VN tiếp tục bắt giữ các Blogger và các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa |
BBC - 7.11.2013: Áp lực đấu tranh đòi tự do, nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam còn chưa đủ mạnh so với các áp lực quốc tế đối với nhà cầm quyền Việt Nam, theo quan điểm của một nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC hôm 07/11/2013, bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng do các áp lực này chưa đủ mạnh, chính quyền đang có khuynh hướng tỏ ra coi thường, phớt lờ và không đối thoại với nhiều tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền trong nước.
Bác sỹ Sơn nói: "Áp lực ở trong nước vẫn chưa đạt đến mức cần thiết, ví dụ so với áp lực phía quốc tế, gần như họ (chính quyền) không coi trọng áp lực trong nước bằng phía quốc tế;
Trong khi sẵn sàng ngồi lại đối thoại, bàn bạc, tranh cãi với các đối tác quốc tế về vấn đề nhân quyền, chính quyền Việt Nam theo ông Sơn, lại chưa từng có một động thái nào cho thấy 'họ cần nói chuyện một cách sòng phẳng', hay 'cần có một tín hiệu đáp ứng một cách ngang bằng' với những tiếng nói phản đối ở trong nước.
Nhà bất đồng chính kiến liệt kê một số đối tác quốc tế mà Việt Nam đang đối thoại:
"Hiện nay, họ gần như phớt lờ những tiếng nói ở trong nước, trong khi họ đã chấp nhận ngồi vào bàn làm việc đối với rất nhiều đối tác quốc tế, ví dụ như phía Hoa Kỳ, phía Liên hiệp châu Âu, phía Úc và nhiều nước khác."
Bác sỹ Sơn nói thêm "Chính quyền không chỉ 'phớt lờ' mà còn bất chấp và bắt giữ, trấn áp, dùng truyền thông để bôi xấu, mạ lị, phản bác với những lập luận rất vô lý."
Tuy nhiên, theo ông Sơn về lâu dài, người dân Việt Nam sẽ 'không thể trông cậy mãi' vào áp lực quốc tế được trong quá trình đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền.
Trao đổi với BBC hôm 07/11/2013, bác sỹ Phạm Hồng Sơn cho rằng do các áp lực này chưa đủ mạnh, chính quyền đang có khuynh hướng tỏ ra coi thường, phớt lờ và không đối thoại với nhiều tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền trong nước.
Bác sỹ Sơn nói: "Áp lực ở trong nước vẫn chưa đạt đến mức cần thiết, ví dụ so với áp lực phía quốc tế, gần như họ (chính quyền) không coi trọng áp lực trong nước bằng phía quốc tế;
Trong khi sẵn sàng ngồi lại đối thoại, bàn bạc, tranh cãi với các đối tác quốc tế về vấn đề nhân quyền, chính quyền Việt Nam theo ông Sơn, lại chưa từng có một động thái nào cho thấy 'họ cần nói chuyện một cách sòng phẳng', hay 'cần có một tín hiệu đáp ứng một cách ngang bằng' với những tiếng nói phản đối ở trong nước.
Nhà bất đồng chính kiến liệt kê một số đối tác quốc tế mà Việt Nam đang đối thoại:
"Hiện nay, họ gần như phớt lờ những tiếng nói ở trong nước, trong khi họ đã chấp nhận ngồi vào bàn làm việc đối với rất nhiều đối tác quốc tế, ví dụ như phía Hoa Kỳ, phía Liên hiệp châu Âu, phía Úc và nhiều nước khác."
Bác sỹ Sơn nói thêm "Chính quyền không chỉ 'phớt lờ' mà còn bất chấp và bắt giữ, trấn áp, dùng truyền thông để bôi xấu, mạ lị, phản bác với những lập luận rất vô lý."
Tuy nhiên, theo ông Sơn về lâu dài, người dân Việt Nam sẽ 'không thể trông cậy mãi' vào áp lực quốc tế được trong quá trình đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền.
'Tiến bộ trông thấy'
Phát biểu của nhà bất đồng chính kiến được đưa ra nhân sự kiện một quan chức Bộ ngoai giao Hoa Kỳ, quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách quyền lao động, dân chủ, nhân quyền vừa hoàn tất chuyến thăm Việt Nam, nơi mà ông đã nêu một số nội dung yêu cầu chính quyền Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Phát biểu với truyền thông Mỹ hôm 06/11, ông Scotty Busby nói Việt Nam phải đạt được "tiến bộ trông thấy" về nhân quyền trong những tháng tới.
Nhà ngoại giao cao cấp nói Hoa Kỳ cần Việt Nam 'chỉ ra những dấu hiệu tiến bộ nhân quyền' trong ngắn hạn.
Ông nói với đài VOA hôm thứ Tư:
"Những dấu hiệu này phải bao gồm việc thả những người đã đang bị bắt giữ, bỏ tù vì thực thi một cách hòa bình các quyền tự do biểu đạt của họ, thông qua và thực thi công ước chống tra tấn, gỡ bỏ bất kỳ và tất cả các hạn chế về Internet, cải thiện tự do tôn giáo và cho phép xã hội dân chủ vận hành tự do."
Ông Busby được trích thuật nói đã "khuyến khích mạnh mẽ" Việt Nam làm việc với các nhà điều tra quốc tế về nhâ quyền do Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ở Geneva chỉ định.
Việt Nam đang tìm kiếm một ghế thứ 47 trong Hội đồng này ở Đại hội đồng bảo an mà cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra hôm 12/11.
'Toan tính đối phó'
Bs Phạm Hồng Sơn |
Tuần này, một số tổ chức, trong đó có đảng Việt Tân có trụ sở ở Mỹ, đã gửi thư phản đối Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền.
Bình luận về việc 'Việt Tân' được cho là muốn ngăn cản Việt Nam gia nhập Hội đồng này, ông Sơn nói:
"Theo quan điểm của tôi, ngay Hội đồng nhân quyền của LHQ hiện nay cũng cần có những cải tổ nhiều hơn, còn Việt Nam vào hay không vào Hội đồng nhân quyền ấy là vấn đề không quan trọng lắm cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, vì trong lịch sử chúng ta đã biết Hội đồng ấy cũng đã có nhiều thành viên vi phạm nhân quyền."
Bình luận những yêu cầu mà Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đưa ra với Việt Nam, bác sỹ Sơn lưu ý rằng chính quyền có thể sẽ có những toan tính mang tính đối phó mà không có thay đổi gì một cách thực sự và cơ bản.
"Đương nhiên chính quyền Việt Nam sẽ có những toan tính của họ để làm sao quyền lực, hình ảnh, vị thế chính trị của họ được thuận lợi hơn trong bối cảnh quan hệ quốc tế, cũng như trong quan hệ đối nội của chính quyền," ông nói với BBC.
Được biết trong chuyến thăm bốn ngày từ ngày 29/10 - 02/11/2013, ông Scott Busby đã gặp giới chức chính quyền Việt Nam và đại diện một số "nhóm xã hội công dân".
Không có nhận xét nào: