Phạm Chí Dũng, RFA - 8.7.2013: Bỏ qua tất cả những gì thuộc về phương pháp luận duy vật biện chứng và quy luật tồn vong của vật chất, Hà Nội lại như tự chuyển hóa bài học tôn giáo vận thời bình sang “địch vận” thời chiến và chuyên chế loại trừ một tư tưởng.
Bất tuân!
Một phép thử nữa, có lẽ là một trong những phép thử cuối cùng vào thời kỳ cuối cùng, sẽ xảy đến với nhà cầm quyền Hà Nội trong mối liên hệ được xem là “tốt đạo, đẹp đời” với 8 triệu tín đồ công giáo Việt Nam: vụ xét xử giáo hữu Lê Quốc Quân vào ngày 9/7/2013.
Nhưng những người công giáo dường như cũng đang tự xác lập cho mình xác tín “Sống phúc âm trong lòng Đảng” thay vì “trong lòng dân tộc” như giáo trình kinh viện của hệ thống tuyên giáo từ gần sáu chục năm qua.
Nếu vào thời gian trước khi diễn ra vụ xét xử 14 thanh niên công giáo, tin lành tháng 5/2013, chỉ có một số ít nhà thờ tổ chức cầu nguyện cho những con chiên bất đắc dĩ của nhà tù, thì đến nay đã có đến gần 30 giáo xứ thực hiện hành vi hiệp thông chúc phúc cho Lê Quốc Quân mà chẳng cần nhà nước địa phương cấp phép cho lòng chia sẻ.
Sau hiện tượng Đoàn Văn Vươn - người được xem là “anh hùng áo vải” và đại diện cho tầng lớp nông dân bị áp chế đất đai, Lê Quốc Quân lại được coi là biểu trưng cho tiếng nói phản biện của giới thiên chúa giáo ở Việt Nam.
Hiển nhiên, đó là những hiện tượng quá đặc thù về xã hội học và tôn giáo học mà không một cơ quan đảng quyền, pháp quyền và giáo trình huấn học nào có thể đang tâm nhắm mắt phủ nhận.
Một số giáo dân ở công đồng Vinh còn tự hỏi đến khi nào sẽ có một làn sóng thân hữu kitô tràn ra làm tắc nghẽn đạo lộ từ Nghệ An và Hà Tĩnh trực chỉ Hà Nội.
Xem ra, có vẻ như chuyến “hành hương” của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Roma vào đầu năm con Rắn đã không kích thích cho không khí “hiệp thông” giữa Hà Nội và Công đồng Vatican trở nên thanh suốt hơn. Thay vào đó, một tảng băng trì uất vẫn lạnh giá trùm phủ lên mối quan hệ đáng ra phải được sưởi ấm trong ít nhất hai năm qua.
Ngọn lửa tình yêu duy nhất hóa ra lại thuộc về các giáo đoàn và những bản thánh ca. Tinh thần cầu nguyện và các thánh lễ của người công giáo đang tôn vinh một nhân vật thuộc về nước Chúa, một người được đông đảo giáo hữu xem như tấm gương về mục vụ và cho điều còn sót lại của ánh mặc khải trong bóng đêm trần thế.
Dĩ nhiên, sẽ chẳng mấy khó khăn để nhà chức trách Hà Nội “truy thu” một mức án nào đó đối với Lê Quốc Quân liên quan đến tội danh “trốn thuế” - một thủ pháp gần tương tự với Điếu Cày những năm về trước.
Chỉ có điều, một khi đã được thỏa mãn về uy thế quyền lực và hơn thế là thứ quyền lực duy nhất được lên tiếng trên đất nước này, những người cầm quyền sẽ có thể rơi vào một nước cờ lạc hướng: để giam cầm một thân phận kitô hữu, họ sẽ phải gánh chịu cả một bể phẫn nộ từ cõi Thiên đường.
Thái Hà ở Hà Nội chỉ cách đây vài năm là một minh họa ngầy ngật cho cơn sốt tủn mủn của một chính quyền dành cho một khuôn viên nhà thờ. Tinh thần vụn vặt ấy có vẻ còn nhiều nhặn hơn nhiều so với một Lê Quốc Quân hạt cát.
Nhưng cả hai cơn sóng ngầm ấy - Thái Hà và Lê Quốc Quân - lại đồng pha tại một điểm đồng vị trên biển cả: tinh thần bất tuân của người công giáo đối với chính quyền.
“Gươm giáo”?
Làm thế nào để khuất phục người công giáo?
Có thể đó là nỗi khát khao ghê gớm của một chính thể, không kém thua gì nguyện ước bác ái cho anh em của Jesus Christ.
Vào lúc còn sống, tiền nhân của Đảng cộng sản là Hồ Chí Minh đã chân tình: “Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả… Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Nhưng bài học về tôn giáo vận lại như chệch hướng bởi sự xa rời quần chúng giáo dân, trong khi chung đụng thái quá với quyền lực và tiền bạc.
Làm thế nào để sư tử chung sống với đàn cừu?
Những “học trò nhỏ” thời hậu bối lại như tự chuyển hóa bài học tôn giáo vận thời bình sang “địch vận” thời chiến.
Bỏ qua tất cả những gì thuộc về phương pháp luận duy vật biện chứng và quy luật tồn vong của vật chất, người ta vẫn chuyên chế loại trừ một tư tưởng.
Nhưng trong lịch sử từ Công nguyên đến giờ, người công giáo chỉ tuân theo một quy luật riêng tư: họ chỉ có thể bị khuất phục bởi đức tin và tư tưởng của chính họ, tương tự quy luật mà lãnh tụ vô sản Vladimmir Ilitch Lenin từng không úp mở: chỉ người cộng sản mới tiêu diệt được người cộng sản.
Thế loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau tất yếu là đường cùng của nhân loại.
Kẻ nào chơi với giáo gươm sẽ chết bởi gươm giáo - như di chỉ của Jesus cho môn đệ và có thể cho cả những kẻ muốn đóng đinh câu rút ngài.
Hình như đang lan truyền tiếng thầm thì sôi sục của khối giáo dân ở công đồng Vinh và khắp các giáo phận: đến khi nào họ sẽ đưa đức tin cầu nguyện cho kitô hữu từ nhà thờ ra đường phố?
Đường phố…
Lẽ nào “phép thử gươm giáo” sẽ phải xảy đến với Hà Nội vào những ngày tới?
Cho những năm tới?
Bất tuân!
Một phép thử nữa, có lẽ là một trong những phép thử cuối cùng vào thời kỳ cuối cùng, sẽ xảy đến với nhà cầm quyền Hà Nội trong mối liên hệ được xem là “tốt đạo, đẹp đời” với 8 triệu tín đồ công giáo Việt Nam: vụ xét xử giáo hữu Lê Quốc Quân vào ngày 9/7/2013.
Nhưng những người công giáo dường như cũng đang tự xác lập cho mình xác tín “Sống phúc âm trong lòng Đảng” thay vì “trong lòng dân tộc” như giáo trình kinh viện của hệ thống tuyên giáo từ gần sáu chục năm qua.
Nếu vào thời gian trước khi diễn ra vụ xét xử 14 thanh niên công giáo, tin lành tháng 5/2013, chỉ có một số ít nhà thờ tổ chức cầu nguyện cho những con chiên bất đắc dĩ của nhà tù, thì đến nay đã có đến gần 30 giáo xứ thực hiện hành vi hiệp thông chúc phúc cho Lê Quốc Quân mà chẳng cần nhà nước địa phương cấp phép cho lòng chia sẻ.
Sau hiện tượng Đoàn Văn Vươn - người được xem là “anh hùng áo vải” và đại diện cho tầng lớp nông dân bị áp chế đất đai, Lê Quốc Quân lại được coi là biểu trưng cho tiếng nói phản biện của giới thiên chúa giáo ở Việt Nam.
Hiển nhiên, đó là những hiện tượng quá đặc thù về xã hội học và tôn giáo học mà không một cơ quan đảng quyền, pháp quyền và giáo trình huấn học nào có thể đang tâm nhắm mắt phủ nhận.
Một số giáo dân ở công đồng Vinh còn tự hỏi đến khi nào sẽ có một làn sóng thân hữu kitô tràn ra làm tắc nghẽn đạo lộ từ Nghệ An và Hà Tĩnh trực chỉ Hà Nội.
Xem ra, có vẻ như chuyến “hành hương” của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đến Roma vào đầu năm con Rắn đã không kích thích cho không khí “hiệp thông” giữa Hà Nội và Công đồng Vatican trở nên thanh suốt hơn. Thay vào đó, một tảng băng trì uất vẫn lạnh giá trùm phủ lên mối quan hệ đáng ra phải được sưởi ấm trong ít nhất hai năm qua.
Ngọn lửa tình yêu duy nhất hóa ra lại thuộc về các giáo đoàn và những bản thánh ca. Tinh thần cầu nguyện và các thánh lễ của người công giáo đang tôn vinh một nhân vật thuộc về nước Chúa, một người được đông đảo giáo hữu xem như tấm gương về mục vụ và cho điều còn sót lại của ánh mặc khải trong bóng đêm trần thế.
Dĩ nhiên, sẽ chẳng mấy khó khăn để nhà chức trách Hà Nội “truy thu” một mức án nào đó đối với Lê Quốc Quân liên quan đến tội danh “trốn thuế” - một thủ pháp gần tương tự với Điếu Cày những năm về trước.
Chỉ có điều, một khi đã được thỏa mãn về uy thế quyền lực và hơn thế là thứ quyền lực duy nhất được lên tiếng trên đất nước này, những người cầm quyền sẽ có thể rơi vào một nước cờ lạc hướng: để giam cầm một thân phận kitô hữu, họ sẽ phải gánh chịu cả một bể phẫn nộ từ cõi Thiên đường.
Thái Hà ở Hà Nội chỉ cách đây vài năm là một minh họa ngầy ngật cho cơn sốt tủn mủn của một chính quyền dành cho một khuôn viên nhà thờ. Tinh thần vụn vặt ấy có vẻ còn nhiều nhặn hơn nhiều so với một Lê Quốc Quân hạt cát.
Nhưng cả hai cơn sóng ngầm ấy - Thái Hà và Lê Quốc Quân - lại đồng pha tại một điểm đồng vị trên biển cả: tinh thần bất tuân của người công giáo đối với chính quyền.
“Gươm giáo”?
Làm thế nào để khuất phục người công giáo?
Có thể đó là nỗi khát khao ghê gớm của một chính thể, không kém thua gì nguyện ước bác ái cho anh em của Jesus Christ.
Vào lúc còn sống, tiền nhân của Đảng cộng sản là Hồ Chí Minh đã chân tình: “Tôn giáo Giêsu có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả… Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Nhưng bài học về tôn giáo vận lại như chệch hướng bởi sự xa rời quần chúng giáo dân, trong khi chung đụng thái quá với quyền lực và tiền bạc.
Làm thế nào để sư tử chung sống với đàn cừu?
Những “học trò nhỏ” thời hậu bối lại như tự chuyển hóa bài học tôn giáo vận thời bình sang “địch vận” thời chiến.
Bỏ qua tất cả những gì thuộc về phương pháp luận duy vật biện chứng và quy luật tồn vong của vật chất, người ta vẫn chuyên chế loại trừ một tư tưởng.
Nhưng trong lịch sử từ Công nguyên đến giờ, người công giáo chỉ tuân theo một quy luật riêng tư: họ chỉ có thể bị khuất phục bởi đức tin và tư tưởng của chính họ, tương tự quy luật mà lãnh tụ vô sản Vladimmir Ilitch Lenin từng không úp mở: chỉ người cộng sản mới tiêu diệt được người cộng sản.
Thế loại trừ và tiêu diệt lẫn nhau tất yếu là đường cùng của nhân loại.
Kẻ nào chơi với giáo gươm sẽ chết bởi gươm giáo - như di chỉ của Jesus cho môn đệ và có thể cho cả những kẻ muốn đóng đinh câu rút ngài.
Hình như đang lan truyền tiếng thầm thì sôi sục của khối giáo dân ở công đồng Vinh và khắp các giáo phận: đến khi nào họ sẽ đưa đức tin cầu nguyện cho kitô hữu từ nhà thờ ra đường phố?
Đường phố…
Lẽ nào “phép thử gươm giáo” sẽ phải xảy đến với Hà Nội vào những ngày tới?
Cho những năm tới?
Không có nhận xét nào: