Dr. Đỗ Kim Thêm, Việt Thức - 2.5.2013: Các Khái Niệm Dân Chủ, Pháp Quyền, Cộng Hòa Và Xã Hội: Lý Thuyết Và Thực Tế:
Vấn đề
Một trong những góp ý tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam là đề xuất du nhập mô hình dân chủ của nhà nước phương Tây. Dân chủ là một khái niệm luật Hiến pháp nhằm quy định hình thức cai trị, nhưng lại gắn liền với các khái niệm pháp quyền, cộng hoà và xã hội. Dù có liên hệ nhau nhưng các khái niệm này có nhiều giá trị tương đồng và dị biệt mà tiểu luận này sẽ giới thiệu những mối quan hệ lý thuyết để đối chiếu với thực tế của Hiến pháp Việt Nam.
Lý thuyết luật Hiến pháp
Dân chủ và pháp quyền
1 - Ý nghiã dị biệt
Ý nghĩa chính của dân chủ là toàn dân có thẩm quyền tối thượng trong việc quyết định vận mệnh của đất nước và con người, mà không ai khác thay thế. Vào thời trung cổ giáo quyền chiếm vai trò chủ yếu trong việc quyết định mọi sinh hoạt thế quyền. Sau khi Cách mạng Pháp thành công, toàn dân trở thành nguồn quyền lực duy nhất của đất nước, điển hình là thẩm quyền lập hiến. Toàn dân là tác giả Hiến pháp mà nội dung là quy định một trật tự cho sự chung sống trong xã hội và quan trọng nhất là các nguyên tắc tổ chức nhà nước. Tại Đức, nguyên tắc quyền dân tộc tối thượng lần đầu tiên được ghi trong Hiến pháp Weimar 1919, nguyên tắc này cũng được công nhận trong Hiến pháp các tiểu bang; Hiến pháp Paulkirchen 1849 tuy đề cao một vài yếu tố dân chủ nhưng lại không công nhận quyền dân tộc tối thượng như Pháp. Dân chủ, do đó, không đi sâu về nội dung luật pháp, tính chính thống hay kiểm soát các hoạt động nhà nước.
Khái niệm dân chủ tại Hoa kỳ và châu Âu có nhiều dị biệt. Dân chủ tại Hoa kỳ không là một phong trào đấu tranh trong nội bộ của một nước mà trước tiên là đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị. Sự hình thành các tiểu bang New England (Đông Hoa Kỳ) nhằm tách rời khỏi quyền thống trị của mẩu quốc Anh là một minh chứng. Truyền thống tư duy tại châu Âu khác hơn. John Locke cho rằng dân quyền tại Anh là tình trạng tự nhiên có sẳn của xã hội mà vai trò của chính quyền là phải bảo đảm quyền này được thực thi. Locke không coi dân chủ là quyền tối thượng và nằm trong truyền thống đấu tranh như tại Pháp. Lịch sử của Pháp cho thấy toàn dân có một quá trình chống đối và với cải cách liên tục của chính quyền mà khái niệm về dân chủ mới thành hình. Nhờ thế dân chủ trở thành quyền tốí thượng và không thể chuyển nhượng
Nhà nước pháp quyền, ngược lại, đặt vấn đề nội dung, phạm vi và luật thủ tục trong việc điều hành các hoạt động của nhà nước, cụ thể là quy định mọi giới hạn của nhà nước và người dân vào luật pháp. Nguyên tắc ràng buộc này nhằm bảo đảm quyền tự do của cá nhân, cụ thể là nhà nước phải tôn trọng việc thực thi dân quyền, các thủ tục luật hành chính và có nền tư pháp độc lập. Tôn trọng luật pháp là một phương tiện cho nhà nước thực thi nguyên tắc dân chủ được hữu hiệu hơn.
Lịch sử chứng minh các chế độ quân chủ hiến định vào thế kỷ XIX, dù không dân chủ, nhưng cũng tôn trọng nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Nguợc lại, các chế độ dân chủ hiện nay luôn đề cao trọng pháp, mà mức độ áp dụng trong thực tế bị giới hạn.
2 - Mục tiêu tương đồng
Nội dung của khái niệm nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ dân quyền một cách tổng quát, không đặc biệt hướng về ý kiến của người dân trong các quyết định cụ thể. Dù khác nhau về chiều hướng nhưng hai khái niệm dân chủ và pháp quyền cùng theo đuổi một mục tiêu chung là bảo vệ dân quyền, mà tự do ngôn luận, báo chí, thông tin và hội họp là điển hình. Quyền tự do dân chủ là một điểm nối kết cho hai khái niệm này gặp nhau. Đó cũng chính làm điểm phân biệt giũa chế độ dân chủ và độc tài. Tự do có quan hệ với dân chủ vì là nguyên tắc hình thức tổ chức cho một nhà nước, trong khi chế độ độc tài, ngược lại, không tạo điều kiện này. Do đó, dân chủ và pháp quyền có một chức năng chung là bảo vệ dân quyền và tự do trong một thể thống nhất.
Hai nguyên tắc dân chủ và pháp quyền không hề cạnh tranh hay đối nghịch mà bổ sung nhau, tạo thành một khuôn khổ chung làm cho luật Hiến pháp có giá trị bền vững hợn. Ý nghĩa của phân quyền nếu nằm trong khuôn khổ dân chủ thì sẽ dễ thành hình hơn; quyền lực của nhà nước, do đó, được quân bình hơn và có điều kiện kiểm soát chặt chẻ hơn. Thí dụ điển hình nhất là vai trò độc lập của cơ quan tư pháp. Tinh thần độc lập và khách quan của tòa án làm cho việc giải quyết các tranh chấp không bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm gây ảnh hưởng.
Toàn dân nắm quyền lực cai trị đất nước, nên nhà nước pháp quyền cũng bị giới hạn trong nguyên tắc này. Có lập luận cho là tam quyền phân lập ngày càng chuyên môn hoá cao độ nên làm suy yếu việc thực thi dân chủ. Thực tế cho thấy phân biệt chức năng trong quyền lực của bộ máy nhà nước không làm mất đi quyền kiểm soát của người dân, vì việc quân bình và kiểm soát sẽ hữu hiệu hơn, dĩ nhiên trong điều kiện là nếu nhà nước tôn trọng uy lực của luật pháp
Dân chủ và cộng hòa
Cộng hoà là một khái niệm cổ điển của luật Hiến pháp nhằm quy định về tổ chức nhà nước và có hai nghĩa hình thức hay nội dung.
1 - Hình thức
Miachiavelli là người đầu tiên du nhập khái niệm cộng hoà vào luật Hiến pháp. Ông cho rằng nhà nước cộng hoà có hai chức năng là nắm quyền lực và lãnh đạo mà trước đó thuộc về nhà vua. Nhà nước cộng hoà được hiểu là tương phản và thay thế cho nhà nước quân chủ. Do đó, chúng ta không thể gọi chế độ quân quyền của Anh và Thụy Điển là cộng hoà. Qua sự hình thành và phát triển của khái niệm dân chủ, chế độ cộng hoà sẽ làm dân chủ hóa cho đất nước về hình thức. Ngày nay, khái niệm cộng hoà đã thay đổi nhiều vì không chú trọng đến cá nhân lãnh đạo mà coi là một hình thức cai trị cộng đồng, bao gồm tất cả sinh hoạt chung của đất nước và con người.
Mối quan hệ giữa dân chủ và cộng hòa không đối nghịch hay đồng nghĩa vì cả hai có chiều hướng khác nhau. Nhưng du nhập khái niệm cộng hoà cho một chế độ dân chủ cũng không làm cho nguyên tắc dân chủ suy yếu hay mạnh hơn. Thực tế cho thấy các nước độc tài chuyên chế hoặc theo xã hội chủ nghĩa đã lạm dụng khái niệm cộng hòa khi khái niệm chuyên chính vô sản không hề phù hợp với cộng hoà dù theo nghĩa hình thức.
2 - Nội dung
Nội dung của khái niệm cộng hoà được Cicero và Kant đề cao. Cicero cho là dân tộc không chỉ là một tập hợp của một số người hổn tạp mà là một sư đồng thuận chung sống trong quy luật chung và sử dụng các tài sản chung. Cộng hoà là việc điều hành các vấn đề chung cho mọi người trong cộng đồng, thí dụ như trong cùng thành phố thời cổ Hy Lạp. Do dó, quyền lợi của cá nhân hay một phe nhóm không có ý nghĩa cộng hoà mà thuộc về tất cả các thành viên trong cộng đồng. Cá nhân và lãnh đạo cùng theo đuổi mục đích chung sống trong chế độ cộng hoà trong tinh thần trọng pháp. Chế độ cộng hoà không còn là một hình thức không quân chủ hay chuyên chế mà là một chế độ chính trị, một biểu hiện có nội dung là mọi quyết định phải phù hợp với quyền lợi công cộng. Trong nội dung này, cộng hoà có ý nghiã của khái niệm nhà nước pháp quyền hiện nay.
Theo Kant, cộng hoà không có nội dung giáo điều mà là một khái niệm luật Hiến pháp đề ra các quy phạm căn bản cho sự chung sống trong xã hội và ba điều kiện tiên quyết là tự do, ràng buộc về luật pháp và bình đẳng. Nội dung này không cách biệt với khái niệm tự do dân chủ hiện đại. Kant mơ ước là nếu Hiến pháp cộng hoà thực hiện được trong từng quốc gia và có sự hợp tác quốc tế hữu hiệu thì một nền hoà bình vĩnh cữu cho nhân loại là khả thi.
Dân chủ và xã hội
1 - Ủy nhiệm mục tiêu
Nhà nước xã hội là một khái niệm hiện đại của luật Hiến pháp, không phải là một nguyên tắc hiến định để tạo thành nhà nước XHCN, không thuộc về dân quyền hay pháp quyền, mà là một mục tiêu của nhà nước để đem lại công bình và an toàn xã hội. Đúng hơn đây là một sự ủy nhiệm của luật Hiến pháp cho nhà nước và các cơ quan chức năng thi hành các biện pháp xã hội để bảo đảm cuộc sống cho toàn dân, thí dụ tạo an sinh cộng đồng, phúc lợi xã hội, phòng chống thiên tai, công bình trong hệ thống thuế khọá, phân phối lợi tức, các biện pháp bảo hiểm sức khoẻ, thất nghiệp, hưu bổng và trợ cấp xã hội vv…
Hai khái niệm dân chủ và nhà nước xã hội không đối nghịch mà hổ trợ nhau. Nếu bất công là một hậu quả tất yếu trong đời sống xã hội, thì dân chủ là một khả năng để giải quyết vấn đề. Việc thực hiện các mục tiêu của nhà nước xã hội đề ra cần đến dân chủ. Dân chủ đem lại sư bình đẳng chính trị cho toàn dân, dân có quyền định chọn lãnh đạo qua hình thức đầu phiếu. Do đó, các bất công xã hội cũng phải do dân giải quyết qua phương thức dân chủ.
2 - Triển vọng khó khăn
Trở ngại chính là nguyên tắc dân chủ quy định quá tổng quát, trong khi mang lại công bình và an toàn xã hội cho toàn dân là mục tiêu lý tưởng. Đồng thuận dân chủ không thể đề ra một thể chế tối ưu và một giải pháp khi nhà nước không có phương tiện. Hiện nay, bất công xã hội không thuần túy nằm trong sự bóc lột công nhân qua quá trình sản xuất như Marx mô tả mà thực tế phức tạp hơn nhiều. Toàn cầu hoá, nợ công lan tràn và suy thoái kinh tế là các vấn đề xã hội trầm trọng của các nuớc phương Tây. Khả năng giải quyết vấn đề càng thu hẹp, nên nhà nước càng cần hợp tác quốc tế và các tổ chức dân sự, kể cả sự chấp nhận hy sinh và khắc khổ của dân chúng.
Luật Hiến pháp không cho phép nguời dân có tố quyền hiến định về một quyền lợi xã hội. Triển vọng về việc phát triển quyền này thành một nhân quyền càng khó khăn hơn vì tình hình kinh tế không cho phép. Tạo công bình trong phân phối phúc lợi và an toàn xã hội cho toàn dân, giải quyết bất công qua đánh thuế doanh nghiệp, thuế di sản và thuế lợi tức là những biện pháp luật định. Do đó, vấn đề không những cần dân chủ mà còn cần đến pháp quyền. Mối quan hệ này cần được đặt ra. Việc phân chia phúc lợi xã hội công bình trong tương lai càng bất trắc hơn.
Thực tế Hiến pháp Việt Nam
1 - Thực trạng
Dù tự hào dân chủ của Việt Nam là tốt đẹp vạn lần hơn của các nước phương Tây, nhưng Việt Nam chưa hề có một Hiến pháp nào đúng nghĩa là của dân làm ra, nên không có điều kiện tương đồng để so chiếu với các khái niệm vừa trình bày và suy diễn về tương lai Hiến pháp. Nếu chấp nhận giá trị phổ quát của các khái niệm trên để soi sáng cho thực trạng Hiến pháp thì chúng ta thấy một thực tế khác.
Hiến pháp không có dân chủ, vì ngườì dân không có cơ hội hành sử thẩm quyền lập hiến và không có tố quyền hiến định về các vi phạm nhân quyền. Hiến pháp không bảo đảm tự do báo chí mà trước đây thực dân Pháp đã triệt để tôn trọng.
Hiến pháp không có pháp quyền soi sáng vì Đảng quyền can thiệp toàn diện và triệt để vào mọi sinh hoạt xã hội, do đó vi phạm về sự phân biệt giữa chính quyền và xã hội.
Hiến pháp không theo thể chế cộng hoà dù quốc hiệu minh danh là cộng hòa xã hội chủ nghiã. Quyền dân chủ nhân dân mà chế độ Đảng cử dân bầu và quyền sở hữu nhà nước không phù hợp theo ý niệm cổ điển cộng hoà.
Hiến pháp không theo quan điểm nhà nước xã hội vì định hướng XHCN. Chính sách này không đem lại công bình trong phân chia phúc lợi và an toàn xã hội. Bốn khiếm khuyết này quá hiển nhiên nên không cần lý giải thêm.
2 - Nguyên nhân
Lý thuyết Mác xít cho rằng các khái niệm thượng tôn luật pháp, tôn trọng nhân quyền, tam quyền phân lập, chính thể lập hiến và đại nghị là những sản phẩm sai lầm của ý thức trong xã hội tư sản mà tranh chấp quyền lợi của các giai cấp là một thực tại khách quan. Hiến pháp phản ảnh một tình trạng đấu tranh giai cấp, một phương tiện cho giai cấp thống trị đàn áp các giai cấp khác và cuối cùng đi đến thoả hiệp về hình thức hay nội dung trong một thời kỳ nhất định. Sự thoả hiệp này không còn nửa khi giai cấp công nhân thắng thế trong cuộc đấu tranh cách mạng. Giai cấp vô sản là đại diện chính thống cho toàn xã hội và có thẩm quyền tối thượng về lập hiến. Với bạo lực cách mạng và độc quyền chuyên chính vô sản Hiến pháp XHCN là một công cụ lý tưởng để xây dựng xã hội và đem lại công bình tuyệt đối. Các mối quan hệ về các khái niệm dân chủ, pháp quyền, cộng hoà và xã hội sẽ bị hủy diệt theo ánh sáng của nền dân chủ nhân dân.
Thực tế đấu tranh cách mạng dành đôc lập và giải phóng dân tộc tạo cho Đảng có một ưu quyền tối thượng và Việt Nam có một đặc thù là Đảng, nhà nước và xã hội là một thể thống nhất. Soạn thảo Hiến pháp là sự cải biên các Nghị quyết và Cương lĩnh của Đảng; Hiến pháp không do thẩm quyền lập hiến của toàn dân quyết định và nội dung không là ý chí chung sống của toàn dân trong nguyên tắc đồng thuận. Từ sự áp đặt của Đảng quyền mà Hiến pháp không có giá trị về mặt pháp lý và thực tế.
3 - Giải pháp
Lý thuyết về luật Hiến pháp rất đa dạng cần được góp ý, nhưng ít ai quan tâm, kể cả học giới. Đảng chưa thuyết phục được về khái niệm NNPQXHCN và không còn thuyết phục được về khái niệm chuyên chính vô sản và quyền sở hữu toàn dân. Tất cả lý thuyết làm kìm chế sự thịnh vượng đất nước. Nếu Quốc hội tiếp tục sao chép Cương lĩnh của Đảng thì Hiến pháp tương lai sẽ là một áp đặt của tư bản nhà nước với giai cấp vô sản mới, nạn nhân của Đảng. Cuối cùng, Hiến pháp không phát huy được khái niệm đối lập chính trị trong sinh hoạt dân chủ mà chỉ duy trì khái niệm phản động, thế lực thù địch và suy thoái đạo đức.
Thực tế về góp ý tu chỉnh không dựa theo lý thuyết luật pháp XHCN mà theo công lý cá nhân và đạo đức xã hội để lập luận. Dân oan thấy là luật pháp không còn là công cụ của tư sản bóc lột mà đã trở thành phương tiện cưõng chế của tư bản thân tộc. Dân không thấy có thành phần giai cấp vô sản vùng lên mà chỉ biết có các nhóm lợi ích dành nhau định đoạt vận mệnh đất nước. Dân không tự xác định được mình có thẩm quyền lập hiến tối thượng, vì cho là hoang tưởng và dè dặt hơn khi góp ý theo chỉ đạo của Đảng. Dĩ nhiên cũng có một thiểu số khác phê phán Đảng nghiêm khác hơn với tất cả thành tâm. Dù cả hai thiện chí này đều đáng được tôn trọng, nhưng không đem lại giá trị cho việc tu chỉnh được cao cả hơn, vì vô hình chung là họ chấp nhận duy trì tình trạng vô luật pháp hiện nay.
Đảng muốn tiếp tục lãnh đạo, nhưng dân cần có cơ hội đối thoại trong tinh thần bình đẳng hơn là theo sự chỉ đạo của Đảng. Giữa dân và Đảng cần hiểu nhau nhiều hơn mà hệ thống thông tin của nhà nước và cộng đồng mạng không thể đáp ứng được nhu cầu này. Để chuẩn bị tìm ra mô hình Hiến pháp mới, các khái niệm hiến định là quan trọng cho học giới, vì họ cần có cơ sở để đóng góp thiết thực hơn. Một cuộc thăm dò dư luận khách quan sẽ đem lại nguồn thông tin khả tín và phương tiện cần thiết. Tìm hiểu y kiến công luận về triển vọng hình thành các định hướng lập hiến này là một sinh hoạt bình thường của một đất nước dân chủ. Việc Đảng và dân chúng đồng thuận tham gia cho bước khởi đầu này trở thành vấn đề nghiêm túc cần thảo luận sâu rộng hơn.
Vấn đề
Một trong những góp ý tu chỉnh Hiến pháp Việt Nam là đề xuất du nhập mô hình dân chủ của nhà nước phương Tây. Dân chủ là một khái niệm luật Hiến pháp nhằm quy định hình thức cai trị, nhưng lại gắn liền với các khái niệm pháp quyền, cộng hoà và xã hội. Dù có liên hệ nhau nhưng các khái niệm này có nhiều giá trị tương đồng và dị biệt mà tiểu luận này sẽ giới thiệu những mối quan hệ lý thuyết để đối chiếu với thực tế của Hiến pháp Việt Nam.
Lý thuyết luật Hiến pháp
Dân chủ và pháp quyền
1 - Ý nghiã dị biệt
Ý nghĩa chính của dân chủ là toàn dân có thẩm quyền tối thượng trong việc quyết định vận mệnh của đất nước và con người, mà không ai khác thay thế. Vào thời trung cổ giáo quyền chiếm vai trò chủ yếu trong việc quyết định mọi sinh hoạt thế quyền. Sau khi Cách mạng Pháp thành công, toàn dân trở thành nguồn quyền lực duy nhất của đất nước, điển hình là thẩm quyền lập hiến. Toàn dân là tác giả Hiến pháp mà nội dung là quy định một trật tự cho sự chung sống trong xã hội và quan trọng nhất là các nguyên tắc tổ chức nhà nước. Tại Đức, nguyên tắc quyền dân tộc tối thượng lần đầu tiên được ghi trong Hiến pháp Weimar 1919, nguyên tắc này cũng được công nhận trong Hiến pháp các tiểu bang; Hiến pháp Paulkirchen 1849 tuy đề cao một vài yếu tố dân chủ nhưng lại không công nhận quyền dân tộc tối thượng như Pháp. Dân chủ, do đó, không đi sâu về nội dung luật pháp, tính chính thống hay kiểm soát các hoạt động nhà nước.
Khái niệm dân chủ tại Hoa kỳ và châu Âu có nhiều dị biệt. Dân chủ tại Hoa kỳ không là một phong trào đấu tranh trong nội bộ của một nước mà trước tiên là đòi hỏi quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị. Sự hình thành các tiểu bang New England (Đông Hoa Kỳ) nhằm tách rời khỏi quyền thống trị của mẩu quốc Anh là một minh chứng. Truyền thống tư duy tại châu Âu khác hơn. John Locke cho rằng dân quyền tại Anh là tình trạng tự nhiên có sẳn của xã hội mà vai trò của chính quyền là phải bảo đảm quyền này được thực thi. Locke không coi dân chủ là quyền tối thượng và nằm trong truyền thống đấu tranh như tại Pháp. Lịch sử của Pháp cho thấy toàn dân có một quá trình chống đối và với cải cách liên tục của chính quyền mà khái niệm về dân chủ mới thành hình. Nhờ thế dân chủ trở thành quyền tốí thượng và không thể chuyển nhượng
Nhà nước pháp quyền, ngược lại, đặt vấn đề nội dung, phạm vi và luật thủ tục trong việc điều hành các hoạt động của nhà nước, cụ thể là quy định mọi giới hạn của nhà nước và người dân vào luật pháp. Nguyên tắc ràng buộc này nhằm bảo đảm quyền tự do của cá nhân, cụ thể là nhà nước phải tôn trọng việc thực thi dân quyền, các thủ tục luật hành chính và có nền tư pháp độc lập. Tôn trọng luật pháp là một phương tiện cho nhà nước thực thi nguyên tắc dân chủ được hữu hiệu hơn.
Lịch sử chứng minh các chế độ quân chủ hiến định vào thế kỷ XIX, dù không dân chủ, nhưng cũng tôn trọng nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Nguợc lại, các chế độ dân chủ hiện nay luôn đề cao trọng pháp, mà mức độ áp dụng trong thực tế bị giới hạn.
2 - Mục tiêu tương đồng
Nội dung của khái niệm nhà nước pháp quyền nhằm bảo vệ dân quyền một cách tổng quát, không đặc biệt hướng về ý kiến của người dân trong các quyết định cụ thể. Dù khác nhau về chiều hướng nhưng hai khái niệm dân chủ và pháp quyền cùng theo đuổi một mục tiêu chung là bảo vệ dân quyền, mà tự do ngôn luận, báo chí, thông tin và hội họp là điển hình. Quyền tự do dân chủ là một điểm nối kết cho hai khái niệm này gặp nhau. Đó cũng chính làm điểm phân biệt giũa chế độ dân chủ và độc tài. Tự do có quan hệ với dân chủ vì là nguyên tắc hình thức tổ chức cho một nhà nước, trong khi chế độ độc tài, ngược lại, không tạo điều kiện này. Do đó, dân chủ và pháp quyền có một chức năng chung là bảo vệ dân quyền và tự do trong một thể thống nhất.
Hai nguyên tắc dân chủ và pháp quyền không hề cạnh tranh hay đối nghịch mà bổ sung nhau, tạo thành một khuôn khổ chung làm cho luật Hiến pháp có giá trị bền vững hợn. Ý nghĩa của phân quyền nếu nằm trong khuôn khổ dân chủ thì sẽ dễ thành hình hơn; quyền lực của nhà nước, do đó, được quân bình hơn và có điều kiện kiểm soát chặt chẻ hơn. Thí dụ điển hình nhất là vai trò độc lập của cơ quan tư pháp. Tinh thần độc lập và khách quan của tòa án làm cho việc giải quyết các tranh chấp không bị quyền lợi cá nhân hay phe nhóm gây ảnh hưởng.
Toàn dân nắm quyền lực cai trị đất nước, nên nhà nước pháp quyền cũng bị giới hạn trong nguyên tắc này. Có lập luận cho là tam quyền phân lập ngày càng chuyên môn hoá cao độ nên làm suy yếu việc thực thi dân chủ. Thực tế cho thấy phân biệt chức năng trong quyền lực của bộ máy nhà nước không làm mất đi quyền kiểm soát của người dân, vì việc quân bình và kiểm soát sẽ hữu hiệu hơn, dĩ nhiên trong điều kiện là nếu nhà nước tôn trọng uy lực của luật pháp
Dân chủ và cộng hòa
Cộng hoà là một khái niệm cổ điển của luật Hiến pháp nhằm quy định về tổ chức nhà nước và có hai nghĩa hình thức hay nội dung.
1 - Hình thức
Miachiavelli là người đầu tiên du nhập khái niệm cộng hoà vào luật Hiến pháp. Ông cho rằng nhà nước cộng hoà có hai chức năng là nắm quyền lực và lãnh đạo mà trước đó thuộc về nhà vua. Nhà nước cộng hoà được hiểu là tương phản và thay thế cho nhà nước quân chủ. Do đó, chúng ta không thể gọi chế độ quân quyền của Anh và Thụy Điển là cộng hoà. Qua sự hình thành và phát triển của khái niệm dân chủ, chế độ cộng hoà sẽ làm dân chủ hóa cho đất nước về hình thức. Ngày nay, khái niệm cộng hoà đã thay đổi nhiều vì không chú trọng đến cá nhân lãnh đạo mà coi là một hình thức cai trị cộng đồng, bao gồm tất cả sinh hoạt chung của đất nước và con người.
Mối quan hệ giữa dân chủ và cộng hòa không đối nghịch hay đồng nghĩa vì cả hai có chiều hướng khác nhau. Nhưng du nhập khái niệm cộng hoà cho một chế độ dân chủ cũng không làm cho nguyên tắc dân chủ suy yếu hay mạnh hơn. Thực tế cho thấy các nước độc tài chuyên chế hoặc theo xã hội chủ nghĩa đã lạm dụng khái niệm cộng hòa khi khái niệm chuyên chính vô sản không hề phù hợp với cộng hoà dù theo nghĩa hình thức.
2 - Nội dung
Nội dung của khái niệm cộng hoà được Cicero và Kant đề cao. Cicero cho là dân tộc không chỉ là một tập hợp của một số người hổn tạp mà là một sư đồng thuận chung sống trong quy luật chung và sử dụng các tài sản chung. Cộng hoà là việc điều hành các vấn đề chung cho mọi người trong cộng đồng, thí dụ như trong cùng thành phố thời cổ Hy Lạp. Do dó, quyền lợi của cá nhân hay một phe nhóm không có ý nghĩa cộng hoà mà thuộc về tất cả các thành viên trong cộng đồng. Cá nhân và lãnh đạo cùng theo đuổi mục đích chung sống trong chế độ cộng hoà trong tinh thần trọng pháp. Chế độ cộng hoà không còn là một hình thức không quân chủ hay chuyên chế mà là một chế độ chính trị, một biểu hiện có nội dung là mọi quyết định phải phù hợp với quyền lợi công cộng. Trong nội dung này, cộng hoà có ý nghiã của khái niệm nhà nước pháp quyền hiện nay.
Theo Kant, cộng hoà không có nội dung giáo điều mà là một khái niệm luật Hiến pháp đề ra các quy phạm căn bản cho sự chung sống trong xã hội và ba điều kiện tiên quyết là tự do, ràng buộc về luật pháp và bình đẳng. Nội dung này không cách biệt với khái niệm tự do dân chủ hiện đại. Kant mơ ước là nếu Hiến pháp cộng hoà thực hiện được trong từng quốc gia và có sự hợp tác quốc tế hữu hiệu thì một nền hoà bình vĩnh cữu cho nhân loại là khả thi.
Dân chủ và xã hội
1 - Ủy nhiệm mục tiêu
Nhà nước xã hội là một khái niệm hiện đại của luật Hiến pháp, không phải là một nguyên tắc hiến định để tạo thành nhà nước XHCN, không thuộc về dân quyền hay pháp quyền, mà là một mục tiêu của nhà nước để đem lại công bình và an toàn xã hội. Đúng hơn đây là một sự ủy nhiệm của luật Hiến pháp cho nhà nước và các cơ quan chức năng thi hành các biện pháp xã hội để bảo đảm cuộc sống cho toàn dân, thí dụ tạo an sinh cộng đồng, phúc lợi xã hội, phòng chống thiên tai, công bình trong hệ thống thuế khọá, phân phối lợi tức, các biện pháp bảo hiểm sức khoẻ, thất nghiệp, hưu bổng và trợ cấp xã hội vv…
Hai khái niệm dân chủ và nhà nước xã hội không đối nghịch mà hổ trợ nhau. Nếu bất công là một hậu quả tất yếu trong đời sống xã hội, thì dân chủ là một khả năng để giải quyết vấn đề. Việc thực hiện các mục tiêu của nhà nước xã hội đề ra cần đến dân chủ. Dân chủ đem lại sư bình đẳng chính trị cho toàn dân, dân có quyền định chọn lãnh đạo qua hình thức đầu phiếu. Do đó, các bất công xã hội cũng phải do dân giải quyết qua phương thức dân chủ.
2 - Triển vọng khó khăn
Trở ngại chính là nguyên tắc dân chủ quy định quá tổng quát, trong khi mang lại công bình và an toàn xã hội cho toàn dân là mục tiêu lý tưởng. Đồng thuận dân chủ không thể đề ra một thể chế tối ưu và một giải pháp khi nhà nước không có phương tiện. Hiện nay, bất công xã hội không thuần túy nằm trong sự bóc lột công nhân qua quá trình sản xuất như Marx mô tả mà thực tế phức tạp hơn nhiều. Toàn cầu hoá, nợ công lan tràn và suy thoái kinh tế là các vấn đề xã hội trầm trọng của các nuớc phương Tây. Khả năng giải quyết vấn đề càng thu hẹp, nên nhà nước càng cần hợp tác quốc tế và các tổ chức dân sự, kể cả sự chấp nhận hy sinh và khắc khổ của dân chúng.
Luật Hiến pháp không cho phép nguời dân có tố quyền hiến định về một quyền lợi xã hội. Triển vọng về việc phát triển quyền này thành một nhân quyền càng khó khăn hơn vì tình hình kinh tế không cho phép. Tạo công bình trong phân phối phúc lợi và an toàn xã hội cho toàn dân, giải quyết bất công qua đánh thuế doanh nghiệp, thuế di sản và thuế lợi tức là những biện pháp luật định. Do đó, vấn đề không những cần dân chủ mà còn cần đến pháp quyền. Mối quan hệ này cần được đặt ra. Việc phân chia phúc lợi xã hội công bình trong tương lai càng bất trắc hơn.
Thực tế Hiến pháp Việt Nam
1 - Thực trạng
Dù tự hào dân chủ của Việt Nam là tốt đẹp vạn lần hơn của các nước phương Tây, nhưng Việt Nam chưa hề có một Hiến pháp nào đúng nghĩa là của dân làm ra, nên không có điều kiện tương đồng để so chiếu với các khái niệm vừa trình bày và suy diễn về tương lai Hiến pháp. Nếu chấp nhận giá trị phổ quát của các khái niệm trên để soi sáng cho thực trạng Hiến pháp thì chúng ta thấy một thực tế khác.
Hiến pháp không có dân chủ, vì ngườì dân không có cơ hội hành sử thẩm quyền lập hiến và không có tố quyền hiến định về các vi phạm nhân quyền. Hiến pháp không bảo đảm tự do báo chí mà trước đây thực dân Pháp đã triệt để tôn trọng.
Hiến pháp không có pháp quyền soi sáng vì Đảng quyền can thiệp toàn diện và triệt để vào mọi sinh hoạt xã hội, do đó vi phạm về sự phân biệt giữa chính quyền và xã hội.
Hiến pháp không theo thể chế cộng hoà dù quốc hiệu minh danh là cộng hòa xã hội chủ nghiã. Quyền dân chủ nhân dân mà chế độ Đảng cử dân bầu và quyền sở hữu nhà nước không phù hợp theo ý niệm cổ điển cộng hoà.
Hiến pháp không theo quan điểm nhà nước xã hội vì định hướng XHCN. Chính sách này không đem lại công bình trong phân chia phúc lợi và an toàn xã hội. Bốn khiếm khuyết này quá hiển nhiên nên không cần lý giải thêm.
2 - Nguyên nhân
Lý thuyết Mác xít cho rằng các khái niệm thượng tôn luật pháp, tôn trọng nhân quyền, tam quyền phân lập, chính thể lập hiến và đại nghị là những sản phẩm sai lầm của ý thức trong xã hội tư sản mà tranh chấp quyền lợi của các giai cấp là một thực tại khách quan. Hiến pháp phản ảnh một tình trạng đấu tranh giai cấp, một phương tiện cho giai cấp thống trị đàn áp các giai cấp khác và cuối cùng đi đến thoả hiệp về hình thức hay nội dung trong một thời kỳ nhất định. Sự thoả hiệp này không còn nửa khi giai cấp công nhân thắng thế trong cuộc đấu tranh cách mạng. Giai cấp vô sản là đại diện chính thống cho toàn xã hội và có thẩm quyền tối thượng về lập hiến. Với bạo lực cách mạng và độc quyền chuyên chính vô sản Hiến pháp XHCN là một công cụ lý tưởng để xây dựng xã hội và đem lại công bình tuyệt đối. Các mối quan hệ về các khái niệm dân chủ, pháp quyền, cộng hoà và xã hội sẽ bị hủy diệt theo ánh sáng của nền dân chủ nhân dân.
Thực tế đấu tranh cách mạng dành đôc lập và giải phóng dân tộc tạo cho Đảng có một ưu quyền tối thượng và Việt Nam có một đặc thù là Đảng, nhà nước và xã hội là một thể thống nhất. Soạn thảo Hiến pháp là sự cải biên các Nghị quyết và Cương lĩnh của Đảng; Hiến pháp không do thẩm quyền lập hiến của toàn dân quyết định và nội dung không là ý chí chung sống của toàn dân trong nguyên tắc đồng thuận. Từ sự áp đặt của Đảng quyền mà Hiến pháp không có giá trị về mặt pháp lý và thực tế.
3 - Giải pháp
Lý thuyết về luật Hiến pháp rất đa dạng cần được góp ý, nhưng ít ai quan tâm, kể cả học giới. Đảng chưa thuyết phục được về khái niệm NNPQXHCN và không còn thuyết phục được về khái niệm chuyên chính vô sản và quyền sở hữu toàn dân. Tất cả lý thuyết làm kìm chế sự thịnh vượng đất nước. Nếu Quốc hội tiếp tục sao chép Cương lĩnh của Đảng thì Hiến pháp tương lai sẽ là một áp đặt của tư bản nhà nước với giai cấp vô sản mới, nạn nhân của Đảng. Cuối cùng, Hiến pháp không phát huy được khái niệm đối lập chính trị trong sinh hoạt dân chủ mà chỉ duy trì khái niệm phản động, thế lực thù địch và suy thoái đạo đức.
Thực tế về góp ý tu chỉnh không dựa theo lý thuyết luật pháp XHCN mà theo công lý cá nhân và đạo đức xã hội để lập luận. Dân oan thấy là luật pháp không còn là công cụ của tư sản bóc lột mà đã trở thành phương tiện cưõng chế của tư bản thân tộc. Dân không thấy có thành phần giai cấp vô sản vùng lên mà chỉ biết có các nhóm lợi ích dành nhau định đoạt vận mệnh đất nước. Dân không tự xác định được mình có thẩm quyền lập hiến tối thượng, vì cho là hoang tưởng và dè dặt hơn khi góp ý theo chỉ đạo của Đảng. Dĩ nhiên cũng có một thiểu số khác phê phán Đảng nghiêm khác hơn với tất cả thành tâm. Dù cả hai thiện chí này đều đáng được tôn trọng, nhưng không đem lại giá trị cho việc tu chỉnh được cao cả hơn, vì vô hình chung là họ chấp nhận duy trì tình trạng vô luật pháp hiện nay.
Đảng muốn tiếp tục lãnh đạo, nhưng dân cần có cơ hội đối thoại trong tinh thần bình đẳng hơn là theo sự chỉ đạo của Đảng. Giữa dân và Đảng cần hiểu nhau nhiều hơn mà hệ thống thông tin của nhà nước và cộng đồng mạng không thể đáp ứng được nhu cầu này. Để chuẩn bị tìm ra mô hình Hiến pháp mới, các khái niệm hiến định là quan trọng cho học giới, vì họ cần có cơ sở để đóng góp thiết thực hơn. Một cuộc thăm dò dư luận khách quan sẽ đem lại nguồn thông tin khả tín và phương tiện cần thiết. Tìm hiểu y kiến công luận về triển vọng hình thành các định hướng lập hiến này là một sinh hoạt bình thường của một đất nước dân chủ. Việc Đảng và dân chúng đồng thuận tham gia cho bước khởi đầu này trở thành vấn đề nghiêm túc cần thảo luận sâu rộng hơn.
Kết luận
Trình độ luật pháp biểu hiện nền văn hoá của một nước. Tu chỉnh Hiến pháp là một nhu cầu bức thiết của thời đại để chứng tỏ là một tinh hoa văn hóa đáng cho thế hệ hôm nay tự hào và mai sau kế thừa. Tiến trình cải cách thêm xa vì chúng ta không có một chủ thuyết lập hiến mở lối và cũng không có kinh nghiệm thực tế để thu ngắn.
Nguyên uỷ chuyển động cho tương lai Hiến pháp cần đến một khởi điểm tinh thần: cả nước tìm hiểu và mến yêu những giá trị cao đẹp của Hiến pháp và biến kiến thức và ý thức này thành một tinh thần yêu nước. Luận đề này do triết gia Jürgen Habermas khởi xướng. Tinh thần yêu nước hôm nay là phát huy những giá trị đích thực của tự do, công bình, nhân quyền và ràng buộc pháp luật. Toàn dân thay đổi tư duy về thẩm quyền lập hiến là khởi điểm và Đảng thăm dò dư luận theo phương cách khoa học là biện pháp.
Dr. Đỗ Kim Thêm L.L. M., M. A
Legal Member, Competition Law and Policy and Consumer Protection Branch, United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), Geneva. Views expressed are personal. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.
Trình độ luật pháp biểu hiện nền văn hoá của một nước. Tu chỉnh Hiến pháp là một nhu cầu bức thiết của thời đại để chứng tỏ là một tinh hoa văn hóa đáng cho thế hệ hôm nay tự hào và mai sau kế thừa. Tiến trình cải cách thêm xa vì chúng ta không có một chủ thuyết lập hiến mở lối và cũng không có kinh nghiệm thực tế để thu ngắn.
Nguyên uỷ chuyển động cho tương lai Hiến pháp cần đến một khởi điểm tinh thần: cả nước tìm hiểu và mến yêu những giá trị cao đẹp của Hiến pháp và biến kiến thức và ý thức này thành một tinh thần yêu nước. Luận đề này do triết gia Jürgen Habermas khởi xướng. Tinh thần yêu nước hôm nay là phát huy những giá trị đích thực của tự do, công bình, nhân quyền và ràng buộc pháp luật. Toàn dân thay đổi tư duy về thẩm quyền lập hiến là khởi điểm và Đảng thăm dò dư luận theo phương cách khoa học là biện pháp.
Dr. Đỗ Kim Thêm L.L. M., M. A
Legal Member, Competition Law and Policy and Consumer Protection Branch, United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), Geneva. Views expressed are personal. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.
Không có nhận xét nào: