu sinh Luật, Đại học Indiana, Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào: