Ông Nguyễn Hoàng Đức |
Chi Lan, VietCatholic - 14.7.2013: Ông Nguyễn Hoàng Đức, nhà phê bình văn học, trước đây từng là công an, đã bị chặn khi ông đang lên máy bay. Ông là người được dự kiến sẽ đến Rome theo lời mời chính thức (của toà thánh) để có mặt trong lễ bế mạc của cuộc điều tra (phong chân phước) cấp giáo phận. Cuộc gặp gỡ của ông với vị Hồng Y đã bắt đầu hành trình biến đổi nơi ông, dẫn đến việc ông đã lãnh nhận phép rửa tội. Chính quyền Cộng sản muốn cản trở tiến trình này.
Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an, lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy ông dự kiến sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.
Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.
Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông "không được phép" rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang "thi hành lệnh cấp trên". Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được "trình bày rõ ràng".
Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc "không đồng ý" của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc "hạn tù bị gia tăng" của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến "tư cách cá nhân" của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.
Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị Hồng Y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức.
Theo lời cựu quan chức này, ông đã "say mê" tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba "phép lạ", ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công Giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên "Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận". Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.
Hà Nội ( Thông Tấn Xã AsiaNews ) - Nhà cầm quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức, một nhân chứng sống trong tiến trình phong chân phước cho Đức HY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, khi đang lên máy bay đi Roma. Là một cựu viên chức của Văn phòng Ban Tôn giáo và An ninh của ngành Công an, lẽ ra vào ngày 05 tháng bảy ông dự kiến sẽ có mặt tại Vatican cho lễ bế mạc của cuộc điều tra cấp giáo phận để bày tỏ nhận định của mình trong tiến trình phong chân phước cho vị Hồng Y người Viêt. Tuy nhiên, bất kể đã có lời mời chính thức, ông đã bị nhân viên an ninh ngăn chặn. Một trong những lý do được đưa ra là do Hà Nội muốn chống lại tiến trình phong chân phước.
Theo câu chuyện ông này kể lại trong bản tin tiếng Việt của Đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), vào tối ngày 02 tháng 7 Nguyễn Hoàng Đức đến sân bay Nội Bài, Hà Nội, trình vé máy bay của mình tại quay vé của một hãng Thái Lan, là hãng hàng không ông dự định sẽ sử dung trong chuyến đi du lịch tới Ý. Tuy nhiên, ông đã được mời đến trình diện tại trụ sở công an của sân bay.
Một quan chức nói với nhà phê bình, trí thức người Việt này rằng ông "không được phép" rời đất nước, nhưng lại không nêu rõ lý do vì sao ông bị từ chối. Các nhân viên (an ninh) chỉ đơn thuần nói thêm rằng họ đang "thi hành lệnh cấp trên". Sau nhiều cuộc đàm phán và thảo luận, ông đã gắng thiết lập một thủ tục bằng lời nói, để việc từ chối cho ông xuất ngoại do nhà chức trách áp đặt phải được "trình bày rõ ràng".
Trong số những lý do cho sự can thiệp của công an cửa khẩu, là việc "không đồng ý" của chính quyền Cộng sản với tiến trình phong thánh cho Đức Hồng Y, người đã sống 13 năm đằng đẵng đầy khốn khó trong nhà tù của chế độ (cs). Điều này nêu bật lên bằng việc "hạn tù bị gia tăng" của một vị giáo sĩ cao cấp trong nhà tù của chính quyền. Sau đó là các lý do khác mà phần lớn liên quan đến "tư cách cá nhân" của nhà phê bình văn học, trước đây là một quan chức nhà nước, bây giờ là một nhà văn tự do và thường xuyên chỉ trích chính quyền.
Ông Nguyễn Hoàng Đức ngày nay được biết đến và đánh giá cao về các tác phẩm văn học của mình, nhưng cuộc sống của ông lại có những liên kết chặt chẽ với Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, vì nhờ gặp gỡ vị Hồng Y này mà ước muốn được cải đạo đã được khơi dậy nơi ông Đức.
Theo lời cựu quan chức này, ông đã "say mê" tư cách cá nhân của Đức Hồng Y. Đã có ba "phép lạ", ông nói đã lãnh nhận từ cuộc gặp gỡ với Đức Hồng Y: chuyển đổi sang đức tin Kitô giáo, được chữa lành bệnh tật và được báo trước về một sự kiện trong tương lai. Cuộc hành trình chuyển đổi sang đạo Công Giáo và lễ rửa tội của ông sau này được kể lại trong một đoạn văn mang tên "Con đường của đức tin, qua sự trung gian của Đức Phan Xi cô-Xavie Nguyễn Văn Thuận". Câu chuyện này đã góp phần vào việc phong chân phước cho Đức Hồng Y Việt Nam mà nhà cầm quyền Hà Nội muốn ngăn cản.
Không có nhận xét nào: