Tầm Nhìn - 1.9.2013: Theo GS Nguyễn Minh Thuyết: Nói cho đúng, đây là một vụ tham nhũng, cần phải được xử lý nghiêm, xử lý đến nơi đến chốn.
Những ngày qua, vụ việc một số lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại TPHCM nhận các mức lương cao ngất ngưởng (người cao nhất tới 2,6 tỷ đồng/năm) đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận của cả nước. Vì sao vụ việc kéo dài hàng năm trời nhưng không bị phát hiện? Liệu có còn những vụ tiêu cực tương tự trong tương lai? Và đến khi nào công chức nhà nước mới thực sự sống được bằng đồng lương chính đáng?
Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả những chia sẻ của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐB QH các khóa XI, XII.
PV: Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, chuyện các sếp ở doanh nghiệp nhà nước nhận “lương khủng” không còn mới, nhưng vì sao sau khi công luận lên tiếng rất mạnh mẽ thì nó vẫn tái diễn?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở Việt Nam, chuyện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhận mức lương cao ngất ngưởng đã từng bị phát hiện, bị công luận lên án nhưng rồi đâu vẫn đóng đấy. Có hai nguyên nhân dẫn đến chuyện này: Thứ nhất, Nhà nước đang “ôm” các doanh nghiệp này và đương nhiên sẽ xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, người có quyền sẽ tự xếp lương “khủng” cho mình.
Để giải quyết tình trạng này thì nên đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Cổ phần hóa rồi, “của đau con xót”, không ai để cho người điều hành phá của mình được đâu.
Nguyên nhân thứ hai là xử lý không nghiêm. Chính vì xử lý không nghiêm nên chuyện “lương khủng” ở nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ tiếp diễn.
Tôi nhớ là trước đây vụ việc người đứng đầu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lương cao gấp cả chục lần lương Chủ tịch nước đã được phát hiện, thậm chí còn bị đưa ra chất vấn ở nghị trường. Nhưng rút cuộc, chuyện đó được kết luận thế nào, có ai bị xử lý kỷ luật không, và bây giờ lương Tổng giám đốc SCIC ra sao thì không rõ.
Vụ việc thứ hai là khi ông Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) than thở với báo chí rằng ông thương cán bộ, công nhân ngành điện lương bình quân chỉ hơn 7 triệu đồng/tháng, dư luận cả nước tỏ ra tức giận.
Họ tức giận vì ngành điện luôn kêu lỗ vậy mà cán bộ, công nhân vẫn hưởng mức lương cao ngất ngưởng như vậy. Nhưng thực tế thì lương những công nhân lao động vất vả, nguy hiểm cũng chỉ bằng một nửa con số ông Tổng giám đốc nêu ra. Chỉ các sếp mới hưởng vài chục triệu đồng/tháng. Nhưng rồi vụ việc đó cũng chìm nghỉm, không rõ được xử lý thế nào.
Tóm lại, những chuyện không bình thường ở cơ quan cấp trung ương còn chưa được xử lý nghiêm chỉnh, thì ở địa phương làm ăn xằng bậy là điều dễ hiểu.
PV: Giáo sư có bình luận gì khi có tới hơn 700 người lao động đã bị một số lãnh đạo của Công ty Thoát nước đô thị và Công ty Công trình giao thông Sài Gòn lợi dụng (nhập nhèm thời hạn hợp đồng), để rồi số tiền ấy rơi vào túi một số cá nhân?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi tháng người lao động cật lực trong cống được 8 triệu, không có bảo hiểm, nhưng ông giám đốc ngày ngày ngồi phòng máy lạnh thì bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Đây là việc làm vô đạo đức, thậm chí có thể nói là dã man. Lãnh đạo các công ty đã lợi dụng cả những người lao động vất vả, khổ cực nhất, những người thường xuyên chui trong cống, chịu đựng đủ thứ mùi uế tạp, bán rẻ sức khỏe để nuôi gia đình.
PV: Một trong số những người nhận mức lương cao ngất ngưởng ở 4 doanh nghiệp này đã lên tiếng là sẵn sàng trả lại số tiền ấy, nhưng dư luận thì cho rằng cần phải truy cứu trách nhiệm tới cùng chứ không chỉ đơn thuần là thu hồi các khoản tiền. Quan điểm của Giáo sư như thế nào trước đòi hỏi của dư luận?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Cần phải đặt câu hỏi: Nếu vụ việc không bị phanh phui, liệu mấy ông bà này có chịu trả lại tiền? Chắc chắn là không đâu. Chẳng lẽ họ ẵm cả tỷ đồng về nhà chỉ để cho vui rồi đem trả lại?
Ở doanh nghiệp tư nhân, lương lãnh đạo, công nhân càng cao càng đáng mừng, vì đó là tiền từ túi doanh nhân bỏ ra đầu tư, lãi cao thì lương mới cao. Còn đây là doanh nghiệp nhà nước, sử dụng vốn ngân sách mà lại vin vào cái cớ “có lãi” để hưởng mức lương cao gấp vài chục lần người khác là không chấp nhận được. Đó là chưa kể “lãi giả, lỗ thật”. Tôi thấy bi hài là ở chỗ, một thành phố quanh năm bị ngập nhưng ông giám đốc công ty thoát nước lại hưởng lương tới 2,6 tỷ đồng.
Về mặt quản lý thì UBND TPHCM sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh, nhưng theo tôi, cần sớm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên đới khi buông lỏng quản lý ở 4 doanh nghiệp công ích nói trên. Một sự việc kéo dài hàng năm trời, với những khoản chi khổng lồ như vậy mà vẫn lọt thì quả là một chuyện lạ.
Nói cho đúng, đây là một vụ tham nhũng, cần phải được xử lý nghiêm, xử lý đến nơi đến chốn.
PV: Qua vụ việc này, chúng ta cũng phần nào nhìn thấy một thực tế buồn, đó là đồng lương công chức, viên chức thấp quá. Lương Thủ tướng Chính phủ chưa tới 15 triệu, lương của một Bộ trưởng và Chủ tịch các tỉnh thì còn thấp hơn… và các Giáo sư, sau nhiều năm nghiên cứu, cống hiến thì mức lương của họ cũng chỉ khoảng 10 triệu/tháng. Vậy thì làm sao chúng ta tìm được người tài cho cơ quan nhà nước? Làm sao chống tham nhũng thành công được?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Xin đính chính ngay là lương giáo sư thấp hơn tưởng tượng của nhà báo nhiều. Tôi được phong GS đã gần 20 năm, lên đến hết bậc lương công chức, lại còn thêm phụ cấp trách nhiệm bằng 1,3 lần lương cơ bản nhưng lúc đương chức tất tật thu nhập chỉ hơn 7 triệu đồng thôi.
Vấn đề tiền lương với công chức, viên chức nhà nước là câu chuyện buồn, nó không mới, nhưng còn nguyên tính thời sự. Mặc dù mấy năm gần đây, Nhà nước ta cũng đã có nhiều cố gắng, đồng lương tăng lên, nhưng nếu so với sự biến đổi quá nhanh của vật giá thì chẳng thấm vào đâu, thế nên mới có chuyện “chân ngoài dài hơn chân trong”.
Vừa rồi Bộ Nội vụ đã công bố là khoảng 30% công chức nhà nước chỉ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, không làm được việc gì cả. Tôi nghĩ con số thực tế còn nhiều hơn như vậy. Chúng ta đã được chứng kiến hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật cứ như tấu hài, ví dụ: Ấn định số vòng hoa trong đám tang; Ngực lép không được điều khiển xe máy; Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các cụ hoạt động trước Cách mạng được cộng điểm nếu dự thi tuyển sinh đại học; Quay phim, chụp ảnh CSGT trên đường phải xin phép,…
Tôi nghĩ những người soạn ra các văn bản ấy hay tham mưu cho lãnh đạo ban hành các văn bản ấy không chỉ không được việc gì mà còn làm hại uy tín cơ quan nhà nước nữa.
Nhà nước sẽ phải sớm giải quyết dứt điểm vấn đề này, bởi nếu cắt đi được khoảng 40% số công chức, viên chức đang “ăn bám” thì sẽ có thêm một khoản kinh phí đủ lớn để trả cho những người thực sự xứng đáng. Họ sống được bằng đồng lương và nuôi được con cái thì sẽ toàn tâm toàn ý với công việc. Đây cũng là một nút cởi cho bài toán chống tham nhũng.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ sâu sắc của Giáo sư!
Những ngày qua, vụ việc một số lãnh đạo của 4 doanh nghiệp công ích tại TPHCM nhận các mức lương cao ngất ngưởng (người cao nhất tới 2,6 tỷ đồng/năm) đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận của cả nước. Vì sao vụ việc kéo dài hàng năm trời nhưng không bị phát hiện? Liệu có còn những vụ tiêu cực tương tự trong tương lai? Và đến khi nào công chức nhà nước mới thực sự sống được bằng đồng lương chính đáng?
Báo Giáo dục Việt Nam xin gửi tới độc giả những chia sẻ của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ĐB QH các khóa XI, XII.
GS Nguyễn Minh Thuyết.
PV: Thưa GS Nguyễn Minh Thuyết, chuyện các sếp ở doanh nghiệp nhà nước nhận “lương khủng” không còn mới, nhưng vì sao sau khi công luận lên tiếng rất mạnh mẽ thì nó vẫn tái diễn?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở Việt Nam, chuyện lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước nhận mức lương cao ngất ngưởng đã từng bị phát hiện, bị công luận lên án nhưng rồi đâu vẫn đóng đấy. Có hai nguyên nhân dẫn đến chuyện này: Thứ nhất, Nhà nước đang “ôm” các doanh nghiệp này và đương nhiên sẽ xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”, người có quyền sẽ tự xếp lương “khủng” cho mình.
Để giải quyết tình trạng này thì nên đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa. Cổ phần hóa rồi, “của đau con xót”, không ai để cho người điều hành phá của mình được đâu.
Nguyên nhân thứ hai là xử lý không nghiêm. Chính vì xử lý không nghiêm nên chuyện “lương khủng” ở nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ tiếp diễn.
Tôi nhớ là trước đây vụ việc người đứng đầu Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lương cao gấp cả chục lần lương Chủ tịch nước đã được phát hiện, thậm chí còn bị đưa ra chất vấn ở nghị trường. Nhưng rút cuộc, chuyện đó được kết luận thế nào, có ai bị xử lý kỷ luật không, và bây giờ lương Tổng giám đốc SCIC ra sao thì không rõ.
Vụ việc thứ hai là khi ông Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) than thở với báo chí rằng ông thương cán bộ, công nhân ngành điện lương bình quân chỉ hơn 7 triệu đồng/tháng, dư luận cả nước tỏ ra tức giận.
Họ tức giận vì ngành điện luôn kêu lỗ vậy mà cán bộ, công nhân vẫn hưởng mức lương cao ngất ngưởng như vậy. Nhưng thực tế thì lương những công nhân lao động vất vả, nguy hiểm cũng chỉ bằng một nửa con số ông Tổng giám đốc nêu ra. Chỉ các sếp mới hưởng vài chục triệu đồng/tháng. Nhưng rồi vụ việc đó cũng chìm nghỉm, không rõ được xử lý thế nào.
Tóm lại, những chuyện không bình thường ở cơ quan cấp trung ương còn chưa được xử lý nghiêm chỉnh, thì ở địa phương làm ăn xằng bậy là điều dễ hiểu.
PV: Giáo sư có bình luận gì khi có tới hơn 700 người lao động đã bị một số lãnh đạo của Công ty Thoát nước đô thị và Công ty Công trình giao thông Sài Gòn lợi dụng (nhập nhèm thời hạn hợp đồng), để rồi số tiền ấy rơi vào túi một số cá nhân?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Mỗi tháng người lao động cật lực trong cống được 8 triệu, không có bảo hiểm, nhưng ông giám đốc ngày ngày ngồi phòng máy lạnh thì bỏ túi hơn 200 triệu đồng.
Đây là việc làm vô đạo đức, thậm chí có thể nói là dã man. Lãnh đạo các công ty đã lợi dụng cả những người lao động vất vả, khổ cực nhất, những người thường xuyên chui trong cống, chịu đựng đủ thứ mùi uế tạp, bán rẻ sức khỏe để nuôi gia đình.
PV: Một trong số những người nhận mức lương cao ngất ngưởng ở 4 doanh nghiệp này đã lên tiếng là sẵn sàng trả lại số tiền ấy, nhưng dư luận thì cho rằng cần phải truy cứu trách nhiệm tới cùng chứ không chỉ đơn thuần là thu hồi các khoản tiền. Quan điểm của Giáo sư như thế nào trước đòi hỏi của dư luận?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Cần phải đặt câu hỏi: Nếu vụ việc không bị phanh phui, liệu mấy ông bà này có chịu trả lại tiền? Chắc chắn là không đâu. Chẳng lẽ họ ẵm cả tỷ đồng về nhà chỉ để cho vui rồi đem trả lại?
Ở doanh nghiệp tư nhân, lương lãnh đạo, công nhân càng cao càng đáng mừng, vì đó là tiền từ túi doanh nhân bỏ ra đầu tư, lãi cao thì lương mới cao. Còn đây là doanh nghiệp nhà nước, sử dụng vốn ngân sách mà lại vin vào cái cớ “có lãi” để hưởng mức lương cao gấp vài chục lần người khác là không chấp nhận được. Đó là chưa kể “lãi giả, lỗ thật”. Tôi thấy bi hài là ở chỗ, một thành phố quanh năm bị ngập nhưng ông giám đốc công ty thoát nước lại hưởng lương tới 2,6 tỷ đồng.
Về mặt quản lý thì UBND TPHCM sẽ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý, chấn chỉnh, nhưng theo tôi, cần sớm làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên đới khi buông lỏng quản lý ở 4 doanh nghiệp công ích nói trên. Một sự việc kéo dài hàng năm trời, với những khoản chi khổng lồ như vậy mà vẫn lọt thì quả là một chuyện lạ.
Nói cho đúng, đây là một vụ tham nhũng, cần phải được xử lý nghiêm, xử lý đến nơi đến chốn.
PV: Qua vụ việc này, chúng ta cũng phần nào nhìn thấy một thực tế buồn, đó là đồng lương công chức, viên chức thấp quá. Lương Thủ tướng Chính phủ chưa tới 15 triệu, lương của một Bộ trưởng và Chủ tịch các tỉnh thì còn thấp hơn… và các Giáo sư, sau nhiều năm nghiên cứu, cống hiến thì mức lương của họ cũng chỉ khoảng 10 triệu/tháng. Vậy thì làm sao chúng ta tìm được người tài cho cơ quan nhà nước? Làm sao chống tham nhũng thành công được?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Xin đính chính ngay là lương giáo sư thấp hơn tưởng tượng của nhà báo nhiều. Tôi được phong GS đã gần 20 năm, lên đến hết bậc lương công chức, lại còn thêm phụ cấp trách nhiệm bằng 1,3 lần lương cơ bản nhưng lúc đương chức tất tật thu nhập chỉ hơn 7 triệu đồng thôi.
Vấn đề tiền lương với công chức, viên chức nhà nước là câu chuyện buồn, nó không mới, nhưng còn nguyên tính thời sự. Mặc dù mấy năm gần đây, Nhà nước ta cũng đã có nhiều cố gắng, đồng lương tăng lên, nhưng nếu so với sự biến đổi quá nhanh của vật giá thì chẳng thấm vào đâu, thế nên mới có chuyện “chân ngoài dài hơn chân trong”.
Vừa rồi Bộ Nội vụ đã công bố là khoảng 30% công chức nhà nước chỉ “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, không làm được việc gì cả. Tôi nghĩ con số thực tế còn nhiều hơn như vậy. Chúng ta đã được chứng kiến hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật cứ như tấu hài, ví dụ: Ấn định số vòng hoa trong đám tang; Ngực lép không được điều khiển xe máy; Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các cụ hoạt động trước Cách mạng được cộng điểm nếu dự thi tuyển sinh đại học; Quay phim, chụp ảnh CSGT trên đường phải xin phép,…
Tôi nghĩ những người soạn ra các văn bản ấy hay tham mưu cho lãnh đạo ban hành các văn bản ấy không chỉ không được việc gì mà còn làm hại uy tín cơ quan nhà nước nữa.
Nhà nước sẽ phải sớm giải quyết dứt điểm vấn đề này, bởi nếu cắt đi được khoảng 40% số công chức, viên chức đang “ăn bám” thì sẽ có thêm một khoản kinh phí đủ lớn để trả cho những người thực sự xứng đáng. Họ sống được bằng đồng lương và nuôi được con cái thì sẽ toàn tâm toàn ý với công việc. Đây cũng là một nút cởi cho bài toán chống tham nhũng.
Trân trọng cảm ơn những chia sẻ sâu sắc của Giáo sư!
PV TH
Không có nhận xét nào: