Cặp Song Sinh - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
2 tháng 8, 2013

Cặp Song Sinh

Minh Văn DienDanCTM - 1.8.2013: Đối với con người mà nói, từ tư duy cảm quan sẽ dẫn đến hành động, đó là một cặp phạm trù mang tính logic nhân quả. Hay nói cách khác, suy nghĩ nào thì việc làm nấy. Vì lẽ đó mà cách thức tư duy vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta, nó quyết định sự tốt xấu, thành bại của vấn đề. Xã hội có hạnh phúc phồn vinh hay không là phụ thuộc vào cách mà con người dựng xây nó. Hành động của chúng ta phụ thuộc vào phương pháp tư duy, mà người ta vẫn quen gọi là não trạng. Não trạng quyết định hành động, hành động tạo nên con người, và con người thì tạo nên xã hội. Có nghĩa là: Não trạng nào thì xã hội nấy.

Có não trạng dân chủ và có não trạng độc tài. Não trạng dân chủ tạo nên xã hội dân chủ, não trạng độc tài được nuôi dưỡng bởi xã hội độc tài.

Với xã hội dân chủ mà nói, thì những con người sống trong đó có thói quen hành xử bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Người ta sống và làm việc theo pháp luật, vì thế mà xã hội có quy củ và văn minh. Từ đó mà đất nước phát triển, cuộc sống tự do hạnh phúc. Nhân dân là người quyết định vận mệnh đất nước, bầu ra chính phủ, kiểm tra và giám sát nó. Chính phủ là người làm thuê cho dân và phải hết lòng phục vụ dân. Tất cả những thói quen hành xử đó là sự thực, không phải là khẩu hiệu lừa dối.

Môi trường xã hội nuôi dưỡng tư duy con người, do đó mà tư duy không ngừng tăng trưởng. Môi trường tạo nên con người, và con người quay lại cải tạo môi trường, tốt hay xấu là do xã hội đó quyết định. Xã hội tốt thì tư duy tốt, và tư duy tốt lại phụng sự xã hội. Ngược lại, xã hội sai trái thì đẻ ra tư duy sai trái, vì thế xã hội ngày càng rối ren bởi sự sai lầm mà tư duy đó mang lại.

Vì vậy mà chúng ta gọi “Tư duy não trạng” và “Xã hội” là một cặp song sinh.

Từ xưa tới nay, các chế độ độc tài vốn vẫn tồn tại dựa trên sự thống trị tuyệt đối của kẻ cầm quyền, kết hợp với sự phục tùng sợ hãi của nhân dân. Với kẻ độc tài mà nói, thì chúng bao giờ cũng đúng, và người khác bao giờ cũng sai. Chỉ có ý chí lãnh đạo chủ quan của kẻ cầm quyền và sự phục tùng vô điều kiện của người dân. Thái độ ích kỷ đó của kẻ độc tài giống như một đứa trẻ hư và dốt nát, chỉ biết có mình mà không bao giờ nghĩ cho người, chỉ biết mình đúng mà không nghĩ rằng người khác cũng có lý của họ. Đứa trẻ đó lớn lên nhất định sẽ trở thành tội phạm mà làm hại xã hội, gây nên những mất mát đau thương.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Có lãnh đạo độc tài thì mới có thế độ độc tài.
Chúng tôi cho rằng ý kiến trên là sai. Vì rằng lãnh đạo độc tài là sản phẩm tất yếu của một xã hội có não trạng độc tài. Nếu không có môi trường độc tài nuôi dưỡng thì làm sao có lãnh đạo độc tài? Vì trong môi trường dân chủ, nếu tự dưng có một lãnh đạo độc tài nào đó xuất hiện thì cũng sẽ bị nhân dân lật đổ ngay. Do vậy mà những kẻ độc tài cố công gieo rắc não trạng và tư tưởng độc tài để phục vụ cho mục tiêu thống trị, làm nền tảng cho sự tồn tại của chúng.

Mối liên quan tương hỗ giữa não trạng tư duy và môi trường xã hội là không thể tách rời, nó là một cặp phạm trù hữu cơ.

Để xây dựng một xã hội dân chủ tốt đẹp thì phải có những con người có tư tưởng dân chủ. Biết và hiểu rõ về xã hội độc tài là điều rất cần thiết, nó giúp chúng ta đào thải cách thức tư duy xấu xa của những kẻ độc tài.

Chúng ta đang ở trong một chế độ độc tài vào loại hà khắc nhất trên thế giới, vì vậy mọi người dân Việt Nam hãy nhớ kỹ rằng: Đối với kẻ độc tài thì chúng bao giờ cũng đúng và người khác bao giờ cũng sai, chúng không bao giờ sai và người khác không bao giờ đúng, chúng sinh ra để đúng còn người khác sinh ra để sai, chúng sinh ra để thống trị còn người khác sinh ra để phục tùng.

Chính vì não trạng đó mà đã đẻ ra một xã hội độc tài phi nhân và hà khắc mà chúng ta đang phải sống hôm nay. Vì rằng não trạng và xã hội là một phạm trù, nó là một cặp song sinh.
Cặp Song Sinh Reviewed by Unknown on 8/02/2013 Rating: 5 Minh Văn DienDanCTM - 1.8.2013: Đối với con người mà nói, từ tư duy cảm quan sẽ dẫn đến hành động, đó là một cặp phạm trù mang tính logic...

Không có nhận xét nào: