Thanh Thuy | Asean News - 16.8.2013: Vị Đại diện không thường trú của Toà thánh mới đây đã đến thăm Việt Nam, gặp mặt một số cộng đồng khác nhau. Ông nhấn mạnh sự dũng cảm của các giáo dân, thúc giục họ noi theo tấm gương của Abraham “người tin và tình yêu của Đức Chúa”. Sự nhiệt thành của các tín hữu Công giáo trong cuộc gặp với phái viên của Giáo hoàng Francis.
Tp HCM (AsiaNews) – Cộng đồng Công giáo Việt Nam là “một nhóm thiểu số” ở Việt Nam, song họ lại có thể đóng góp quyết định đến sự phát triển của đất nước bằng cách thúc đẩy “quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” cũng như “các quyền con người cơ bản”, điều mà mọi quốc gia trên thế giới đều “phải có nghĩa vụ tôn trọng”. Đó là lời kêu gọi mà Đức ông Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà thánh, trong chuyến thăm 3 ngày từ 10 – 12.8. Nhà ngoại giao của Vatican đã đến thăm giáo phận Vĩnh Long (lần thứ hai, sau lần thứ nhất vào tháng 10.2011), Long Xuyên và một số khu vực khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long, gặp gỡ hàng chục ngàn tín hữu Công giáo trong các cuộc liên hoan chào mừng sự kiện đón tiếp “đặc phái viên của Giáo hoàng Francis”.
Ở Vĩnh Long, cách Tp HCM khoảng 180km, Đức ông Girelli đã thăm giáo xứ Mỹ Thanh. Chặng thứ hai của hành trình là chuyến thăm giáo xứ Bò Ót ở Giáo phận Long Xuyên kế bên, nơi ngài tham dự một buổi lễ với giám mục sở tại, Đức ông Joseph Trần Xuân Tiếu và 30 linh mục khác, với sự có mặt của hơn 5 ngàn giáo dân khu vực và các giáo phận lân cận.
Lòng nhiệt thành của cộng đồng Công giáo là rất cao. Họ coi chuyến thăm của đại diện Giáo hoàng là một dấu hiệu về “tình yêu của Đức Jesus giữa chúng ta”. Trong bài thuyết giảng của mình, Đức ông Girelli kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện và thực hiện các công việc từ thiện theo tấm gương Abraham “người đã tuân theo lời kêu gọi của Chúa”.
Chuyến thăm của Đại diện không thường trú của Toà thánh cũng tác động đến cộng đồng Cù Lao Giêng ở tỉnh An Giang, cái nôi của cộng đồng Công giáo địa phương, vùng đất của các nhà truyền giáo và những người tử vì đạo, trong đó có Thánh Peter Đoàn Công và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng. Từ những vùng đất này mà công cuộc truyền bá Phúc âm bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, một đất nước mà người Công giáo chiếm 10% dân số và thường là nạn nhân của tình trạng truy bức, lạm dụng hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền cộng sản (chính quyền địa phương hoặc trung ương).
Với tâm thái đó, Đức ông Girelli nhấn mạnh cam kết “thúc đẩy quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” bởi đây là “những quyền cơ bản của mỗi con người, mà mọi quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ”. Đức ông cũng bày tỏ sự thán phục và niềm tự hào trước sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam và cộng đồng Công giáo, một cộng đồng có khả năng “sống với lòng quả cảm và niềm tin, theo tấm gương của Abraham, người luôn tin vào tình yêu của Đức Chúa”.
Tp HCM (AsiaNews) – Cộng đồng Công giáo Việt Nam là “một nhóm thiểu số” ở Việt Nam, song họ lại có thể đóng góp quyết định đến sự phát triển của đất nước bằng cách thúc đẩy “quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” cũng như “các quyền con người cơ bản”, điều mà mọi quốc gia trên thế giới đều “phải có nghĩa vụ tôn trọng”. Đó là lời kêu gọi mà Đức ông Leopoldo Girelli, đại diện không thường trú của Toà thánh, trong chuyến thăm 3 ngày từ 10 – 12.8. Nhà ngoại giao của Vatican đã đến thăm giáo phận Vĩnh Long (lần thứ hai, sau lần thứ nhất vào tháng 10.2011), Long Xuyên và một số khu vực khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long, gặp gỡ hàng chục ngàn tín hữu Công giáo trong các cuộc liên hoan chào mừng sự kiện đón tiếp “đặc phái viên của Giáo hoàng Francis”.
Ở Vĩnh Long, cách Tp HCM khoảng 180km, Đức ông Girelli đã thăm giáo xứ Mỹ Thanh. Chặng thứ hai của hành trình là chuyến thăm giáo xứ Bò Ót ở Giáo phận Long Xuyên kế bên, nơi ngài tham dự một buổi lễ với giám mục sở tại, Đức ông Joseph Trần Xuân Tiếu và 30 linh mục khác, với sự có mặt của hơn 5 ngàn giáo dân khu vực và các giáo phận lân cận.
Lòng nhiệt thành của cộng đồng Công giáo là rất cao. Họ coi chuyến thăm của đại diện Giáo hoàng là một dấu hiệu về “tình yêu của Đức Jesus giữa chúng ta”. Trong bài thuyết giảng của mình, Đức ông Girelli kêu gọi các tín hữu hãy cầu nguyện và thực hiện các công việc từ thiện theo tấm gương Abraham “người đã tuân theo lời kêu gọi của Chúa”.
Chuyến thăm của Đại diện không thường trú của Toà thánh cũng tác động đến cộng đồng Cù Lao Giêng ở tỉnh An Giang, cái nôi của cộng đồng Công giáo địa phương, vùng đất của các nhà truyền giáo và những người tử vì đạo, trong đó có Thánh Peter Đoàn Công và Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng. Từ những vùng đất này mà công cuộc truyền bá Phúc âm bắt đầu diễn ra ở Việt Nam, một đất nước mà người Công giáo chiếm 10% dân số và thường là nạn nhân của tình trạng truy bức, lạm dụng hay vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của nhà cầm quyền cộng sản (chính quyền địa phương hoặc trung ương).
Với tâm thái đó, Đức ông Girelli nhấn mạnh cam kết “thúc đẩy quyền tự do đích thực về tôn giáo và lương tâm” bởi đây là “những quyền cơ bản của mỗi con người, mà mọi quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ phải tuân thủ”. Đức ông cũng bày tỏ sự thán phục và niềm tự hào trước sự phát triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam và cộng đồng Công giáo, một cộng đồng có khả năng “sống với lòng quả cảm và niềm tin, theo tấm gương của Abraham, người luôn tin vào tình yêu của Đức Chúa”.
Không có nhận xét nào: