Trọng Nghĩa, RFI - 1.8.2013: Trong một nghị quyết được toàn thể các nghị sĩ thông qua ngày 29/07/2013, Thượng viện Mỹ đã lên án mọi hành động cưỡng bức và đe dọa do các lực lượng trên biển tiến hành tại vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.
Nghị quyết mang số hiệu S. RES. 167, sau khi nêu bật các diễn biến đáng quan ngại tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đã đưa ra 7 “quyết nghị” mà đầu tiên hết chính lời lời tố cáo không chút mập mờ các hành động : “Sử dụng các biện pháp cưỡng chế, đe dọa hay võ lực do các lực lượng hải quân, an ninh trên biển, tàu đánh cá, phi cơ quân sự hay dân sự tiến hành trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hoặc thay đổi nguyên trạng hiện nay.”
Bên cạnh đó, Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ cũng kêu gọi các bên tranh chấp biển đảo trong khu vực là nên cố gắng tự kềm chế, tránh các hành động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang, trong đó có các hành vi “đưa người đến cư ngụ tại những hòn đảo lớn nhở, bãi cạn, bãi ngầm hay các thực thể địa dư khác”.
Văn kiện đặc biệt khẳng định hậu thuẫn của chính quyền Mỹ đối với tiến trình đi đến một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như các hoạt động ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vưc.
Sau cùng, Nghị quyết cũng xác nhận sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ đối với các hoạt động liên tục của Lực lượng Võ trang Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương “bao gồm việc thiết lập quan hệ đối tác với lực lượng vỡ trang các nước khác trong vùng, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được toàn thế giới công nhận, trong đó có việc giải quyết một cách hòa bình các vấn đề chủ quyền và giao dịch thương mại hợp pháp mà không bị cản trở”.
Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam, và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Về Biển Đông, các nhà lập pháp Mỹ trước hết ghi nhận « nhiều sự cố nguy hiểm và gây bất ổn trong những năm gần đây, trong khu vực này ». Đó là vụ « tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam vào tháng 5 2011 », kế đến là vụ « tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough vào tháng Tư năm 2012 », rồi vụ « Trung Quốc phát hành một bản đồ chính thức mới, xác định ‘đường chín đoạn’ gây tranh cãi là biên giới quốc gia của Trung Quốc ».
Thượng viện Mỹ cũng ghi nhận vụ việc gần đây nhất nhắm vào Philippines : “Kể từ ngày 08 tháng Năm năm 2013, tàu Hải quân và Hải giám Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, nằm cách khoảng 105 hải lý về phía Tây bắc của đảo Palawan của Philippines.
Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh, cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm cho tình hình căng thẳng thêm lên.
Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Tokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn cam kết « đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản ».
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ - một định chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại - đã thông qua nghị quyết cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.
Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
Nghị quyết mang số hiệu S. RES. 167, sau khi nêu bật các diễn biến đáng quan ngại tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đã đưa ra 7 “quyết nghị” mà đầu tiên hết chính lời lời tố cáo không chút mập mờ các hành động : “Sử dụng các biện pháp cưỡng chế, đe dọa hay võ lực do các lực lượng hải quân, an ninh trên biển, tàu đánh cá, phi cơ quân sự hay dân sự tiến hành trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải hoặc thay đổi nguyên trạng hiện nay.”
Bên cạnh đó, Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ cũng kêu gọi các bên tranh chấp biển đảo trong khu vực là nên cố gắng tự kềm chế, tránh các hành động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang, trong đó có các hành vi “đưa người đến cư ngụ tại những hòn đảo lớn nhở, bãi cạn, bãi ngầm hay các thực thể địa dư khác”.
Văn kiện đặc biệt khẳng định hậu thuẫn của chính quyền Mỹ đối với tiến trình đi đến một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như các hoạt động ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vưc.
Sau cùng, Nghị quyết cũng xác nhận sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ đối với các hoạt động liên tục của Lực lượng Võ trang Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương “bao gồm việc thiết lập quan hệ đối tác với lực lượng vỡ trang các nước khác trong vùng, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được toàn thế giới công nhận, trong đó có việc giải quyết một cách hòa bình các vấn đề chủ quyền và giao dịch thương mại hợp pháp mà không bị cản trở”.
Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam, và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Về Biển Đông, các nhà lập pháp Mỹ trước hết ghi nhận « nhiều sự cố nguy hiểm và gây bất ổn trong những năm gần đây, trong khu vực này ». Đó là vụ « tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam vào tháng 5 2011 », kế đến là vụ « tàu Trung Quốc chặn lối vào bãi Scarborough vào tháng Tư năm 2012 », rồi vụ « Trung Quốc phát hành một bản đồ chính thức mới, xác định ‘đường chín đoạn’ gây tranh cãi là biên giới quốc gia của Trung Quốc ».
Thượng viện Mỹ cũng ghi nhận vụ việc gần đây nhất nhắm vào Philippines : “Kể từ ngày 08 tháng Năm năm 2013, tàu Hải quân và Hải giám Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second Thomas Shoal, nằm cách khoảng 105 hải lý về phía Tây bắc của đảo Palawan của Philippines.
Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh, cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm cho tình hình căng thẳng thêm lên.
Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Tokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn cam kết « đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản ».
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ - một định chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại - đã thông qua nghị quyết cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.
Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
Không có nhận xét nào: