13.11.2013: 'Lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà’
Chu Công Phùng – Hoàng Hường
Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi... như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
'Liều thuốc thử' của Mỹ và EU
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu..., lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
Chu Công Phùng – Hoàng Hường
Ông Chu Công Phùng, cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar giai đoạn 2009-2012 tiếp tục trao đổi với Tuần Việt Nam bài học Myanmar.
Theo ông đâu là lý do chính khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục về chính trị - xã hội, tổ chức bầu cử thành công, chuyển đổi từ chính quyền quân sự sang dân sự... một cách êm thấm. Trong khi những đất nước Châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi như Ai Cập đang mắc kẹt trong những cuộc chuyển đổi đẫm máu. Đâu là sự khác biệt lớn nhất?
Rất nhiều người đã nêu câu hỏi này và đều tự tìm câu trả lời hợp lý nhất có thể. Theo tôi, lý do khiến Myanmar có sự thay đổi ngoạn mục trong hơn 2 năm qua chủ yếu là nguyên nhân bên trong, là do yếu tố con người Myanmar quyết định.
Lần theo lịch sử, chúng ta đều biết sau khi giành được độc lập năm 1947, Myanmar đã trải qua hai thời kỳ phát triển với chế độ chính trị trái ngược nhau: chế độ dân chủ nghị viện (1948-1962) và chế độ quân sự độc tài (từ 1962 trở đi).
Nói cụ thể hơn, mọi công dân Myanmar từ lãnh đạo cấp cao đến người dân bình thường đều đã thấu hiểu giá trị của dân chủ tự do mà họ đã thụ hưởng cũng như cái giá đắt phải trả của dân chủ quá đà và nỗi đau xót khi bị mất tự do dân chủ. Họ khát khao được tái thụ hưởng nền dân chủ tự do của thập kỷ 50 thế kỷ XX; đồng thời rất khao khát xã hội được hòa bình ổn định, không rối loạn, không đổ máu bắn giết lẫn nhau như mấy chục năm gần đây.
Về kinh tế, văn hóa, mọi công dân Myanmar đều lưu luyến niềm tự hào trong quá khứ: Myanmar từng là điểm sáng nhất Đông Nam Á về phát triển kinh tế, từng là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, từng có nền giáo dục trong top 20 của thế giới, từng có công dân (U Thans) làm Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (1961-1971), từng 2 lần vô địch bóng đá Châu Á, 5 lần vô địch bóng đá Đông Nam Á...
Vì vậy, mọi người dân Myamar đều theo dõi sát sao "Lộ trình Dân chủ 7 bước" do Thống tướng Than Shwe chỉ đạo thực hiện từ năm 2003. Tháng 11/2010, khi "lộ trình" này chuyển sang bước thứ 6: bầu cử quốc hội, lập chính phủ mới, đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số công dân Myanmar kể cả những người bất đồng chính kiến.
Kể từ đó, Myanmar liên tiếp có những thay đổi ngoạn mục và không xảy ra rối loạn như một số nước Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi... như mọi người đã biết.
Đương nhiên, những yếu tố tác động từ bên ngoài cũng rất quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định.
Chân dung bà Aung San Suu Kyi trên đường phố Yangon. Ảnh Hoàng Hường |
Lộ trình 7 bước dân chủ của Myanmar đã được thực hiện đến giai đoạn nào, thành công so với mục tiêu đề ra và sự ảnh hưởng của nó?
Đầu năm 2003, Thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ Nội các, bổ nhiệm Đại tướng Khin Nyunt - Bí thư thứ nhất Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC) làm Thủ tướng. Sau khi nhậm chức, Thủ tướng Khin Nyunt thay mặt chính phủ Myanmar công bố "Lộ trình dân chủ 7 bước" hướng tới xây dựng một nhà nước Myanmar mới "Dân chủ có kỷ cương" bao gồm:
Bước 1, Phục hồi triệu tập Đại hội quốc dân vốn bị đình trệ từ năm 1996.
Bước 2, Từng bước tiến hành những bước đi cần thiết cho việc xây dựng một chế độ dân chủ thực thụ và có kỷ cương.
Bước 3, Soạn thảo một Hiến pháp mới dựa trên những nguyên tắc căn bản và chi tiết mà Đại hội quốc dân thông qua.
Bước 4, Tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để thông qua Hiến pháp mới.
Bước 5, Tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ, công bằng để bầu ra Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 6, Triệu tập họp Quốc hội theo quy định của Hiến pháp mới.
Bước 7, Xây dựng đất nước phát triển, hiện đại và dân chủ; lãnh đạo đất nước do Quốc hội bầu; chính phủ và các tổ chức trung ương do Quốc hội thành lập.
Ông Chu Công Phùng. Ảnh: Hoàng Hường |
Theo lộ trình trên, hiện nay "Lộ trình dân chủ 7 bước" đã chuyển sang bước cuối cùng.
Những ai theo dõi quá trình phát triển của Myanmar đều thấy rõ lộ trình này được thực hiện thành công, đúng bài bản, đúng tiến độ và phát huy ảnh hưởng rất tích cực trong nội bộ Myanmar.
Dư luận dân chúng Myanmar cho rằng, đây chính là công lao của Thống tướng Than Shwe để lại trong lịch sử Myanmar trước khi ông nghỉ hưu năm 2011.
Những động thái Mỹ và EU tới Myanmar, dỡ bỏ cấm vận, sự ủng hộ đối với quốc gia này sau khi 'liều thuốc thử' về thái độ nhất quán của Myanmar đã được đáp ứng. Sau đây Mỹ và EU sẽ còn đòi hỏi gì thêm ở Myanmar? Sự ủng hộ này sẽ có ảnh hưởng thế nào đến các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt Trung Quốc?
Như đã trình bày ở câu 11, Mỹ và EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ quyết định bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar, chấp nhận Myanmar hội nhập với thế giới hay không? Ứng xử của Myanmar sẽ "giải đáp" những mong muốn của Mỹ và EU.
Các nước láng giềng của Myanmar trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ đều hoan nghênh các động thái tích cực từ Mỹ, EU đối với Myanmar mấy năm qua. Tuy nhiên, xuất phát từ quan hệ song phương với Myanmar và lợi ích của các nước láng giềng tại Myanmar, mỗi nước đã và đang có những phản ứng riêng của họ đối với mối quan hệ đang ấm lên giữa Myanmar với Mỹ và EU.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân thể hiện qua cuộc bầu cử 1/4/2012 với đảng NLD và bà Aung San Suu Kyi sẽ có tác động thế nào tới chính sách của Mỹ và phương Tây đối với Myanmar?
Ngày 1/4/2012 Myanmar tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung để bầu thêm 45 nghị sĩ còn thiếu. Cuộc bầu cử bổ sung này được giám sát chặt chẽ của Đoàn Ngoại giao tại Yangon và nhiều phóng viên nước ngoài, thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước Mynamar. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đã tham gia ứng cử và giành thắng lợi vang dội với 43 người trúng cử trên tổng số 45 ghế cần bổ sung.
Ngay sau khi NLD giành thắng lợi này, Mỹ đã hoan nghênh đây là "bước tiến quan trọng trong tiến trình chuyển đổi dân chủ, thể hiện quyết tâm của Myanmar hướng tới sự cởi mở, minh bạch và cải cách lớn hơn". Các nước EU cũng lần lượt tuyên bố hoan nghênh kết quả cuộc bầu cử và chúc mừng đảng NLD. Cũng sau cuộc bầu cử này, các quan chức Mỹ đã chuyển sang sử dụng tên nước "Myanmar" thay cho "Bumar" trước đây vẫn sử dụng với ngụ ý "Bumar" là chính phủ quân sự độc tài.
Sự kiện đảng NLD có mặt trong Quốc hội Myanmar kể từ ngày 1/4/2012 và bà Aung San Suu Kyi được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Pháp chế Quốc hội hiển nhiên là phù hợp với mong muốn của Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nước phương Tây, chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để họ điều chỉnh chính sách theo hướng tích cực hơn đối với Myanmar.
Với vị trí 'cửa ngõ' ra vùng Nam Á và Ấn Độ Dương, Myanmar có rơi vào thế bị giằng co giữa Trung Quốc, Ấn Độ và phương Tây?
Với vị thế địa chiến lược quan trọng là cửa ngõ giữa Đông Nam Á với Nam Á, Trung Đông, Châu Âu..., lại án giữ Ấn Độ Dương, mấy chục năm qua Myanmar là đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Ấn Độ với ưu thế nghiêng về Trung Quốc.
Hơn 2 năm qua, cùng với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Myanmar theo hướng hội nhập quốc tế, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sự can dự ngày càng tăng của Mỹ, Phương Tây đối với Myanmar, các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế đều đang theo dõi sát sao về việc Myanmar thực thi chính sách đối ngoại như thế nào để có thể giữ được vị thế cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.
Myanmar thời 'hậu cấm vận' sẽ nhanh chóng vượt qua các quốc gia láng giềng về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, có cơ sở không, thưa ông?
Tôi không cho rằng Myanmar thời kỳ "hậu cấm vận" sẽ nhanh chóng vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á về kinh tế, chính trị và vị thế quốc tế, bởi 3 lẽ:
- Xuất phát điểm phát triển của các nước Đông Nam Á khác đều sớm hơn Myanmar vài chục năm (Việt Nam, Lào cũng đi trước Myanmar hơn 20 năm).
- Tuy Myanmar có nhiều thuận lợi hơn các nước Đông Nam Á khác về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực biết tiếng Anh..., nhưng để phát huy có hiệu quả thế mạnh đó đòi hỏi phải phát triển đồng bộ cơ chế quản lý kinh tế, cơ sở hạ tầng và hệ thống dịch vụ... Những lĩnh vực này Myanmar tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.
- Mỹ, EU tuy đang từng bước tháo dỡ các đạo luật trừng phạt kinh tế đối với Myanmar, nhưng họ vẫn đang theo dõi chặt chẽ các bước cải cách kinh tế và hòa hợp dân tộc của chính phủ Myanmar. Cuộc bầu cử Quốc hội 2015 sẽ là "liều thuốc thử" quan trọng để họ bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Myanmar hay không?
(Còn nữa)
C.C.P. - H.H.
Nguồn: vietnamnet.vn
Nguồn: vietnamnet.vn
Không có nhận xét nào: