Gia Minh, RFA - 28.8.2013: Thêm một trường hợp yêu cầu đơn giản của người dân không được giải quyết thỏa đáng dẫn đến xung đột và chính quyền sử dụng bạo lực để trấn áp.
Phản ứng- trấn áp
Chuyện mới xảy ra vào tối ngày 27 tháng 8 vừa qua tại thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Những trẻ nhỏ và dân chúng địa phương tổ chức tuần hành nhằm yêu cầu chính quyền địa phương bãi bỏ quyết định bị dân chúng cho là bất hợp lý; đó là đóng trường mầm non tại địa phương buộc con em họ phải đi xa lên xã từ 3 đến 4 cây số để được chăm sóc mỗi ngày.
Một người dân địa phương có con gửi lâu nay tại trường mầm non của xã cho biết sự việc xảy ra tối ngày 27 tháng 8 ở địa phương ông như sau:
Tối hôm qua dân và các cháu từ 2 đến 6 tuổi đi diễu hành trên đường và bên trường mầm non mà xã đang đòi lấy lại và có thể họ bán miếng đất đó. Chúng tôi cho các cháu hát hò bài ‘Cháu yêu trường của chúng cháu là trường mầm non’; các cháu cầm ‘dụng cụ’ là chại lọ, soong nồi làm nhạc cụ. Công an viên và trưởng thôn ra thu và bắt, dọa nạt các em. Sáu đó Tuyệt, em trai của tôi thấy thế có lên tiếng; nhưng họ không được lắng nghe mà họ còn dùng dùi cui đánh em trai tôi. Mấy trăm người dân từ trẻ em cho đến người lớn đều chứng kiến việc công an viên cởi áo quần đòi đánh nhau. Công an viên viên dùng dùi cui, dọa nạ và còn đòi đánh tay bo nữa.
Yêu cầu hợp lý- giải thích bất nhất
Người dân vừa nói cho biết lý do dẫn đến việc dân chúng phản đối quyết định của chính quyền xã khi cho đóng cửa trường mầm non:
Thứ hai tuần trước, tức cách đây 10 hôm, chúng tôi đưa con đến trường thì cổng trường khóa và bàn ghế đưa đi đâu hết. Đến hôm chủ nhật, xã và thôn bỗng nhiên tổ chức cuộc họp. Chúng tôi có lên dự và thấy trưởng thôn và chủ tịch xã nói không khớp nhau. Trưởng thôn thì nói tạm thời đưa các cháu lên xã học để tu sửa lại ngôi trường này; phó chủ tịch xã nói không, có thể đưa thẳng lên luôn. Sau đó chúng tôi có phát biểu nếu sửa thì bao giờ sửa, đến khi nào xong cho các cháu học. Ông phó chủ tịch xã nói không biết.
Chúng tôi không nhận được giấy báo gì cả, đến khi đưa con em đến thì thấy thế rồi nhao nhao lên và rồi có cuộc họp như thế.
Thông tin cho biết số các cháu thuộc độ tuổi mầm non ở thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chừng 100 cháu. Đa phần cha mẹ của các cháu nhỏ này đều phải đi làm ăn xa. Các cháu ở với ông bà trông nom và gửi tại trường mầm non của thôn; nếu phải đưa lên xã, ông bà hằng ngày phải đi bộ qua đoạn đường dài từ 3 đến 4 cây số để đưa và đón các cháu đến trường và về nhà. Trong thực tế theo lời kể của vị phụ huynh có con gửi tại trường mầm non của thôn vừa bị đóng cửa, thì gia cảnh của họ quá nghèo, đến trưa ông bà đón cháu về nhà cho ăn, rồi chiều lại đưa ra trường, chứ không đủ khả năng tài chính nộp thêm khoản ăn trưa để các cháu nghỉ lại tại trường, không phải về nhà ăn uống như thế.
Người dân địa phương cho biết nguyện vọng muốn có trường mầm non ở ngay trong thôn như lâu nay vẫn không được xã đáp ứng:
Chúng tôi có nguyện vọng tôn sửa lại trường để các cháu được học tại trường cũ. Các câu hỏi ấy không được chính quyền trả lời và họ cứ tránh. Họ không trả lời mà gạt đi và nói lên trên kia học tốt hơn… Theo chúng tôi chả có gì tốt vì chúng tôi đi làm ăn xa, mà mỗi ông bà phải chăm 5-6 cháu, xe máy không biết đi; khi đó phải dắt mấy cháu đi, rồi dắt về; rồi trong điều kiện mưa gió nữa, rất khó khăn.
Vấn đề giải quyết chỗ học cho các cháu mầm non tại thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa không phải lớn lao gì; thế nhưng địa phương cũng không giải quyết cho ‘thấu tình, đạt lý’ theo điều kiện thực tế của người dân.
Lâu nay ở Việt Nam từ những chuyện nhỏ như vừa nêu cho đến những vấn đề lớn hơn hầu như đều có chung cách giải quyết là sự im lặng trước những yêu cầu chính đáng mà người dân đưa ra. Thậm chí như chuyện đóng trường mầm non với lý do giải thích bất nhất khiến người dân nghi ngờ cơ quan chức năng có ‘tư lợi’ khi đưa ra quyết định như thế.
Phản ứng- trấn áp
Chuyện mới xảy ra vào tối ngày 27 tháng 8 vừa qua tại thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Những trẻ nhỏ và dân chúng địa phương tổ chức tuần hành nhằm yêu cầu chính quyền địa phương bãi bỏ quyết định bị dân chúng cho là bất hợp lý; đó là đóng trường mầm non tại địa phương buộc con em họ phải đi xa lên xã từ 3 đến 4 cây số để được chăm sóc mỗi ngày.
Một người dân địa phương có con gửi lâu nay tại trường mầm non của xã cho biết sự việc xảy ra tối ngày 27 tháng 8 ở địa phương ông như sau:
Tối hôm qua dân và các cháu từ 2 đến 6 tuổi đi diễu hành trên đường và bên trường mầm non mà xã đang đòi lấy lại và có thể họ bán miếng đất đó. Chúng tôi cho các cháu hát hò bài ‘Cháu yêu trường của chúng cháu là trường mầm non’; các cháu cầm ‘dụng cụ’ là chại lọ, soong nồi làm nhạc cụ. Công an viên và trưởng thôn ra thu và bắt, dọa nạt các em. Sáu đó Tuyệt, em trai của tôi thấy thế có lên tiếng; nhưng họ không được lắng nghe mà họ còn dùng dùi cui đánh em trai tôi. Mấy trăm người dân từ trẻ em cho đến người lớn đều chứng kiến việc công an viên cởi áo quần đòi đánh nhau. Công an viên viên dùng dùi cui, dọa nạ và còn đòi đánh tay bo nữa.
Yêu cầu hợp lý- giải thích bất nhất
Người dân vừa nói cho biết lý do dẫn đến việc dân chúng phản đối quyết định của chính quyền xã khi cho đóng cửa trường mầm non:
Thứ hai tuần trước, tức cách đây 10 hôm, chúng tôi đưa con đến trường thì cổng trường khóa và bàn ghế đưa đi đâu hết. Đến hôm chủ nhật, xã và thôn bỗng nhiên tổ chức cuộc họp. Chúng tôi có lên dự và thấy trưởng thôn và chủ tịch xã nói không khớp nhau. Trưởng thôn thì nói tạm thời đưa các cháu lên xã học để tu sửa lại ngôi trường này; phó chủ tịch xã nói không, có thể đưa thẳng lên luôn. Sau đó chúng tôi có phát biểu nếu sửa thì bao giờ sửa, đến khi nào xong cho các cháu học. Ông phó chủ tịch xã nói không biết.
Chúng tôi không nhận được giấy báo gì cả, đến khi đưa con em đến thì thấy thế rồi nhao nhao lên và rồi có cuộc họp như thế.
Thông tin cho biết số các cháu thuộc độ tuổi mầm non ở thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chừng 100 cháu. Đa phần cha mẹ của các cháu nhỏ này đều phải đi làm ăn xa. Các cháu ở với ông bà trông nom và gửi tại trường mầm non của thôn; nếu phải đưa lên xã, ông bà hằng ngày phải đi bộ qua đoạn đường dài từ 3 đến 4 cây số để đưa và đón các cháu đến trường và về nhà. Trong thực tế theo lời kể của vị phụ huynh có con gửi tại trường mầm non của thôn vừa bị đóng cửa, thì gia cảnh của họ quá nghèo, đến trưa ông bà đón cháu về nhà cho ăn, rồi chiều lại đưa ra trường, chứ không đủ khả năng tài chính nộp thêm khoản ăn trưa để các cháu nghỉ lại tại trường, không phải về nhà ăn uống như thế.
Người dân địa phương cho biết nguyện vọng muốn có trường mầm non ở ngay trong thôn như lâu nay vẫn không được xã đáp ứng:
Chúng tôi có nguyện vọng tôn sửa lại trường để các cháu được học tại trường cũ. Các câu hỏi ấy không được chính quyền trả lời và họ cứ tránh. Họ không trả lời mà gạt đi và nói lên trên kia học tốt hơn… Theo chúng tôi chả có gì tốt vì chúng tôi đi làm ăn xa, mà mỗi ông bà phải chăm 5-6 cháu, xe máy không biết đi; khi đó phải dắt mấy cháu đi, rồi dắt về; rồi trong điều kiện mưa gió nữa, rất khó khăn.
Vấn đề giải quyết chỗ học cho các cháu mầm non tại thôn 5, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa không phải lớn lao gì; thế nhưng địa phương cũng không giải quyết cho ‘thấu tình, đạt lý’ theo điều kiện thực tế của người dân.
Lâu nay ở Việt Nam từ những chuyện nhỏ như vừa nêu cho đến những vấn đề lớn hơn hầu như đều có chung cách giải quyết là sự im lặng trước những yêu cầu chính đáng mà người dân đưa ra. Thậm chí như chuyện đóng trường mầm non với lý do giải thích bất nhất khiến người dân nghi ngờ cơ quan chức năng có ‘tư lợi’ khi đưa ra quyết định như thế.
Không có nhận xét nào: