VRNs - 19.10.2013: Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên”. Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được giáo hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được”(Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá”(x.Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”(Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nên công công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhãn đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được giáo hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Chúa Nhật XXIX TN C
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
Không có nhận xét nào: