Phạm Chí Dũng, RFA - 11.8.2013: Bài tham luận "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?" của Tiến Sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, dưới đây được đọc trong Cuộc hội thảo Hè năm 2013 tại Singapore với chủ đề "Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?"
Bài tham luận "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?" của Tiến Sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, một cây bút thường xuyên của RFA, dưới đây được đọc trong Cuộc hội thảo Hè năm 2013 tại Singapore với chủ đề "Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?" trong hai ngày Thứ Hai 12 và Thứ Ba 13 tháng 8 2013..
Những người cùng thời
Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế trầm kha và nhiều tiền đề cho khủng hoảng xã hội ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay, vấn đề chủ quyền biển đảo và những đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền đang được những người trong phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước.
Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử thể chế đương đại là vào đầu năm 2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức mang tinh thần phản biện yêu nước, còn gọi là nhóm “Kiến nghị 72”, đã nêu ra các khuyến nghị và khuyến cáo đối với đảng và chính quyền về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý và cả về sự thay đổi phải có của điều 4 trong hiến pháp.
Hoạt động không chỉ mang tính lời nói như thế đang phản ánh bầu tâm tư rất nặng lòng của không chỉ công dân đối với chế độ, mà còn là tình cảm mong muốn một sự thay đổi tốt đẹp hơn, hoặc ít ra cũng đỡ xấu hơn, xuất phát từ chính những cán bộ lão thành, đảng viên và cả một bộ phận công chức, viên chức đương nhiệm.
Như một quy luật, phản biện không thể thiếu đất sống ở những nơi mà mầm non bị vùi dập. Xuất phát chỉ với một hành trang hạn hẹp, nhưng đến đầu năm 2012, cùng với hành động nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn, giới blogger lề dân đã tạo cho mình được một tài sản đáng giá là truyền thông xã hội. Trong suốt năm 2012, bất chấp nhiều áp lực chính trị, một số blogger vẫn làm được những việc có ích cho xã hội, đặc biệt hỗ trợ quyền lợi chính đáng của dân oan đòi đất và dấy lên không khí về chủ quyền biển đảo. Cho đến đầu năm 2013, sau chuyến đi Roma của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, điều có vẻ ngẫu nhiên là một số cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và cả một số lãnh đạo cao cấp của đảng đã phải thừa nhận thế đứng của giới truyền thông xã hội, về độ thông tin nhanh nhạy mà hoàn toàn có thể cạnh tranh và còn vượt hơn cả báo chí nhà nước.
Với những gì mà giới truyền thông xã hội đã gây ấn tượng và tích tụ cho đến ngày hôm nay, đó là cái gì, nếu không phải là một tiền đề đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho một mẫu hình nào đó cho xã hội dân sự trong tương lai ở Việt Nam?
Sự tự do tương đối cho tới nay của giới truyền thông xã hội đã tạo nên một chân đứng đầu tiên về thông tin cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Quan trọng hơn, chân đứng này còn đang được nối kết ngày càng mật thiết với giới truyền thông quốc tế. Nhiều vấn đề về an ninh biển Đông, an sinh xã hội, mâu thuẫn và xung đột mang tính xã hội, những chủ đề chính trị như sửa đổi hiến pháp và điều 4 độc đảng, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn giáo… đã được nhiều báo nước ngoài trích dẫn và bình luận từ tin tức của giới truyền thông xã hội trong nước.
Ba giai đoạn trong trung hạn
Một cách thông thường và diễn ra theo kịch bản trì trệ mà không xảy ra một biến động đủ mạnh và đủ lớn ứng với một cuộc suy thoái nặng nề hoặc khủng hoảng kinh tế, nền chính trị vẫn kéo dài sự tồn tại của nó, còn những nguyện vọng đòi hỏi dân chủ hơn của các nhóm phản biện xã hội vẫn chỉ có thể đạt được một tầm mức không đủ cao. Sự phản ánh chân thực của báo chí nhà nước cũng vì thế sẽ chưa thể hiện được đúng với khả năng còn tiền ẩn và bầu tâm huyết của nó.
Nhưng nếu nền kinh tế bị sói mòn trầm trọng và kéo theo những biến động xã hội đủ mạnh, đó lại là điều kiện và sự gieo mầm cho các ý tưởng và hành động phản biện. Mức độ thăng trầm của xã hội và chính trị càng lớn, quy luật tất yếu là phản biện sẽ càng gia tăng sức ép của nó đối với thể chế.
Cũng có một quy luật chính trị - xã hội khác: trong bối cảnh nội bộ thể chế không thuận hòa và phát sinh nhiều mâu thuẫn - có thể là mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu với nhau, đó là một điều kiện quan trọng để hoạt động phản biện phát triển, không chỉ bằng hoạt động thông tin và bình luận trên mạng, mà còn có thể hình thành những tổ chức sinh hoạt công khai theo đường lối ôn hòa. Nhóm “Kiến nghị 72” với nhiều nhân sĩ, trí thức đầu đàn là một minh chứng và một phương pháp luận như thế.
Trong cách nhìn của một bộ phận lãnh đạo đảng và chính quyền, hiện thời và trong thời gian tới, một lực lượng trí thức có tính độc lập, hay nói khác hơn là mang tính trung lập, có thể là cần thiết, với mục đích tạo nên một độ mở dân chủ nào đó cho khuôn mặt của chế độ, cũng là nhân tố có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
Phản biện xã hội và phong trào phản biện của giới nhân sĩ, trí thức cũng có thể tương tác và tương ứng với những ưu thế mới trong tình hình mới. Và đó cũng là một điều kiện nữa để hoạt động phản biện có thể tiến xa hơn một bước: hình thành các nhóm công khai với sinh hoạt theo phương châm ôn hòa, bất bạo động.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào những năm 2016-2017, thời gian từ nay đến đó sẽ có thể được xem là quãng đường trung hạn trong 3-4 năm. Quãng đường đó có thể phải trải qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn thứ nhất: giải quyết những vấn đề gay cấn trong nội bộ và tạm kết thúc với thế cục chính trị nghiêng hẳn về một quan điểm và một nhóm chính khách nào đó. Trong giai đoạn này, nền kinh tế tạm phục hồi, chưa lộ ra những xung đột khủng hoảng và những phản ứng xã hội mang tính đối kháng. Hoạt động phản biện xã hội cũng có điều kiện để phát triển về lượng và chất, về mối liên kết chiều rộng và cả chiều sâu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2015.
2/ Giai đoạn thứ hai: hành xử mang tính “hồi tố” của chính thể và nhóm chính khách chiếm ưu thế đối với những tiếng nói và hành động bị xem là đối lập, đối kháng và đi quá xa. Phong trao phản biện tạm lắng. Giai đoạn này có thể trùng với một cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế nổ ra trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam cũng chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng và bùng nổ nhiều xung đột về kinh tế và xã hội. Giai đoạn này có thể diễn ra từ giữa năm 2015 đến giữa hoặc cuối năm 2017.
3/ Giai đoạn thứ ba: khi tất cả cùng cộng hưởng ở một điểm: kinh tế, xã hội và cả chính trị mất kiểm soát, không phải bởi các lực lượng phản biện của trí thức, mà do phản ứng sống còn của chính người dân trước làn sóng suy thoái kinh tế kinh niên hoặc khủng hoảng kinh tế, tước đoạt những nỗ lực tồn tại cuối cùng của đời sống dân sinh. Khủng hoảng kinh tế càng trầm trọng, tính chất và quy mô phản ứng xã hội càng ghê gớm, có thể dẫn đến một sự thay đổi về chân đứng, thậm chí về bản chất nền chính trị của chế độ. Đây là giai đoạn mà phong trào phản biện xã hội mang tính ôn hòa sẽ thăng hoa. Giai đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn hai giai đoạn trước, có thể vào nửa cuối năm 2017 và kéo sang năm 2018.
Giai đoạn thứ ba lại khiến xã hội Việt Nam sẽ phải trải qua một giai đoạn hệ quả tiếp nối, từ năm 2017-2018 trở đi, với quá trình ma sát thô và tương tác giữa các lực lượng chính trị cũ và mới, trước khi tiến tới một sự ổn định mới về chính trị và xã hội, phục hồi kinh tế. Giai đoạn tiếp theo này rất khó xác định về thời gian diễn biến, nhưng ít nhất phải mất 4-5 năm.
Với mỗi giai đoạn trên, xã hội dân sự ở Việt Nam đều có thể đạt được những bước tiến triển mong muốn, nếu những người thực hiện nó đủ chuyên cần, đoàn kết và sáng tạo.
Phản biện xã hội những năm tháng cận cảnh
Ngay trước mắt, điều mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là “cơ hội lịch sử” cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng 7/2013 cũng lại là một cơ hội khác cho hoạt động phản biện độc lập ở Việt Nam.
Dù không có nhiều kỳ vọng từ kết quả của cuộc gặp Obama – Sang, nhưng tình thế đã có một chuyển biến nhỏ và có thể hy vọng sẽ dẫn tới những chuyển biến lớn hơn. Nhà nước Việt Nam sau một thời gian dài im lặng, đang dần chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền và dân chủ của người Mỹ và các tổ chức quốc tế, nhưng tất nhiên có tính điều kiện.
Nhưng cùng với những điều kiện song hành giữa kinh tế, chính trị và cả quân sự, trong vài năm tới lối mở cho dân chủ, nhân quyền và không khí phản biện ở Việt Nam sẽ rộng đường hơn. Phản biện và những hoạt động có tính tổ chức của nó sẽ có thể được công khai hóa trong một chừng mực và phạm vi nào đó.
Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có tính thành tâm, hữu dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài với trí thức trong nước, không chỉ dừng ở tính chất đơn lẻ, mà nhằm xây dựng một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu, với hàng loạt chủ đề thiết thân như:
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc.
- Phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu.
- Bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối.
- Phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
- Đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên.
- Phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công quốc gia; nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập đoàn; ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…
- Thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý.
- Thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội.
- Thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
- Phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự.
- Phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam.
- Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị.
- Phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Tương lai từ xã hội dân sự
Loạn lạc là đường cùng của nhân dân, và đường cùng của dân chúng lại rất thường là đường cùng của chế độ. Đó cũng là một bài học nhãn tiền cho những chính khách đương thời và những nhà quản lý xã hội trong tương lai.
Một trong những giải pháp tốt đẹp nhất cho xã hội Việt Nam trong tương lai chỉ có thể đến từ xã hội dân sự.
Song song với các mục tiêu ngắn hạn, những nhóm nhân sĩ và trí thức trong nước và ngoài nước cần phối hợp tiến hành nghiên cứu một đề án về xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai, cho 15-20 năm tới, nhưng những tiền đề của mô hình xã hội dân sự ấy có thể được ứng dụng ngay trong 4-5 năm tới, nếu các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội cho phép.
Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế về nhân quyền và dân chủ hỗ trợ cho đề án về xã hội dân sự là rất cần thiết.
Cuộc hành trình của phản biện xã hội và xã hội dân sự ở Việt Nam trong ít nhất 20 năm tới không chỉ là một sự thay đổi về tương quan kinh tế - chính trị, mà còn là một cuộc cách mạng về văn hóa và dân trí cho các tầng lớp nhân dân.
Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ. Phong trào phản biện dân chủ và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình trung hạn có thể trong giai đoạn 2013-2017, và nếu được tổ chức tốt, phong trào này có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc.
Xã hội dân sự có thể làm cái điều mà một chính thể hiện thời không làm được: phục hồi và nâng cấp chất liệu văn hóa và nhân cách cho cả một dân tộc.
Bài tham luận "Liệu sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị ở Việt Nam?" của Tiến Sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng, một cây bút thường xuyên của RFA, dưới đây được đọc trong Cuộc hội thảo Hè năm 2013 tại Singapore với chủ đề "Cải cách ở Việt Nam đang đi về đâu?" trong hai ngày Thứ Hai 12 và Thứ Ba 13 tháng 8 2013..
Những người cùng thời
Cùng với bối cảnh suy thoái kinh tế trầm kha và nhiều tiền đề cho khủng hoảng xã hội ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay, vấn đề chủ quyền biển đảo và những đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền đang được những người trong phong trào dân chủ ở Việt Nam áp sát hơn hẳn so với những năm trước.
Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử thể chế đương đại là vào đầu năm 2013, một nhóm nhân sĩ, trí thức mang tinh thần phản biện yêu nước, còn gọi là nhóm “Kiến nghị 72”, đã nêu ra các khuyến nghị và khuyến cáo đối với đảng và chính quyền về các quyền lập hội, biểu tình, trưng cầu dân ý và cả về sự thay đổi phải có của điều 4 trong hiến pháp.
Hoạt động không chỉ mang tính lời nói như thế đang phản ánh bầu tâm tư rất nặng lòng của không chỉ công dân đối với chế độ, mà còn là tình cảm mong muốn một sự thay đổi tốt đẹp hơn, hoặc ít ra cũng đỡ xấu hơn, xuất phát từ chính những cán bộ lão thành, đảng viên và cả một bộ phận công chức, viên chức đương nhiệm.
Như một quy luật, phản biện không thể thiếu đất sống ở những nơi mà mầm non bị vùi dập. Xuất phát chỉ với một hành trang hạn hẹp, nhưng đến đầu năm 2012, cùng với hành động nổi dậy của người nông dân Đoàn Văn Vươn, giới blogger lề dân đã tạo cho mình được một tài sản đáng giá là truyền thông xã hội. Trong suốt năm 2012, bất chấp nhiều áp lực chính trị, một số blogger vẫn làm được những việc có ích cho xã hội, đặc biệt hỗ trợ quyền lợi chính đáng của dân oan đòi đất và dấy lên không khí về chủ quyền biển đảo. Cho đến đầu năm 2013, sau chuyến đi Roma của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng, điều có vẻ ngẫu nhiên là một số cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và cả một số lãnh đạo cao cấp của đảng đã phải thừa nhận thế đứng của giới truyền thông xã hội, về độ thông tin nhanh nhạy mà hoàn toàn có thể cạnh tranh và còn vượt hơn cả báo chí nhà nước.
Với những gì mà giới truyền thông xã hội đã gây ấn tượng và tích tụ cho đến ngày hôm nay, đó là cái gì, nếu không phải là một tiền đề đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho một mẫu hình nào đó cho xã hội dân sự trong tương lai ở Việt Nam?
Sự tự do tương đối cho tới nay của giới truyền thông xã hội đã tạo nên một chân đứng đầu tiên về thông tin cho xã hội dân sự ở Việt Nam. Quan trọng hơn, chân đứng này còn đang được nối kết ngày càng mật thiết với giới truyền thông quốc tế. Nhiều vấn đề về an ninh biển Đông, an sinh xã hội, mâu thuẫn và xung đột mang tính xã hội, những chủ đề chính trị như sửa đổi hiến pháp và điều 4 độc đảng, dân chủ và nhân quyền, tự do tôn giáo… đã được nhiều báo nước ngoài trích dẫn và bình luận từ tin tức của giới truyền thông xã hội trong nước.
Ba giai đoạn trong trung hạn
Một cách thông thường và diễn ra theo kịch bản trì trệ mà không xảy ra một biến động đủ mạnh và đủ lớn ứng với một cuộc suy thoái nặng nề hoặc khủng hoảng kinh tế, nền chính trị vẫn kéo dài sự tồn tại của nó, còn những nguyện vọng đòi hỏi dân chủ hơn của các nhóm phản biện xã hội vẫn chỉ có thể đạt được một tầm mức không đủ cao. Sự phản ánh chân thực của báo chí nhà nước cũng vì thế sẽ chưa thể hiện được đúng với khả năng còn tiền ẩn và bầu tâm huyết của nó.
Nhưng nếu nền kinh tế bị sói mòn trầm trọng và kéo theo những biến động xã hội đủ mạnh, đó lại là điều kiện và sự gieo mầm cho các ý tưởng và hành động phản biện. Mức độ thăng trầm của xã hội và chính trị càng lớn, quy luật tất yếu là phản biện sẽ càng gia tăng sức ép của nó đối với thể chế.
Cũng có một quy luật chính trị - xã hội khác: trong bối cảnh nội bộ thể chế không thuận hòa và phát sinh nhiều mâu thuẫn - có thể là mâu thuẫn giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu với nhau, đó là một điều kiện quan trọng để hoạt động phản biện phát triển, không chỉ bằng hoạt động thông tin và bình luận trên mạng, mà còn có thể hình thành những tổ chức sinh hoạt công khai theo đường lối ôn hòa. Nhóm “Kiến nghị 72” với nhiều nhân sĩ, trí thức đầu đàn là một minh chứng và một phương pháp luận như thế.
Trong cách nhìn của một bộ phận lãnh đạo đảng và chính quyền, hiện thời và trong thời gian tới, một lực lượng trí thức có tính độc lập, hay nói khác hơn là mang tính trung lập, có thể là cần thiết, với mục đích tạo nên một độ mở dân chủ nào đó cho khuôn mặt của chế độ, cũng là nhân tố có thể mang lại thiện cảm với các tổ chức và quốc gia trên thế giới quan tâm đến vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
Phản biện xã hội và phong trào phản biện của giới nhân sĩ, trí thức cũng có thể tương tác và tương ứng với những ưu thế mới trong tình hình mới. Và đó cũng là một điều kiện nữa để hoạt động phản biện có thể tiến xa hơn một bước: hình thành các nhóm công khai với sinh hoạt theo phương châm ôn hòa, bất bạo động.
Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra vào những năm 2016-2017, thời gian từ nay đến đó sẽ có thể được xem là quãng đường trung hạn trong 3-4 năm. Quãng đường đó có thể phải trải qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn thứ nhất: giải quyết những vấn đề gay cấn trong nội bộ và tạm kết thúc với thế cục chính trị nghiêng hẳn về một quan điểm và một nhóm chính khách nào đó. Trong giai đoạn này, nền kinh tế tạm phục hồi, chưa lộ ra những xung đột khủng hoảng và những phản ứng xã hội mang tính đối kháng. Hoạt động phản biện xã hội cũng có điều kiện để phát triển về lượng và chất, về mối liên kết chiều rộng và cả chiều sâu. Giai đoạn này có thể kéo dài từ giữa năm 2013 đến giữa năm 2015.
2/ Giai đoạn thứ hai: hành xử mang tính “hồi tố” của chính thể và nhóm chính khách chiếm ưu thế đối với những tiếng nói và hành động bị xem là đối lập, đối kháng và đi quá xa. Phong trao phản biện tạm lắng. Giai đoạn này có thể trùng với một cuộc suy thoái kép hoặc khủng hoảng kinh tế nổ ra trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc. Kinh tế Việt Nam cũng chìm sâu vào vòng xoáy khủng hoảng và bùng nổ nhiều xung đột về kinh tế và xã hội. Giai đoạn này có thể diễn ra từ giữa năm 2015 đến giữa hoặc cuối năm 2017.
3/ Giai đoạn thứ ba: khi tất cả cùng cộng hưởng ở một điểm: kinh tế, xã hội và cả chính trị mất kiểm soát, không phải bởi các lực lượng phản biện của trí thức, mà do phản ứng sống còn của chính người dân trước làn sóng suy thoái kinh tế kinh niên hoặc khủng hoảng kinh tế, tước đoạt những nỗ lực tồn tại cuối cùng của đời sống dân sinh. Khủng hoảng kinh tế càng trầm trọng, tính chất và quy mô phản ứng xã hội càng ghê gớm, có thể dẫn đến một sự thay đổi về chân đứng, thậm chí về bản chất nền chính trị của chế độ. Đây là giai đoạn mà phong trào phản biện xã hội mang tính ôn hòa sẽ thăng hoa. Giai đoạn này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn hai giai đoạn trước, có thể vào nửa cuối năm 2017 và kéo sang năm 2018.
Giai đoạn thứ ba lại khiến xã hội Việt Nam sẽ phải trải qua một giai đoạn hệ quả tiếp nối, từ năm 2017-2018 trở đi, với quá trình ma sát thô và tương tác giữa các lực lượng chính trị cũ và mới, trước khi tiến tới một sự ổn định mới về chính trị và xã hội, phục hồi kinh tế. Giai đoạn tiếp theo này rất khó xác định về thời gian diễn biến, nhưng ít nhất phải mất 4-5 năm.
Với mỗi giai đoạn trên, xã hội dân sự ở Việt Nam đều có thể đạt được những bước tiến triển mong muốn, nếu những người thực hiện nó đủ chuyên cần, đoàn kết và sáng tạo.
Phản biện xã hội những năm tháng cận cảnh
Ngay trước mắt, điều mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gọi là “cơ hội lịch sử” cho chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đến Washington vào tháng 7/2013 cũng lại là một cơ hội khác cho hoạt động phản biện độc lập ở Việt Nam.
Dù không có nhiều kỳ vọng từ kết quả của cuộc gặp Obama – Sang, nhưng tình thế đã có một chuyển biến nhỏ và có thể hy vọng sẽ dẫn tới những chuyển biến lớn hơn. Nhà nước Việt Nam sau một thời gian dài im lặng, đang dần chấp nhận quan điểm phản biện về nhân quyền và dân chủ của người Mỹ và các tổ chức quốc tế, nhưng tất nhiên có tính điều kiện.
Nhưng cùng với những điều kiện song hành giữa kinh tế, chính trị và cả quân sự, trong vài năm tới lối mở cho dân chủ, nhân quyền và không khí phản biện ở Việt Nam sẽ rộng đường hơn. Phản biện và những hoạt động có tính tổ chức của nó sẽ có thể được công khai hóa trong một chừng mực và phạm vi nào đó.
Ngay từ bây giờ, đang rất cần đến một sự kết nối có tính thành tâm, hữu dụng và bài bản giữa các nhóm trí thức kiều bào Việt Nam ở nước ngoài với trí thức trong nước, không chỉ dừng ở tính chất đơn lẻ, mà nhằm xây dựng một phong trào phản biện chặt chẽ và có chiều sâu, với hàng loạt chủ đề thiết thân như:
- Bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính trị Việt Nam vào Trung Quốc.
- Phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích, nhóm thân hữu.
- Bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối.
- Phản biện đối với chủ đề sở hữu trong Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế - xã hội.
- Bảo vệ quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội.
- Đấu tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự nhiên.
- Phản biện đối với một số vấn đề kinh tế gay gắt như nợ công quốc gia; nợ và nợ xấu; tính độc quyền của kinh tế quốc doanh và một số tập đoàn; ngân hàng; các thị trường đầu cơ như vàng, bất động sản; những ngành có liên quan mật thiết đến người tiêu dùng như điện, xăng dầu, nước…
- Thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý.
- Thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội.
- Thúc đẩy tính hợp hiến và hợp pháp hóa của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do tôn giáo.
- Phản biện đối với các điều luật chính trị hóa hành vi phản phản biện như điều 79, 87, 88, 258 trong Bộ luật hình sự.
- Phản biện đối với điều kiện giam giữ phạm nhân trong các trại giam.
- Hỗ trợ tinh thần và vật chất cho các gia đình có người bị giam giữ, liên quan đến yếu tố chính trị.
- Phản biện với chính những tiếng nói phản biện thiếu tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Tương lai từ xã hội dân sự
Loạn lạc là đường cùng của nhân dân, và đường cùng của dân chúng lại rất thường là đường cùng của chế độ. Đó cũng là một bài học nhãn tiền cho những chính khách đương thời và những nhà quản lý xã hội trong tương lai.
Một trong những giải pháp tốt đẹp nhất cho xã hội Việt Nam trong tương lai chỉ có thể đến từ xã hội dân sự.
Song song với các mục tiêu ngắn hạn, những nhóm nhân sĩ và trí thức trong nước và ngoài nước cần phối hợp tiến hành nghiên cứu một đề án về xã hội dân sự Việt Nam trong tương lai, cho 15-20 năm tới, nhưng những tiền đề của mô hình xã hội dân sự ấy có thể được ứng dụng ngay trong 4-5 năm tới, nếu các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội cho phép.
Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế về nhân quyền và dân chủ hỗ trợ cho đề án về xã hội dân sự là rất cần thiết.
Cuộc hành trình của phản biện xã hội và xã hội dân sự ở Việt Nam trong ít nhất 20 năm tới không chỉ là một sự thay đổi về tương quan kinh tế - chính trị, mà còn là một cuộc cách mạng về văn hóa và dân trí cho các tầng lớp nhân dân.
Thay đổi của xã hội cũng là hệ quả cho phản biện và cơ hội cho dân chủ. Phong trào phản biện dân chủ và những điều kiện cho một xã hội dân sự ở Việt Nam đang nằm trong xu thế và lộ trình trung hạn có thể trong giai đoạn 2013-2017, và nếu được tổ chức tốt, phong trào này có thể góp sức cho xã hội về những triển vọng lạc quan trong tương lai dài hạn của dân tộc.
Xã hội dân sự có thể làm cái điều mà một chính thể hiện thời không làm được: phục hồi và nâng cấp chất liệu văn hóa và nhân cách cho cả một dân tộc.
TS Phạm Chí Dũng
Không có nhận xét nào: