Radio CTM - 8.8.2013: Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng đã gặp phải nhiều chỉ trích từ các tổ chức nhân quyền và một số công ty kinh doanh mạng cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm trầm trọng quyền tự do thông tin và được thông tin. Giới blogger Việt Nam cũng đã phản ứng mạnh mẽ, lên án NĐ 72 vi phạm nghiêm trọng các quyền căn bản của công dân, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận qua việc lưu truyền thông tin trên mạng. Riêng nhà văn Võ Thị Hảo nhận định rằng "Nếu thực hiện theo thông tin này thì con người chỉ có thể bàn về ăn, ngủ, mặc; thế hoá ra con người trở lại ngu xuẩn như loài vật, chỉ biết cúi vào cái máng của mình à?". Mời quí vị theo dõi cuộc trò chuyện giữa nhà văn Võ Thị Hảo và phóng viên Vân Quang về nghị định 72 mà nhà nước CSVN vừa ban hành.
Vân Quang: Là một nhà văn, nhà báo, trong các tác phẩm của mình, chị rất quan tâm đến vấn đề dân khí của đất nước. Chị rất ưu tư và băn khoăn nhiều vấn đề khi dân khí đang ngày càng suy đồi một cách nghiêm trọng, chị có thể cho biết là nguyên cớ nào mà dân khí ở nước ta ngày càng suy đồi như thế?
Võ Thị Hảo: Vâng, theo tôi thì dân khí Việt Nam ngày càng suy đồi, tại vì dân Việt Nam ngay từ thời phong kiến đã không có tự do ngôn luận và nhân quyền; đến thời thuộc Pháp thì cũng có bị hạn chế nhiều tự do, nhưng dù sao cũng có thể ra được báo chí tư nhân và có được những đảng phái đối lập. Từ năm 1946 đến giờ thì chuyển sang thể chế này thì tôi thấy rằng 67 năm nay, dù hiến pháp Việt Nam năm 1946 có qui định về tự do báo chí, tự do xuất bản, về quyền con người; thế nhưng lại thường xuyên bị vi phạm. Và người nói thật thì hoặc là họ không được nói, hoặc họ bị bức hại. Hệ thống tuyên truyền thì bị cấm đoán rất nhiều; ngay cả lời nói, phát biểu của một số nguyên thủ cũng còn bị cắt, bị sửa. Tôi thấy rằng người dân sợ hãi. Đã có truyền thống nô lệ từ trước; không có tự do báo chí, tự do xuất bản, rồi quyền con người cũng bị xâm hại, bởi vậy lâu ngày quá người ta càng sợ hãi, càng suy đồi. Tôi nghĩ đấy là những nguyên nhân rất quan trọng. Khi mà không có được sự giám sát, không có tam quyền phân lập thì rất khó để chân lý và sự thật được bảo vệ, và khi mà sự thật và chân lý rất khó để được bảo vệ thì con người ta càng sợ hãi, và bởi vậy dân khí càng đi xuống.
Vân Quang: Thưa chị, dân khí đi xuống, nhưng bây giờ nhiều phương tiện thông tin đại chúng có thể giúp về vấn đề khôi phục lại để nâng cao dân khí thì lại đang bị nhà nước Việt Nam cản trở, thí dụ vấn đề internet chẳng hạn. Mới đây vào ngày 15 tháng 7, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị định 72, mà theo mọi người thì đây là nghị định bịt miệng người nói và cản trở vấn đề phát triển trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, giao dịch để giúp nâng cao dân khí, chị nghĩ gì về nghị định này ạ?
Võ Thị Hảo: Nghị định 72 đối với tôi là một điều tôi không thể tưởng tượng nổi là có một nghị định như thế này. Bình thường tôi cũng không để ý lắm, bởi vì tôi mải mê vào công việc của mình, song đến một ngày khi mà Nghị định 72 được ký ban hành thì tôi ngạc nhiên quá; tôi nghĩ rằng chắc mình đang nằm mơ bởi vì không thể tưởng tượng được là có một cái nghị định mà lạ như thế. Tôi thấy rất lạ là các cơ quan chuyên môn lại có thể tư vấn, đưa cho thủ tướng ký một cái nghị định vi hiến đến như vậy, nó lại còn tệ hơn cả điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam, cũng là một điều bóp nghẹt tự do ngôn luận và cũng vi hiến nữa. Thế thì nó trái với qui định hiện hành của Hiến pháp Việt Nam về tự do ngôn luận cũng như về tự do báo chí, tự do thông tin, về quyền con người.
Sự việc này rất là lạ vì lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống - chẳng hạn như báo chí, báo chí của nhà nước - gọi là báo lề phải, người ta phải mất tiền cho dân đọc, cho dân bình luận, để cho mọi người càng bình luận, càng đọc để rộng rãi thì càng mừng chứ; như thế mới là có tác dụng của tuyên truyền. Tôi không thể tưởng tượng được có những qui định lạ như là: các trang thông tin cá nhân thì không được đưa thông tin tổng hợp, rồi tự trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước; nếu mà thế thị bị xử lý, theo một trả lời của một ông có chức lớn trong ngành quản lý phát thanh và truyền thông. Tôi không thể tưởng tượng được, như thế thì lạ quá; bởi vì là con người, cho dù đưa thông tin cá nhân hay những lời lên trang web của mình, hay là nói chuyện ở ngoài xã hội thì con người vốn là tổng hợp của các vấn đề trong xã hội, thì làm sao lại có thể không đề cập đến những câu chuyện của xã hội? Chẳng hạn như hôm nay, có người giết một người, hoặc là có người đưa thực phẩm độc vào trong bún hay trong gạo; hoặc có người thấy người ta chìm thuyền chết cả bao nhiêu người mà không cứu. Tất cả những cái ấy, người ta phải bàn luận chứ. Nếu mà thực hiện theo thông tin này thì con người chỉ có thể bàn về ăn, ngủ, mặc; thế hóa ra con người trở lại ngu xuẩn như loài vật, chỉ biết cúi vào cái máng của mình à? Sao kỳ lạ như vậy, tôi không thể tưởng tượng nổi; nó vi hiến, vi phạm luật báo chí và vi phạm các cam kết quốc tế về truyền thông. Tôi không thể tưởng tượng được.
Tôi nghĩ rằng nghị định này ra đời chưa được sự kiểm tra của những người có chuyên môn, của Bộ tư pháp, và vì vậy mới xảy ra một trường hợp đưa ra một nghị định mà lại vi hiến đến mức này. Tôi nghĩ là Bộ tư pháp và Quốc hội cần vào cuộc để thẩm tra lại <... nghe không rõ...> cái nghị định này. Chẳng hạn như việc cấm tất cả các trang ở nước ngoài không được đưa những thông tin có hại cho đảng, nhà nước. Thế thì qui định như thế nào là có hại? Nếu đưa những thông tin về sự thật thì tôi nghĩ rằng nó không những không có hại mà có lợi cho đảng và nhà nước, cho chính phủ chứ! Tại vì nếu mà chính phủ muốn vững mạnh thì cần phải nghe những thông tin về sự thật để điều chỉnh lại mình. Thế thì tại sao lại đưa ra một cái nghị định với những qui định lạ đời như thế này, tôi không tưởng tượng nổi.
Vân Quang: Để dân khí được nâng cao, để người dân không thể vô cảm trước tình hình, hiện trạng của đất nước, cũng như trong cuộc sống xã hội hiện nay, thì theo chị chúng ta phải có những biện pháp như thế nào, và làm thế nào vượt qua những điều mà chúng ta đang bị cản trở?
Võ Thị Hảo: Về vấn đề dân khí, tôi biết là có những kiểu cầm quyền, những kiểu thể chế, họ sẽ ứng xử khác nhau với trình độ dân khí. Chẳng hạn như những nhà cầm quyền mạnh mẽ, tự tin và biết tôn trọng quyền con người và quyền tự do - quyền đương nhiên của mỗi một công dân, không bất cứ ai được quyền tước bỏ - thì họ sẽ rất mừng khi người dân có mức độ dân khí cao, người công dân có tự trọng, dám mở miệng, dám cảnh báo và nói sự thật; bởi vì sự thật là cái gốc của mọi sự tồn tại.
Nếu nền tảng cao nhất của mọi sự tồn tại không có sự thật thì chúng ta xây nhà trên bùn, thì đương nhiên là nhà đổ. Nhưng với những thể chế không tự tin và chỉ muốn tước đoạt quyền tự do, quyền đương nhiên của con người, thì đương nhiên luôn luôn sợ hãi và làm mọi cách để cho dân khí tồi tệ đi; và dân càng tối tăm, càng sợ hãi, càng nô lệ thì họ càng mừng. Nhưng tôi nghĩ đấy là một sai lầm, và nếu cứ áp dụng những cách đó mãi thì sẽ không tồn tại được. Đấy là điều mà lịch sử hàng bao nhiêu năm nay đã chứng minh rồi. Tôi nghĩ là để làm cho dân khí lên cao thì đương nhiên là phải cải cách thể chế, phải trả lại cái quyền tự do cho con người và phải để cho nền kinh tế tư nhân phát triển, ruộng đất phải thuộc về tay người dân, người dân phải có quyền sở hữu về ruộng đất. Cuối cùng bao nhiêu sông cũng chảy vào biển, cuối cùng thì người dân cũng đóng góp cho đất nước này vững mạnh mà thôi, cho con người Việt Nam đỡ hèn kém nhục nhã, đỡ ác với nhau đến mức mà xã hội loạn như thế này.
Tôi nghĩ rằng đấy là việc cần phải làm. Tất nhiên, trong đó nếu dân khí Việt Nam suy đồi thì cũng một phần tại những công dân Việt Nam; mỗi người phải tự thấy có trách nhiệm, phải tự thấy rằng mình phải xác tín quyền làm người của mình. Tôi đã nói nhiều lần rồi, ở đây tôi chỉ lập lại, tức là phải đặt mình ngang hàng với một con vịt, con gà chứ; có quyền kêu lên tiếng của một sinh vật đang sống, chứ không phải một sinh vật đã chết. Điều này trước hết là do có những người muốn bóp nghẹt quyền của con người, và họ có sức mạnh trong tay, có công cụ để đàn áp, có thể bức hại con người. Nhưng một mặt nữa là con người Việt Nam, mỗi người đã chưa ý thức về trách nhiệm con người của mình, trách nhiệm sinh vật của mình, và để làm cho càng dễ bị đàn áp hơn vì chúng ta thờ ơ với nhau quá. Tôi nghĩ rằng tất cả đều phải cố gắng, mỗi người hãy mở miệng ra để xác tín rằng chúng ta đang sống và chúng ta chỉ làm điều tốt thôi, không có gì là đối lập với chính phủ cả; và đấy là giúp chính phủ nhận ra sự thật và làm điều tốt. Tôi nghĩ như vậy và đương nhiên là phải cải cách thể chế càng sớm càng tốt, không thể để như thế này được.
Vân Quang: Xin cảm ơn nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo về cuộc nói chuyện thân tình này. Xin chúc chị mạnh khỏe, xin cảm ơn chị.
Võ Thị Hảo: Xin cảm ơn anh và chúc sức khỏe cũng như sự bình an cho các bạn.
Vân Quang: Là một nhà văn, nhà báo, trong các tác phẩm của mình, chị rất quan tâm đến vấn đề dân khí của đất nước. Chị rất ưu tư và băn khoăn nhiều vấn đề khi dân khí đang ngày càng suy đồi một cách nghiêm trọng, chị có thể cho biết là nguyên cớ nào mà dân khí ở nước ta ngày càng suy đồi như thế?
Võ Thị Hảo: Vâng, theo tôi thì dân khí Việt Nam ngày càng suy đồi, tại vì dân Việt Nam ngay từ thời phong kiến đã không có tự do ngôn luận và nhân quyền; đến thời thuộc Pháp thì cũng có bị hạn chế nhiều tự do, nhưng dù sao cũng có thể ra được báo chí tư nhân và có được những đảng phái đối lập. Từ năm 1946 đến giờ thì chuyển sang thể chế này thì tôi thấy rằng 67 năm nay, dù hiến pháp Việt Nam năm 1946 có qui định về tự do báo chí, tự do xuất bản, về quyền con người; thế nhưng lại thường xuyên bị vi phạm. Và người nói thật thì hoặc là họ không được nói, hoặc họ bị bức hại. Hệ thống tuyên truyền thì bị cấm đoán rất nhiều; ngay cả lời nói, phát biểu của một số nguyên thủ cũng còn bị cắt, bị sửa. Tôi thấy rằng người dân sợ hãi. Đã có truyền thống nô lệ từ trước; không có tự do báo chí, tự do xuất bản, rồi quyền con người cũng bị xâm hại, bởi vậy lâu ngày quá người ta càng sợ hãi, càng suy đồi. Tôi nghĩ đấy là những nguyên nhân rất quan trọng. Khi mà không có được sự giám sát, không có tam quyền phân lập thì rất khó để chân lý và sự thật được bảo vệ, và khi mà sự thật và chân lý rất khó để được bảo vệ thì con người ta càng sợ hãi, và bởi vậy dân khí càng đi xuống.
Vân Quang: Thưa chị, dân khí đi xuống, nhưng bây giờ nhiều phương tiện thông tin đại chúng có thể giúp về vấn đề khôi phục lại để nâng cao dân khí thì lại đang bị nhà nước Việt Nam cản trở, thí dụ vấn đề internet chẳng hạn. Mới đây vào ngày 15 tháng 7, ông Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Nghị định 72, mà theo mọi người thì đây là nghị định bịt miệng người nói và cản trở vấn đề phát triển trao đổi thông tin giữa mọi người với nhau, giao dịch để giúp nâng cao dân khí, chị nghĩ gì về nghị định này ạ?
Võ Thị Hảo: Nghị định 72 đối với tôi là một điều tôi không thể tưởng tượng nổi là có một nghị định như thế này. Bình thường tôi cũng không để ý lắm, bởi vì tôi mải mê vào công việc của mình, song đến một ngày khi mà Nghị định 72 được ký ban hành thì tôi ngạc nhiên quá; tôi nghĩ rằng chắc mình đang nằm mơ bởi vì không thể tưởng tượng được là có một cái nghị định mà lạ như thế. Tôi thấy rất lạ là các cơ quan chuyên môn lại có thể tư vấn, đưa cho thủ tướng ký một cái nghị định vi hiến đến như vậy, nó lại còn tệ hơn cả điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam, cũng là một điều bóp nghẹt tự do ngôn luận và cũng vi hiến nữa. Thế thì nó trái với qui định hiện hành của Hiến pháp Việt Nam về tự do ngôn luận cũng như về tự do báo chí, tự do thông tin, về quyền con người.
Sự việc này rất là lạ vì lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống - chẳng hạn như báo chí, báo chí của nhà nước - gọi là báo lề phải, người ta phải mất tiền cho dân đọc, cho dân bình luận, để cho mọi người càng bình luận, càng đọc để rộng rãi thì càng mừng chứ; như thế mới là có tác dụng của tuyên truyền. Tôi không thể tưởng tượng được có những qui định lạ như là: các trang thông tin cá nhân thì không được đưa thông tin tổng hợp, rồi tự trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước; nếu mà thế thị bị xử lý, theo một trả lời của một ông có chức lớn trong ngành quản lý phát thanh và truyền thông. Tôi không thể tưởng tượng được, như thế thì lạ quá; bởi vì là con người, cho dù đưa thông tin cá nhân hay những lời lên trang web của mình, hay là nói chuyện ở ngoài xã hội thì con người vốn là tổng hợp của các vấn đề trong xã hội, thì làm sao lại có thể không đề cập đến những câu chuyện của xã hội? Chẳng hạn như hôm nay, có người giết một người, hoặc là có người đưa thực phẩm độc vào trong bún hay trong gạo; hoặc có người thấy người ta chìm thuyền chết cả bao nhiêu người mà không cứu. Tất cả những cái ấy, người ta phải bàn luận chứ. Nếu mà thực hiện theo thông tin này thì con người chỉ có thể bàn về ăn, ngủ, mặc; thế hóa ra con người trở lại ngu xuẩn như loài vật, chỉ biết cúi vào cái máng của mình à? Sao kỳ lạ như vậy, tôi không thể tưởng tượng nổi; nó vi hiến, vi phạm luật báo chí và vi phạm các cam kết quốc tế về truyền thông. Tôi không thể tưởng tượng được.
Tôi nghĩ rằng nghị định này ra đời chưa được sự kiểm tra của những người có chuyên môn, của Bộ tư pháp, và vì vậy mới xảy ra một trường hợp đưa ra một nghị định mà lại vi hiến đến mức này. Tôi nghĩ là Bộ tư pháp và Quốc hội cần vào cuộc để thẩm tra lại <... nghe không rõ...> cái nghị định này. Chẳng hạn như việc cấm tất cả các trang ở nước ngoài không được đưa những thông tin có hại cho đảng, nhà nước. Thế thì qui định như thế nào là có hại? Nếu đưa những thông tin về sự thật thì tôi nghĩ rằng nó không những không có hại mà có lợi cho đảng và nhà nước, cho chính phủ chứ! Tại vì nếu mà chính phủ muốn vững mạnh thì cần phải nghe những thông tin về sự thật để điều chỉnh lại mình. Thế thì tại sao lại đưa ra một cái nghị định với những qui định lạ đời như thế này, tôi không tưởng tượng nổi.
Vân Quang: Để dân khí được nâng cao, để người dân không thể vô cảm trước tình hình, hiện trạng của đất nước, cũng như trong cuộc sống xã hội hiện nay, thì theo chị chúng ta phải có những biện pháp như thế nào, và làm thế nào vượt qua những điều mà chúng ta đang bị cản trở?
Võ Thị Hảo: Về vấn đề dân khí, tôi biết là có những kiểu cầm quyền, những kiểu thể chế, họ sẽ ứng xử khác nhau với trình độ dân khí. Chẳng hạn như những nhà cầm quyền mạnh mẽ, tự tin và biết tôn trọng quyền con người và quyền tự do - quyền đương nhiên của mỗi một công dân, không bất cứ ai được quyền tước bỏ - thì họ sẽ rất mừng khi người dân có mức độ dân khí cao, người công dân có tự trọng, dám mở miệng, dám cảnh báo và nói sự thật; bởi vì sự thật là cái gốc của mọi sự tồn tại.
Nếu nền tảng cao nhất của mọi sự tồn tại không có sự thật thì chúng ta xây nhà trên bùn, thì đương nhiên là nhà đổ. Nhưng với những thể chế không tự tin và chỉ muốn tước đoạt quyền tự do, quyền đương nhiên của con người, thì đương nhiên luôn luôn sợ hãi và làm mọi cách để cho dân khí tồi tệ đi; và dân càng tối tăm, càng sợ hãi, càng nô lệ thì họ càng mừng. Nhưng tôi nghĩ đấy là một sai lầm, và nếu cứ áp dụng những cách đó mãi thì sẽ không tồn tại được. Đấy là điều mà lịch sử hàng bao nhiêu năm nay đã chứng minh rồi. Tôi nghĩ là để làm cho dân khí lên cao thì đương nhiên là phải cải cách thể chế, phải trả lại cái quyền tự do cho con người và phải để cho nền kinh tế tư nhân phát triển, ruộng đất phải thuộc về tay người dân, người dân phải có quyền sở hữu về ruộng đất. Cuối cùng bao nhiêu sông cũng chảy vào biển, cuối cùng thì người dân cũng đóng góp cho đất nước này vững mạnh mà thôi, cho con người Việt Nam đỡ hèn kém nhục nhã, đỡ ác với nhau đến mức mà xã hội loạn như thế này.
Tôi nghĩ rằng đấy là việc cần phải làm. Tất nhiên, trong đó nếu dân khí Việt Nam suy đồi thì cũng một phần tại những công dân Việt Nam; mỗi người phải tự thấy có trách nhiệm, phải tự thấy rằng mình phải xác tín quyền làm người của mình. Tôi đã nói nhiều lần rồi, ở đây tôi chỉ lập lại, tức là phải đặt mình ngang hàng với một con vịt, con gà chứ; có quyền kêu lên tiếng của một sinh vật đang sống, chứ không phải một sinh vật đã chết. Điều này trước hết là do có những người muốn bóp nghẹt quyền của con người, và họ có sức mạnh trong tay, có công cụ để đàn áp, có thể bức hại con người. Nhưng một mặt nữa là con người Việt Nam, mỗi người đã chưa ý thức về trách nhiệm con người của mình, trách nhiệm sinh vật của mình, và để làm cho càng dễ bị đàn áp hơn vì chúng ta thờ ơ với nhau quá. Tôi nghĩ rằng tất cả đều phải cố gắng, mỗi người hãy mở miệng ra để xác tín rằng chúng ta đang sống và chúng ta chỉ làm điều tốt thôi, không có gì là đối lập với chính phủ cả; và đấy là giúp chính phủ nhận ra sự thật và làm điều tốt. Tôi nghĩ như vậy và đương nhiên là phải cải cách thể chế càng sớm càng tốt, không thể để như thế này được.
Vân Quang: Xin cảm ơn nhà văn, nhà báo Võ Thị Hảo về cuộc nói chuyện thân tình này. Xin chúc chị mạnh khỏe, xin cảm ơn chị.
Võ Thị Hảo: Xin cảm ơn anh và chúc sức khỏe cũng như sự bình an cho các bạn.
Không có nhận xét nào: