Vũ Hoàng, RFA - 7.11.2013:
Vẫn chưa có tự do ngôn luận và nhân quyền
Trước hết, bà Isabelle Arradon cho biết nội dung chính trong thông cáo báo chí lần này. Phần chuyển ngữ do Thanh Trúc thực hiện:
Bản báo cáo mới của tổ chức Ân Xá Quốc Tế có phần nói về “những tiếng nói bị dập tắt” mô tả việc hàng trăm người bị bắt giữ, sách nhiễu, giam cầm… chúng tôi thấy rằng, trong vòng vài năm qua, vì lên tiếng với những suy nghĩ khác biệt mà có đến 75 người ở Việt Nam bị bỏ tù, đơn giản là họ chỉ thể hiện quyền bày tỏ của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi gọi họ là những tù nhân lương tâm và chúng tôi kêu gọi Việt Nam hãy thả tự do cho họ ngay lập tức và một cách vô điều kiện.
Vũ Hoàng: Theo bà, tại sao Tổ chức Ân Xá Quốc tế lại ra bản thông cáo báo chí vào thời điểm này? Việc ra thông cáo này cũng gần với thời điểm Hội đồng Nhân quyền LHQ chuẩn bị bỏ phiếu cho VN vào Hội đồng này ngày 12/11 tới đây, bà nghĩ rằng thông cáo này sẽ có tác động như thế nào đến Việt Nam?
Isabelle Arradon: Lý do mà chúng tôi phổ biến bản thông cáo này là vì chúng tôi rất quan ngại về tình hình tại Việt Nam vài năm qua khi ngày càng có nhiều nhà đấu tranh dân chủ, chính trị bị bắt giữ chỉ với nguyên nhân là họ có những ý kiến đối kháng… quan trọng hơn đây là thời điểm mà Việt Nam đang kiếm tìm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ và cam kết thực hiện đầy đủ những điều luật quốc tế về nhân quyền.
Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, chẳng hạn, trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà đấu tranh cho quyền của người lao động bị giam tù 7 năm từ hồi năm 2010 với cáo buộc dải tờ rơi để đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn cho người lao động. Anh thấy đó, Việt Nam không có đủ các căn cứ để bỏ tù người ta một cách lâu như vậy. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải tuyệt đối tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.
Vũ Hoàng: Thưa bà, việc tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo này cũng trùng với thời điểm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW có bức thư gửi tới Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng với những khuyến nghị liên quan tới chiếc ghế trong hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam đang tìm kiếm. Bà đánh giá ra sao về vai trò của các tổ chức quốc tế như vậy đối với Việt Nam?
Isabelle Arradon: Việt Nam đang muốn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong LHQ và muốn tìm kiếm sự ủng hộ nhất là về vấn đề nhân quyền, điều quan trọng là Việt Nam cần phải tuân thủ những cam kết của quốc tế về nhân quyền. Tuy vậy, chúng tôi lại chưa thấy sự cam kết tuyệt đối cũng như các trách nhiệm mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Hiện tại, chúng tôi cần thấy Việt Nam phải tuân thủ những cam kết nhân quyền tại chính trong nước của mình trước đã, chẳng hạn, Việt Nam phải để người dân tự do bày tỏ ý kiến cá nhân… đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho những tù nhân chính trị. Nếu làm được như vậy, chứng tỏ Việt Nam mới có được những dấu hiệu tích cực trong việc thực thi các quyền cũng như nghĩa vụ về mặt nhân quyền quốc tế.
Một điểm khác tôi cũng muốn nhắc tới ở đây là tổ chức Ân Xá Quốc Tế vẫn đang theo dõi Việt Nam trong việc bàn thảo sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi cũng đã có những báo cáo gửi tới Việt Nam khuyến nghị những thay đổi chẳng hạn Hiến pháp Việt Nam phải bảo vệ quyền cho những người muốn tự do bày tỏ ý hay biểu đạt ý kiến. Bên cạnh đó, Hiến pháp Việt Nam cũng cần phải được củng phải được tu chính sao cho phù hợp với những gì Việt Nam đã và đang cam kết theo Công Ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự.
Vũ Hoàng: Cám ơn những gì bà vừa trình bày, đó là những gì từ góc độ của Ân Xá Quốc Tế, nhưng theo bà, bản thân Việt Nam cần làm những gì để cải thiện những vấn đề về nhân quyền trong nước?
Isabelle Arradon: Trong bản báo cáo gửi tới Việt Nam chúng tôi có những khuyến nghị chi tiết rằng những nhà vận động dân chủ, tù nhân chính trị hay các nhân vật cổ vũ tự do tôn giáo không bị sách nhiễu, không bị phân biệt đối xử. Bản khuyến cáo của chúng tôi cũng có những điều khoản để giải quyết những tình hình cụ thể trong nước, như sửa đổi những điều luật mơ hồ mà Việt Nam sử dụng để bắt giữ các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa. Đồng thời, việc sửa đổi Hiến pháp mà Quốc hội Việt Nam đang tiến hành cũng cần tập trung vào chỉnh sửa những điều khoản sao cho đi đúng với những Công Ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn bà rất nhiều.
Vào ngày 7/11, Tổ chức Ân Xá Quốc Tế vừa ra bản thông cáo báo chí với nội dung Việt Nam cần phải chấm dứt ngay việc đàn áp những tiếng nói đối kháng và ngay lập tức phải có những biện pháp bảo vệ các nhà đấu tranh khỏi sự sách nhiễu hay bỏ tù, chỉ bởi họ lên tiếng thực hiện quyền của mình. Để có thêm thông tin về thông cáo báo chí này, Vũ Hoàng phỏng vấn bà Isabelle Arradon, phó giám đốc của Ân Xá Quốc Tế phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Vẫn chưa có tự do ngôn luận và nhân quyền
Trước hết, bà Isabelle Arradon cho biết nội dung chính trong thông cáo báo chí lần này. Phần chuyển ngữ do Thanh Trúc thực hiện:
Bản báo cáo mới của tổ chức Ân Xá Quốc Tế có phần nói về “những tiếng nói bị dập tắt” mô tả việc hàng trăm người bị bắt giữ, sách nhiễu, giam cầm… chúng tôi thấy rằng, trong vòng vài năm qua, vì lên tiếng với những suy nghĩ khác biệt mà có đến 75 người ở Việt Nam bị bỏ tù, đơn giản là họ chỉ thể hiện quyền bày tỏ của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi gọi họ là những tù nhân lương tâm và chúng tôi kêu gọi Việt Nam hãy thả tự do cho họ ngay lập tức và một cách vô điều kiện.
Vũ Hoàng: Theo bà, tại sao Tổ chức Ân Xá Quốc tế lại ra bản thông cáo báo chí vào thời điểm này? Việc ra thông cáo này cũng gần với thời điểm Hội đồng Nhân quyền LHQ chuẩn bị bỏ phiếu cho VN vào Hội đồng này ngày 12/11 tới đây, bà nghĩ rằng thông cáo này sẽ có tác động như thế nào đến Việt Nam?
Isabelle Arradon: Lý do mà chúng tôi phổ biến bản thông cáo này là vì chúng tôi rất quan ngại về tình hình tại Việt Nam vài năm qua khi ngày càng có nhiều nhà đấu tranh dân chủ, chính trị bị bắt giữ chỉ với nguyên nhân là họ có những ý kiến đối kháng… quan trọng hơn đây là thời điểm mà Việt Nam đang kiếm tìm một ghế trong Hội đồng Nhân quyền LHQ và cam kết thực hiện đầy đủ những điều luật quốc tế về nhân quyền.
Bà Isabelle Arradon, phó giám đốc của Ân Xá Quốc Tế phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. (Twitter) |
Việt Nam cần phải đảm bảo rằng Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do ngôn luận, chẳng hạn, trường hợp của cô Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà đấu tranh cho quyền của người lao động bị giam tù 7 năm từ hồi năm 2010 với cáo buộc dải tờ rơi để đòi hỏi điều kiện làm việc tốt hơn và thu nhập cao hơn cho người lao động. Anh thấy đó, Việt Nam không có đủ các căn cứ để bỏ tù người ta một cách lâu như vậy. Vì vậy, giờ là lúc đòi hỏi Việt Nam cần phải tuyệt đối tôn trọng những nghĩa vụ về nhân quyền quốc tế.
Vũ Hoàng: Thưa bà, việc tổ chức Ân Xá Quốc Tế ra thông cáo này cũng trùng với thời điểm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW có bức thư gửi tới Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng với những khuyến nghị liên quan tới chiếc ghế trong hội đồng Nhân quyền LHQ mà Việt Nam đang tìm kiếm. Bà đánh giá ra sao về vai trò của các tổ chức quốc tế như vậy đối với Việt Nam?
Isabelle Arradon: Việt Nam đang muốn đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong LHQ và muốn tìm kiếm sự ủng hộ nhất là về vấn đề nhân quyền, điều quan trọng là Việt Nam cần phải tuân thủ những cam kết của quốc tế về nhân quyền. Tuy vậy, chúng tôi lại chưa thấy sự cam kết tuyệt đối cũng như các trách nhiệm mà chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Hiện tại, chúng tôi cần thấy Việt Nam phải tuân thủ những cam kết nhân quyền tại chính trong nước của mình trước đã, chẳng hạn, Việt Nam phải để người dân tự do bày tỏ ý kiến cá nhân… đồng thời, chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho những tù nhân chính trị. Nếu làm được như vậy, chứng tỏ Việt Nam mới có được những dấu hiệu tích cực trong việc thực thi các quyền cũng như nghĩa vụ về mặt nhân quyền quốc tế.
Một điểm khác tôi cũng muốn nhắc tới ở đây là tổ chức Ân Xá Quốc Tế vẫn đang theo dõi Việt Nam trong việc bàn thảo sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi cũng đã có những báo cáo gửi tới Việt Nam khuyến nghị những thay đổi chẳng hạn Hiến pháp Việt Nam phải bảo vệ quyền cho những người muốn tự do bày tỏ ý hay biểu đạt ý kiến. Bên cạnh đó, Hiến pháp Việt Nam cũng cần phải được củng phải được tu chính sao cho phù hợp với những gì Việt Nam đã và đang cam kết theo Công Ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự.
Vũ Hoàng: Cám ơn những gì bà vừa trình bày, đó là những gì từ góc độ của Ân Xá Quốc Tế, nhưng theo bà, bản thân Việt Nam cần làm những gì để cải thiện những vấn đề về nhân quyền trong nước?
Isabelle Arradon: Trong bản báo cáo gửi tới Việt Nam chúng tôi có những khuyến nghị chi tiết rằng những nhà vận động dân chủ, tù nhân chính trị hay các nhân vật cổ vũ tự do tôn giáo không bị sách nhiễu, không bị phân biệt đối xử. Bản khuyến cáo của chúng tôi cũng có những điều khoản để giải quyết những tình hình cụ thể trong nước, như sửa đổi những điều luật mơ hồ mà Việt Nam sử dụng để bắt giữ các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa. Đồng thời, việc sửa đổi Hiến pháp mà Quốc hội Việt Nam đang tiến hành cũng cần tập trung vào chỉnh sửa những điều khoản sao cho đi đúng với những Công Ước Quốc tế về Quyền Chính trị và Dân sự.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn bà rất nhiều.
Không có nhận xét nào: