Minh Dân (Danlambao) - Một blog hết sức nâng niu o bế ông Nguyễn Tấn Dũng đã ghi như vầy: “Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tuổi tác, thành phần và địa vị xã hội đều được hưởng các quyền như nhau và có nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.”
Hãy xét về trường hợp đóng góp, hay còn gọi là “cống hiến” của người làm ra sản phẩm để xuất khẩu cho tổ quốc và một ông cán bộ thuế công quyền nhà nước như sau:
-Anh nông dân đồng bằng Cửu Long làm ra SP từ năm 17 tuổi, trong hơn 40 năm anh có một khối lượng hàng hóa làm ra là 800 tấn lúa.
-Anh công nhân công ty cao su trong 35 năm có khối lượng hàng hóa làm ra là 30 tấn mủ.
-Anh cán bộ thuế làm công tác văn phòng từ năm 26 tuổi, thành tích là 34 cái giấy khen, nghĩa là mỗi năm một cái, hiệu quả công việc xét trên sự bình bầu, bình xét hoàn thành nhiệm vụ cũng là căn cứ để cơ quan chi thưởng, chuyện tham nhũng của cán bộ này không bàn đến.
Sau tuổi 60, cả ba đều đến ngày phải nghỉ về vườn, nhưng anh nông dân vẫn có thể tự do ở ruộng vườn lao động tiếp nếu còn sức và cũng là để sinh tồn. Anh công nhân cao su thì về nhà nghỉ với cuốn sổ lương hưu. Anh cán bộ thuế cũng về nơi nhà cao cửa rộng để nghỉ dưỡng và có lương hưu đến hết đời.
Xét ra thì anh nông dân thiệt thòi nhất, anh ở trong tình thế làm lụng đến hết đời để kiếm sống, không làm thì hàm không nhai.
Nhưng sự thiệt thòi tiềm ẩn đáng kể của nông dân mà đảng nhà nước chưa thấy là như vầy:
1- Anh nông dân có quyền được hưởng các quyền công dân như nhau và có đủ khả năng để tham gia đóng BHXH như hai trường hợp trên, nhưng anh đã bị mất quyền.
2- Hai anh công nhân và cán bộ đã được tham gia bảo hiểm XH, y tế, thất nghiệp với sự hỗ trợ của đơn vị là khoảng 75%, còn lại 25 % phải bỏ tiền túi đóng vào quỹ qua tiền lương hàng tháng và tất cả giá trị bảo hiểm này đã được tính vào giá thành sản phẩm sxkd.
3- Anh nông dân mua hàng tiêu dùng vô tình trả thêm cái phí BHXH cho anh công nhân và cũng vô tình dùng tiền đóng thuế nông nghiệp của mình để trả tiền BH cho anh cán bộ thuế.
4- Giá thành sản phẩm 1 kg lúa của anh nông dân gồm giống, phân, nước, thuốc sâu, thuế, ngày công... nhưng không có phí BHXH
5- Khi không còn sức lao động: tự lo. Ngoài tuổi 80, mỗi ngày được trợ cấp già tương đương 01 kg lúa, hoặc 01 ly cà phê loãng (180.000 vnd/tháng)
Lao động khu vực nông thôn chiếm gần 70% tổng số lao động cả nước, nhà cầm quyền giàu có dư tiền không cần quan tâm đến nguồn thu BHXH phong phú từ tầng lớp này hay muốn “dần vi” thêm vài nhiệm kỳ nữa? Phúc lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng nghiệt ngã nhất là toàn xã hội phải nai lưng ra nuôi một lớp cán bộ nhà nước mà đa số là không có hiệu quả cho xã hội. Ai dám chắc là thành phần này hữu ích, và có bao nhiêu phần trăm ăn cắp bỏ túi của công, của dân bằng tất cả các hình thức có thể lạm lợi dụng.
Nghiệt ngã vậy đó, nuôi tốn cơm thằng khỏe mạnh vô tích sự, đến khi nó về hưu non hưu già còn tiếp tục nuôi cho đến hết đời. Gãy lưng xã hội, một đảng cầm quyền luôn mồm kêu của dân, do dân, vì dân đấy sao?
Có mấy triệu đứa làm nghèo đất nước mà dân cứ phải nuôi báo cô như vậy?
Các ông giáo sư phó giáo sư tiến sỹ đã có gì thay da đổi thịt cho đất nước?
Chưa bàn đến một lực lượng vũ trang không hề gọn nhẹ cồng kềnh lắm chức, lon, hàm ngốn một lượng tiền khổng lồ cho tại ngũ và xuất ngũ mà ngân sách trả vô mục đích ngày một thiếu hụt làm bao người phải nao lòng. Mà lực lượng đó đang còn giằng xé giữa 2 khái niệm sở hữu “của đảng hay của nhân dân?” - (Nông thôn ngày nay online) 27-03-2103.
Bà Nguyễn Thị Hiền (xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay: “Chúng tôi chưa nghe nói đến nông dân được tham gia BHXH tự nguyện”. Là gia đình thuần nông, bà cũng muốn được “như cán bộ”, được đóng BHXH để có tiền dưỡng già, lo cho tương lai. Mong muốn là vậy nhưng bà không biết làm thế nào để được mua BHXH: “Từ trước tới giờ chưa hề nghe ai nói hay chính quyền tư vấn về việc nông dân được đóng BHXH tự nguyện. Vì thế, dù có muốn đóng cũng không biết phải đóng thế nào, đóng bao nhiêu tiền?”.
Vì dân là ở chỗ này đây.
Trong khi áp đặt “BH bắt buộc tai nạn dân sự đối với ô tô xe máy” lại đi ngược lại quyền lợi và tư do công dân mà công an giao thông ngang nhiên xử lý như là một sự thông đồng giữa cường quyền và nhà lái buôn bảo hiểm “tự ngoạm”.
Đảng đang vì đảng, vì bộ máy công quyền của đảng hay là vì dân?, không nên nói nữa sáo ngữ “của dân, do dân, vì dân” e rằng mang thêm trọng tội với dân. Ngư dân, nông dân, lâm dân... hai nắng ba sương nghi ngờ về cái từ ngữ đại đoàn kết dân tộc của đảng mà mới nghe qua đã phải liên tưởng đến cái danh từ riêng đinh đức lập rất kêu như thùng rỗng vậy.
Đại hội đại biểu hội nông dân sắp tới đang rùm beng khua chiêng nện trống với đề cử 125 mâm bát để xây dựng chăm sóc vinh danh cho ai, vì ai?
Rất oan cho một tiếng “dân”.
Hãy xét về trường hợp đóng góp, hay còn gọi là “cống hiến” của người làm ra sản phẩm để xuất khẩu cho tổ quốc và một ông cán bộ thuế công quyền nhà nước như sau:
-Anh nông dân đồng bằng Cửu Long làm ra SP từ năm 17 tuổi, trong hơn 40 năm anh có một khối lượng hàng hóa làm ra là 800 tấn lúa.
-Anh công nhân công ty cao su trong 35 năm có khối lượng hàng hóa làm ra là 30 tấn mủ.
-Anh cán bộ thuế làm công tác văn phòng từ năm 26 tuổi, thành tích là 34 cái giấy khen, nghĩa là mỗi năm một cái, hiệu quả công việc xét trên sự bình bầu, bình xét hoàn thành nhiệm vụ cũng là căn cứ để cơ quan chi thưởng, chuyện tham nhũng của cán bộ này không bàn đến.
Sau tuổi 60, cả ba đều đến ngày phải nghỉ về vườn, nhưng anh nông dân vẫn có thể tự do ở ruộng vườn lao động tiếp nếu còn sức và cũng là để sinh tồn. Anh công nhân cao su thì về nhà nghỉ với cuốn sổ lương hưu. Anh cán bộ thuế cũng về nơi nhà cao cửa rộng để nghỉ dưỡng và có lương hưu đến hết đời.
Xét ra thì anh nông dân thiệt thòi nhất, anh ở trong tình thế làm lụng đến hết đời để kiếm sống, không làm thì hàm không nhai.
Nhưng sự thiệt thòi tiềm ẩn đáng kể của nông dân mà đảng nhà nước chưa thấy là như vầy:
1- Anh nông dân có quyền được hưởng các quyền công dân như nhau và có đủ khả năng để tham gia đóng BHXH như hai trường hợp trên, nhưng anh đã bị mất quyền.
2- Hai anh công nhân và cán bộ đã được tham gia bảo hiểm XH, y tế, thất nghiệp với sự hỗ trợ của đơn vị là khoảng 75%, còn lại 25 % phải bỏ tiền túi đóng vào quỹ qua tiền lương hàng tháng và tất cả giá trị bảo hiểm này đã được tính vào giá thành sản phẩm sxkd.
3- Anh nông dân mua hàng tiêu dùng vô tình trả thêm cái phí BHXH cho anh công nhân và cũng vô tình dùng tiền đóng thuế nông nghiệp của mình để trả tiền BH cho anh cán bộ thuế.
4- Giá thành sản phẩm 1 kg lúa của anh nông dân gồm giống, phân, nước, thuốc sâu, thuế, ngày công... nhưng không có phí BHXH
5- Khi không còn sức lao động: tự lo. Ngoài tuổi 80, mỗi ngày được trợ cấp già tương đương 01 kg lúa, hoặc 01 ly cà phê loãng (180.000 vnd/tháng)
Lao động khu vực nông thôn chiếm gần 70% tổng số lao động cả nước, nhà cầm quyền giàu có dư tiền không cần quan tâm đến nguồn thu BHXH phong phú từ tầng lớp này hay muốn “dần vi” thêm vài nhiệm kỳ nữa? Phúc lợi là chuyện thứ yếu.
Nhưng nghiệt ngã nhất là toàn xã hội phải nai lưng ra nuôi một lớp cán bộ nhà nước mà đa số là không có hiệu quả cho xã hội. Ai dám chắc là thành phần này hữu ích, và có bao nhiêu phần trăm ăn cắp bỏ túi của công, của dân bằng tất cả các hình thức có thể lạm lợi dụng.
Nghiệt ngã vậy đó, nuôi tốn cơm thằng khỏe mạnh vô tích sự, đến khi nó về hưu non hưu già còn tiếp tục nuôi cho đến hết đời. Gãy lưng xã hội, một đảng cầm quyền luôn mồm kêu của dân, do dân, vì dân đấy sao?
Có mấy triệu đứa làm nghèo đất nước mà dân cứ phải nuôi báo cô như vậy?
Các ông giáo sư phó giáo sư tiến sỹ đã có gì thay da đổi thịt cho đất nước?
Chưa bàn đến một lực lượng vũ trang không hề gọn nhẹ cồng kềnh lắm chức, lon, hàm ngốn một lượng tiền khổng lồ cho tại ngũ và xuất ngũ mà ngân sách trả vô mục đích ngày một thiếu hụt làm bao người phải nao lòng. Mà lực lượng đó đang còn giằng xé giữa 2 khái niệm sở hữu “của đảng hay của nhân dân?” - (Nông thôn ngày nay online) 27-03-2103.
Bà Nguyễn Thị Hiền (xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho hay: “Chúng tôi chưa nghe nói đến nông dân được tham gia BHXH tự nguyện”. Là gia đình thuần nông, bà cũng muốn được “như cán bộ”, được đóng BHXH để có tiền dưỡng già, lo cho tương lai. Mong muốn là vậy nhưng bà không biết làm thế nào để được mua BHXH: “Từ trước tới giờ chưa hề nghe ai nói hay chính quyền tư vấn về việc nông dân được đóng BHXH tự nguyện. Vì thế, dù có muốn đóng cũng không biết phải đóng thế nào, đóng bao nhiêu tiền?”.
Vì dân là ở chỗ này đây.
Trong khi áp đặt “BH bắt buộc tai nạn dân sự đối với ô tô xe máy” lại đi ngược lại quyền lợi và tư do công dân mà công an giao thông ngang nhiên xử lý như là một sự thông đồng giữa cường quyền và nhà lái buôn bảo hiểm “tự ngoạm”.
Đảng đang vì đảng, vì bộ máy công quyền của đảng hay là vì dân?, không nên nói nữa sáo ngữ “của dân, do dân, vì dân” e rằng mang thêm trọng tội với dân. Ngư dân, nông dân, lâm dân... hai nắng ba sương nghi ngờ về cái từ ngữ đại đoàn kết dân tộc của đảng mà mới nghe qua đã phải liên tưởng đến cái danh từ riêng đinh đức lập rất kêu như thùng rỗng vậy.
Đại hội đại biểu hội nông dân sắp tới đang rùm beng khua chiêng nện trống với đề cử 125 mâm bát để xây dựng chăm sóc vinh danh cho ai, vì ai?
Rất oan cho một tiếng “dân”.
Không có nhận xét nào: