Nguyễn Caem, Dân Luận - 18.6.2013: Mác được coi là sư tổ của phong trào XHCN tiến lên CNCS ở nhiều nước hiện nay, kể cả cái Nhà nước Xô viết và một số nước XHCN Đông Âu nay đã sụp đổ. Tuy nhiên triết lý về báo chí của ông có thể coi là hoàn toàn xa lạ ở những nước này, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là xa lạ mà có thể nói, bất kỳ ai đem tư tưởng tiến bộ về báo chí của Mác cố tìm cách thực hiện đều bị coi là tiêu cực, là phản động, là không đúng đường lối chính thống của Đảng, của Nhà nước.
Điều rất thú vị, là những trang viết đầu tay, mở đầu cho những tư duy về học thuyết của Mác lại là vấn đề Tự Do Báo chí. Trên tờ Nhật báo Tỉnh Ranh (Reinische Zeitung), Mác đã có bài báo dài nhan đề: Những cuộc tranh luận về báo chí, và một loạt bài bàn về tự do báo chí rất sắc sảo. (Có thể xem những bài này trong Mác Ăng ghen Toàn tập, TI.1995)
Điều rất thú vị, là những trang viết đầu tay, mở đầu cho những tư duy về học thuyết của Mác lại là vấn đề Tự Do Báo chí. Trên tờ Nhật báo Tỉnh Ranh (Reinische Zeitung), Mác đã có bài báo dài nhan đề: Những cuộc tranh luận về báo chí, và một loạt bài bàn về tự do báo chí rất sắc sảo. (Có thể xem những bài này trong Mác Ăng ghen Toàn tập, TI.1995)
1. Mác đề cao Tự Do báo chí. Trong khi đó nền báo chí XHCN lại là nền báo chí độc nguyên. Không phải độc nguyên văn hóa hay tư tưởng mác xít. Bởi nếu là văn hóa hay tư tưởng thì sẽ là của rất nhiều người, nhiều nhóm, nhiều trường phái của cái văn hóa hay hệ tư tưởng ấy. Ở đây nó chỉ là độc nguyên của một nhóm nhỏ cầm quyền, tự cho mình là chủ của tư tưởng!
Mác nói: ”Báo chí nói chung là thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí, ở đó có tự do báo chí.”(sđd tr 84)
Mác có một định nghĩa về báo chí tự do rất sắc sảo, cũng có thể coi đó như lý tưởng, như sứ mệnh của báo chí nói chung. :”Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân của nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đáu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do, đó là tinh thần cuả quốc gia, mà mọi túp lều tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào...”(Sđd tr 100).
Mác nói về bản chất của báo chí tự do rất hay,”đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.”(Sđdtr89).Có bốn điều: dũng cảm, lý tính, đạo đức và tự do, đó mới là bản chất của báo chí tự do!
Trong đoạn văn trên, Mác khẳng định mấy điều: (a) báo chí tự do chủ yếu là của nhân dân, ta có thể hiểu rộng là của xã hội dân sự, đễ sám hối, đễ tự nhận thức. (b) BCTD, là tinh thần của quốc gia, không phải là tinh thần của phe nhóm. Dù là do ai chủ trương thì BCTD phải hướng đến hiệu quả đó. (c) BCTD là toàn diện, toàn năng đầy sinh khí. Những vấn đề ấy xa lạ biết bao nhiêu so với hiện thực méo mó, phiến diện mà nền báo chí XHCN đã thể hiện. Nền báo chí này trong hiện thực chỉ đề cao tính đảng, gạt bỏ tính nhân dân, coi thường tính phổ biến, toàn diện, ở khắp nơi nó luôn giăng ra những rào cản,áp đặt những lề đường, luôn tìm cách áp đặt vào mắt nhà báo cái ốp che mắt ngựa, để cho họ chỉ nhìn thấy cái “định hướng” của người cầm quyền.
2. Mác nói về phong cách báo chí với những lời nồng nhiệt, trữ tình. “Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống. Báo chí tự do đem tình trạng (bần cùng) của nhân dân dưới hình thái trực tiếp của nó,không bị khúc xạ qua bất kỳ giới quan liêu nào cả, tới ngưỡng cửa của nhà vua, đưa nó tới trước quyền lực của nhà nước... Báo chí chẳng qua chỉ là và phải là “biểu hiện” vang dội của những tư tưởng và tình cảm hằng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo cách của nhân dân-biểu hiện thật ra đôi khi nồng nhiệt, phóng đại và sai lầm.” (Sđd tr 237) Mác nói thêm: “Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt hăng say, phiến diện như những tình cảm,tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó.”
Rõ ràng báo chí XHCN đã đánh mất rất nhiều tính trong sáng, hồn nhiên vô tư của cái nhiệt tình đầy lý tính và tình cảm nhân văn, đời thường, đầy tình người. Vì nó không còn là của Dân, của xã hội,nó luôn bị “khúc xạ” bởi giới quan liêu.Ở một chỗ khác Mác còn nói rõ là bỡi giới cầm quyền chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình.
3. Mác có nói đên luật báo chí. Trước khi nói về luật báo chí, Mác đề cập đến một triết lý về luật pháp nói chung,(mà nó cũng vô cùng xa lạ vói tư duy luật pháp XHCN trong hiện thực). Ông nói: ”Luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến,trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do, của nhân dân.” Từ quan niệm ấy, Mác đi đến khẳng định “Luật báo chí là luật thật sự,bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do; vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình.”(Sđd tr 91). Có thể nhận xét rằng luật báo chí của VN không chứa đựng nỗi triết lý báo chí của Các Mác!
4. Trong quan niệm luật báo chí, Mác có đề cập đến kiểm duyệt và luật kiểm duyệt. Ông quyết liệt lên án báo chí kiểm duyệt. Ông phân loại khái quát báo chí, chỉ bằng hai loại: báo chí tự do và báo chí kiểm duyệt. Các sự phân loại khác như ta vẫn thường thấy như báo Đảng,báo Đoàn thể, báo Chính quyền, báo nghành, báo trung ương, báo địa phương v.v... chỉ là phân chia theo giống. Tất tật những giống báo ấy hoặc thuộc loại này hoặc loại kia. Theo Mác trên đời chỉ có hai loại báo mà thôi. Hoặc tự do hoặc kiểm duyệt.
Ông kết luận, mà cũng là kết án: ”Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt-đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa.”(Sđd Tr 89)
Ông nói: ”Kiểm duyệt chân chính,bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản snh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ.”(sđd tr91)
Liên quan đến phê bình, ông nhận xét sắc sảo mà cũng rất mạnh mẽ: “... khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái, mà bản thân trở thành đảng phái,khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình,mà không muốn chịu sự phê bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối cùng khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là mệnh lệnh của lý tính,coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học,coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, khi đó, lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình?” (Sđd tr 91)
Mác cho rằng: “ luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều nó muốn,và nó không muốn điều nó đạt được” (Sđd tr 98)
Ông nói tiếp: “Ở nước có chế độ kiểm duyệt bất cứ tập sách nào bị cấm, tức là không qua kiểm duyệt mà xuất bản là một sự biến. Sách ấy được coi là tử vì đạo, mà sự tử vì đạo thì không thể không có vầng hào quang và những tín đồ... Mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn. Chỗ nào dư luận xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó, thì mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ẩn đều sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy. Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều trở thành không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẽ oai nghiêm, bề ngoài đó.” (sđd tr 98)
Ông chỉ ra hậu quả tai hại của kiểm duyệt: ”Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng lại với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần của quốc gia như thế đó.”(sđd tr105)
Mác chỉ ra những điều, nghịch lý thay lại là hiện thực của nền báo chí XHCN. Nhiều sự thực đã chứng minh nhận xét của Mác là đúng. “Quan chức kiểm duyệt không chỉ trừng phạt những hành vi phạm tội,bản thân ông ta còn bịa ra những hành vi phạm tội đó...Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho tòa án, mà là cho cơ quan cảnh sát”. Ở các nước XHCN còn được giao cho quan chức tuyên huấn, cho cả những cán bộ chính trị không có kiến thức gì về lĩnh vực này (Sđd tr102). Ông còn nói “Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi không phải là ý kiến của quan chức kiểm duyệt,mà là của cấp trên ông ta.” (sđd tr102)
5. Trong nền báo chí XHCN còn một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và báo chí. Tư tưởng sau đây của Mác cũng rất xa lạ và trái khoáy với hiện thực. Mác quả quyết “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau đễ phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là những sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý.” ( Lời bào chữa của phóng viên ở Mô den - sđd tr290). Nền báo chí XHCN từ lúc nào đã nhiễm thói xấu (mà Lênin gọi là mùi xú uế của thây ma chế độ cũ) luôn coi báo chí và những người làm báo như thần dân, như phó thường dân, sẵn sàng hoạnh họe, sãn sàng bắt bớ... Tại sao không tiếp nhận được tư duy tiến bộ của Mác đễ xây dựng một quan hệ thật văn hóa, thật tiến bộ, thật nhân văn giữa báo chí và giới cầm quyền?
Năm vấn đề rất lớn mà Mác gợi ý cho nền báo chí Việt Nam, nó dường như kết luận quả quyết rằng nền báo chí XHCN hiện thực đang rất phi mác. Chả nhẽ người Nam bộ sau 75, lại thông tuệ, nhạy bén dường vậy khi phán một câu như thánh phán “nói zậy mà không phải zậy”. Hay là Vũ Trọng Phụng có lý khi nhận xét rằng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An nam ta lại có nỗi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì...” (dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến trong Luận bàn về Minh triết, NXB Tri Thức 2011.)
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động tinh thần, mà Mác nói là con mắt, là tấm gương soi là tinh thần v.v... của nhân dân. Làm cho nó xứng đáng là công cụ văn hóa của Đất nước hôm nay là chuyện lớn. Tôi gởi gắm tâm tình này tới các nhà báo và nhà cầm quyền nhân ngày Báo chí “cách mạng” Việt Nam với niềm hy vọng chúng ta phải làm cho báo chí VN, theo Mác là loại báo chí TỰ DO, để cho điều mà chúng ta tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, không trở thành “nói một đằng, làm một nẻo.”
Mác nói: ”Báo chí nói chung là thực hiện Tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí, ở đó có tự do báo chí.”(sđd tr 84)
Mác có một định nghĩa về báo chí tự do rất sắc sảo, cũng có thể coi đó như lý tưởng, như sứ mệnh của báo chí nói chung. :”Báo chí tự do-đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói gắn liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới; nó là hiện thân của nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đáu tranh đó. Báo chí tự do, đó là sự sám hối công khai của nhân dân trước bản thân mình, mà lời thú nhận thật tâm như mọi người đều biết thì có khả năng cứu rỗi. Báo chí tự do, đó là tấm gương tinh thần, trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, còn sự tự nhận thức là điều kiện đầu tiên của sự sáng suốt. Báo chí tự do, đó là tinh thần cuả quốc gia, mà mọi túp lều tranh đều có thể có được với những chi phí thấp hơn là phương tiện thắp sáng. Báo chí tự do là toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực và lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào...”(Sđd tr 100).
Mác nói về bản chất của báo chí tự do rất hay,”đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.”(Sđdtr89).Có bốn điều: dũng cảm, lý tính, đạo đức và tự do, đó mới là bản chất của báo chí tự do!
Trong đoạn văn trên, Mác khẳng định mấy điều: (a) báo chí tự do chủ yếu là của nhân dân, ta có thể hiểu rộng là của xã hội dân sự, đễ sám hối, đễ tự nhận thức. (b) BCTD, là tinh thần của quốc gia, không phải là tinh thần của phe nhóm. Dù là do ai chủ trương thì BCTD phải hướng đến hiệu quả đó. (c) BCTD là toàn diện, toàn năng đầy sinh khí. Những vấn đề ấy xa lạ biết bao nhiêu so với hiện thực méo mó, phiến diện mà nền báo chí XHCN đã thể hiện. Nền báo chí này trong hiện thực chỉ đề cao tính đảng, gạt bỏ tính nhân dân, coi thường tính phổ biến, toàn diện, ở khắp nơi nó luôn giăng ra những rào cản,áp đặt những lề đường, luôn tìm cách áp đặt vào mắt nhà báo cái ốp che mắt ngựa, để cho họ chỉ nhìn thấy cái “định hướng” của người cầm quyền.
2. Mác nói về phong cách báo chí với những lời nồng nhiệt, trữ tình. “Báo chí quan hệ với điều kiện sinh sống của nhân dân với tư cách là lý tính, nhưng cũng không kém phần tình cảm. Vì vậy, báo chí không chỉ nói bằng tiếng nói lý tính của sự phê phán đang nhìn những mối quan hệ hiện tồn từ đỉnh cao của mình, mà còn nói bằng tiếng nói đầy nhiệt tình của bản thân cuộc sống. Báo chí tự do đem tình trạng (bần cùng) của nhân dân dưới hình thái trực tiếp của nó,không bị khúc xạ qua bất kỳ giới quan liêu nào cả, tới ngưỡng cửa của nhà vua, đưa nó tới trước quyền lực của nhà nước... Báo chí chẳng qua chỉ là và phải là “biểu hiện” vang dội của những tư tưởng và tình cảm hằng ngày của nhân dân đang suy nghĩ thật sự theo cách của nhân dân-biểu hiện thật ra đôi khi nồng nhiệt, phóng đại và sai lầm.” (Sđd tr 237) Mác nói thêm: “Trong hy vọng và lo lắng, có điều gì nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức đó một cách gay gắt hăng say, phiến diện như những tình cảm,tư tưởng bị xúc động thầm bảo nó vào lúc đó.”
Rõ ràng báo chí XHCN đã đánh mất rất nhiều tính trong sáng, hồn nhiên vô tư của cái nhiệt tình đầy lý tính và tình cảm nhân văn, đời thường, đầy tình người. Vì nó không còn là của Dân, của xã hội,nó luôn bị “khúc xạ” bởi giới quan liêu.Ở một chỗ khác Mác còn nói rõ là bỡi giới cầm quyền chỉ muốn nghe tiếng nói của chính mình.
3. Mác có nói đên luật báo chí. Trước khi nói về luật báo chí, Mác đề cập đến một triết lý về luật pháp nói chung,(mà nó cũng vô cùng xa lạ vói tư duy luật pháp XHCN trong hiện thực). Ông nói: ”Luật pháp là những tiêu chuẩn khẳng định rõ ràng, phổ biến,trong đó tự do có một sự tồn tại vô ngã, có tính chất lý luận, không phụ thuộc vào sự tùy tiện của cá nhân riêng lẻ. Bộ luật là kinh thánh của tự do, của nhân dân.” Từ quan niệm ấy, Mác đi đến khẳng định “Luật báo chí là luật thật sự,bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khẳng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí là tồn tại của tự do; vì thế luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình.”(Sđd tr 91). Có thể nhận xét rằng luật báo chí của VN không chứa đựng nỗi triết lý báo chí của Các Mác!
4. Trong quan niệm luật báo chí, Mác có đề cập đến kiểm duyệt và luật kiểm duyệt. Ông quyết liệt lên án báo chí kiểm duyệt. Ông phân loại khái quát báo chí, chỉ bằng hai loại: báo chí tự do và báo chí kiểm duyệt. Các sự phân loại khác như ta vẫn thường thấy như báo Đảng,báo Đoàn thể, báo Chính quyền, báo nghành, báo trung ương, báo địa phương v.v... chỉ là phân chia theo giống. Tất tật những giống báo ấy hoặc thuộc loại này hoặc loại kia. Theo Mác trên đời chỉ có hai loại báo mà thôi. Hoặc tự do hoặc kiểm duyệt.
Ông kết luận, mà cũng là kết án: ”Tính cách của báo chí bị kiểm duyệt-đó là sự quái dị không có tính cách của sự thiếu tự do, đó là con quái vật được văn minh hóa, cái quái thai được tắm nước hoa.”(Sđd Tr 89)
Ông nói: ”Kiểm duyệt chân chính,bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản snh ra từ bản thân mình. Kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ.”(sđd tr91)
Liên quan đến phê bình, ông nhận xét sắc sảo mà cũng rất mạnh mẽ: “... khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái, mà bản thân trở thành đảng phái,khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính, mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình,mà không muốn chịu sự phê bình, khi sự phê bình phủ nhận bản thân bằng sự thực hiện của chính mình, cuối cùng khi sự phê bình không có tính chất phê bình đến mức coi một cách sai lầm cá nhân riêng lẻ là hiện thân của trí tuệ phổ biến, coi mệnh lệnh của sức mạnh là mệnh lệnh của lý tính,coi những vết mực là những vết trên mặt trời, coi những nét gạch xóa của người kiểm duyệt là những cấu tạo toán học,coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, khi đó, lẽ nào sự phê bình lại không mất tính chất hợp lý của mình?” (Sđd tr 91)
Mác cho rằng: “ luật kiểm duyệt không phải là luật, mà là biện pháp cảnh sát và thậm chí còn là biện pháp cảnh sát tồi, bởi vì nó không đạt được điều nó muốn,và nó không muốn điều nó đạt được” (Sđd tr 98)
Ông nói tiếp: “Ở nước có chế độ kiểm duyệt bất cứ tập sách nào bị cấm, tức là không qua kiểm duyệt mà xuất bản là một sự biến. Sách ấy được coi là tử vì đạo, mà sự tử vì đạo thì không thể không có vầng hào quang và những tín đồ... Mọi điều bí mật đều có sức hấp dẫn. Chỗ nào dư luận xã hội là một sự bí mật đối với bản thân nó, thì mỗi tác phẩm trên báo chí vi phạm về mặt hình thức những giới hạn bí ẩn đều sẽ có sức lôi cuốn trước dư luận xã hội ấy. Chế độ kiểm duyệt làm cho mỗi tác phẩm bị cấm dù hay hoặc dở đều trở thành không bình thường, còn tự do báo chí thì tước mất của tác phẩm cái vẽ oai nghiêm, bề ngoài đó.” (sđd tr 98)
Ông chỉ ra hậu quả tai hại của kiểm duyệt: ”Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,duy trì sự lừa dối và cũng đòi nhân dân phải ủng hộ sự lừa dối đó. Còn nhân dân hoặc sẽ rơi vào tình trạng mê tín chính trị, hoặc hoàn toàn quay lưng lại với cuộc sống quốc gia, biến thành đám người chỉ sống với cuộc đời riêng tư... Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần của quốc gia như thế đó.”(sđd tr105)
Mác chỉ ra những điều, nghịch lý thay lại là hiện thực của nền báo chí XHCN. Nhiều sự thực đã chứng minh nhận xét của Mác là đúng. “Quan chức kiểm duyệt không chỉ trừng phạt những hành vi phạm tội,bản thân ông ta còn bịa ra những hành vi phạm tội đó...Chính vì vậy mà công việc kiểm duyệt được giao không phải cho tòa án, mà là cho cơ quan cảnh sát”. Ở các nước XHCN còn được giao cho quan chức tuyên huấn, cho cả những cán bộ chính trị không có kiến thức gì về lĩnh vực này (Sđd tr102). Ông còn nói “Chế độ kiểm duyệt lên án ý kiến của tôi không phải là ý kiến của quan chức kiểm duyệt,mà là của cấp trên ông ta.” (sđd tr102)
5. Trong nền báo chí XHCN còn một vấn đề khác cũng rất quan trọng, đó là mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và báo chí. Tư tưởng sau đây của Mác cũng rất xa lạ và trái khoáy với hiện thực. Mác quả quyết “Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau đễ phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau, nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước - không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là những sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý.” ( Lời bào chữa của phóng viên ở Mô den - sđd tr290). Nền báo chí XHCN từ lúc nào đã nhiễm thói xấu (mà Lênin gọi là mùi xú uế của thây ma chế độ cũ) luôn coi báo chí và những người làm báo như thần dân, như phó thường dân, sẵn sàng hoạnh họe, sãn sàng bắt bớ... Tại sao không tiếp nhận được tư duy tiến bộ của Mác đễ xây dựng một quan hệ thật văn hóa, thật tiến bộ, thật nhân văn giữa báo chí và giới cầm quyền?
Năm vấn đề rất lớn mà Mác gợi ý cho nền báo chí Việt Nam, nó dường như kết luận quả quyết rằng nền báo chí XHCN hiện thực đang rất phi mác. Chả nhẽ người Nam bộ sau 75, lại thông tuệ, nhạy bén dường vậy khi phán một câu như thánh phán “nói zậy mà không phải zậy”. Hay là Vũ Trọng Phụng có lý khi nhận xét rằng: “Thật thế, tôi tin rằng Đại Cồ Việt ta là cái đất cằn cỗi, những lý thuyết và tư tưởng ở đâu đâu, tốt đẹp thế nào mặc lòng, cũng cứ đến đây là thối nát. Tôi không tin dân An nam ta lại có nỗi một điều tín ngưỡng nào, một quan niệm chắc chắn gì...” (dẫn theo Hoàng Ngọc Hiến trong Luận bàn về Minh triết, NXB Tri Thức 2011.)
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động tinh thần, mà Mác nói là con mắt, là tấm gương soi là tinh thần v.v... của nhân dân. Làm cho nó xứng đáng là công cụ văn hóa của Đất nước hôm nay là chuyện lớn. Tôi gởi gắm tâm tình này tới các nhà báo và nhà cầm quyền nhân ngày Báo chí “cách mạng” Việt Nam với niềm hy vọng chúng ta phải làm cho báo chí VN, theo Mác là loại báo chí TỰ DO, để cho điều mà chúng ta tuyên bố rằng chủ nghĩa Mác là kim chỉ nam, không trở thành “nói một đằng, làm một nẻo.”
Nền báo chí Việt Nam, trong sứ mệnh và sử mệnh cao quý của mình, để xứng đáng với Nhân dân, với Đất Nước trong thế kỷ 21 này, xin hãy thức tỉnh./.
Tác giả gửi Quê Choa, bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Tác giả gửi Quê Choa, bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Không có nhận xét nào: