Đinh Tấn Lực Blog - 1.9.2013: Phóng sự hình Mãi Võ Chợ Hàn
Chuyện này xảy ra lâu rồi.
Tức là mánh này xưa rồi.
Túng quá cứ xài đi xài lại.
Mòn nhẵn.
Năm 2010, VNexpress thực hiện cuộc bình chọn “Nhân vật của năm 2000”. Ai vậy?
Đầu năm 2011, TTXVN dịch lại một bài viết trên báo Đức, tựa đề là “Thủ tướng xuất sắc nhất của các nước Châu Á năm 2010”. Các báo khác ăn theo bản tin thông tấn quy mô này.
…
…
Các báo viết rằng bài ngợi ca TT được đăng trên “Nhật báo Firmenpress” bên Đức Quốc.
…
Cả nước Đức (và trên cả thế giới) không hề có tờ báo này.
…
Đức chỉ có trang mạng www.firmenpress.de của công ty quảng cáo LayerMedia Inc., chuyên ngành đánh bóng/PR và huấn luyện mánh lới đánh bóng/PR cho khách hàng.
…
Một trong những khách hàng có 2 bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) liên hệ với “Nhân Vật Của Năm 2010” là RES-Resources, Ecology, Services GmbH, một công ty xử lý/tái chế rác phế thải, ngắn gọn là 1 công ty rác.
Bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) thứ nhất chính là bài báo ca tụng “Nhân Vật Của Năm 2010” mà TTXVN đã “dịch” và phân phối cho dàn báo có môn bài trong nước nói trên.
Bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) thứ nhì được Cty Rác RES đăng trên blog http://www.politikexpress.de (không có báo giấy & ban biên tập), rồi quay ngược về VN thành bài “Báo nước ngoài ca ngợi ‘Nhân vật của năm’ – Thủ tướng VN”.
…
Tất cả những thông cáo báo chí đó đều được viết bằng loại Đức ngữ theo cách xếp ý khá đặc thù của người Việt, xong dịch ra tiếng Đức, đăng lên các trang quảng cáo, rồi được “chuyển ngữ” lại bằng bản tiếng Việt có sẵn, thành một trò chơi xử lý rác phế thải, nhằm đánh lừa cả báo giới lẫn độc giả VN. Ở đây, tiến trình dịch và chuyển ngữ đó được thực hiện hai lần, để tạo cảm giác ngày càng được thiên hạ liên hoàn “đánh giá cao”!
…
Tác giả Nguyễn Tôn Hiệt đã liệt kê tiến trình tung-hứng hoành tráng và lừa đảo nhơ nhuốc này giữa Cty Rác RES và TTXVN để dựng nên vở kịch Sơn Đông Thuốc Dán hồi đầu năm 2011.
…
Cũng trong năm 2011, báo chí trong biên chế ở VN đăng tài một bài cậy đăng đã “chuyển ngữ” khác, từ tờ báo The Korea Herald của Hàn Quốc.
…
Phương thức này được lặp lại vào năm 2012, cũng trên tờ The Korea Herald:
Và đặc biệt năm 2013, tới nay, có những hai bài ngợi ca cậy đăng trên tờ The Korea Herald: một bài ngay sau Hội Nghị SangriLa (tháng 6/2013), và bài thứ nhì (cuối tháng 8/2013).
Lee Moon-shik & Lee Min-ho, tác giả những bài báo đó trên tờ The Korea Herald là ai?
…
Cả hai đều không phải là phóng viên hay ký giả các cột báo xã hội/kinh tế/chính trị của tờ báo.
…
Cả hai là nhân viên của Kindmatic Co. Ltd., một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên tái xuất loại phôn di động quá đát (đã qua sử dụng) của Hoa lục và cho dân nghèo Hoa lục, cộng thêm các mặt hàng quần áo và dụng cụ chạy bằng điện.
…
Ngay trên trang mạng giới thiệu chính thức của Cty này đã để lỗi chính tả/typo tiếng Anh từ nhiều năm nay: “manufacturing” (chế tạo) được viết thành “manifacturing”.
…
Vì vậy, các bài cậy đăng của Lee Moon-shik & Lee Min-ho trên báo The Korea Herald thường được ghi chú ở dòng cuối cùng: “The writer is senior director of Kindmatic Co.Ltd. The opinions expressed in the article are his own”, tạm dịch thoát: “Tác giả là giám đốc thâm niên của Cty trách nhiệm hữu hạn Kindmatic. Ý kiến trình bày trong bài này là của riêng cá nhân tác giả”.
…
…
Điều đó cho thấy sự lặp lại con đường cầu vòng của tiến trình VN tự viết bài ca ngợi đồng chí “X” bằng tiếng Việt, dịch ra tiếng Anh, nhờ nhân viên hãng tái chế/tái xuất quần áo và điện thoại quá đát (và xài rồi) Kindmatic cậy đăng trên báo The Korea Herald, xong rồi viết thêm mấy dòng sa-pô lên bản tiếng Việt ban đầu, phân phối rộng khắp dàn báo đảng, đồng loạt tái chế một mặt hàng chính trị quá đát/quá đà/quá đỗi/quá đáng… và hồn nhiên dán nhãn là quá đỉnh.
…
…
Trong bài mới nhất này, “Vai trò quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, chưa cần đọc những lời tự diễu, người ta đã thấy ra mấy chuyện vô lại/lố lăng:
Con đường lừa đảo kiểu Trần Dân Tiên đã vào ngõ cụt trong thời đại @ này;
Cái tựa đề đó chẳng vẽ ra vai vế ở đâu, nhưng cho thấy tay này lắm trò đểu cáng;
Kịch tác gia nguyên sơ của trò tráo bài ba lá này hẳn chưa biết Google là ai;
Nếu cần tranh đua với đối thủ nội bộ cũng không nên nhai lại chiêu thức nhầu nát cũ.
…
Cùng lúc,
Dân nghèo đánh giá thực tiễn cái vai trò “quan trọng” hay “quyết định” đó qua “nhiệm kỳ” của dĩa cơm bụi 2500đồng/2007 – 15000đồng/2012;
Dân oan đánh giá vai trò đó qua các loại dự án quy hoạch treo và thả đã khiến họ trở thành một bộ phận không nhỏ của dân tộc đang sống trong công viên hay ngoài lề đường;
Dân ruộng đánh giá vai trò đó qua hàng trăm loại phí sau thuế, qua giá cả tăng vọt của thóc giống/phân bón… và trên giá thu mua gạo như phường trộm đạo cấp quốc gia;
Dân biển đánh giá vai trò đó qua hàng loạt tàu cá bị đâm chìm ngay tại ngư trường truyền thống và số tiền chuộc tàu/chuộc lưới/chuộc người.. và chứng câm của nhà nước.
Dân buôn đánh giá vai trò đó qua cơn khủng hoảng kinh tế thủng sàn chạm đáy của hệ thống ngân hàng/nợ công/nhập siêu/bong bóng bất động sản… còn đang thoi thóp
Dân thành đánh giá vai trò đó qua khung cảnh kinh hoàng bát nháo của trường học/bệnh viện/công sở/điện đóm/giá xăng dầu/tắc đường/tai nạn giao thông… và lũ lụt sau mưa.
Riêng giới dân báo đánh giá vai trò đó qua hàng loạt bản án bỏ túi khắp nước, khủng bố bằng côn đồ, cũng khắp nước, và cái nghị định 72/3Dũng bắt đầu có hiệu lực hôm nay, không khác gì nghị định 31/6Dân trước đây.
…
Nhìn chung là chỉ vì thiểu trí nhưng lại thừa tính khinh thường quần chúng (cả báo giới lẫn độc giả) mà Dũng ta đã tự đánh đồng với hạng lưu manh:
…
Con đường xưa em đi
Người ta kéo dây chì
Thế mà cứ lết đi…
Xưa rồi Dũng!
Có kiên trì mấy thì cũng chỉ để tô đậm thêm một chữ NGU, Dũng à!
Hãy nghe thiên hạ đang nguyền rủa cho các thứ quá đỉnh đó sớm quá độ thành quá cố/quá vãng.
Hãy bày thử đôi ba trò khác xem có đỡ lưu manh hơn không nào, bớ Dũng!
01/09/2013 – Ghi dấu ngày khởi đầu có hiệu lực cái nghị định chết tiệt mang số 72.
Chuyện này xảy ra lâu rồi.
Tức là mánh này xưa rồi.
Túng quá cứ xài đi xài lại.
Mòn nhẵn.
Năm 2010, VNexpress thực hiện cuộc bình chọn “Nhân vật của năm 2000”. Ai vậy?
Đầu năm 2011, TTXVN dịch lại một bài viết trên báo Đức, tựa đề là “Thủ tướng xuất sắc nhất của các nước Châu Á năm 2010”. Các báo khác ăn theo bản tin thông tấn quy mô này.
…
…
Các báo viết rằng bài ngợi ca TT được đăng trên “Nhật báo Firmenpress” bên Đức Quốc.
…
Cả nước Đức (và trên cả thế giới) không hề có tờ báo này.
…
Đức chỉ có trang mạng www.firmenpress.de của công ty quảng cáo LayerMedia Inc., chuyên ngành đánh bóng/PR và huấn luyện mánh lới đánh bóng/PR cho khách hàng.
…
Một trong những khách hàng có 2 bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) liên hệ với “Nhân Vật Của Năm 2010” là RES-Resources, Ecology, Services GmbH, một công ty xử lý/tái chế rác phế thải, ngắn gọn là 1 công ty rác.
Bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) thứ nhất chính là bài báo ca tụng “Nhân Vật Của Năm 2010” mà TTXVN đã “dịch” và phân phối cho dàn báo có môn bài trong nước nói trên.
Bản thông cáo báo chí cậy đăng (có trả phí) thứ nhì được Cty Rác RES đăng trên blog http://www.politikexpress.de (không có báo giấy & ban biên tập), rồi quay ngược về VN thành bài “Báo nước ngoài ca ngợi ‘Nhân vật của năm’ – Thủ tướng VN”.
…
Tất cả những thông cáo báo chí đó đều được viết bằng loại Đức ngữ theo cách xếp ý khá đặc thù của người Việt, xong dịch ra tiếng Đức, đăng lên các trang quảng cáo, rồi được “chuyển ngữ” lại bằng bản tiếng Việt có sẵn, thành một trò chơi xử lý rác phế thải, nhằm đánh lừa cả báo giới lẫn độc giả VN. Ở đây, tiến trình dịch và chuyển ngữ đó được thực hiện hai lần, để tạo cảm giác ngày càng được thiên hạ liên hoàn “đánh giá cao”!
…
Tác giả Nguyễn Tôn Hiệt đã liệt kê tiến trình tung-hứng hoành tráng và lừa đảo nhơ nhuốc này giữa Cty Rác RES và TTXVN để dựng nên vở kịch Sơn Đông Thuốc Dán hồi đầu năm 2011.
…
Cũng trong năm 2011, báo chí trong biên chế ở VN đăng tài một bài cậy đăng đã “chuyển ngữ” khác, từ tờ báo The Korea Herald của Hàn Quốc.
…
Phương thức này được lặp lại vào năm 2012, cũng trên tờ The Korea Herald:
Và đặc biệt năm 2013, tới nay, có những hai bài ngợi ca cậy đăng trên tờ The Korea Herald: một bài ngay sau Hội Nghị SangriLa (tháng 6/2013), và bài thứ nhì (cuối tháng 8/2013).
Lee Moon-shik & Lee Min-ho, tác giả những bài báo đó trên tờ The Korea Herald là ai?
…
Cả hai đều không phải là phóng viên hay ký giả các cột báo xã hội/kinh tế/chính trị của tờ báo.
…
Cả hai là nhân viên của Kindmatic Co. Ltd., một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên tái xuất loại phôn di động quá đát (đã qua sử dụng) của Hoa lục và cho dân nghèo Hoa lục, cộng thêm các mặt hàng quần áo và dụng cụ chạy bằng điện.
…
Ngay trên trang mạng giới thiệu chính thức của Cty này đã để lỗi chính tả/typo tiếng Anh từ nhiều năm nay: “manufacturing” (chế tạo) được viết thành “manifacturing”.
…
Vì vậy, các bài cậy đăng của Lee Moon-shik & Lee Min-ho trên báo The Korea Herald thường được ghi chú ở dòng cuối cùng: “The writer is senior director of Kindmatic Co.Ltd. The opinions expressed in the article are his own”, tạm dịch thoát: “Tác giả là giám đốc thâm niên của Cty trách nhiệm hữu hạn Kindmatic. Ý kiến trình bày trong bài này là của riêng cá nhân tác giả”.
…
…
Điều đó cho thấy sự lặp lại con đường cầu vòng của tiến trình VN tự viết bài ca ngợi đồng chí “X” bằng tiếng Việt, dịch ra tiếng Anh, nhờ nhân viên hãng tái chế/tái xuất quần áo và điện thoại quá đát (và xài rồi) Kindmatic cậy đăng trên báo The Korea Herald, xong rồi viết thêm mấy dòng sa-pô lên bản tiếng Việt ban đầu, phân phối rộng khắp dàn báo đảng, đồng loạt tái chế một mặt hàng chính trị quá đát/quá đà/quá đỗi/quá đáng… và hồn nhiên dán nhãn là quá đỉnh.
…
…
Trong bài mới nhất này, “Vai trò quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, chưa cần đọc những lời tự diễu, người ta đã thấy ra mấy chuyện vô lại/lố lăng:
Con đường lừa đảo kiểu Trần Dân Tiên đã vào ngõ cụt trong thời đại @ này;
Cái tựa đề đó chẳng vẽ ra vai vế ở đâu, nhưng cho thấy tay này lắm trò đểu cáng;
Kịch tác gia nguyên sơ của trò tráo bài ba lá này hẳn chưa biết Google là ai;
Nếu cần tranh đua với đối thủ nội bộ cũng không nên nhai lại chiêu thức nhầu nát cũ.
…
Cùng lúc,
Dân nghèo đánh giá thực tiễn cái vai trò “quan trọng” hay “quyết định” đó qua “nhiệm kỳ” của dĩa cơm bụi 2500đồng/2007 – 15000đồng/2012;
Dân oan đánh giá vai trò đó qua các loại dự án quy hoạch treo và thả đã khiến họ trở thành một bộ phận không nhỏ của dân tộc đang sống trong công viên hay ngoài lề đường;
Dân ruộng đánh giá vai trò đó qua hàng trăm loại phí sau thuế, qua giá cả tăng vọt của thóc giống/phân bón… và trên giá thu mua gạo như phường trộm đạo cấp quốc gia;
Dân biển đánh giá vai trò đó qua hàng loạt tàu cá bị đâm chìm ngay tại ngư trường truyền thống và số tiền chuộc tàu/chuộc lưới/chuộc người.. và chứng câm của nhà nước.
Dân buôn đánh giá vai trò đó qua cơn khủng hoảng kinh tế thủng sàn chạm đáy của hệ thống ngân hàng/nợ công/nhập siêu/bong bóng bất động sản… còn đang thoi thóp
Dân thành đánh giá vai trò đó qua khung cảnh kinh hoàng bát nháo của trường học/bệnh viện/công sở/điện đóm/giá xăng dầu/tắc đường/tai nạn giao thông… và lũ lụt sau mưa.
Riêng giới dân báo đánh giá vai trò đó qua hàng loạt bản án bỏ túi khắp nước, khủng bố bằng côn đồ, cũng khắp nước, và cái nghị định 72/3Dũng bắt đầu có hiệu lực hôm nay, không khác gì nghị định 31/6Dân trước đây.
…
Nhìn chung là chỉ vì thiểu trí nhưng lại thừa tính khinh thường quần chúng (cả báo giới lẫn độc giả) mà Dũng ta đã tự đánh đồng với hạng lưu manh:
…
Con đường xưa em đi
Người ta kéo dây chì
Thế mà cứ lết đi…
Xưa rồi Dũng!
Có kiên trì mấy thì cũng chỉ để tô đậm thêm một chữ NGU, Dũng à!
Hãy nghe thiên hạ đang nguyền rủa cho các thứ quá đỉnh đó sớm quá độ thành quá cố/quá vãng.
Hãy bày thử đôi ba trò khác xem có đỡ lưu manh hơn không nào, bớ Dũng!
01/09/2013 – Ghi dấu ngày khởi đầu có hiệu lực cái nghị định chết tiệt mang số 72.
Không có nhận xét nào: