Hitler |
Nguyễn Hưng Quốc, VOA - 18.09.2013: Người ta thường dễ có ấn tượng là các chế độ độc tài đều mạnh: Chúng có quân đội, có công an, có mật vụ, có chỉ điểm viên (và gần đây, ở một số nước, có “dư luận viên”) trùng trùng điệp điệp. Song song với các lực lượng ấy, chúng có súng đạn, tòa án, nhà tù và các bãi bắn hoặc phòng chích thuốc độc. Nếu các yếu tố trên chưa đủ để khiến mọi người khiếp sợ, các chế độ độc tài còn có thêm một yếu tố này nữa để “thuyết phục” mọi người nên tiếp tục khiếp sợ: Chúng thường có một lịch sử rất dài hoặc khá dài.
Trước hết, nên lưu ý: trong lịch sử nhân loại, độc tài có “tuổi thọ” cao hơn hẳn dân chủ. Dân chủ chỉ là một hiện tượng mới. Thực sự là dân chủ lại càng mới. Mới và lạ: Không phải ở đâu người ta cũng thấy được mặt mũi của dân chủ. Chính vì sống quá lâu với độc tài, từ độc tài phong kiến đến độc tài thực dân và độc tài Cộng sản như vậy, nhiều người cảm thấy quen thuộc, ngỡ nó là số mệnh, như một cái gì đương nhiên. Không thể thoát được. Sự chấp nhận dễ dàng ấy càng làm cho độc tài có vẻ mạnh mẽ hơn.
Độc tài càng có vẻ mạnh hơn nữa khi người ta so sánh nó với dân chủ. Dân chủ, ngay cả khi được xem là hình thức tổ chức hoàn hảo nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại, như một điểm “tận cùng của lịch sử” không bao giờ gợi lên ấn tượng về sự mạnh mẽ. Một xã hội càng dân chủ bao nhiêu càng làm cho người ta quên cảm giác về quyền lực bấy nhiêu. Không bị ám ảnh về quyền lực, người ta cũng không có ý niệm về sức mạnh của nó.
Thật ra, tất cả các ấn tượng trên đều giả. Từ góc độ thực tế, các nước dân chủ bao giờ cũng giàu, mạnh và ổn định hơn hẳn các nước độc tài. Từ góc độ lịch sử, xu hướng phát triển chung của nhân loại là chiến thắng của dân chủ trên độc tài chứ không phải ngược lại. Từ góc độ lý thuyết, chính phủ dân chủ bao giờ cũng là chính phủ của đa số, hơn nữa, vì được xây dựng trên nền tảng hiến pháp và luật pháp vững chắc và công minh, luôn luôn bị áp lực của các lực lượng đối lập và của xã hội dân sự mạnh mẽ, chính phủ dân chủ nào cũng cố gắng trở thành chính phủ của toàn dân, của mọi người chứ không phải chỉ giới hạn trong những người đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình.
Chính phủ độc tài, ngược lại, bao giờ cũng là chính phủ của thiểu số. Không bao giờ có thiểu số tuyệt đối: Ngay ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, mọi quyền lực hầu như tập trung hết vào tay nhà vua, kẻ được xem là con Trời. Nhưng vua bao giờ cũng tìm cách liên minh với tầng lớp quý tộc và quan lại để tạo thế lực. Do đó, chính nhà vua cũng phải tự động san sẻ quyền lực với những người khác. Thời hiện đại, các nhà độc tài cũng tìm cách san sẻ quyền lực và quyền lợi với người khác, chủ yếu qua hệ thống đảng mà họ lãnh đạo. Nhưng dù mở rộng đến mấy thì đó cũng vẫn là thiểu số. Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân. Ở Việt Nam hiện nay, trên tổng số gần 90 triệu dân, số đảng viên Cộng sản chỉ có khoảng bốn triệu. Vẫn là thiểu số.
Chỉ cần làm một bài tính nhẩm cũng có thể thấy ngay thế yếu của các chế độ độc tài: Đó là sự đối đầu của thiểu số đối với đa số, của một nhóm người ít ỏi với một đám quần chúng đông đảo. Các nhà độc tài thừa hiểu điều đó nên bao giờ cũng tìm cách củng cố sức mạnh của họ bằng ít nhất ba biện pháp chính: Thứ nhất, trong khi củng cố tổ chức của họ thật chặt chẽ, họ tìm cách phân hoá cái khối đa số quần chúng đông đảo kia, không cho phép quần chúng tập hợp lại và thống nhất với nhau. Thứ hai, dùng biện pháp tuyên truyền để, một mặt, khuếch đại sức mạnh của mình, mặt khác, để tạo ảo tưởng là họ đang đại diện cho đa số, thậm chí, đại đa số, hơn nữa, của mọi người. Và thứ ba, sử dụng bạo lực để đàn áp và khủng bố mọi người.
Có thể nói, sức mạnh của các chế độ độc tài chủ yếu được xây dựng trên ba nền tảng chính: Một, phân hoá dân chúng, hai, lừa dối, và ba, khủng bố. Biện pháp đầu làm cho người ta nghi ngờ nhau; hai biện pháp sau làm cho người ta sợ hãi. Cũng có thể nói, sức mạnh các chế độ độc tài không nằm ở bản thân nó mà chủ yếu nằm ở sự chia rẽ và khiếp nhược của mọi người. Khi, vì lý do nào đó, mọi người đoàn kết và can đảm đòi hỏi quyền lợi và quyền lực cho mình thì các nhà độc tài chỉ có thể làm giống như Muammar Gaddafi ở Libya năm 2012: chui xuống ống cống.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Trước hết, nên lưu ý: trong lịch sử nhân loại, độc tài có “tuổi thọ” cao hơn hẳn dân chủ. Dân chủ chỉ là một hiện tượng mới. Thực sự là dân chủ lại càng mới. Mới và lạ: Không phải ở đâu người ta cũng thấy được mặt mũi của dân chủ. Chính vì sống quá lâu với độc tài, từ độc tài phong kiến đến độc tài thực dân và độc tài Cộng sản như vậy, nhiều người cảm thấy quen thuộc, ngỡ nó là số mệnh, như một cái gì đương nhiên. Không thể thoát được. Sự chấp nhận dễ dàng ấy càng làm cho độc tài có vẻ mạnh mẽ hơn.
Độc tài càng có vẻ mạnh hơn nữa khi người ta so sánh nó với dân chủ. Dân chủ, ngay cả khi được xem là hình thức tổ chức hoàn hảo nhất trong tiến trình phát triển của nhân loại, như một điểm “tận cùng của lịch sử” không bao giờ gợi lên ấn tượng về sự mạnh mẽ. Một xã hội càng dân chủ bao nhiêu càng làm cho người ta quên cảm giác về quyền lực bấy nhiêu. Không bị ám ảnh về quyền lực, người ta cũng không có ý niệm về sức mạnh của nó.
Thật ra, tất cả các ấn tượng trên đều giả. Từ góc độ thực tế, các nước dân chủ bao giờ cũng giàu, mạnh và ổn định hơn hẳn các nước độc tài. Từ góc độ lịch sử, xu hướng phát triển chung của nhân loại là chiến thắng của dân chủ trên độc tài chứ không phải ngược lại. Từ góc độ lý thuyết, chính phủ dân chủ bao giờ cũng là chính phủ của đa số, hơn nữa, vì được xây dựng trên nền tảng hiến pháp và luật pháp vững chắc và công minh, luôn luôn bị áp lực của các lực lượng đối lập và của xã hội dân sự mạnh mẽ, chính phủ dân chủ nào cũng cố gắng trở thành chính phủ của toàn dân, của mọi người chứ không phải chỉ giới hạn trong những người đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình.
Chính phủ độc tài, ngược lại, bao giờ cũng là chính phủ của thiểu số. Không bao giờ có thiểu số tuyệt đối: Ngay ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, mọi quyền lực hầu như tập trung hết vào tay nhà vua, kẻ được xem là con Trời. Nhưng vua bao giờ cũng tìm cách liên minh với tầng lớp quý tộc và quan lại để tạo thế lực. Do đó, chính nhà vua cũng phải tự động san sẻ quyền lực với những người khác. Thời hiện đại, các nhà độc tài cũng tìm cách san sẻ quyền lực và quyền lợi với người khác, chủ yếu qua hệ thống đảng mà họ lãnh đạo. Nhưng dù mở rộng đến mấy thì đó cũng vẫn là thiểu số. Ở Đức, dưới thời Hitler, đảng Nazi chỉ có trên năm triệu đảng viên trên tổng số khoảng 80 triệu dân. Ở Việt Nam hiện nay, trên tổng số gần 90 triệu dân, số đảng viên Cộng sản chỉ có khoảng bốn triệu. Vẫn là thiểu số.
Chỉ cần làm một bài tính nhẩm cũng có thể thấy ngay thế yếu của các chế độ độc tài: Đó là sự đối đầu của thiểu số đối với đa số, của một nhóm người ít ỏi với một đám quần chúng đông đảo. Các nhà độc tài thừa hiểu điều đó nên bao giờ cũng tìm cách củng cố sức mạnh của họ bằng ít nhất ba biện pháp chính: Thứ nhất, trong khi củng cố tổ chức của họ thật chặt chẽ, họ tìm cách phân hoá cái khối đa số quần chúng đông đảo kia, không cho phép quần chúng tập hợp lại và thống nhất với nhau. Thứ hai, dùng biện pháp tuyên truyền để, một mặt, khuếch đại sức mạnh của mình, mặt khác, để tạo ảo tưởng là họ đang đại diện cho đa số, thậm chí, đại đa số, hơn nữa, của mọi người. Và thứ ba, sử dụng bạo lực để đàn áp và khủng bố mọi người.
Có thể nói, sức mạnh của các chế độ độc tài chủ yếu được xây dựng trên ba nền tảng chính: Một, phân hoá dân chúng, hai, lừa dối, và ba, khủng bố. Biện pháp đầu làm cho người ta nghi ngờ nhau; hai biện pháp sau làm cho người ta sợ hãi. Cũng có thể nói, sức mạnh các chế độ độc tài không nằm ở bản thân nó mà chủ yếu nằm ở sự chia rẽ và khiếp nhược của mọi người. Khi, vì lý do nào đó, mọi người đoàn kết và can đảm đòi hỏi quyền lợi và quyền lực cho mình thì các nhà độc tài chỉ có thể làm giống như Muammar Gaddafi ở Libya năm 2012: chui xuống ống cống.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào: