Đoan Trang Blog - 2.9.2013: Chúng ta đã nghe nói nhiều về giá trị của dân chủ, nhân quyền, tự do. Nhưng, đánh giá như thế nào là dân chủ, “chấm điểm” một nền dân chủ, thì lại đòi hỏi phải có những tiêu chí nhất định, trong đó có một tiêu chí quan trọng là bầu cử tự do tới mức nào. Và đánh giá, “chấm điểm” một cuộc bầu cử, lại cũng đòi hỏi các tiêu chí cụ thể.
Dưới đây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là điều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng được trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?
* * *
Kỳ 10: TA ĐI BẦU CỬ TỰ DO…
“Ta đi bầu cử tự do
Tìm người xứng đáng mà cho vào hòm”
Câu thơ bút tre này tuy đùa cợt nhưng về mặt chính trị thì nó đúng: Bầu cử tự do nghĩa là người đi bầu (cử tri) có quyền, bằng lá phiếu của mình, đưa người mà họ cho là xứng đáng vào cương vị phù hợp để đại diện cho họ làm một việc gì đấy. Đồng thời, điều đó cũng hàm nghĩa là họ có quyền sử dụng lá phiếu của mình để tống cổ người mà họ cho là không xứng đáng, hoặc không còn xứng đáng, khỏi cương vị nọ.
Bất kỳ nền chính trị nào trong đó người dân có quyền bầu cử tự do – bầu và cách chức lãnh đạo – thì tức là đã đạt một trong các tiêu chí của dân chủ. Xin bạn lưu ý cụm từ “một trong các”: Chỉ bầu cử tự do mà thôi, không đảm bảo dân chủ. Nhưng chắc chắn một nền chính trị không có bầu cử tự do thì không phải là dân chủ. Nói cách khác, bầu cử tự do là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ, của dân chủ.
Mở rộng ra, bạn cũng có thể thấy điều tương tự: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về chuyện đảng phái trong một kỳ khác của loạt bài này. Còn bây giờ trở lại với câu hỏi: Thế nào là bầu cử tự do? Bạn biết không, về cơ bản, có vài tiêu chí sau đây để đánh giá chế độ bầu cử nói chung ở một quốc gia, hoặc một cuộc bầu cử cụ thể nào đó, có tự do hay không. (*)
Bầu cử phải thường xuyên
Các cuộc bầu cử phải diễn ra thường xuyên, định kỳ (và có thể có cả bầu cử bất thường), trong một khoảng thời gian nhất định – khoảng thời gian này dĩ nhiên không được kéo dài, chẳng hạn, nhất định là không thể tới “10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa” và càng không thể là vô thời hạn như ở Bắc Triều Tiên.
Cử tri phải có sự lựa chọn
Với mỗi cương vị cần nhân sự, cử tri phải có ít nhất hai lựa chọn khác biệt. Bạn hãy chú ý cụm từ “ít nhất hai”, “khác biệt”. Bởi vì sẽ là vô nghĩa nếu cử tri chỉ có một lựa chọn duy nhất, hoặc hai lựa chọn na ná nhau.
Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra một ví dụ về sự vi phạm tiêu chí thứ hai này: Suốt 72 năm (1917-1989), Liên Xô thường xuyên tổ chức bầu cử nhân sự vào rất nhiều cơ quan chính quyền, và thường là có tới hơn 90% dân số trưởng thành đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, cử tri không có sự lựa chọn. Trong mỗi cuộc bầu cử vào mỗi cơ quan chính quyền, danh sách đều chỉ có một ứng viên, và cử tri chỉ có thể hoặc là chọn ứng viên đó hoặc là không bỏ phiếu.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991) thì nước Nga đã tổ chức được bầu cử “hai ứng viên trở lên”. Ông Ranney cũng viết thêm rằng, hiện “chỉ còn một vài nước vẫn còn bám lấy chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, đáng chú ý nhất là Cuba, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam, là vẫn còn tổ chức bầu cử một-ứng-viên-một-ghế”.
Mở rộng ra, bạn sẽ thấy cái nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên” này hiển nhiên áp dụng cho tất cả các quyết định liên quan tới việc lựa chọn chứ không chỉ trong chuyện bầu cử. Đã gọi là tự do lựa chọn, đương nhiên phải có từ hai phương án trở lên, nếu không thì còn gì là tự do. Thi hoa hậu gia đình giữa bố, mẹ và hai con trai thì còn ai đoạt vương miện vào đây nữa.
Một ví dụ gần đây về sự vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”, là bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra. Nó chỉ có một dự thảo duy nhất, trong khi lẽ ra người dân phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.
Mặt khác, cứ chấp nhận rằng đây là phiếu lấy ý kiến nhân dân về chỉ một bản dự thảo mà thôi, do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (với các thành viên toàn là đảng viên ĐCSVN) lập ra, thì phiếu này cũng vẫn vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”. Bởi vì nó chỉ đưa ra hai phương án na ná nhau: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ).
Cuối cùng, áp dụng nguyên tắc này vào nền chính trị của chúng ta, bạn có thể thấy ngay:Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Người dân phải được tự do tiến cử ứng viên
Đây là một tiêu chí quan trọng của bầu cử tự do, và nó đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: Mọi công dân đều phải có quyền thành lập và/ hoặc tham gia đảng phái, để từ đó, có quyền được người khác tiến cử, quyền tiến cử người khác, hoặc quyền tự mình ứng cử mà không cần thông qua đảng phái nào.
Nhìn vào Việt Nam, bạn thấy điều này là bất khả thi. Cho dù bạn có quý và tin tưởng ông hàng xóm của bạn đến mấy đi chăng nữa, cho dù ông ấy có tài đức và ham hoạt động xã hội đến mấy, bạn cũng chẳng biết làm cách nào để đưa ông ấy vào chính trường, làm lãnh đạo, hoặc thấp nhất là vào Quốc hội, “cho thiên hạ nhờ”.
Và cả bạn nữa, giả sử bạn muốn tham gia chính trường Việt Nam, bạn có thể làm gì? Tranh cử đại biểu Quốc hội chăng? Xin bạn vui lòng lưu ý: Ngay cả khi luật pháp cho phép bạn tự ứng cử đại biểu quốc hội, cũng có vô vàn rào cản vô hình khiến bạn không thể đứng ra “chường mặt” với thiên hạ. Bạn có nguy cơ bị gắn nhãn “hoang tưởng”, “háo danh”, “tham vọng hão huyền”…
Các bên phải được tự do cạnh tranh
Có nghĩa là: Các ứng viên phải được tự do vận động tranh cử, còn các cử tri phải được tự do tìm hiểu về ứng viên và tự do thể hiện quan điểm. Tiêu chí này đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Nếu có bầu cử giữa đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, đảng Bia của ông Từ Anh Tú (đạt tiêu chí “hai ứng viên trở lên”), nhưng 700 tờ báo, đặc biệt các cơ quan truyền thông quan trọng như VTV, VOV, hay các báo mà trong tên có từ “nhân dân”, đều chỉ đăng bài ca ngợi “Đảng ta” và/hoặc cương lĩnh của ứng viên “Đảng ta”, thì bầu cử không còn là tự do nữa.
Tương tự, cử tri phải được cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ, về các ứng viên, chẳng hạn họ có quyền biết ông Nguyễn Phú Trọng – ứng viên của đảng Cộng sản Việt Nam – có những năng lực gì, chương trình hành động thế nào, gia cảnh ra sao, thu nhập bao nhiêu, v.v.
Bên cạnh tất cả những cái đó, nếu lực lượng công an cứ sốt sắng nhằm người nào có xu hướng ủng hộ đảng Bia, đảng Dân chủ Xã hội mà đến “thăm hỏi”, “trao đổi”, “vận động”, thì bầu cử cũng không còn ý nghĩa.
Phổ thông đầu phiếu
Mọi công dân đều có quyền bỏ phiếu, bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục (đồng/dị tính luyến ái), sắc tộc, tôn giáo/ tín ngưỡng, thành phần xã hội, v.v. Và, bạn hãy lưu ý là công dân cũng có quyền không bỏ phiếu, không đi bầu. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng người dân lười đi bỏ phiếu đến mức ở một số nước, ví dụ như Úc, chính phủ đã phải áp luật phạt tiền người không chịu tham gia bầu cử.
Việc bỏ phiếu cũng phải xuất phát từ sự lựa chọn sáng suốt và tự nguyện của cử tri, không phải là kết quả của việc họ bị đe dọa, ép buộc hay lừa đảo. Ở ta lâu nay có câu đùa, nhưng cũng đúng sự thật, là: “Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo đảm quyền tự do sau ngôn luận”.
“Rút kinh nghiệm” từ đó, bầu cử tự do nghĩa là công dân phải có quyền tự do bỏ phiếu và cả quyền tự do sau khi bỏ phiếu. Giả sử đảng Bia của ông Từ Anh Tú được bình đẳng với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đi vận động, nhưng cử tri nào ủng hộ đảng Bia cũng nơm nớp lo bị “xử lý” sau bầu cử và do đó họ không dám bầu cho người của đảng Bia, thì bầu cử mất ý nghĩa.
Mọi lá phiếu đều quan trọng như nhau
Điều đó tức là lá phiếu của công dân Từ Anh Tú cũng quan trọng và có ý nghĩa hệt như lá phiếu của công dân Nguyễn Phú Trọng hay công dân Lê Hiếu Đằng. Lá phiếu của ông Trọng không thể được tính ngang giá với hai, ba hoặc nhiều hơn lá phiếu khác.
Chính xác, trung thực, độc lập, minh bạch…
Một điều kiện quan trọng nữa để đảm bảo bầu cử tự do là toàn bộ quá trình hiệp thương (tức là chốt danh sách ứng viên, bố trí ứng viên nào về đơn vị bầu cử nào), kiểm phiếu, công bố kết quả, phải diễn ra chính xác, trung thực. Muốn vậy, hội đồng bầu cử phải độc lập, các thủ tục phân bổ ứng viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu phải công khai, minh bạch.
Như ở ta, Mặt trận Tổ quốc – cánh tay nối dài của đảng Cộng sản Việt Nam – đứng ra đảm nhận công tác hiệp thương. Và kết quả là một nhà sử học sinh sống ở Hà Nội lại trở thành đại biểu của tỉnh Đồng Nai, hay ông giáo trường Tổng hợp lại làm đại diện của Lạng Sơn…
----
(*) Cách xác định tiêu chí này dựa theo cuốn Governing (xuất bản lần đầu năm 1958, lần thứ 8 năm 2000, NXB Prentice Hall, Mỹ) của Austin Ranney (1920-2006)
Kỳ sau: Tầm quan trọng của đảng phái
Kỳ 1: Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta
Kỳ 2: Đừng lên án người vô cảm!
Kỳ 3: Tham gia chính trị là làm gì?
Kỳ 4: Vận động hành lang, thành lập đảng...
Kỳ 5: Làm truyền thông hay là "tuyên truyền phản tuyên truyền"
Kỳ 6: Kiện, tại sao không?
Kỳ 7: Biểu tình, đình công và tẩy chay
Kỳ 8: Biểu tình, đình công trong văn hoá chính trị Việt Nam
Kỳ 9: Mặt trái của biểu tình
Kỳ 10: Bất tuân dân sự hay là "phản động"
Dưới đây là bài thứ 11 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”. Mục đích mà loạt bài hướng tới là góp phần giúp độc giả, nhất là các bạn trẻ, hiểu hơn về chính trị. Bài này sẽ bàn về một vấn đề hết sức cụ thể, căn bản của chính trị, nhưng lại là điều mà hầu như không người dân Việt Nam nào hiểu rõ (kể cả người viết bài này) vì chưa từng được trải nghiệm: Thế nào là bầu cử tự do?
* * *
Kỳ 10: TA ĐI BẦU CỬ TỰ DO…
“Ta đi bầu cử tự do
Tìm người xứng đáng mà cho vào hòm”
Câu thơ bút tre này tuy đùa cợt nhưng về mặt chính trị thì nó đúng: Bầu cử tự do nghĩa là người đi bầu (cử tri) có quyền, bằng lá phiếu của mình, đưa người mà họ cho là xứng đáng vào cương vị phù hợp để đại diện cho họ làm một việc gì đấy. Đồng thời, điều đó cũng hàm nghĩa là họ có quyền sử dụng lá phiếu của mình để tống cổ người mà họ cho là không xứng đáng, hoặc không còn xứng đáng, khỏi cương vị nọ.
Bất kỳ nền chính trị nào trong đó người dân có quyền bầu cử tự do – bầu và cách chức lãnh đạo – thì tức là đã đạt một trong các tiêu chí của dân chủ. Xin bạn lưu ý cụm từ “một trong các”: Chỉ bầu cử tự do mà thôi, không đảm bảo dân chủ. Nhưng chắc chắn một nền chính trị không có bầu cử tự do thì không phải là dân chủ. Nói cách khác, bầu cử tự do là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ, của dân chủ.
Mở rộng ra, bạn cũng có thể thấy điều tương tự: Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ bàn về chuyện đảng phái trong một kỳ khác của loạt bài này. Còn bây giờ trở lại với câu hỏi: Thế nào là bầu cử tự do? Bạn biết không, về cơ bản, có vài tiêu chí sau đây để đánh giá chế độ bầu cử nói chung ở một quốc gia, hoặc một cuộc bầu cử cụ thể nào đó, có tự do hay không. (*)
Bầu cử phải thường xuyên
Các cuộc bầu cử phải diễn ra thường xuyên, định kỳ (và có thể có cả bầu cử bất thường), trong một khoảng thời gian nhất định – khoảng thời gian này dĩ nhiên không được kéo dài, chẳng hạn, nhất định là không thể tới “10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa” và càng không thể là vô thời hạn như ở Bắc Triều Tiên.
Cử tri phải có sự lựa chọn
Với mỗi cương vị cần nhân sự, cử tri phải có ít nhất hai lựa chọn khác biệt. Bạn hãy chú ý cụm từ “ít nhất hai”, “khác biệt”. Bởi vì sẽ là vô nghĩa nếu cử tri chỉ có một lựa chọn duy nhất, hoặc hai lựa chọn na ná nhau.
Nhà khoa học chính trị Austin Ranney đưa ra một ví dụ về sự vi phạm tiêu chí thứ hai này: Suốt 72 năm (1917-1989), Liên Xô thường xuyên tổ chức bầu cử nhân sự vào rất nhiều cơ quan chính quyền, và thường là có tới hơn 90% dân số trưởng thành đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, cử tri không có sự lựa chọn. Trong mỗi cuộc bầu cử vào mỗi cơ quan chính quyền, danh sách đều chỉ có một ứng viên, và cử tri chỉ có thể hoặc là chọn ứng viên đó hoặc là không bỏ phiếu.
Sau khi Liên Xô sụp đổ (năm 1991) thì nước Nga đã tổ chức được bầu cử “hai ứng viên trở lên”. Ông Ranney cũng viết thêm rằng, hiện “chỉ còn một vài nước vẫn còn bám lấy chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô Viết, đáng chú ý nhất là Cuba, Bắc Triều Tiên, và Việt Nam, là vẫn còn tổ chức bầu cử một-ứng-viên-một-ghế”.
Mở rộng ra, bạn sẽ thấy cái nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên” này hiển nhiên áp dụng cho tất cả các quyết định liên quan tới việc lựa chọn chứ không chỉ trong chuyện bầu cử. Đã gọi là tự do lựa chọn, đương nhiên phải có từ hai phương án trở lên, nếu không thì còn gì là tự do. Thi hoa hậu gia đình giữa bố, mẹ và hai con trai thì còn ai đoạt vương miện vào đây nữa.
Một ví dụ gần đây về sự vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”, là bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra. Nó chỉ có một dự thảo duy nhất, trong khi lẽ ra người dân phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.
Mặt khác, cứ chấp nhận rằng đây là phiếu lấy ý kiến nhân dân về chỉ một bản dự thảo mà thôi, do Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (với các thành viên toàn là đảng viên ĐCSVN) lập ra, thì phiếu này cũng vẫn vi phạm nguyên tắc “hai ứng viên khác nhau trở lên”. Bởi vì nó chỉ đưa ra hai phương án na ná nhau: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ).
Cuối cùng, áp dụng nguyên tắc này vào nền chính trị của chúng ta, bạn có thể thấy ngay:Đa đảng không đảm bảo dân chủ. Nhưng một đảng thì chắc chắn là độc tài, là không có tự do.
Người dân phải được tự do tiến cử ứng viên
Đây là một tiêu chí quan trọng của bầu cử tự do, và nó đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: Mọi công dân đều phải có quyền thành lập và/ hoặc tham gia đảng phái, để từ đó, có quyền được người khác tiến cử, quyền tiến cử người khác, hoặc quyền tự mình ứng cử mà không cần thông qua đảng phái nào.
Nhìn vào Việt Nam, bạn thấy điều này là bất khả thi. Cho dù bạn có quý và tin tưởng ông hàng xóm của bạn đến mấy đi chăng nữa, cho dù ông ấy có tài đức và ham hoạt động xã hội đến mấy, bạn cũng chẳng biết làm cách nào để đưa ông ấy vào chính trường, làm lãnh đạo, hoặc thấp nhất là vào Quốc hội, “cho thiên hạ nhờ”.
Và cả bạn nữa, giả sử bạn muốn tham gia chính trường Việt Nam, bạn có thể làm gì? Tranh cử đại biểu Quốc hội chăng? Xin bạn vui lòng lưu ý: Ngay cả khi luật pháp cho phép bạn tự ứng cử đại biểu quốc hội, cũng có vô vàn rào cản vô hình khiến bạn không thể đứng ra “chường mặt” với thiên hạ. Bạn có nguy cơ bị gắn nhãn “hoang tưởng”, “háo danh”, “tham vọng hão huyền”…
Các bên phải được tự do cạnh tranh
Có nghĩa là: Các ứng viên phải được tự do vận động tranh cử, còn các cử tri phải được tự do tìm hiểu về ứng viên và tự do thể hiện quan điểm. Tiêu chí này đòi hỏi một điều kiện bắt buộc đi trước: tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Nếu có bầu cử giữa đảng Cộng sản Việt Nam, đảng Dân chủ Xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, đảng Bia của ông Từ Anh Tú (đạt tiêu chí “hai ứng viên trở lên”), nhưng 700 tờ báo, đặc biệt các cơ quan truyền thông quan trọng như VTV, VOV, hay các báo mà trong tên có từ “nhân dân”, đều chỉ đăng bài ca ngợi “Đảng ta” và/hoặc cương lĩnh của ứng viên “Đảng ta”, thì bầu cử không còn là tự do nữa.
Bush và Al Gore trong cuộc tranh luận truyền hình đầu tiên, ngày 3/10/2000.
Ảnh: Don Emmert, AFP.
Tương tự, cử tri phải được cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ, về các ứng viên, chẳng hạn họ có quyền biết ông Nguyễn Phú Trọng – ứng viên của đảng Cộng sản Việt Nam – có những năng lực gì, chương trình hành động thế nào, gia cảnh ra sao, thu nhập bao nhiêu, v.v.
Bên cạnh tất cả những cái đó, nếu lực lượng công an cứ sốt sắng nhằm người nào có xu hướng ủng hộ đảng Bia, đảng Dân chủ Xã hội mà đến “thăm hỏi”, “trao đổi”, “vận động”, thì bầu cử cũng không còn ý nghĩa.
Phổ thông đầu phiếu
Mọi công dân đều có quyền bỏ phiếu, bất kể giới tính, khuynh hướng tình dục (đồng/dị tính luyến ái), sắc tộc, tôn giáo/ tín ngưỡng, thành phần xã hội, v.v. Và, bạn hãy lưu ý là công dân cũng có quyền không bỏ phiếu, không đi bầu. Tuy nhiên, điều này dẫn đến tình trạng người dân lười đi bỏ phiếu đến mức ở một số nước, ví dụ như Úc, chính phủ đã phải áp luật phạt tiền người không chịu tham gia bầu cử.
Việc bỏ phiếu cũng phải xuất phát từ sự lựa chọn sáng suốt và tự nguyện của cử tri, không phải là kết quả của việc họ bị đe dọa, ép buộc hay lừa đảo. Ở ta lâu nay có câu đùa, nhưng cũng đúng sự thật, là: “Việt Nam bảo đảm quyền tự do ngôn luận nhưng không bảo đảm quyền tự do sau ngôn luận”.
“Rút kinh nghiệm” từ đó, bầu cử tự do nghĩa là công dân phải có quyền tự do bỏ phiếu và cả quyền tự do sau khi bỏ phiếu. Giả sử đảng Bia của ông Từ Anh Tú được bình đẳng với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc đi vận động, nhưng cử tri nào ủng hộ đảng Bia cũng nơm nớp lo bị “xử lý” sau bầu cử và do đó họ không dám bầu cho người của đảng Bia, thì bầu cử mất ý nghĩa.
Mọi lá phiếu đều quan trọng như nhau
Điều đó tức là lá phiếu của công dân Từ Anh Tú cũng quan trọng và có ý nghĩa hệt như lá phiếu của công dân Nguyễn Phú Trọng hay công dân Lê Hiếu Đằng. Lá phiếu của ông Trọng không thể được tính ngang giá với hai, ba hoặc nhiều hơn lá phiếu khác.
Chính xác, trung thực, độc lập, minh bạch…
Một điều kiện quan trọng nữa để đảm bảo bầu cử tự do là toàn bộ quá trình hiệp thương (tức là chốt danh sách ứng viên, bố trí ứng viên nào về đơn vị bầu cử nào), kiểm phiếu, công bố kết quả, phải diễn ra chính xác, trung thực. Muốn vậy, hội đồng bầu cử phải độc lập, các thủ tục phân bổ ứng viên, tổ chức bầu cử, kiểm phiếu phải công khai, minh bạch.
Như ở ta, Mặt trận Tổ quốc – cánh tay nối dài của đảng Cộng sản Việt Nam – đứng ra đảm nhận công tác hiệp thương. Và kết quả là một nhà sử học sinh sống ở Hà Nội lại trở thành đại biểu của tỉnh Đồng Nai, hay ông giáo trường Tổng hợp lại làm đại diện của Lạng Sơn…
----
(*) Cách xác định tiêu chí này dựa theo cuốn Governing (xuất bản lần đầu năm 1958, lần thứ 8 năm 2000, NXB Prentice Hall, Mỹ) của Austin Ranney (1920-2006)
Kỳ sau: Tầm quan trọng của đảng phái
Kỳ 1: Chính trị ảnh hưởng đến tất cả chúng ta
Kỳ 2: Đừng lên án người vô cảm!
Kỳ 3: Tham gia chính trị là làm gì?
Kỳ 4: Vận động hành lang, thành lập đảng...
Kỳ 5: Làm truyền thông hay là "tuyên truyền phản tuyên truyền"
Kỳ 6: Kiện, tại sao không?
Kỳ 7: Biểu tình, đình công và tẩy chay
Kỳ 8: Biểu tình, đình công trong văn hoá chính trị Việt Nam
Kỳ 9: Mặt trái của biểu tình
Kỳ 10: Bất tuân dân sự hay là "phản động"
Không có nhận xét nào: