Dân Luận - 18.6.2013: Những lời khuyên bổ ích dưới đây là của các chuyên gia thuộc nhóm Witness cung cấp cho những nhà hoạt động xã hội để họ có thể dùng video một cách hiệu quả hơn trong các hoạt động của mình. Dân Luận xin lược dịch và giới thiệu tới độc giả.
1. Chuẩn bị thật kỹ: Hãy làm quen với thiết bị quay phim / ghi âm trước khi vào trận. Tắt các tính năng phụ (như tìm kiếm mạng WIFI trên máy điện thoại) để tiết kiệm pin. Nạp pin thật đầy, mang theo cạc nhớ còn đủ chỗ trống hoặc băng dự phòng. Luôn quàng dây đeo camera quanh cổ tay để tránh bị rơi. Chỉnh ngày tháng, và địa điểm trên máy quay cho đúng ngày tháng, địa điểm hiện thời, nếu có thể.
2. Quay phim một cách có tính toán: Tránh không lia máy quay, và zoom ra / vào quá nhanh. Tốt nhất là chia cảnh quay thành nhiều đoạn ngắn khoảng 10 giây mỗi đoạn, và chỉ lia máy hoặc zoom để chuyển cảnh sau khi đã hoàn tất 10 giây đó và đã tạm dừng máy quay.
Nên quay nhiều góc độ - góc rộng (wide), góc trung (medium) và cận cảnh (close-up), vì bạn quay cho những người không có mặt ở đó xem, do đó cần có nhiều góc độ khác nhau để người ta có cái nhìn tổng quát chuyện gì đang xảy ra?
3. Luôn phải nhớ quay: Ngày, tháng và địa điểm sự việc xảy ra, bằng cách ghi lại trong đoạn video những ngã tư, bảng chỉ đường, công trình hay địa hình đặc biệt của khu vực đó. Quay nhiều góc độ khác nhau để mô tả kích thước và hoạt động của đám đông, số lượng cảnh sát và cách họ bố trí lực lượng, vũ khí họ được trang bị hoặc sử dụng. Ghi lại các chi tiết như mệnh lệnh của cảnh sát, thời gian mệnh lệnh được đưa ra, tên và bảng hiệu của những cảnh sát có liên quan. Quay cả những công an chìm và nổi thực hiện việc quay phim đoàn biểu tình.
4. Ghi lại các chi tiết của sự kiện: Khi có bạo động hoặc bắt bớ xảy ra, hãy cố gắng quay phim chi tiết sự kiện, bao gồm thời gian, địa điểm, số lượng và danh tính người bị bắt hay bị đánh, và quay cả phản ứng của đám đông cũng như của cảnh sát. Quay phim hoặc nói vào phim tên và bảng hiệu của cảnh sát có liên quan. Tìm cách quay khuôn mặt của người biểu tình và công an đánh / bắt người. Hãy quay từ trên cao xuống nếu được, hoặc qua khe chân. Bổ sung các chi tiết đáng ghi nhớ bằng giọng nói trước khi bạn quay phim, để cho khán giả biết trước chuyện gì đang xảy ra, như vậy họ dễ theo dõi hơn.
5. Hoạt động theo nhóm: Khi quay phim, nên có ít nhất 2 người. Một người quay, một người canh chừng và cảnh báo bạn khi có nguy hiểm hay cảnh quan trọng cần quay. Nếu có nhiều hơn 2 người, hãy chia ra để quay các góc độ khác nhau của sự việc, nhưng tốt nhất vẫn phải trong tầm nhìn của nhau. Nếu có khả năng bị bắt, bạn có thể tuồn cạc nhớ cho người bên cạnh.* * *
Dù bạn đưa lên mạng video đã được chỉnh sửa hay chưa, thì luôn nhớ cung cấp những thông tin sau đây để video của bạn có thể được tìm thấy và liên hệ với các video của người khác. Trước khi tải lên, hãy thử tìm kiếm các video và bản tin có liên quan để chọn tiêu đề và các tag cho phù hợp. LUÔN NHỚ TAG VIDEO CỦA BẠN! Chọn Creative Common License khi tải video lên mạng để người khác có thể sử dụng video của bạn cho việc quảng bá thông tin.
1. Chọn tiêu đề một cách có ý nghĩa: Hãy chọn tiêu đề ngắn gọn nhưng đủ nghĩa. Bổ sung ngày giờ, địa điểm. Tag video bằng từ ngắn gọn mà bạn hoặc ai đó có thể sử dụng để tìm video: Ví dụ: biểu tình, dân oan, Hà Tây.
2. Miêu tả video của bạn: Luôn kèm ngày giờ, địa điểm và diễn giải chuyện gì đã xảy ra trước, trong khi và sau khi quay video này.
3. Tag video: Luôn cho vào danh sách tag những thông tin: Ngày, giờ, thành phố, địa điểm cụ thể, nội dung của video... để video lan tỏa mạnh hơn.
4. Cân nhắc an ninh: Nếu bạn nghĩ cần làm mờ khuôn mặt ai đó, hoặc video có thể làm hại đến một cá nhân nào đó, hãy suy nghĩ thật kỹ.
5. Lưu trữ và đặt tên video: Đừng tin tưởng ở YouTube hay bất cứ một trang dịch vụ lưu trữ video nào rằng họ sẽ giữ video này hộ bạn. Video có thể bị hạ xuống và các thông tin quý giá đi kèm với video sẽ bị mất. Hãy lưu lại video gốc trong máy tính của bạn, đồng thời sao lưu ra một ổ cứng ngoài. Đặt tên video và sắp xếp nó sao cho dễ tìm, và nhớ ghi lại thời gian, địa điểm và các chi tiết của video để sau này bạn có thể phải dùng lại.
1. Chuẩn bị thật kỹ: Hãy làm quen với thiết bị quay phim / ghi âm trước khi vào trận. Tắt các tính năng phụ (như tìm kiếm mạng WIFI trên máy điện thoại) để tiết kiệm pin. Nạp pin thật đầy, mang theo cạc nhớ còn đủ chỗ trống hoặc băng dự phòng. Luôn quàng dây đeo camera quanh cổ tay để tránh bị rơi. Chỉnh ngày tháng, và địa điểm trên máy quay cho đúng ngày tháng, địa điểm hiện thời, nếu có thể.
2. Quay phim một cách có tính toán: Tránh không lia máy quay, và zoom ra / vào quá nhanh. Tốt nhất là chia cảnh quay thành nhiều đoạn ngắn khoảng 10 giây mỗi đoạn, và chỉ lia máy hoặc zoom để chuyển cảnh sau khi đã hoàn tất 10 giây đó và đã tạm dừng máy quay.
Nên quay nhiều góc độ - góc rộng (wide), góc trung (medium) và cận cảnh (close-up), vì bạn quay cho những người không có mặt ở đó xem, do đó cần có nhiều góc độ khác nhau để người ta có cái nhìn tổng quát chuyện gì đang xảy ra?
3. Luôn phải nhớ quay: Ngày, tháng và địa điểm sự việc xảy ra, bằng cách ghi lại trong đoạn video những ngã tư, bảng chỉ đường, công trình hay địa hình đặc biệt của khu vực đó. Quay nhiều góc độ khác nhau để mô tả kích thước và hoạt động của đám đông, số lượng cảnh sát và cách họ bố trí lực lượng, vũ khí họ được trang bị hoặc sử dụng. Ghi lại các chi tiết như mệnh lệnh của cảnh sát, thời gian mệnh lệnh được đưa ra, tên và bảng hiệu của những cảnh sát có liên quan. Quay cả những công an chìm và nổi thực hiện việc quay phim đoàn biểu tình.
4. Ghi lại các chi tiết của sự kiện: Khi có bạo động hoặc bắt bớ xảy ra, hãy cố gắng quay phim chi tiết sự kiện, bao gồm thời gian, địa điểm, số lượng và danh tính người bị bắt hay bị đánh, và quay cả phản ứng của đám đông cũng như của cảnh sát. Quay phim hoặc nói vào phim tên và bảng hiệu của cảnh sát có liên quan. Tìm cách quay khuôn mặt của người biểu tình và công an đánh / bắt người. Hãy quay từ trên cao xuống nếu được, hoặc qua khe chân. Bổ sung các chi tiết đáng ghi nhớ bằng giọng nói trước khi bạn quay phim, để cho khán giả biết trước chuyện gì đang xảy ra, như vậy họ dễ theo dõi hơn.
5. Hoạt động theo nhóm: Khi quay phim, nên có ít nhất 2 người. Một người quay, một người canh chừng và cảnh báo bạn khi có nguy hiểm hay cảnh quan trọng cần quay. Nếu có nhiều hơn 2 người, hãy chia ra để quay các góc độ khác nhau của sự việc, nhưng tốt nhất vẫn phải trong tầm nhìn của nhau. Nếu có khả năng bị bắt, bạn có thể tuồn cạc nhớ cho người bên cạnh.* * *
Dù bạn đưa lên mạng video đã được chỉnh sửa hay chưa, thì luôn nhớ cung cấp những thông tin sau đây để video của bạn có thể được tìm thấy và liên hệ với các video của người khác. Trước khi tải lên, hãy thử tìm kiếm các video và bản tin có liên quan để chọn tiêu đề và các tag cho phù hợp. LUÔN NHỚ TAG VIDEO CỦA BẠN! Chọn Creative Common License khi tải video lên mạng để người khác có thể sử dụng video của bạn cho việc quảng bá thông tin.
1. Chọn tiêu đề một cách có ý nghĩa: Hãy chọn tiêu đề ngắn gọn nhưng đủ nghĩa. Bổ sung ngày giờ, địa điểm. Tag video bằng từ ngắn gọn mà bạn hoặc ai đó có thể sử dụng để tìm video: Ví dụ: biểu tình, dân oan, Hà Tây.
2. Miêu tả video của bạn: Luôn kèm ngày giờ, địa điểm và diễn giải chuyện gì đã xảy ra trước, trong khi và sau khi quay video này.
3. Tag video: Luôn cho vào danh sách tag những thông tin: Ngày, giờ, thành phố, địa điểm cụ thể, nội dung của video... để video lan tỏa mạnh hơn.
4. Cân nhắc an ninh: Nếu bạn nghĩ cần làm mờ khuôn mặt ai đó, hoặc video có thể làm hại đến một cá nhân nào đó, hãy suy nghĩ thật kỹ.
5. Lưu trữ và đặt tên video: Đừng tin tưởng ở YouTube hay bất cứ một trang dịch vụ lưu trữ video nào rằng họ sẽ giữ video này hộ bạn. Video có thể bị hạ xuống và các thông tin quý giá đi kèm với video sẽ bị mất. Hãy lưu lại video gốc trong máy tính của bạn, đồng thời sao lưu ra một ổ cứng ngoài. Đặt tên video và sắp xếp nó sao cho dễ tìm, và nhớ ghi lại thời gian, địa điểm và các chi tiết của video để sau này bạn có thể phải dùng lại.
Không có nhận xét nào: