Cơ nguyên của sự bách hại
Tác giả Herbert Workman rất có lý khi phát biểu trong cuốc sách nhan đề The Persecution in the Early Church: “Giáo Hội có lẽ đã không bị bách hại, nếu như Giáo Hội đã không quá hăng hái tích cực vâng theo mệnh lệnh của thầy Chí Thánh rao giảng Tin Mừng khắp nơi! Nhưng khi Kitô giáo ngưng rao giảng Tin Mừng nhanh chóng, thì không còn là Kitô giáo nữa” (Orford: Oxford University press, 1980, P. 20, op. cit.).
Sự trung thành của Giáo Hội với mệnh lệnh của Chúa Kitô đã đem Giáo Hội đến cuộc thử lửa với người Do Thái ngay những thế kỷ đầu! Lịch sử cho ta thấy những người Do Thái trong thời Chúa Kitô đã có những bất đồng chính kiến, những va chạm, thù hận với sự đô hộ của đế quốc La Mã. Có những nhóm Do Thái cuồng nhiệt tin rằng họ có sứ mệnh tiêu diệt sự đô hộ lệ thuộc của La Mã trước khi Đấng Messiah xuất hiện! Nhiều tin đồn được tung ra! Nhiều cuộc dấy loạn, nhiều cuộc cách mạng đã bùng lên trong hậu bán thế kỷ thứ nhất!
Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi những người Do Thái tố cáo Chúa về tội phản quốc, chính vì sự tố cáo phản quốc này cũng đã làm cho Philatô, vị toàn quyền La Mã phải thất điên bát đảo, để rồi đành rửa tay rũ sạch sự vô can của mình, và trao Chúa Jésus cho quân lính đem đi đóng đanh vào thập giá! Sự liên hệ ngoại giữa Do Thái và La Mã vốn đã tế nhị từ đầu, sau vụ án giết Chúa Jésus, con người vô tội, bị khoác lên đầu bản án phản quốc thật lố bịch không quyền hành nào dám xét xử, để con người vô tội phải chết oan! Nhưng lịch sử chưa chấm dứt nơi vụ án Chúa Kitô, còn nữa, những vụ án khác… sẽ xảy ra… chẳng hạn vụ án Phaolô, người công dân Do Thái, đồng thời là công dân La Mã… sự căng thẳng tế nhị giữa mối liên hệ Do Thái-La Mã càng ngày càng khó khăn, khiến cho nhiều người phải chết, trên thực tế chỉ vì thù hận ghen ghét Đạo Chúa Kitô.
Thật vậy, những cái chết đau thương thảm khốc của các thánh tử đạo lại bị khoác cho một bộ áo chính trị! Bị giết chết vì lòng thù hận ghen ghét của nhóm người DoThái! Chính Philatô cũng biết Chúa Jésus bị tố cáo vì lòng thù hận ghen ghét thứ tôn giáo mới do Ngài rao giảng, chứ không hề có liên hệ gì đến chính trị! Người Do Thái mượn cớ chính trị để giết người người Kitô hữu, chính trị chỉ là cái cớ mà thôi!
Cũng trong những thế kỷ đầu của sự phát triển Kitô giáo trong vùng Tiểu Á và các vùng thuộc quyền lệ thuộc đế quốc La Mã, những nhóm Do Thái chống đối Kitô giáo luôn đổ dầu vào lửa, luôn ngụy tạo ra những tin đồn thất thiệt về người theo đạo Kitô, thêm thắt, bịa đặt ra những câu chuyện thổi đi trong dân gian về cách sống kỳ cục mê tín dị đoan, mọi rợ bán khai của người kitô hữu, làm cho cuộc sống của họ trở thành bất ổn, đâu đâu họ cũng bị người ta nghi ngờ theo dõi, ghét bỏ như những con chó hoang trong xã hội loài người! Chẳng hạn: họ dựng lên những chuyện về người kitô giáo mưu mô lật đổ chính quyền địa phương, người kitô hội họp nhau ăn thịt uống máu con cái đã bị giết chết… Họ tố cáo người kitô hữu giết người làm lễ hy tế Thiên Chúa của mình…
Tóm lại, sự tuyên truyền ghanh ghét của Người Do Thái làm cho người theo đạo Chúa trở nên một loại người man rợ, bán khai, một thứ người gây nguy cơ cho sự an bình của xã hội, những người mê tín dị đoan, nguy hại xã tắc… một đe dọa cho đế quốc La Mã, đặc biệt họ tố cáo người theo đạo Kitô từ chối chủ thuyết đa thần của đế quốc La Mã, không chịu vâng phục quyền bính tôn giáo của hoàng đế La Mã, không coi Hoàng đế là thần linh. Điều đó đưa tới một kết án gắt gao là: người kitô hữu là thứ phản bội, nguy hiểm cần tiêu diệt, cần phải loại trừ ra khỏi thế giới người sống. Đó là bản án mà tuyên truyền Do Thái cung cấp cho nhà cầm quyền đương thời có cớ truy nã và tiêu giệt những người kitô hữu, bị coi như những tà ma ngoại đạo, những con ngươi bội phản nguy hiểm!
Những cách thế, theo đó, những kitô hữu bị bách hại một cách gay gắt hay triệt để tùy vào những hoàn cảnh địa phương! Nói chung trong toàn đế quốc La Mã có lệnh cho quyền bắt bớ tra tấn người kitô hữu, gọi luật ấy là quyền “Coersio”: quyền bắt đạo, nhưng việc áp dụng quyền nầy còn tùy vào thái độ của các vị quan quyền, các nhà chức trách địa phương, thái độ của họ đối với người theo đạo Chúa như thế nào!
Hãy lấy biến cố đốt cháy thành La Mã vào năm 64 AD., đựợc sắp đặt mưu kế do các tay sai của hoàng đế Nêron nhằm tiêu hủy toàn thể châu thành Lamã, rồi đổ tội trên đầu những người theo đạo Kitô giáo đốt thành, việc bắt hại giết chóc người có đạo đã xảy ra tàn ác độc dữ nhất trong lịch sử bắt đạo trong toàn thể đế quốc La Mã! Người theo đạo Chúa bị đặt vào trong một tình trạng vô cùng khó khăn bi đát!
Dầu bị bạc đãi, xử tệ, và thua thiệt, bất công, những kitô hữu luôn tỏ ra là những người công dân gương mẫu, sáng giá và đáng được ca tụng!
Đọc lại những trang sử của Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta nhận ra một sự kiện hiển nhiên là khởi đầu của việc truyền bá Đạo Thánh Chúa, luôn luôn bị thách đố bởi những sự cấm đoán, bách hại! Văn hào Textulia đã nói lên cách hùng hốn chân lý bất diệt nầy: “Máu các đấng Tử Đạo, là nguồn phát sinh ra người tín hữu” (Sanguis martyrorum, crescens Christinorum).
Xem như thế, giòng máu đào tử đạo được coi như số kiếp nghiệt ngã, nhiệm mầu, khơi nguồn sự sống của Đạo Thánh Chúa!
Căn cứ vào các sử liệu kim cổ, chúng ta có thể khẳng quyết không sai lầm rằng: Vào bất thời điểm nào trên giòng sinh mệnh của nhân loại, và dưới dạng thức của bất cứ nền văn hóa nào, sự xuất hiện của Đạo Chúa Kitô luôn luôn bị các chính quyền đương thời nghi kỵ, cấm đoán, thù ghét và bách hại! Hình thức, phương pháp, chiêu bài tuy có thay đổi, nhưng nội dung vẫn là sự thù nghịch với “Nước Chúa” với “Cơ Cấu Mới” của “Nước Trời”!
Tác giả Herbert Workman rất có lý khi phát biểu trong cuốc sách nhan đề The Persecution in the Early Church: “Giáo Hội có lẽ đã không bị bách hại, nếu như Giáo Hội đã không quá hăng hái tích cực vâng theo mệnh lệnh của thầy Chí Thánh rao giảng Tin Mừng khắp nơi! Nhưng khi Kitô giáo ngưng rao giảng Tin Mừng nhanh chóng, thì không còn là Kitô giáo nữa” (Orford: Oxford University press, 1980, P. 20, op. cit.).
Sự trung thành của Giáo Hội với mệnh lệnh của Chúa Kitô đã đem Giáo Hội đến cuộc thử lửa với người Do Thái ngay những thế kỷ đầu! Lịch sử cho ta thấy những người Do Thái trong thời Chúa Kitô đã có những bất đồng chính kiến, những va chạm, thù hận với sự đô hộ của đế quốc La Mã. Có những nhóm Do Thái cuồng nhiệt tin rằng họ có sứ mệnh tiêu diệt sự đô hộ lệ thuộc của La Mã trước khi Đấng Messiah xuất hiện! Nhiều tin đồn được tung ra! Nhiều cuộc dấy loạn, nhiều cuộc cách mạng đã bùng lên trong hậu bán thế kỷ thứ nhất!
Vì thế chúng ta không ngạc nhiên khi những người Do Thái tố cáo Chúa về tội phản quốc, chính vì sự tố cáo phản quốc này cũng đã làm cho Philatô, vị toàn quyền La Mã phải thất điên bát đảo, để rồi đành rửa tay rũ sạch sự vô can của mình, và trao Chúa Jésus cho quân lính đem đi đóng đanh vào thập giá! Sự liên hệ ngoại giữa Do Thái và La Mã vốn đã tế nhị từ đầu, sau vụ án giết Chúa Jésus, con người vô tội, bị khoác lên đầu bản án phản quốc thật lố bịch không quyền hành nào dám xét xử, để con người vô tội phải chết oan! Nhưng lịch sử chưa chấm dứt nơi vụ án Chúa Kitô, còn nữa, những vụ án khác… sẽ xảy ra… chẳng hạn vụ án Phaolô, người công dân Do Thái, đồng thời là công dân La Mã… sự căng thẳng tế nhị giữa mối liên hệ Do Thái-La Mã càng ngày càng khó khăn, khiến cho nhiều người phải chết, trên thực tế chỉ vì thù hận ghen ghét Đạo Chúa Kitô.
Thật vậy, những cái chết đau thương thảm khốc của các thánh tử đạo lại bị khoác cho một bộ áo chính trị! Bị giết chết vì lòng thù hận ghen ghét của nhóm người DoThái! Chính Philatô cũng biết Chúa Jésus bị tố cáo vì lòng thù hận ghen ghét thứ tôn giáo mới do Ngài rao giảng, chứ không hề có liên hệ gì đến chính trị! Người Do Thái mượn cớ chính trị để giết người người Kitô hữu, chính trị chỉ là cái cớ mà thôi!
Cũng trong những thế kỷ đầu của sự phát triển Kitô giáo trong vùng Tiểu Á và các vùng thuộc quyền lệ thuộc đế quốc La Mã, những nhóm Do Thái chống đối Kitô giáo luôn đổ dầu vào lửa, luôn ngụy tạo ra những tin đồn thất thiệt về người theo đạo Kitô, thêm thắt, bịa đặt ra những câu chuyện thổi đi trong dân gian về cách sống kỳ cục mê tín dị đoan, mọi rợ bán khai của người kitô hữu, làm cho cuộc sống của họ trở thành bất ổn, đâu đâu họ cũng bị người ta nghi ngờ theo dõi, ghét bỏ như những con chó hoang trong xã hội loài người! Chẳng hạn: họ dựng lên những chuyện về người kitô giáo mưu mô lật đổ chính quyền địa phương, người kitô hội họp nhau ăn thịt uống máu con cái đã bị giết chết… Họ tố cáo người kitô hữu giết người làm lễ hy tế Thiên Chúa của mình…
Tóm lại, sự tuyên truyền ghanh ghét của Người Do Thái làm cho người theo đạo Chúa trở nên một loại người man rợ, bán khai, một thứ người gây nguy cơ cho sự an bình của xã hội, những người mê tín dị đoan, nguy hại xã tắc… một đe dọa cho đế quốc La Mã, đặc biệt họ tố cáo người theo đạo Kitô từ chối chủ thuyết đa thần của đế quốc La Mã, không chịu vâng phục quyền bính tôn giáo của hoàng đế La Mã, không coi Hoàng đế là thần linh. Điều đó đưa tới một kết án gắt gao là: người kitô hữu là thứ phản bội, nguy hiểm cần tiêu diệt, cần phải loại trừ ra khỏi thế giới người sống. Đó là bản án mà tuyên truyền Do Thái cung cấp cho nhà cầm quyền đương thời có cớ truy nã và tiêu giệt những người kitô hữu, bị coi như những tà ma ngoại đạo, những con ngươi bội phản nguy hiểm!
Những cách thế, theo đó, những kitô hữu bị bách hại một cách gay gắt hay triệt để tùy vào những hoàn cảnh địa phương! Nói chung trong toàn đế quốc La Mã có lệnh cho quyền bắt bớ tra tấn người kitô hữu, gọi luật ấy là quyền “Coersio”: quyền bắt đạo, nhưng việc áp dụng quyền nầy còn tùy vào thái độ của các vị quan quyền, các nhà chức trách địa phương, thái độ của họ đối với người theo đạo Chúa như thế nào!
Hãy lấy biến cố đốt cháy thành La Mã vào năm 64 AD., đựợc sắp đặt mưu kế do các tay sai của hoàng đế Nêron nhằm tiêu hủy toàn thể châu thành Lamã, rồi đổ tội trên đầu những người theo đạo Kitô giáo đốt thành, việc bắt hại giết chóc người có đạo đã xảy ra tàn ác độc dữ nhất trong lịch sử bắt đạo trong toàn thể đế quốc La Mã! Người theo đạo Chúa bị đặt vào trong một tình trạng vô cùng khó khăn bi đát!
Dầu bị bạc đãi, xử tệ, và thua thiệt, bất công, những kitô hữu luôn tỏ ra là những người công dân gương mẫu, sáng giá và đáng được ca tụng!
Đọc lại những trang sử của Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta nhận ra một sự kiện hiển nhiên là khởi đầu của việc truyền bá Đạo Thánh Chúa, luôn luôn bị thách đố bởi những sự cấm đoán, bách hại! Văn hào Textulia đã nói lên cách hùng hốn chân lý bất diệt nầy: “Máu các đấng Tử Đạo, là nguồn phát sinh ra người tín hữu” (Sanguis martyrorum, crescens Christinorum).
Xem như thế, giòng máu đào tử đạo được coi như số kiếp nghiệt ngã, nhiệm mầu, khơi nguồn sự sống của Đạo Thánh Chúa!
Căn cứ vào các sử liệu kim cổ, chúng ta có thể khẳng quyết không sai lầm rằng: Vào bất thời điểm nào trên giòng sinh mệnh của nhân loại, và dưới dạng thức của bất cứ nền văn hóa nào, sự xuất hiện của Đạo Chúa Kitô luôn luôn bị các chính quyền đương thời nghi kỵ, cấm đoán, thù ghét và bách hại! Hình thức, phương pháp, chiêu bài tuy có thay đổi, nhưng nội dung vẫn là sự thù nghịch với “Nước Chúa” với “Cơ Cấu Mới” của “Nước Trời”!
Những cuộc bách hại qua giòng lịch sử
Những kẻ bị bách hại vì “Nước Trời” vẫn bị “người đời” thù ghét trên suốt dọc giòng lịch sử của các nền văn minh Đông Tây: Có rất nhiều câu chuyện ghê rợn về những khổ nhục tàn ác vô nhân mà các vị tử đạo đã phải chịu vì Danh Thánh Chúa: chẳng hạn chuyện từng đoàn thanh niên nam nữ, già trẻ bị lột trần trước công chúng, trong các khu vực giải trí công cộng, bị đánh đòn, bị làm mồi cho thú dữ ăn thịt, hoặc bị quấn tròn làm những cây đuốc sống đốt cháy trong các công trường cho dân chúng vui chơi!
Nơi khác, người ta bỏ người tín hữu vào chảo dầu sôi, để cho dân chúng nghe tiếng than van kêu khóc! Có khi người ta còn bày nhiều trò giải trí bằng cách bắt người tín hữu phải chết chậm, chết đau đớn, chẳng hạn như đâm hết mắt của họ rồi thả đi thất thểu trong các nơi công cộng, hoặc treo xác họ lên thập tự giá dựng nơi các công trường! Có khi người tín hữu bị chặt hết chân tay rồi bị thả chết dần chết mòn nơi đồng vắng hoặc bị thả làm mồi cho thú dữ hoặc cho chim kền kền móc ruột tim gan!
Riêng tại đất nước Việt Nam chúng ta, Đạo Chúa bị cấm đoán bách hại trên mấy trăm năm, nhưng việc tàn sát giết hại người theo Đạo Chúa, dữ dằn ghê rợn nhất là trong ba triều vua nhà Nguyễn: Thiệu Trị, Minh Mạng, Tự Đức và đặc biệt dưới chiêu bài của phong trào Văn Thân. Sử sách ước lượng chừng ba trăm nghìn người tín hữu kitô giáo đã chịu chết vì Đạo, trong số đó có 117 vị được phong lên hàng hiển thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988 tại công trường Thánh Phêrô Rôma, dưới thời giáo hoàng Gioan Phaolô II.
Qua biến cố phong thánh này, Việt Nam bổng trở thành một quốc gia có nhiều thánh tử đạo nhất trên thế giới! Lòng sùng mộ Đạo Chúa của người Việt hôm nay, phải chăng là kết quả của giòng máu tử đạo của các bậc tiền nhân anh hùng tử đạo của thời xa xưa!
Chịu tù tội, hay chịu tử vì Đạo, dĩ nhiên không phải là con đường duy nhất những người kitô hữu tiên khởi đã chịu đựng để làm nhân chứng cho Chúa, các ngài còn phải trải qua, hoặc đối diện với nhiều hình thức khổ nhục khác nữa để làm nhân chứng cho Tin Mừng Cứu Rỗi, như Phúc Âm đã báo trước: người theo Chúa Kitô phải chịu nhiều thử thách và xỉ nhục vì “Nước Trời“: “Hãy coi chừng người đời, họ sẽ đưa các con ra tòa, sẽ đánh đập các con trong các hội đường. Các con sẽ bị điệu đến các thống đốc và các quân vương vì Thầy, để làm chứng tá trước mặt các vị ấy và trước người ngoại bang. Các con sẽ bị nộp do cả cha mẹ, anh em bà con bằng hữu của chính mình nữa… Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ vì danh Thầy…” (Lk 21, 12-16).
Việc cấm Đạo và hành xử bất công tàn ác đối với người tín hữu vẫn còn tiếp diễn trên giòng lịch sử nhân loại ngay cả trong thời đại mới của chúng ta, một thời đại mệnh danh là thời độc lập giải phóng của những con người bị ức hiếp, thời giải phóng những dân tộc nhược tiểu, nói tóm lại thời đại đề cao phẩm giá con người! Chính trong thời đại thế giới gào thét hai chữ nhân quyền, thì quyền làm người của những tín hữu kitô nhiều nơi còn bị vi phạm một cách trắng trợn và dã man!
Hãy đọc lại vài trang sử của Sô Viết và các nước theo chế độ cộng sản, trong đó không ai chối cãi được rằng: việc bắt Đạo và cầm tù, ngược đãi, cư xử tàn ác bất công, giết hại những người theo Đạo Chúa, được nhà nước cộng sản nâng lên hàng quốc sách ưu tiên: chẳng hạn, một đạo luật được ban hành năm 1929 do nhà nước Sô Viết cấm người tín hữu Kitô giáo không được công khai tuyên xưng đức tin! Các nghi thức phụng tự bị hoàn toàn cấm đoán! Kết quả là hàng ngàn tu sĩ, giáo sĩ và hàng trăm nghìn tín hữu bị phát vãng đày ải lên vùng băng giá Siberia!
Về phía giáo hội Chính Thống giáo, trước cách mạng Bolsovic 1917, số tín hữu có chừng bảy trăm nghìn, thế mà đến năm 1939 con số giáo dân chỉ còn lại vỏn vẹn khoảng năm trăm người (500) nữa mà thôi! (Winrich Scheffbuch, trong cuốn sách nhan đề Christians under the Hammer and Sicle, trans. Mark A. Noll, Grang Rapid: Zondervan Publishing House 1974, p. 116).
Theo gương bắt Đạo tại Sô Viết, các nước Đông Âu, đặc biệt là các nước Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Romania áp dụng chính sách hà khắc bắt bớ giam cầm các tín hữu kitô giáo kể từ năm 1947. Quốc sách thời danh nhan đề “The Pastor’s Wife” do bà Sabina Wumbrand viết, sau này được nhà xuất bản London and Stoughton V cho phát hành năm 1970, cuốn sách là một ký sự tuyệt vời, một nhân chứng sống động về chính sách đàn áp Kitô giáo của nhà cầm quyền cộng sản Romania!
Phát xuất cùng một nguồn gốc, một chính sách đàn áp Kitô giáo của Sô Viết và các nước cộng sản chư hầu Đông Âu, chính quyền Bắc Kinh và Hà Nội cũng đã tra tay bắt bớ, triệt hại Đạo Chúa trong suốt cả thập niên năm mươi dưới danh nghĩa cuộc cách mạng Văn Hóa (Trung Quốc), chiến dịch cải cách ruộng đất tại miền Bắc và một phần của miền Trung Việt Nam! Tại Trung Quốc hoặc ở Việt Nam hay tại bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, việc đầu tiên mà người cộng sản thi hành sau khi cướp được chính quyền, là tra tay khủng bố, triệt hạ, tước đoạt, phá hoại, tịch thu, sung công các cơ sở và tài sản của Giáo Hội, đồng thời ra tay bắt bớ cầm tù, thủ tiêu, giết hại những người tín hữu, các giới chức, các giáo sư, thầy giáo, các cán bộ Công giáo tiến hành đặc biệt là các tu sĩ và hàng giáo sĩ địa phương với chủ trương: “Đánh chủ chăn thì đoàn chiên phải tan rã!”. Những tội ác của cộng sản vô thần đã đổ xuống đầu biết bao người công dân lương thiện và gương mẫu.
Chỉ có một lý do mà các tín hữu phải chịu đối xử bất công, chịu tù đày giết chóc chỉ vì họ tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô, và Đạo Thánh của Ngài! Có thế thôi!
Mùa Xuân Năm Mậu Thân 1968, khi cộng sản tràn vào thành phố Huế, đã bắt hàng ngàn người Công giáo, sau khi đập đánh tàn nhẫn dã man, đã chôn vùi họ nửa sống nửa chết trong hố đầu vài thước đất! Cuộc chiến Việt Nam đã qua đi, nhưng các ngôi mộ tập thể tại thành phố Huế cho đến muôn đời vẫn kêu lên tận Trời tiếng kêu đau thương oan ức của những người tín hữu Công giáo Việt Nam! Sử sách nào sẽ biện minh cho họ? Công lý nào sẽ báo oán cho họ? Ai sẽ trả lại công đạo cho họ?!
Trước lịch sử và thế giới, chính Chúa Kitô đã trả lại công đạo, đã trịnh trọng lên tiếng tuyên dương công trạng của những vị thánh tử đạo này, những vị anh hùng không tên tuổi này: “Phúc cho các con là những người bị bách hại vì chân lý, Nước Trời là của các con”! (Matt 5:10)
Những cuộc bách hại tân thời
Trong lịch sử đàn áp tôn giáo, một điều nghịch lý, bi đát đáng quan tâm là nhiều khi những kitô hữu trung thực bị những người đồng đạo đàn áp bách hại! Điều đó thường xảy ra trong một khi Đạo được tự do bành trướng phát triển với đầy đủ tôn ty phẩm trật cùng các thứ truyền thống, tập quán qui cũ! Tóm lại, khi Đạo đã biến thành một kiểu sống nào đó (way of life), thì những cá nhân đạo hữu thường bắt đầu chịu khốn khổ bởi những thành kiến của những người trong Đạo, cùng chia sẻ một niềm tin! Chiến tranh tôn giáo trong các thế kỷ 16, 17 và 18 đưa đến cái chết cho hàng trăm nghìn người kitô hữu sùng đạo! Những tín hữu này đã lâm vào cái chết cũng chỉ vì là nạn nhân của những thiên kiến hẹp hòi, những nghi kỵ ghen tức của những người tự xưng là môn đệ của cùng một Chúa, một phép Rửa, một niềm tin?
Tại nước Ái Nhĩ Lan, sự dằng co xung đột giữa Công giáo và Tin lành đã trở thành một thứ thánh chiến! Bom đạn vẫn không ngưng, cuộc chiến tai ác, tàn khốc mỉa mai giữa những người đã có mang danh trên thế giới là những môn đệ sùng mộ Đạo của Chúa Kitô?
Thảm kịch những người kitô hữu bị cầm tù bách hại lại đang tái diễn ra hôm nay tại Nam Mỹ. Qua truyền thanh, truyền hình thế giới tân tiến được chứng kiến cảnh tượng giết chóc này mỗi buổi chiều trong phòng ăn của họ qua các thiên phóng sự thật chi tiết và chính xác! Máu đang chảy tại Nam và Trung Mỹ vì nơi đây Giáo Hội Công giáo địa phương đang làm sự cải tổ từ trong lòng Giáo Hội, cải tổ khỏi những bất công đàn áp, bóc lột những người nghèo, những người lãnh đạo Giáo Hội địa phương này đã đứng về phía những người nghèo khổ và bị bóc lột, đòi lại nhân phẩm và quyền lợi cho những người con cái của Chúa đang bị chính các người đồng hương và đồng đạo của mình đóng đinh trong cuộc đời nghèo đói thiếu nhân phẩm của con người. Nhưng thương thay, cuộc tranh đấu này bị chính quyền và những người kitô hữu giàu có khác phản đối và ngăn cấm! Thế là máu lại đổ, những thân xác của những người con Chúa lại bị súng đạn của chính quyền Công giáo và những ông trùm a-phiến giáng xuống thê thảm! Cả thế giới đều nhìn thấy những cảnh giết chóc dã man này! Nhưng thế giới đã trở thành thui chột và đui mù! Thế giới làm ngơ trước sự bất công và đàn áp dã man! Nhiều vị giám mục, linh mục, tu sĩ, nữ tu đã bị thảm sát! Theo thống kê cho biết, trong khoảng 1968 và 1979 có trên 1.500 người giáo dân phải cầm tù, bị hành hạ hoặc thủ tiêu tại các nước Puebla, tại Paragay và Bolivia…
Bên cạnh sự cầm tù, giết chóc sát hại những vị lãnh đạo phong trào tranh đấu cho những người bị bóc lột khai thác, chính quyền địa phương còn dùng đến những chiến thuật theo dõi đường đi nước bước của các vị lãnh đạo phong trào, đặc biệt các hội dòng có cơ sở truyền giáo hoạt động trong vùng, chẳng hạn như dòng Tên, Dòng Đaminh, Dòng Dâng Hiến! Các chính quyền địa phương đã sử dụng đến những dụng cụ tinh tế của cơ quan tình báo CIA của Hoa Kỳ để biết những tin tức chính xác về các hoạt động tôn giáo xã hội trong vùng. Ngoài ra, các chính quyền địa phương còn dùng những phương thế gian xảo, như gài người vào các tổ chức của các nhóm hoạt động để gây ảnh hưởng xấu, hoặc để tung ra những báo cáo láo, những loại thư rơi nhằm làm bẩn tên tuổi, bôi nhọ các nhân vật sáng giá để làm nhục cho Giáo Hội!
Ngoài ra, chính quyền địa phương còn cho người gài khí giới đạn dược vào nhà các linh mục tu sĩ để rồi lấy cớ vu oan hoặc bắt giam họ vì tội tàng trữ khí giới bất hợp pháp! Những mưu mô trên và muôn vàn chiến thuật dơ bẩn khác do chính quyền địa phương và các chúa trùm a-phiến bày ra để triệt hạ những người tranh đấu cho nhân phẩm và quyền lợi của người dân nghèo. (Xem thêm tài liệu của Reinhold Iblacker trong cuốn Witness of Hope: The Persecution of Christians in Latin America (Marynoll, N.Y. Orbis Books 1981, pp.14-16).
Hãy nhìn vào Hoa Kỳ, nơi có tượng Nữ Thần Tự Do đứng sừng sửng nêu cao bó đuốc Tự Do bên bờ cảng vào thành phố New York!
Hãy nhìn lại Hoa Kỳ, nơi đây trên tờ giấy bạc dollar uy quyền với hàng chữ: “In God We Trust” (chúng tôi tin tưởng vào Thiên Chúa”!).
Hãy nhìn vào Hoa Kỳ nơi đây các viên chức khi nhận nhiệm sở phải đặt tay lên Kinh Thánh để tuyên thệ!
Thế nhưng cũng chính trên đất nước này, súng đạn của họ đã giết chết giữa thanh thiên bạch nhật ông Kennedy, vị tổng thống nổi tiếng tài ba đức độ! Ông Kennedy bị giết vì ông là vị tổng thống Công giáo?
Ông Kennedy bị giết vì ông tranh đấu cho nhân phẩm con người và nhân quyền của những người nghèo, những người bần cùng trong xã hội giàu có nhưng đầy bất công này?
Hãy nhìn lại Hoa Kỳ: một đất nước được xây dựng trên nền tảng nguyên tắc luân lý đạo đức của Kitô giáo! Thế nhưng súng đạn của Hoa Kỳ đã nổ tung, đã giết hại Martin Luther King, vị mục sư thời danh, tranh đấu cho sự tự do bình đẳng của những đồng bào da màu anh em chủng tộc của ông?
Hãy nhìn vào khuôn mặt khả ái của nước Mỹ! Một quốc gia hãnh diện là anh hùng lãnh đạo thế giới tự do, là sứ giả nền dân chủ và nhân quyền cho khắp thế giới? Nhưng nơi đây, trên mãnh đất tự do này, cũng có hàng ngàn hàng vạn người kitô hữu bị cầm tù, bị ngược đãi vì đã tranh đấu cho nhân phẩm và quyền lợi của những người nghèo khổ, bị bóc lột!
Thập tự giá, thân phận Chúa Cứu Thế
Phải chăng Chúa Kitô và những kẻ theo Ngài luôn luôn bị bách hại!?
Phải chăng Chúa Kitô, dẫu nhập thể và nhập thế vào giai đoạn lịch sử nào chăng nữa, Ngài luôn luôn phải chịu đóng đinh! Chúa Kitô luôn luôn phải chịu đóng đinh, không những chỉ bởi tay những kẻ vô thần hay những phường phàm phu tục tử! Nhưng nhiều khi còn do tay của những con người mang danh kitô hữu, và nhân danh Đạo Chúa!
Suốt dọc dòng lịch sử của nhân loại, ở vào nhiều thời điểm và nơi chốn khác nhau, có hằng hà sa số những tâm hồn cao thượng nghe theo tiếng gọi làm nhân chứng của Chúa Kitô! Họ là những người dấn thân làm chứng tá cho nhân đức, cho giá trị luân lý đạo đức, cho công lý và hoà bình, những người biết thương cảm và muốn hiến mình trong chương trình giải thoát con người đau khổ khốn cùng! Những con người có lòng hào hiệp như thế, luôn luôn bị coi là chướng ngại vật, những cái gai nhức đối với tầng lớp trong tư thế nắm quyền sinh tử trên dân chúng, nhưng lại dùng quyền bính để mưu đồ bất chính nhằm tìm kiếm tư lợi, hưởng thụ, ích kỷ, cầu an và nhu nhược!
Những người đứng về phía người nghèo khổ đói rách vô gia cư, thất nghiệp, bệnh hoạn tật nguyền, bị xã hội ruồng rẩy, những kẻ dấn thân trong phong trào tranh đấu cho công lý và hòa bình, những người can đảm dám nói lên những sự thật đau lòng ngay trong lòng Giáo Hội và xã hội, họ là những người chiến đấu cho lẽ công chính, những người này muôn đời sẽ bị bách hại bởi chính thiểu số trong hàng thống trị, họ sẽ bị đàn áp bởi những người anh em đồng đạo, đồng lý tưởng với mình! Họ là những người mà Chúa Kitô đã tiên báo trước rằng sẽ bị bách hại vì lẽ công chính! Họ là những người đang đi trong đường nẻo của Nước Thiên Chúa! Nhưng họ là những người được Thiên Chúa chúc phúc! Bởi vì khi Nước Chúa đến, họ sẽ coi như là tâm điểm của Nước Trời! Khi đó sự dữ sẽ bị thiêu hủy trong lửa đời đời! Sự bất công phải được minh oan! Những gì thuộc về Chân, Thiện, Mỹ sẽ tồn tại muôn đời!
Trong khi tuyên dương những kẻ chịu bách hại vì lẽ công chính, Chúa Kitô nói đến sự chúc phúc đang xảy ra trong hiện tại, chứ không phải chỉ có trong một tương lai xa xôi, mặc dầu Nước Thiên Chúa mang bản chất của một viễn tượng tương lai đang đến, tuy nhiên thực thể Nước Trời thực sự đang xảy ra trọn vẹn đầy đủ ngay hôm nay, theo ngôn từ của Thánh Phaolô trong thư của Ngài gửi cho tín hữu Do Thái: “Vì ông mong đợi một thành trì có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng” (Hb 11,10).
Chỉ có mơ tưởng đến tương lai thôi cũng đủ sức làm cho Abraham và con cái ông vững tâm tiếp tục hành trình, mặc dầu con đường đi nhiều hiểm nguy gian khổ! Tác giả bức thư cho tín hữu Do Thái đã tìm thấy niềm ủi an và trông cậy vì đoan chắc rằng chính Chúa Kitô đã mở đường dẫn lối cho những ai tin theo Ngài! Thánh Phaolô đã kết luận bức thư bằng cách nêu lên bằng chứng của những người đã can đảm theo gương Chúa Kitô, đã hiên ngang tiên phong trước chúng ta trên con đường chứng tá cho công lý: “… họ bị ném đá, bị cưa đôi, bị chết vì gươm; họ phải lưu lạc, mặc áo da cừu da dê, chịu thiếu thốn, bị áp bức và hành hạ.Thế gian chẳng xứng với họ! Họ đi lang thang trong hoang địa, trên núi đồi, trong hang hốc và hầm hố. Nhờ đức tin, tất cả các nhân vật đó đã được chứng giám, thế mà họ không đạt được những điều Thiên Chúa đã hứa. Quả thật, Thiên Chúa đã trù liệu cho chúng ta một phần phúc tốt hơn, nên không muốn cho họ đạt tới hạnh phúc trọn vẹn mà không có chúng ta” (Hb 11, 37- 40).
Nơi đây, Thánh Phalô mời gọi chúng ta có cái nhìn siêu vượt không gian và thời gian để tìm về nguyên ủy, cội nguồn của Niềm Tin chúng ta, là chính Chúa Kitô, vị nhân chứng tuyệt vời của Thiên Chúa Cha nơi trần gian: “Như thế, với rất nhiều nhân chứng đang bao phủ chung quanh ta như những đám mây bao la trên vòm trời thênh thang, chúng ta nên gỡ bỏ hết mọi tơ vương vương vấn tâm hồn, đặc biệt là tội lỗi đang bám sát chúng ta, rồi bền chí tiếp tục cuộc chạy đua mà ta đã khởi đầu! Chúng ta không nên rời con mắt khỏi Chúa Kitô, vị lãnh đạo Đức Tin của chúng ta, hãy đưa đức tin đến chốn vẹn toàn. Bởi muốn cho ta hưởng niềm vui tương lai, Chúa Kitô đã không ngần ngại chịu khổ hình và chịu chết, không coi đó là đều ô nhục! Vì cam tâm chịu khổ nhục như thế, Ngài đã được Thiên Chúa Cha tôn phong làm vua vũ trụ và an vui bên hữu ngai báu Chúa Cha cho đến muôn muôn đời!” (Hb 12, 1-2 ).
Nếu người đời ghét chúng ta như họ đã ghét Chúa Kitô, như thế Chúa Kitô trở nên mẫu mực của niềm vui nội tại, của sự chúc phúc mà mọi người tín hữu theo Ngài cần mang khắc ghi trong tâm trí! Nhờ niềm vui linh thánh đầy ắp trong lòng mà chúng ta không nao núng khi phải chịu bách hại vì “Lẽ công chính”. Chúa Kitô mãi mãi hiện diện trong Giáo Hội của Ngài, đặc biệt ngài luôn luôn hiện diện trong cuộc đời nhân chứng của những kẻ theo Ngài.
Siêu vượt trên không gian và thời gian, sự hiện diện của Ngài giữa thế giới, nơi lòng cuộc đời để nâng đỡ cuộc chứng tá của mỗi người chúng ta! Ngài hiện diện để giúp ta trở nên những kitô khác (alter Christus) được gửi đến, được sai vào thế giới, được trao ban cho nhân loại!
Chúa Kitô hôm qua và hôm nay
Linh mục Joseph Girzone, trong tuổi hồi hưu, đã viết mấy cuốn chuyện giữa đạo và đời rất hấp dẫn, trong đó có hai cuốn Joshua và Joshua and the Children, do nhà xuất bản Macmillan New York phát hành. Qua lời văn miêu tả duyên giáng bình dị, cha Girzone đã cống hiến độc giả chân dung của một Chúa Giêsu thời đại.
Với tên Joshua, cái tên rất thân thương trong Kinh Thánh và rất Do Thái, là hiện thân của Chúa Kitô tân thời trong bối cảnh của xã hội hiện đại. Joshua xuất hiện trong khu phố như một người bình dị, sinh sống bằng nghề thợ mộc. Nhưng cuộc sống thánh thiện và tư cách của anh ta đã khiến cho người dân trong khu phố từ thán phục đến thắc mắc, nhất là lập trường và ý kiến của Joshua về các vấn đề liên quan đến Giáo Hội, xã hội, các vấn đề luân lý đạo đức! Tuy làm nghề lao động, nhưng Joshua có tầm hiểu biết quảng bá đến mọi vấn đề, anh không ngần ngại bày tỏ thái độ và lập trường của mình nếu có ai muốn được soi sáng và thông cảm! Nhiều người dân trong khu khố của anh bắt đầu tỏ thái độ ác cảm với anh vì anh biết nhiều, đặc biệt anh can đảm dám nói lên ý kiến và lập trường của mình, chẳng hạn, về những bất công trong xã hội, những lạm dụng, những tệ đoan trong Giáo Hội, những lạm dụng quyền bính của các người nắm vai trò lãnh đạo dân chúng! Những phân tích xây dựng của anh nghe ra cơ hồ như những lời trong Kinh Thánh khi Chúa Giêsu phê phán lớp người Biệt phái và Pharisiêu!
Một ngày kia khi Joshua đang bước đi trên đường phố, bổng có nhóm người Công giáo thủ cựu chận anh lại chỉ vào mặt anh mạt sát nặng lời là họ rất bất mãn với anh vì dám thốt ra những lời phê phán Giáo Hội và các đấng các bậc lãnh đạo trong đạo. Joshua vẫn giữ nguyên thái độ trầm tĩnh cố hữu của anh, và bằng giọng nói từ tốn khiêm cung nhẹ nhàng, anh xác định với họ lập trường ôn hòa của anh, đồng thời nhắc nhớ cho những người đang tức giận anh về thái độ và hành vi của Chúa Giêsu trong Tân Ước khi Ngài nhắc nhớ kẻ thù của Ngài về hoạt động của Chúa Thánh Linh trong tâm hồn con người, và về thời điểm đã đến con người tôn thờ Thiên Chúa đích thực, phải tôn thờ Ngài trong tinh thần và trong sự thật. Đến lúc con người cần thoát ra khỏi cái vỏ đạo đức của truyền thống luật lệ ràng buộc giam hãm con người, nhưng hãy mở rộng tâm hồn cho Thần Linh của Thiên Chúa hoạt động! Nhưng trong đám đông cuồng nhiệt kia, có người vẫn hung hãn kết án Joshua là thù địch chống đối, phê bình chỉ trích giáo hội La Mã. Để trả lời cho những tố cáo bịa đặt có tính cách trả thù cá nhân kia, Joshua mạnh dạn bày tỏ lập trường của mình: “Tôi yêu Giáo Hội, như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội của Ngài, Giáo Hội là món quà quý giá mà Thiên Chúa gửi tặng cho nhân loại! Nhưng vì Giáo Hội đang trong trần thế, thế nên Giáo Hội có khía cạnh thế tục và nhân loại của mình, vì thế Giáo Hội cần thiết liên tục tỉnh thức đề phòng những sai quấy, liên tục canh tân đổi mới, về nguồn cho phù với tinh thần nguyên thủy của Chúa Kitô, đấng sáng lập Giáo Hội, Người kitô hữu trưởng thành không sợ bày tỏ lòng mình cũng như biểu lộ lòng trung thành của mình đối với Giáo Hội trong tinh thần chân lý của Chúa Kitô. Người tín hữu trong Giáo Hội không phải là đầy tớ tôi đòi của Giáo Hội, nhưng thực sự họ là những phần tử sống động, là thành phần đích thực của đại gia đình Giáo Hội, theo ngôn từ của Thánh Phêrô, người tín hữu là những viên gạch sống động của tòa nhà Giáo Hội, họ là những phần mình của nhiệm thể mà Chúa Kitô là đầu của thân thể Giáo Hội! Như thế trong Giáo Hội đích thực của Chúa Kitô không có ai là tôi mọi cho ai, không có ai tự coi mình thuộc về giai cấp thống trị! Chúa Kitô là đầu của nhiệm thể, tất cả kitô hữu là thân mình mầu nhiệm, là anh em trong Chúa Kitô! Trong Tân Ước đã có nhiều lần Chúa báo động các vị mục tử của đoàn chiên phải trở thành những người đầy tớ để phục vụ đoàn chiên. Thế nên người tín hữu trong đoàn chiên của Chúa không nên sợ hãi khi phải nói lên sự thật nhằm xây dựng cho đoàn chiên của Chúa Kitô. Tôi nói những gì tôi cần phải nói vì tôi quan tâm đến Giáo Hội, một Giáo Hội mà Chúa Kitô muốn thành lập là thiên đàng của an bình, là ngọn đèn sáng soi chiếu cho người trần thế, vì thế Giáo Hội không thể là nhà tù giam hãm tinh thần hoặc là lưỡi kiếm để đâm chém và gây thương tích cho ai!” (New York, Macmillan Publishing Co. 1983, p.125).
Nghe Joshua phân trần thế, có nhiều người càng căm giận anh ta, có người nhào tới đòi đã thương anh, có người tỏ lời trách móc thậm tệ, có người cho rằng anh ta là loại tà đạo, là giáo gian, là đạo rối! Có kẻ thề hứa sẽ tìm cách dứt điểm anh để anh không gây ảnh hưởng đến cộng đoàn khu phố!
Khi đám người cuồng tín đã bỏ đi, Joshua chỉ còn biết lắc đầu chịu thua, anh nhớ lại thái độ của những người Pharisêu và luật sĩ trong thế kỷ thứ nhất đã cư xử với Chúa Kitô thế nào! Hai nghìn năm sau, hai nghìn năm lịch sử của Kitô giáo, trong số những tín hữu, vẫn có những Pharisiêu tân thời, vẫn còn những tên luật sĩ mới hung hãn muốn lên ngôi Thiên Chúa, muốn biến mình thành Đạo, và họ vẫn cho mình lên ngai chúa tể của loài người! Hai nghìn năm lịch sử kitô giáo, người tín hữu vẫn chưa học biết Thiên Chúa muốn làm gì cho nhân loại này!?
Mãi về sau, khi cuộc xung đột giữa nhóm cuồng tín và Joshua càng trở nên trầm trọng, có người tò mò hỏi thử Joshua cái bí quyết nào giúp anh sống được trong an bình, sống an vui được ngay trong gay cấn như thế? Joshua mỉm cười với đôi mắt hướng về trời: “Sự an bình của tôi đến tự nội tâm, sự đơn giản của đời sống tôi phản chiếu những gì tôi có trong linh hồn… Tôi không để cho lòng mình bị thương tích bởi các biến cố xảy ra bên ngoài… càng ngày tôi càng ý thức và xác tín rằng bản tính con người đang ở trong một tiến trình hoàn thiện hơn. Chúng ta cần trở nên hoàn thiện, đó là lý tưởng và ơn gọi của mỗi người… nhưng dầu có tiến tới bao nhiêu, chúng ta vẫn nguyên vẹn là những con người bất toàn, khiếm khuyết, học biết mình là bất toàn khiếm khuyết không phải để bi quan yếm thế nhưng là để ta trở nên khiêm tốn hơn và biết thương cảm tha nhân hơn! Tôi hiểu biết thế và tôi chấp nhận thực trạng con người như thế! Tôi thích dân chúng và chấp nhận họ trong thực trạng của họ. Tôi tìm thấy trong họ có nhiều điều làm tôi vui thích vì Thiên Chúa Cha đã sáng tạo ra họ như thế! Hãy kiếm tìm Thiên Chúa và học để yêu thương dân chúng, rồi bạn sẽ tìm thấy sự an bình và hoà hợp với thiên nhiên” (Joshua p. 151, Macmillan, New York 1983).
Trên đây là lý do tại sao Chúa Kitô chúc phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính, sự chúc phúc này đang xảy ra hôm nay cũng như còn sẽ xảy ra trong tương lai!
Sự an bình nội tại đang đến với tâm hồn ta hôm nay, và ngay trong giây phút hiện tại này! Đó là món quà vô cùng quý giá mà Chúa Cứu Thế trao ban cho các môn đệ và cho tất cả những ai tín thác vào sứ điệp Phúc Âm của Ngài!
Rev. Nguyễn Quốc Hải, Ph.D
(Web Giáo Hoàng Học Viện Piô X)
(Web Giáo Hoàng Học Viện Piô X)
Không có nhận xét nào: