Jonathan London, Vietnamhumanrightsdefenders - 16.5.2013: Jonathan London nói rằng mặc dù sự đàn áp vẫn tồn tại, song mức độ hiện diện của nó đang ngày càng suy giảm
Những sự kiện trọng đại đang diễn ra ở Việt Nam. Người ta chủ yếu chú ý đến chính sách đàn áp mà qua đó nhà nước Việt Nam đang tiếp tục làm xói mòn hình ảnh quốc tế của nó. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã trải qua những thay đổi không thể bác bỏ về văn hoá chính trị, một diễn biến mang ý nghĩa lớn hơn nhiều.
Những sự kiện trọng đại đang diễn ra ở Việt Nam. Người ta chủ yếu chú ý đến chính sách đàn áp mà qua đó nhà nước Việt Nam đang tiếp tục làm xói mòn hình ảnh quốc tế của nó. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng qua, Việt Nam đã trải qua những thay đổi không thể bác bỏ về văn hoá chính trị, một diễn biến mang ý nghĩa lớn hơn nhiều.
Những đổi thay này không chỉ gói gọn trong các bản kiến nghị hay những hành động chống đối đây đó; trong một thời gian rất ngắn, đất nước này đã phát triển một nét văn hoá chính trị sinh động, thậm chí mang màu sắc đa nguyên.
Nhận ra những đổi thay này cũng đồng nghĩa với việc nhận ra những giới hạn của chúng. Lái xe đi dọc miền Trung Việt Nam thời gian gần đây, tôi đã nhận ra mức độ “văn hoá Staline” (Stalinesque) mà đôi khi nó vẫn có thể thể hiện. Song đó không còn là bộ mặt chính trị duy nhất ở đất nước này nữa.
Giờ đây hàng ngày, lớp lớp người Việt tham gia vào thế giới blog và thể hiện quan điểm của mình. Thay vì theo kiểu gây buồn ngủ kéo dài, nghệ thuật bình luận chính trị đang chứng kiến một sự phục hưng.
Chẳng hạn, hàng trăm công dân kéo ra các công viên ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Nha Trang để tham gia cuộc “dã ngoại” vì nhân quyền và quyền tự do lập hội. Đúng là những hành động này gặp phải sự đàn áp, đe doạ và đánh đập, song chúng vẫn cứ diễn ra. Và, cho dù nhanh đến đâu, đó vẫn là một khoảnh khắc bừng sáng (Tocquevillian moment) cho Việt Nam.
Vậy thì điều gì đang diễn ra? Có ba diễn biến xem ra là quan trọng nhất ở đây. Đầu tiên, ngoại trừ một vài nhóm đáng kể với đầu óc ảo tưởng và phản xạ bảo thủ “thâm căn cố đế”, hầu như nhà quan sát nghiêm túc nào về nền kinh tế chính trị Việt Nam cũng đều nhận ra rằng đây là thời điểm cần phải tiến hành cải cách thể chế thực chất, và không chỉ trong địa hạt kinh tế.
Thứ hai, người Việt Nam đang tìm tiếng nói của mình. Họ đang đòi hỏi sự thay đổi, từ những nhóm khác nhau. Những tiếng nói cất lên theo cách ngày càng độc lập và công khai. Và xem ra chúng không thể bị dập tắt trong một sớm một chiều.
Điều này đưa chúng ta đi đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ là đáng tò mò nhất: sức mạnh đàn áp đang dần suy kiệt của bộ máy nhà nước. Nó vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay. Song mức độ hiện diện của nó đang trên đà suy giảm. Những bức ảnh về cuộc dã ngoại nhân quyền, chẳng hạn, cứ tự do lưu hành trên mạng.
Một số người lập luận rằng, những mức độ tự do này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng xung đột phe nhóm trong nội bộ đảng, ở đó các phe nhóm đối địch được lợi khi họ công khai công kích nhau. Theo nhận định của tôi, điều này phản ảnh một sự chuyển biến về cảm tính, về thái độ chấp nhận và thậm chí về niềm tự hào trong hàng ngũ của đảng rằng dựa dẫm vào các phương tiện đàn áp là con đường không đáng mong muốn cho Việt Nam.
Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Những con người tài năng và tâm huyết trong và ngoài đảng đang tìm một tiếng nói. Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới./.
Jonathan London là giáo sư và là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hồng Kông (Southeast Asia Research Centre, the City University of Hong Kong).
Nhận ra những đổi thay này cũng đồng nghĩa với việc nhận ra những giới hạn của chúng. Lái xe đi dọc miền Trung Việt Nam thời gian gần đây, tôi đã nhận ra mức độ “văn hoá Staline” (Stalinesque) mà đôi khi nó vẫn có thể thể hiện. Song đó không còn là bộ mặt chính trị duy nhất ở đất nước này nữa.
Giờ đây hàng ngày, lớp lớp người Việt tham gia vào thế giới blog và thể hiện quan điểm của mình. Thay vì theo kiểu gây buồn ngủ kéo dài, nghệ thuật bình luận chính trị đang chứng kiến một sự phục hưng.
Chẳng hạn, hàng trăm công dân kéo ra các công viên ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Nha Trang để tham gia cuộc “dã ngoại” vì nhân quyền và quyền tự do lập hội. Đúng là những hành động này gặp phải sự đàn áp, đe doạ và đánh đập, song chúng vẫn cứ diễn ra. Và, cho dù nhanh đến đâu, đó vẫn là một khoảnh khắc bừng sáng (Tocquevillian moment) cho Việt Nam.
Vậy thì điều gì đang diễn ra? Có ba diễn biến xem ra là quan trọng nhất ở đây. Đầu tiên, ngoại trừ một vài nhóm đáng kể với đầu óc ảo tưởng và phản xạ bảo thủ “thâm căn cố đế”, hầu như nhà quan sát nghiêm túc nào về nền kinh tế chính trị Việt Nam cũng đều nhận ra rằng đây là thời điểm cần phải tiến hành cải cách thể chế thực chất, và không chỉ trong địa hạt kinh tế.
Thứ hai, người Việt Nam đang tìm tiếng nói của mình. Họ đang đòi hỏi sự thay đổi, từ những nhóm khác nhau. Những tiếng nói cất lên theo cách ngày càng độc lập và công khai. Và xem ra chúng không thể bị dập tắt trong một sớm một chiều.
Điều này đưa chúng ta đi đến một yếu tố cuối cùng và có lẽ là đáng tò mò nhất: sức mạnh đàn áp đang dần suy kiệt của bộ máy nhà nước. Nó vẫn còn đấy và vẫn bẩn thỉu như mỗi khi nó ra tay. Song mức độ hiện diện của nó đang trên đà suy giảm. Những bức ảnh về cuộc dã ngoại nhân quyền, chẳng hạn, cứ tự do lưu hành trên mạng.
Một số người lập luận rằng, những mức độ tự do này chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng xung đột phe nhóm trong nội bộ đảng, ở đó các phe nhóm đối địch được lợi khi họ công khai công kích nhau. Theo nhận định của tôi, điều này phản ảnh một sự chuyển biến về cảm tính, về thái độ chấp nhận và thậm chí về niềm tự hào trong hàng ngũ của đảng rằng dựa dẫm vào các phương tiện đàn áp là con đường không đáng mong muốn cho Việt Nam.
Mặc dù việc dự đoán chính trị trong các chế độ độc đoán thường là liều lĩnh, người ta vẫn có thể cảm nhận được rằng sự thay đổi chính trị thực sự có thể diễn ra trong vòng 5 năm tới. Những con người tài năng và tâm huyết trong và ngoài đảng đang tìm một tiếng nói. Ít nhất, với cuộc tranh luận chính trị đang diễn ra ngày càng công khai, diễn biến chính trị ở Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới./.
Jonathan London là giáo sư và là thành viên chủ chốt của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hồng Kông (Southeast Asia Research Centre, the City University of Hong Kong).
Lê Hùng Anh dịch
Không có nhận xét nào: