Trà Giang, Dân Luận - 1.9.2013: Đó là một nhà thơ lớn, tương đối lớn của cả nước và của tỉnh nhà. Lớn nếu chỉ nói riêng về chuyện làm thơ; bởi việc làm thơ thì xét cho cùng, ai cũng lớn cả; và cũng chẳng ai để tâm tranh luận về sự lớn nhỏ của những anh chàng thường để tóc dài, hay lẩm bẩm nột mình ấy.
Còn tương đối lớn vì ông là một quan chức thơ, một quan chức văn nghệ của đảng. Ông có chân trong Hội đồng thơ quốc gia. Ở tỉnh, ông là chủ tịch Hội văn nghệ nhiều năm liền, đến mức quên cả tuổi hưu. Ngày về hưu của ông, tỉnh phải tổ chức một lễ trọng, có quà nặng ký. Trong buổi lễ, ông chủ tịch tỉnh có nói rằng thơ của nhà thơ ấy thấm sâu trong tâm hồn nhân dân tỉnh nhà; không biết trong tâm hồn của gần 1,3 triêu dân nông nghiệp đó thế nào, còn riêng ông chủ tịch tỉnh, chắc chắn không biết một câu thơ nào của nhà thơ lớn đó. Mấy năm trước, trong một cuộc cãi cọ chữ nghĩa, một nhà nghiên cứu rất uyên bác ở Lâm Dồng cũng nói không biết ai là nhà thơ có tên như vậy. Thật có lỗi.
Kỷ niệm Quốc Khánh năm nay, nhà thơ cho lên báo tỉnh một bài quan trọng. Quan trọng vì nó dài, chiếm gần một trang, và chắc nhuận bút không ít hơn 3 triệu, bằng một năm thu nhập (hiểu theo nghĩa đồng tiền bỏ được vào túi chứ không phải GDP bình quân) của người nông dân làm ăn khá. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Cái lớn hơn là bằng bài viết, ông thanh minh mối quan hệ giữa ông với Trương Duy Nhất, người đã nhậu với vợ chồng ông tại Quảng Ngãi chỉ 3 ngày trước khi bị bắt. Mặt khác, cũng qua bài viết, ông khẳng định sự trung thành chính trị, khẳng định lịch sử cách mạng của bản thân, gián tiếp chối bỏ sự dao động bất chợt khi trước đây đã tham gia ký tên cùng với Kiến nghị của nhóm BauxiteVN (boxitvn.blogspot.com). Tất cả những toan tính ấy phản ánh trong tiêu đề bài báo khi nói Quốc Khánh 2/9 là Ngày thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tốt và chỉ tốt.
Ngôn luận ấy làm tôi nhớ cũng vào một kỷ niệm Quốc khánh nào đó, ông cũng đã viết một bài, trong đó ông kể về kỷ niệm năm 10 tuổi, được tướng Nguyễn Chánh cho ngồi xe jeep trong chuyến đi công tác tại một huyện miền núi phía tây của tỉnh.
Kết nối những sự kiện ấy lại, có thể tổng kết đời ông qua những ngày Quốc Khánh: Quốc Khánh I, ông, vì là gia đình cách mạng, nên được tướng Chánh ưu ái cho đi chơi cùng xe. Rồi ông theo cha đi tập kết, học đại học ngữ văn, nhập ngũ và vào nam, đi qua những trảng cỏ, rồi tới biển, rồi vừa hưởng lộc cách mạng, vừa chơi rubic. Lộc thì ông có nhiều: lương bổng, giải thưởng, quà cáp của những người hâm mộ, tài trợ, quản lý các quỹ từ thiện do doanh nghiệp đóng góp, đi nước ngoài (nhờ lộc ông, cả con ông cũng được đi nước ngoài).
Để hoàn thiện vai trí thức lớn, ông cũng học (lại) tiếng Anh và luôn làm cho người ta biết là có thể dịch thơ tiếng Anh, kể cả nhà thơ nói tiếng Tây Ban Nha qua bảng tiếng Anh. Ông giao du với nhiều giới, kể cả Trương Duy Nhất như đã nói. Khi đi đọc thơ ở Pháp, ông cũng đã tranh thủ gặp gỡ nhóm diendan.org và Đài RFI, để sau này đôi lúc cũng có bài viết trên mạng này và thỉnh thoảng RFI cũng phỏng vấn ông về bóng đá, về bão lụt miền Trung. Nhờ đó ông cũng thêm thu nhập vài trăm đồng phật lăng. Ông giữ sự tỉnh táo chính trị ở mức tuyệt đối an toàn song cũng tùy cơ thể hiện sự cấp tiến như một lần duy nhất ký tên tập thể trên mạng boxitvn như đã nói. Ông duy trì rất kỹ mối quan hệ thân tình với các lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là với ông tân bí thư tỉnh ủy, đến mức có việc ông có thể gọi cho vị quan chức đảng này ngay trên chuyến đi Lạng Sơn và vị bí thư cũng thực hiện kiểm tra ngay nội dung cú điện thoại đó.
Bằng lịch sử cuộc đời như vậy, với ông, Quốc Khánh đúng là ngày thay đổi. Trong bài viết, ông có ý rất hay rằng Quốc Khánh là ngày vui của mọi quốc gia, song lại khẳng định, với Việt Nam, có Hồ Chí Minh, Quốc Khánh là ngày vui đặc biệt. Không ai tranh luận với cảm xúc – cái quyền – của ông. Tuy nhiên, về mặt tri thức và trí tuệ, khẳng định đó không ổn. Quốc Khánh, với ý nghĩa giải phóng, lập quốc, có thể vui nếu so ngày đó với lịch sử trước nó, và sẽ tiếp tục vui về sau nếu nó bảo toàn được giá trị nhất quán, sự thiêng liêng không gì suy suyển được của nó. Điều này hoàn toàn không có ở Việt Nam. Và vì sự không có đó, đúng ra là phải có (những) ngày Quốc Khánh khác, như cách Campuchea, Nga đã làm trong mấy chục năm vừa rồi.
2/9 Việt Nam, đó là ngày Việt Minh cướp chính quyền từ nội các Trần Trọng Kim bằng sự hợp lý hóa lịch sử cách mạng sau này rằng đó là chính phủ thân Nhật. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được đọc ở Quảng trường Ba Đình đúng vào cái giờ ngày Nhật Hoàng ký biên bản đầu hàng, để sau đó kéo dài một cuộc chiến tranh phi lý suốt 30 năm, nội bộ dân tộc giết nhau đến 3 triệu người; 1 triệu người Bắc lưu vong vào Nam; 3 triệu người Việt lưu vong ra nước ngoài; hơn một triệu người bỗng dưng bị chính đồng bào mình “cải tạo” trong những nhà tù. Cả dân tộc mất 32 năm để xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi lại trở lại tư bản chẳng giống ai. Giá như không có cuộc cướp chính quyền ấy, lịch sử sẽ khác đi, trước hết là không có những mất mát có tính cá biệt như đã nói, sẽ không mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa (tại hội nghị San Francisco 1951, khi Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại tuyên bố về chủ quyền 2 quần đảo này, Trung Quốc không có một phản đối nào), sẽ không có chiến tranh biên giới Tây Nam 1977 – 1989, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, sẽ không có vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất, sẽ không có sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá mức như trong những ngày này hoặc sự trở lại nịnh nọt Nhật Bản đến mức gọi đó là người bạn chung thủy nhất. Từ lúc cướp chính quyền gọi là thân Nhật đến khi quay lại nịnh nọt, lịch sử mất ròng 68 năm rồi. 68 năm, các nhân sĩ như Phan Anh, Tạ Quang Bửu, những người tham gia chính quyền “thân Nhật” đó được phục hồi. Chừng ấy đủ cho yêu cầu có ngày Quốc Khánh khác.
Còn khi nhà thơ nói Quốc Khánh là ngày thay đổi, thì đó là chắc nói về sự thay đổi cho chính mình và gia đình của mình. Ngay chú bác của nhà thơ cũng không được thay đổi, đến nỗi anh em ruột trở thành cừu địch của nhau; anh em thúc bá của nhà thơ cũng không chịu thay đổi nên trở thành chỉ huy trưởng cảnh sát tỉnh nhà và một thời khét tiếng chống cộng. Chỉ còn lại nhà thơ thay đổi, luôn thay đổi chính mình nên khi đọc bài viết trên báo tỉnh, tôi tưởng tượng đến một con vật vừa bò sát, vừa biết leo cây mà hồi còn nhỏ, khi bắt được, chúng tôi thường nhét vào miệng một điếu thuốc lá.
Khi làm bài viết này, tôi không có ý xúc phạm nhà thơ, cố gắng giữ sự trình bày phiếm danh.
Điều có thể bị xúc phạm, vì những khả năng lịch sử bỏ ngỏ nói trên, là ngày Quốc Khánh; và do nhà thơ đánh đồng đời mình với ngày Quốc Khánh qua bài viết ấy nên bị vạ lây. Xin bỏ quá.
Còn tương đối lớn vì ông là một quan chức thơ, một quan chức văn nghệ của đảng. Ông có chân trong Hội đồng thơ quốc gia. Ở tỉnh, ông là chủ tịch Hội văn nghệ nhiều năm liền, đến mức quên cả tuổi hưu. Ngày về hưu của ông, tỉnh phải tổ chức một lễ trọng, có quà nặng ký. Trong buổi lễ, ông chủ tịch tỉnh có nói rằng thơ của nhà thơ ấy thấm sâu trong tâm hồn nhân dân tỉnh nhà; không biết trong tâm hồn của gần 1,3 triêu dân nông nghiệp đó thế nào, còn riêng ông chủ tịch tỉnh, chắc chắn không biết một câu thơ nào của nhà thơ lớn đó. Mấy năm trước, trong một cuộc cãi cọ chữ nghĩa, một nhà nghiên cứu rất uyên bác ở Lâm Dồng cũng nói không biết ai là nhà thơ có tên như vậy. Thật có lỗi.
Kỷ niệm Quốc Khánh năm nay, nhà thơ cho lên báo tỉnh một bài quan trọng. Quan trọng vì nó dài, chiếm gần một trang, và chắc nhuận bút không ít hơn 3 triệu, bằng một năm thu nhập (hiểu theo nghĩa đồng tiền bỏ được vào túi chứ không phải GDP bình quân) của người nông dân làm ăn khá. Nhưng đó là chuyện nhỏ. Cái lớn hơn là bằng bài viết, ông thanh minh mối quan hệ giữa ông với Trương Duy Nhất, người đã nhậu với vợ chồng ông tại Quảng Ngãi chỉ 3 ngày trước khi bị bắt. Mặt khác, cũng qua bài viết, ông khẳng định sự trung thành chính trị, khẳng định lịch sử cách mạng của bản thân, gián tiếp chối bỏ sự dao động bất chợt khi trước đây đã tham gia ký tên cùng với Kiến nghị của nhóm BauxiteVN (boxitvn.blogspot.com). Tất cả những toan tính ấy phản ánh trong tiêu đề bài báo khi nói Quốc Khánh 2/9 là Ngày thay đổi và thay đổi theo chiều hướng tốt và chỉ tốt.
Ngôn luận ấy làm tôi nhớ cũng vào một kỷ niệm Quốc khánh nào đó, ông cũng đã viết một bài, trong đó ông kể về kỷ niệm năm 10 tuổi, được tướng Nguyễn Chánh cho ngồi xe jeep trong chuyến đi công tác tại một huyện miền núi phía tây của tỉnh.
Kết nối những sự kiện ấy lại, có thể tổng kết đời ông qua những ngày Quốc Khánh: Quốc Khánh I, ông, vì là gia đình cách mạng, nên được tướng Chánh ưu ái cho đi chơi cùng xe. Rồi ông theo cha đi tập kết, học đại học ngữ văn, nhập ngũ và vào nam, đi qua những trảng cỏ, rồi tới biển, rồi vừa hưởng lộc cách mạng, vừa chơi rubic. Lộc thì ông có nhiều: lương bổng, giải thưởng, quà cáp của những người hâm mộ, tài trợ, quản lý các quỹ từ thiện do doanh nghiệp đóng góp, đi nước ngoài (nhờ lộc ông, cả con ông cũng được đi nước ngoài).
Để hoàn thiện vai trí thức lớn, ông cũng học (lại) tiếng Anh và luôn làm cho người ta biết là có thể dịch thơ tiếng Anh, kể cả nhà thơ nói tiếng Tây Ban Nha qua bảng tiếng Anh. Ông giao du với nhiều giới, kể cả Trương Duy Nhất như đã nói. Khi đi đọc thơ ở Pháp, ông cũng đã tranh thủ gặp gỡ nhóm diendan.org và Đài RFI, để sau này đôi lúc cũng có bài viết trên mạng này và thỉnh thoảng RFI cũng phỏng vấn ông về bóng đá, về bão lụt miền Trung. Nhờ đó ông cũng thêm thu nhập vài trăm đồng phật lăng. Ông giữ sự tỉnh táo chính trị ở mức tuyệt đối an toàn song cũng tùy cơ thể hiện sự cấp tiến như một lần duy nhất ký tên tập thể trên mạng boxitvn như đã nói. Ông duy trì rất kỹ mối quan hệ thân tình với các lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là với ông tân bí thư tỉnh ủy, đến mức có việc ông có thể gọi cho vị quan chức đảng này ngay trên chuyến đi Lạng Sơn và vị bí thư cũng thực hiện kiểm tra ngay nội dung cú điện thoại đó.
Bằng lịch sử cuộc đời như vậy, với ông, Quốc Khánh đúng là ngày thay đổi. Trong bài viết, ông có ý rất hay rằng Quốc Khánh là ngày vui của mọi quốc gia, song lại khẳng định, với Việt Nam, có Hồ Chí Minh, Quốc Khánh là ngày vui đặc biệt. Không ai tranh luận với cảm xúc – cái quyền – của ông. Tuy nhiên, về mặt tri thức và trí tuệ, khẳng định đó không ổn. Quốc Khánh, với ý nghĩa giải phóng, lập quốc, có thể vui nếu so ngày đó với lịch sử trước nó, và sẽ tiếp tục vui về sau nếu nó bảo toàn được giá trị nhất quán, sự thiêng liêng không gì suy suyển được của nó. Điều này hoàn toàn không có ở Việt Nam. Và vì sự không có đó, đúng ra là phải có (những) ngày Quốc Khánh khác, như cách Campuchea, Nga đã làm trong mấy chục năm vừa rồi.
2/9 Việt Nam, đó là ngày Việt Minh cướp chính quyền từ nội các Trần Trọng Kim bằng sự hợp lý hóa lịch sử cách mạng sau này rằng đó là chính phủ thân Nhật. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập được đọc ở Quảng trường Ba Đình đúng vào cái giờ ngày Nhật Hoàng ký biên bản đầu hàng, để sau đó kéo dài một cuộc chiến tranh phi lý suốt 30 năm, nội bộ dân tộc giết nhau đến 3 triệu người; 1 triệu người Bắc lưu vong vào Nam; 3 triệu người Việt lưu vong ra nước ngoài; hơn một triệu người bỗng dưng bị chính đồng bào mình “cải tạo” trong những nhà tù. Cả dân tộc mất 32 năm để xây dựng chủ nghĩa xã hội, rồi lại trở lại tư bản chẳng giống ai. Giá như không có cuộc cướp chính quyền ấy, lịch sử sẽ khác đi, trước hết là không có những mất mát có tính cá biệt như đã nói, sẽ không mất Hoàng Sa và một phần Trường Sa (tại hội nghị San Francisco 1951, khi Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại tuyên bố về chủ quyền 2 quần đảo này, Trung Quốc không có một phản đối nào), sẽ không có chiến tranh biên giới Tây Nam 1977 – 1989, chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, sẽ không có vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Cải Cách Ruộng Đất, sẽ không có sự lệ thuộc vào Trung Quốc quá mức như trong những ngày này hoặc sự trở lại nịnh nọt Nhật Bản đến mức gọi đó là người bạn chung thủy nhất. Từ lúc cướp chính quyền gọi là thân Nhật đến khi quay lại nịnh nọt, lịch sử mất ròng 68 năm rồi. 68 năm, các nhân sĩ như Phan Anh, Tạ Quang Bửu, những người tham gia chính quyền “thân Nhật” đó được phục hồi. Chừng ấy đủ cho yêu cầu có ngày Quốc Khánh khác.
Còn khi nhà thơ nói Quốc Khánh là ngày thay đổi, thì đó là chắc nói về sự thay đổi cho chính mình và gia đình của mình. Ngay chú bác của nhà thơ cũng không được thay đổi, đến nỗi anh em ruột trở thành cừu địch của nhau; anh em thúc bá của nhà thơ cũng không chịu thay đổi nên trở thành chỉ huy trưởng cảnh sát tỉnh nhà và một thời khét tiếng chống cộng. Chỉ còn lại nhà thơ thay đổi, luôn thay đổi chính mình nên khi đọc bài viết trên báo tỉnh, tôi tưởng tượng đến một con vật vừa bò sát, vừa biết leo cây mà hồi còn nhỏ, khi bắt được, chúng tôi thường nhét vào miệng một điếu thuốc lá.
Khi làm bài viết này, tôi không có ý xúc phạm nhà thơ, cố gắng giữ sự trình bày phiếm danh.
Điều có thể bị xúc phạm, vì những khả năng lịch sử bỏ ngỏ nói trên, là ngày Quốc Khánh; và do nhà thơ đánh đồng đời mình với ngày Quốc Khánh qua bài viết ấy nên bị vạ lây. Xin bỏ quá.
Không có nhận xét nào: