Diên Vỹ chuyển ngữ
Trích dịch từ cuốn Việt Nam: Nhà nước, Chiến tranh và Cách mạng (1945-1946) của David G. Marr, NXB: University of California Press, 2013.
Việt Nam Quốc Dân Đảng: Không bị Cấm đoán
Nhóm Việt Nam Quốc Dân Đảng do Lê Khang cầm đầu rời khỏi Hà Nội ngay sau khi Việt Minh chiếm chính quyền vào ngày 19 tháng Tám 1945 đã đi năm mươi ki lô mét đến thị xã Vĩnh Yên. Tại đấy nhóm này được Đỗ Đình Đạo, một chỉ huy đầy năng động của một tổ chức thanh niên địa phương đón tiếp. Họ cùng tổ chức một cuộc biểu tình với nhân dân thị xã nhằm thuyết phục đồn Dân vệ Vĩnh Yên tham gia. Lê Khang không chọn Vĩnh Yên một cách ngẫu nhiên: thị xã này nằm dọc theo tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội mà quân Trung Quốc từ Vân Nam cũng như những người Việt Quốc lưu vong sẽ sử dụng để tiến vào Bắc Kỳ.
Ngày 29 tháng Tám, vài nghìn người từ ba huyện nông thôn bên cạnh đã tiến về các vị trí của Việt Quốc ở Vĩnh Yên, họ phất cờ Việt Minh và đề nghị tiến hành một cuộc tuần hành “đoàn kết” trong thị xã. Sau khi bị từ chối, đám đông vẫn tiến đến gần và một số người đã nổ súng. Việt Quốc bắn trả bằng súng trường tự động, giết chết không rõ bao nhiêu, bắt giữ 150 người và khiến cho những người tham gia biểu tình khác hoảng loạn và chết đuối trên con sông gần đấy. Đa số các tù nhân được trả tự do sau khi nghe Việt Quốc giảng huấn và thừa nhận họ đã bị lừa gạt tham gia biểu tình. Vài tuần sau, lãnh đạo hai bên đã trao đổi thư từ về việc trao trả tù binh, quyền hạn của những người tham gia và đề nghị cùng quản lý chính quyền địa phương. Nếu Việt Minh chặn đường vận chuyển lương thực thì đời sống sẽ rất khó khăn. Ngày 18 tháng Chín một thành viên tên tuổi của Đảng Dân chủ là Hoàng Văn Đức đã được VNDCCH uỷ nhiệm đến từ Hà Nội để thương thảo. Nhưng Lê Khang lại quyết định tấn công Phúc Yên và đã thất bại. Các đơn vị Quân đội Giải phóng VNDCCH sau đó tìm cách lấy lại Vĩnh Yên nhưng không thành, sau đấy một lệnh ngừng bắn được thực hiện trong vài tháng. Việt Quốc dường như không tranh chấp quyền lực của Việt Minh tại khu vực nông thôn, ngoại trừ việc chiếm giữ đồn điền Tam Lộng ở Vĩnh Yên. Một cuộc tấn công tầm cỡ của Việt Minh vào Tam Lộng đã bị đẩy lui vào đầu tháng Mười hai.
Phía bên kia biên giới Trung Quốc, các nhà hoạt động Việt Quốc và Việt Minh đều được kết nạp cùng với ba nghìn hai trăm thành viên các đơn vị thuộc địa Pháp từng bỏ chạy sang Vân Nam sau đảo chính của Nhật vào ngày 9 tháng Ba 1945. Cả hai bên đều thành công trong việc tuyển mộ khoảng hai nghìn lính người Kinh hơn là với những phần tử dân tộc thiểu số. Vào tháng Chín, Việc Quốc đạt được thoả thuận mật với Đại uý Nguyễn Duy Viên bằng việc đại đội bộ binh người Kinh của ông sẽ đồng loạt ngả sang phía họ vào thời điểm thuận lợi. Tuy nhiên các cán bộ Việt Quốc tại Côn Minh nghi ngờ rằng Đại uý Viên (còn có tên là Ba Viên vì quân hàm sĩ quan ba vạch của ông) là một điệp viên hai mang của Pháp, đơn vị ông sẽ được lệnh tiêu diệt Việt Quốc sau khi tiến vào Bắc Kỳ. Trong tuần lễ đầu của Tháng Mười một, Viên đã đưa đại đội hành quân gần hai trăm ki lô mét từ Mông Tự đến Hà Giang, nơi các thành viên Việt Quốc hân hoan đón chào ông. Những người đào ngũ từ các đơn vị lính thuộc địa cũng đổ về thị xã Hà Giang, lên đến bốn trăm người dưới quyền chỉ huy của Đại úy Viên. Nhưng sự thù địch giữa Việt Quốc và Việt Minh quá rõ ràng khiến một thường dân đã phải gửi thư yêu cầu chính quyền hiện tại xuống để thuyết phục mọi người chú tâm vào việc chống trả quân ngoại quốc. Sau khi đi Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, Viên quay lại Hà Giang, bắt đầu bắt giữ các thành viên Việt Quốc và sau đó xử tử một số tù nhân tại vùng đồi gần đấy. Vào ngày Giáng sinh, đơn vị Viên gia nhập vào đoàn Vệ quốc của VNDCCH. Vào tháng Tư 1946, một toán ám sát của Việt Quốc tìm được Viên tại Hà Nội và ông bị bắn chết khi đang rời khỏi một tiệm ăn.
Giới lãnh đạo ĐCS Đông Dương nhận định Việt Nam Quốc Dân Đảng đem lại thách thức lớn hơn cho họ so với các đảng Đại Việt, Trotskyist và Việt Cách gộp chung. Bất chấp nỗ lực của ĐCS Đông Dương trong việc thuyết phục quần chúng rằng giới lãnh đạo hiện tại của Việt Quốc đã phản bội lại di sản cao quý của Nguyễn Thái Học và những anh hùng khác của năm 1930, nhiều người dân vẫn có cái nhìn thoáng về họ vào cuối năm 1945. Bên cạnh các đơn vị đi chung với quân Trung Quốc xuống hành lang sông Hồng vào cuối tháng Chín, các cơ sở Việt Quốc vẫn hoạt động trong Công ty Hoả xa Đông Dương, ngành Bưu điện và Đại học Hà Nội. Còn có những cựu tù nhân Việt Quốc vừa được ra tù và thành viên Đại Việt đang mong muốn gia nhập. Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), một nhà văn, chủ bút và nhà xuất bản nổi tiếng nhất Việt Nam trong những năm 1930 có triển vọng tổ chức một chiến dịch truyền thông để đối đầu với nỗ lực của Việt Minh.
Đầu tháng Chín 1945 Vũ Hồng Khanh, lãnh đạo Việt Quốc có trụ sở tại Vân Nam đã không tìm được một chỗ trong chuyến bay từ Trung Quốc đến Hà Nội, sau đó lại bị tư lệnh quân đội Trung Quốc tại Lào Cai ngăn cản trên đường bộ. Sau khi đồng chí của ông là Nghiêm Kế Tổ vận động các đầu mối Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở Trùng Khánh, cuối cùng Khanh đã đến Hà Nội vào ngày 20 tháng Mười. Trong thời gian ông vắng mặt một nhóm người sẵn sàng nghiêng về phe VNDCCH đã thành lập một Uỷ ban Vận động Tái Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng mà Khanh đã cố tình tảng lờ. Nguyễn Tường Tam quyết định ở lại Côn Minh và Trùng Khánh trong suốt thời gian cuối năm 1945, với nỗ lực vận động thêm giúp đỡ từ Trung Quốc và Mỹ nhưng không thành. Tài năng báo chí của Tam rõ ràng rất cần thiết ở Hà Nội, mặc dù đồng nghiệp của ông là Trần Khánh Dư (Khái Hưng) đang biên tập tờViệt Nam, tờ báo chính của Việt Quốc.
Xuất bản lần đầu tiên vào ngày 15 tháng Mười một 1945, Việt Nam nhanh chóng trở thành tờ báo chống đối ĐCS Đông Dương và Việt Minh hiệu quả nhất. Đăng trên trang nhất của số đầu tiên là tuyên bố của Việt Nam Quốc Dân Đảng nhắc lại những hy sinh anh dũng của Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong năm 1930, tố cáo Hồ Chí Minh đã phản bội mặt trận liên hiệp giai đoạn 1942-45 bằng cách đơn phương chiếm chính quyền vào tháng Tám, và tuyên bố rằng Việt Quốc có thể lật đổ chính quyền mới nhưng đã quyết định không làm vì lợi ích cao cả của quốc gia. Từ đấy Việt Minh đã theo đuổi một chính sách sai lầm và thiếu hiệu quả, làm mất đi bạn bè quốc tế vì chủ thuyết cực đoan của mình, khủng bố các đảng phái Việt Nam khác, không đối phó được với tình hình kinh tế thảm hại, và cam chịu chấp nhận sự xâm lăng của kẻ thù ở miền nam. Nhu cầu cấp bách, theo Việt Quốc, là tất cả các đảng phái phải dẹp bỏ những vấn đề nhỏ nhặt, thành lập một chính quyền thống nhất quốc gia chính danh, và vận động toàn dân từ bỏ tình trạng nô lệ để đạt được độc lập thực sự. Một bài báo đăng kèm lời tuyên bố kêu gọi “các anh em cách mạng” phía Việt Minh nhận thức được rằng giới lãnh đạo của họ đã đưa đất nước vào một con đường nguy hiểm và lợi dụng họ vào những mục đích tham vọng ích kỷ.
Trong suốt sáu tuần kế tiếp các biên tập viên tờ Việt Nam không bao giờ sử dụng cái tên “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” ngoại trừ những lúc châm biếm hoặc bỏ trong ngoặc kép, và họ liên tục không công nhận lá cờ và bài hát của Việt Minh là quốc kỳ và quốc ca. Họ tố cáo Hồ Chí Minh là một kẻ độc tài, gọi ông là “bè lũ phát xít Hồ Chí Minh” và đăng tải một số tranh biếm hoạ chế nhạo Hồ. Nhưng mục tiêu hàng đầu của Việt Nam là Tổng Bộ Việt Minh, vốn bị nó liên tục mệnh danh là phát xít vì được cho là chuyên tung tin thất thiệt, tống tiền, bắt cóc đối phương và tổ chức tấn công vũ trang vào các cơ quan Việt Quốc. Tờ Việt Nam ăn miếng trả miếng dữ dội với tờ Cứu Quốc , tờ nhật báo hàng đầu của Việt Minh. Nó ít đề cập đến nhà nước VNDCCH ngoại trừ việc thường xuyên lên án ngành An ninh và Bộ Thông tin và Tuyên Truyền do Trần Huy Liệu đứng đầu.
Những câu chuyện từ các tỉnh được nhanh chóng đăng ngày càng nhiều trên tờ Việt Nam, đặc biệt là tin tức lên án hành động của các nhóm Việt Minh và uỷ ban nhân dân địa phương. Việt Nam thường xuyên than phiền về việc chính quyền địa phương tịch thu các số báo của họ. Nhờ tài liệu lưu trữ của VNDCCH chúng ta biết được việc này thường xuyên xảy ra và thật sự đôi khi người ta bị bắt vì chỉ đơn giản có trong tay tờ Việt Nam. Tuy thế, các số báo Việt Nam vẫn được ấn hành rộng rãi, nhờ sự trợ giúp của các đảng viên và cảm tình viên Việt Quốc nằm trong ngành Bưu điện và Công ty Hoả xa Đông Dương.
Sự nghi ngờ lẫn nhau, thậm chí là thù hằn rõ rệt, cũng đã không ngăn cản các đại diện Việt Minh và Việt Quốc gặp gỡ nhau để thảo luận những dị biệt và thậm chí cùng ký tên vào các hiệp ước chiến thuật. Điều vẫn không rõ là liệu những người đứng đầu hai phía có muốn tìm ra một liên minh có hiệu quả hay đơn giản chỉ làm lấy lệ để tránh bị Trung Quốc quở phạt. Ngay từ ngày 29 tháng Chín, Nguyễn Lương Bằng (Việt Minh) và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) đã đồng ý đình chỉ những tranh chấp bạo lực, thả tù nhân và chấm dứt việc công khai tố cáo lẫn nhau. Ngày 19 tháng Mười một Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần đã ký một bản “Nguyên tắc Chung Tối cao” nhằm hướng dẫn việc thương lượng hướng đến một “chính phủ nhất trí” cũng như tổ chức được một quân đội duy nhất, chấm dứt tranh giành đảng phái, và huỷ diệt những “xí đồ của thực dân Pháp” đang đe doạ sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam. Ngày 24 tháng Mười một, Việt Nam Quốc Dân Đảng triệu tập một cuộc họp công khai trước trụ sở của mình tại Hà Nội trong đó các diễn giả của hai phía dường như đã tránh nhắc đến những tranh luận cảm tính thường thấy trên báo chí của hai bên. Cuối cuộc họp, cả ba người đứng đầu đã ký một bản ghi nhớ trong đó “hai bên” hứa hẹn sẽ chấm dứt tấn công lẫn nhau, để thúc đẩy liên hiệp và ủng hộ cuộc kháng chiến vũ trang ở miền nam.
Nhưng chỉ vài ngày sau, các biên tập viên tờ Cứu Quốc lại giải thích rằng bản ghi nhớ chúng ngày 24 tháng Mười một là để củng cố chính quyền hiện tại của một quốc gia liên hiệp, khiến phía Việt Quốc lập tức phản đối. Hồ Chí Minh cũng trở nên cứng rắn hơn trong vị trí của mình, công khai thông báo với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần rằng đã đạt được thống nhất và bầu cử toàn quốc sẽ được tiến hành trong ba tuần, và không cần phải thay đổi chính phủ trước đấy. Các cây bút của Việt Namgiờ đây tố cáo Hồ không có tính chất của một người quân tử, và cùng với những đồng chí cộng sản của ông, đã sử dụng đến “những chính sách khủng bố và độc tài.”
Vì cả hai phía đều không nhân nhượng, Tướng Tiêu Văn và các sĩ quan Trung Quốc khác đã phải đóng vai trò chủ động hơn trong các thảo luận. Ngày 25 tháng Mười hai, Hồ chấp thuận việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia lâm thời trước khi triệu tập quốc hội và đồng ý hoãn thêm hai tuần trước khi bầu cử. Ngược lại, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần đồng ý để Hồ tiếp tục làm chủ tịch nhà nước lâm thời, chấp thuận để quốc hội có quyền quyết định quốc kỳ và quốc huy, và đã thất bại trong việc nhanh chóng đưa người vào các vị trí chỉ huy và cơ chế tham mưu của quân đội quốc gia. Việt Quốc được dành sẵn năm mươi ghế và Việt Cách hai mươi ghế trong Quốc hội mà không qua bầu cử. Mặc dù rõ ràng đây là một nhượng bộ của Việt Minh, điều khoản này củng cố quan điểm của nhiều người rằng phe đối lập không có khả năng tranh giành hậu thuẫn ở cấp địa phương. Với dấu hiệu rõ rệt về vai trò trọng tài của Trung Quốc trong sự kiện này, văn bản bằng tiếng Trung trong hiệp ước ký kết ngày 23 tháng Mười hai được tuyên bố là có giá trị pháp lý. Điều khoản 13 của bản thoả thuận đã không được công bố, có lẽ vì nó đề cập đến hành động của Trung Quốc trong trường hợp có bạo lực xảy ra. Văn bản không hề nhắc đến tên quốc gia đang được đề cập, vì Việt Quốc vẫn chưa chấp thuận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.”
Thoả thuận 23 Tháng Mười hai 1945 cũng đã vạch rõ một phương thức bổ nhiệm mười bộ trưởng: hai Việt Minh, hai Đảng Dân Chủ [cũng là Việt Minh], hai Việt Quốc, hai Việt Cách, và hai phi đảng phái. Nhưng Nội các được công bố vào ngày 1 tháng Giêng 1946 lại có đến mười bốn bộ trưởng và hai thứ trưởng, cho thấy việc ngã giá vẫn đang tiếp tục và chắc chắn sẽ không giải quyết được trước kỳ bầu cử Quốc hội ngày 6 tháng Giêng. Hồ Chí Minh không cần vội vã triệu tập Nội các 1 tháng Giêng 1946. Việc Nguyễn Tường Tam và Nghiêm Thế Tổ từ Trùng Khánh về ngày 20 tháng Giêng, cả hai hẳn đều đã biết rõ diễn tiến của cuộc đàm phán Trung-Pháp, chắc đã dấy lên một tranh luận căng thẳng trong Việt Quốc về việc cần phải làm gì trong trường hợp Trung Quốc rút quân khỏi bắc Đông Dương. Vào tháng Giêng tại Lai Châu, Việt Quốc và Vệ quốc Quân VNDCCH đã đụng độ riêng rẽ với quân Pháp, Việt Quốc sau đấy đã rút về Lào Cai, Vệ quốc Quân rút về Sơn La. Ngày 10 tháng Hai ở Hà Nội, Việt Quốc đã tổ chức một buổi lễ công khai kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái với nhiều người đến tham dự. Nhưng tại Hải Phòng, buổi lễ kỷ niệm bị chia rẽ khi một người trong cử toạ phản đối việc thiếu bóng lá cờ đỏ sao vàng.
Sau thoả thuận 23 tháng Mười hai 1945, lãnh đạo trung ương cả hai phía đều chỉ thị xuống hạ tầng ra lệnh ngừng những cuộc tấn công bạo lực lẫn võ mồm với đối phương. Một số địa phương đã bị lúng túng. Ví dụ như tỉnh uỷ Hoà Bình báo cáo là những người đứng đầu dân tộc Mường từng phụ giúp phá hoại các hoạt động của Việt Quốc giờ đây lại nghi ngờ bộ máy hành chính của VNDCCH. Những người khác vẫn thấy rõ mối đe doạ từ quân đội Pháp, muốn chấm dứt tình trạnh huynh đệ tương tàn. Một số người sẵn sàng bàn đến việc thống nhất đảng phái hoặc hợp nhất hoạt động, nhưng ít nhất trong thời điểm này cả hai bên đều không muốn gây sự. Các chỉ huy Trung Quốc tại địa phương đôi khi làm người hoà giải. Tướng Hoàng đang đóng ở thị xã Phú Thọ đã triệu tập hai bên lại để thảo luận thành lập một cơ quan hành chính chung, mặc dù cuộc thảo luận bị thất bại vì một vụ nổ súng ở chợ. Người dân thị xã phẫn uất đã gửi đơn thỉnh nguyện lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, than phiền về việc cả hai bên đã bắt giữ nhiều con tin, việc buôn bán bị thất thiệt và chẳng bên nào chịu lắng nghe các bậc trưởng thượng địa phương. Cuối cùng Tướng Hoàng dàn xếp được một thoả thuận ngưng bắn miễn cưỡng nhưng cũng kéo dài được bốn tháng.
Từ giữa tháng Hai 1946, tin tức về cuộc thương thảo Trung-Pháp, mối đe doạ quân Pháp xâm chiếm miền bắc và thảo luận giữa Hồ Chí Minh và Jean Sainteny đều góp phần làm tăng thêm nỗi lo lắng chính trị và nhen nhóm lại trận võ mồm. Một tờ báo phi đảng phái đã phê phán cả hai tờ Việt Namvà Cứu Quốc, nói rằng việc hai bên tấn công lẫn nhau đã đi quá giới hạn của phép lịch sự và đã bỏ qua thực tế là kẻ thù cũng đọc báo của họ. Một bài xã luận mang tên “Ai là Phản động?” lên án cả Việt Quốc lẫn Việt Minh trong việc liên tục sử dụng tính ngữ “phản động” khiến quần chúng thêm bất an và làm ảnh hưởng đến việc chuẩn bị chống quân Pháp xâm lược. Ngày 20 tháng Hai, lại có thêm một tình tiết mới khi một đám đông tụ tập tại nhà riêng của Bảo Đại với lá cờ hoàng gia màu vàng và các biểu ngữ “Ủng hộ Tổng thống Vĩnh Thụy”, “Đả đảo Chính sách thân Pháp” và “Tổ quốc Nguy biến”. Ba bô lão được đưa vào để kêu gọi Bảo Đại đứng đầu chính phủ mới thay Hồ Chí Minh. Quân cảnh Trung Quốc đã ngăn cản Công an VNDCCH dùng vũ lực giải tán đám đông. Việt Minh tố cáo Việt Quốc tổ chức cuộc biểu tình này.
Giờ đây, nhận biết rằng quân Pháp cũng sẽ đổ vào miền Bắc bằng cách này hoặc cách khác, Hồ Chí Minh quyết định dàn xếp tranh chấp với phe đối lập về việc bổ nhiệm Nội các và triệu tập Quốc hội. Ông tán thành yêu cầu từ lâu của Việt Quốc về việc loại bỏ hai người cộng sản nổi tiếng là Võ Nguyên Giáp và Trần Huy Liệu ra khỏi Nội các. Một hội nghị chung được tổ chức liên tục để tìm cách đạt được thoả thuận trong hai vấn đề: ai trong số những người Việt không đảng phái hoặc trung lập sẽ giữ hai vị trí quan trọng về quốc phòng và nội vụ; và nên phân chia quyền lực như thế nào đối với Vệ quốc Đoàn? Từ lúc đầu, Phan Anh có vẻ là một lựa chọn chắc chắn cho chức bộ trưởng quốc phòng, điều này hơi bất ngờ vì anh của ông có liên hệ với Việt Minh. Có lẽ các lãnh đạo Việt Quốc biết được uy tín của Phan Anh là một luật sư bào chữa thẳng thắn và một bộ trưởng thanh niên nhiệt tình trong Nội các ngắn ngủi của Trần Trọng Kim, họ hy vọng ông sẽ cưỡng lại nỗ lực của Việt Minh trong việc giành độc quyền chỉ huy tối cao cũng như các vị trí tham mưu của Vệ quốc Quân. Nếu thế, họ sẽ sớm bị thất vọng.
Hội nghị chung cân nhắc ít nhất bốn nhân vật cho chức bộ trưởng nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng, một chủ bút và nhà xuất bản ở Huế được nhiều người nể trọng; Trần Đình Nam, một bác sĩ, nhà văn và bộ trưởng nội vụ trong chính phủ Trần Trọng Kim; Ngô Đình Diệm, cựu quan triều đình và một chính trị gia gốc Công giáo; và Bùi Bằng Đoàn, cựu quan triều đình và hiện là trưởng ban thanh tra của Chính phủ VNDCCH. Có vẻ Diệm đã bị gạt sang một bên vì tinh thần chống cộng nổi tiếng của ông, trong khi Đoàn được xem là quá gần gũi với Việt Minh. Cho đến ngày 27 tháng Hai, Nam có vẻ là một ứng cử viên được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tất cả quyền lực của mình để đề cử Kháng, đã gửi phái viên và điện tín đến Huế mời Kháng cho bằng được. Kháng miễn cưỡng chấp nhận và được vội vã hộ tống về Hà Nội để kịp ngày khai mạc Quốc hội 2 tháng Ba. Với uy tín lớn trong cả nước của Kháng, không ai có thể phản đối việc bổ nhiệm ông một khi ông sẵn sàng nhận nhiệm sở.
Vấn đề về quyền kiểm soát Vệ quốc Quân được giải quyết bằng cách thành lập Kháng chiến Uỷ viên Hội gồm chín thành viên, rõ ràng là với mục đích trực thuộc vào Quốc hội hơn là vào Chủ tịch nước hoặc Nội các. Điểm nổi bật là Việt Quốc đã chấp thuận cho Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch của một bộ phận có tiềm năng quyền lực lớn này, mặc dù họ từng cực lực lên án ông trong nhiều tháng qua. Vũ Hồng Khanh được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến, mặc dù ông không thể lạc quan tin rằng mình có nhiều thực quyền. Có lẽ ông đã hy vọng sẽ cài được các cán bộ Việt Quốc có kinh nghiệm từ Quân đội Trung Quốc vào Ban Tham mưu của Vệ quốc Quân, và để bảo đảm các đơn vị vũ trang của ông được vẹn toàn nếu họ chính thức được biên chế vào Vệ quốc Quân. Nhận thức rất rõ việc quân Pháp có thể đến sớm, và thoả thuận Trung-Pháp ngày 28 tháng Hai đã làm lung lay quan hệ giữa ông và các quan chức Trung Quốc, Khanh không thể nào đòi hỏi được chức chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến.
Hai nhà lãnh đạo chính của Việt Quốc là Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh dường như đã bị bỏ rơi trong cuộc đàm phán ba bên đầy bận rộn giữa VNDCCH, Pháp và Trung Quốc từ ngày 3-6 tháng Ba 1946. Là Bộ trưởng ngoại giao trong Nội các mới của VNDCCH, Tam lẽ ra phải ở cạnh Hồ trong các cuộc họp quan trọng với các quan chức Trung Quốc và Pháp, nhưng hoặc là Hồ đã quyết định tiếp tục thương lượng một mình, hoặc Tam hiểu rõ các điều khoản nên không muốn dính líu đến chúng. Tam không có mặt tại cuộc họp Nội các trong đó Hồ tìm được thoả thuận về nội dung chính thức thảo ra cùng Jean Sainteny. Ông đã tham gia buổi lễ ký kết vào ngày 6 tháng Ba nhưng vẫn tránh ký tên vào văn bản. Gánh nặng này được đặt vào Khanh, có lẽ là từ áp lực của Trung Quốc. Tham gia phiên họp Nội các với vai trò phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến, Khanh đã miễn cưỡng đồng ý ký tên vào hiệp ước chung với Hồ. Khanh còn đồng ý cùng Hồ và Võ Nguyên Giáp phát biểu trước đám đông tụ tập trước Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 7 tháng Ba, ông đã không nói điều gì mâu thuẫn với hai diễn giả kia (xem chương 4).
Nhiều đảng viên Việt Quốc đã giận dữ về việc Vũ Hồng Khanh ký tên vào Hiệp ước Pháp-Việt ngày 6 tháng Ba. Các sinh viên trường cán bộ Nguyễn Thái Học từ ngoại ô Hà Nội đã bỏ học để phản đối, và cùng hiệu trưởng đi đến trụ sở đảng để chất vấn Khanh. Tại một phiên họp khẩn cấp của ban chấp hành trung ương đảng, một số đảng viên đã gọi Khanh là một kẻ độc tài khi đưa ra một quyết định quan trọng như thế mà không hội thảo trước. Một số chi bộ cách xa Hà Nội đã cắt đứt với trung ương và phát động một phong trào phản đối chính phủ đã hợp tác với giặc ngoại xâm. Ban chấp hành trung ương phái Lê Khang, một trong những thành viên uy tín nhất đến các địa phương để tìm cách giải thích tình hình chính trị và lập lại trật tự.
Nhìn lại, thời gian đầu tháng Ba 1946 là cơ hội cuối cùng của Việt Quốc để thách thức ĐCS Đông Dương và Việt Minh trong vai trò lãnh đạo chống Pháp. Nếu Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh sử dụng sự kiện khai mạc Quốc hội ngày 2 tháng Ba để lên án cuộc đàm phán Hồ Chí Minh-Sainteny và kêu gọi vũ trang kháng chiến ngay lập tức, thì cuộc đàm phán Việt-Pháp có thể đã không thành. Nếu Hồ và Sainteny vẫn tiếp tục tiến hành hiệp ước sơ bộ bất chấp việc Quốc hội công khai phản đối thì Vệ quốc Quân có thể bị rạn nứt vì nội bộ vốn đã có một thành phần chống đối đáng kể đối với việc nhượng bộ bất kỳ điều khoản quan trọng nào với người Pháp. Điều duy nhất khiến Việt Quốc không chịu đi theo con đường này là sự phản đối của giới chỉ huy lực lượng tiếp quản Trung Quốc, họ thật sự muốn tránh dính líu vào cuộc tranh chấp vũ trang Pháp-Việt, và vì thế đã đẩy Hồ và Sainteny vào thế thoả hiệp. Lẽ ra Tam và Khanh cần lập tức hi sinh mối quan hệ với Trung Quốc và có thể sẽ phải chịu sự trả đũa của họ, trong khi tìm cách thiết lập và lãnh đạo một mặt trận liên hiệp chống Pháp. Thay vì thế họ lại quyết định ở lại trong chính phủ VNDCCH và đợi tìm những cơ hội không bao giờ đến.
Ngay sau khi ký kết Hiệp ước 6 tháng Ba, Hồ Chí Minh đạt được chấp thuận của Nội các VNDCCH để phái một phái đoàn đến Trùng Khánh để tái xác định tình hữu nghị Trrung-Việt và đặc biệt là để biết được rõ hơn Thống chế Tưởng Giới Thạch muốn mối quan hệ diễn tiến ra sao sau thoả thuận Trung-Pháp ngày 28 tháng Hai. Nghiêm Thế Tổ, một thành viên Việt Quốc có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và hiện là thứ trưởng bộ ngoại giao VNDCCH dưới Nguyễn Tường Tam, được chỉ định dẫn đầu phái đoàn với hai thành viên Việt Minh. Vào đêm trước khi phái đoàn ba người lên đường, Hồ bất thình lình thuyết phục Cố vấn Tối cao Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Bảo Đại lẫn Tổ đều phản đối ý kiến này, nhưng sau một cuộc họp khẩn cấp với Tam và Vũ Hồng Khanh họ đã đổi ý. Ngày 18 tháng Ba - cùng ngày tướng Leclerc và đoàn quân thiết giáp của ông từ Hải Phòng đến Hà Nội - đoàn đại biểu có thêm Bảo Đại đã đi Côn Minh trên một chiếc máy bay Trung Quốc. Rõ ràng là Hồ muốn ngăn cản Tướng Leclerc tuyển dụng Bảo Đại, trong khi giới lãnh đạo Việt Quốc thấy được khả năng Bảo Đại trở thành một phần tử của một chính phủ Việt Nam khác được Trung Quốc và có lẽ cả Hoa Kỳ ủng hộ.
Nguyễn Tường Tam đảm nhận chức vụ bộ trưởng ngoại giao VNDCCH một cách nghiêm túc, ngay cả khi Hồ Chí Minh tiếp tục độc quyền tiếp xúc với các quan chức Pháp và chủ yếu nhờ vào sự phụ tá của Hoàng Minh Giám. Như ta đã thấy, Tam dẫn đầu phái đoàn VNDCCH đi Đà Lạt để có một buổi trao đổi kỹ lưỡng đầu tiên với người Pháp. Mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo đoàn, Tam tỏ ra là một phát ngôn viên có tài và đã giúp dàn xếp một số mâu thuẫn trong chiến thuật đàm phán của đoàn. Nhưng vài tuần sau Tam lại chọn việc bỏ đi Trung Quốc thay vì dẫn đầu đoàn đàm phán của VNDCCH từ Hà Nội đi Paris. Giả định rằng những phát biểu của Tam với phái đoàn tại Đà Lạt về sự đoàn kết trước mối đe doạ của người Pháp là thật lòng, có nguyên nhân nào đấy đã khiến ông đổi ý sau khi quay lại thủ đô. Tôi cho rằng một văn bản được lưu hành ngày 29 tháng Năm báo trước việc thành lập một Liên hiệp Quốc gia Việt Nam mới trong đó đặt Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới cùng một tổ chức chính trị chung với Việt Minh. Tam nằm trong danh sách các thành viên sáng lập Liên hiệp mới này, nhưng chắc chắn là nhữnng kẻ chủ mưu của ĐCS Đông Dương đã tự đưa tên ông vào, và Tam cho rằng có cố gắng vì một chính quyền liên minh cũng sẽ không đi đến đâu. Ngày 31 tháng Năm, báo chí đăng tin Tam sẽ không đi Paris vì “quá mệt nhọc”. Có tin đồn rằng Tam đã bỏ trốn với một món tiền lớn dùng để chi phí cho phái đoàn đi Pháp. Dường như chắc chắn là Tam đã không làm việc này, đặc biệt là trong vai trò của ông.
(còn tiếp)
Trích dịch từ cuốn Việt Nam: Nhà nước, Chiến tranh và Cách mạng (1945-1946) của David G. Marr, NXB: University of California Press, 2013.
Việt Nam Quốc Dân Đảng: Không bị Cấm đoán
Nhóm Việt Nam Quốc Dân Đảng do Lê Khang cầm đầu rời khỏi Hà Nội ngay sau khi Việt Minh chiếm chính quyền vào ngày 19 tháng Tám 1945 đã đi năm mươi ki lô mét đến thị xã Vĩnh Yên. Tại đấy nhóm này được Đỗ Đình Đạo, một chỉ huy đầy năng động của một tổ chức thanh niên địa phương đón tiếp. Họ cùng tổ chức một cuộc biểu tình với nhân dân thị xã nhằm thuyết phục đồn Dân vệ Vĩnh Yên tham gia. Lê Khang không chọn Vĩnh Yên một cách ngẫu nhiên: thị xã này nằm dọc theo tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội mà quân Trung Quốc từ Vân Nam cũng như những người Việt Quốc lưu vong sẽ sử dụng để tiến vào Bắc Kỳ.
Ngày 29 tháng Tám, vài nghìn người từ ba huyện nông thôn bên cạnh đã tiến về các vị trí của Việt Quốc ở Vĩnh Yên, họ phất cờ Việt Minh và đề nghị tiến hành một cuộc tuần hành “đoàn kết” trong thị xã. Sau khi bị từ chối, đám đông vẫn tiến đến gần và một số người đã nổ súng. Việt Quốc bắn trả bằng súng trường tự động, giết chết không rõ bao nhiêu, bắt giữ 150 người và khiến cho những người tham gia biểu tình khác hoảng loạn và chết đuối trên con sông gần đấy. Đa số các tù nhân được trả tự do sau khi nghe Việt Quốc giảng huấn và thừa nhận họ đã bị lừa gạt tham gia biểu tình. Vài tuần sau, lãnh đạo hai bên đã trao đổi thư từ về việc trao trả tù binh, quyền hạn của những người tham gia và đề nghị cùng quản lý chính quyền địa phương. Nếu Việt Minh chặn đường vận chuyển lương thực thì đời sống sẽ rất khó khăn. Ngày 18 tháng Chín một thành viên tên tuổi của Đảng Dân chủ là Hoàng Văn Đức đã được VNDCCH uỷ nhiệm đến từ Hà Nội để thương thảo. Nhưng Lê Khang lại quyết định tấn công Phúc Yên và đã thất bại. Các đơn vị Quân đội Giải phóng VNDCCH sau đó tìm cách lấy lại Vĩnh Yên nhưng không thành, sau đấy một lệnh ngừng bắn được thực hiện trong vài tháng. Việt Quốc dường như không tranh chấp quyền lực của Việt Minh tại khu vực nông thôn, ngoại trừ việc chiếm giữ đồn điền Tam Lộng ở Vĩnh Yên. Một cuộc tấn công tầm cỡ của Việt Minh vào Tam Lộng đã bị đẩy lui vào đầu tháng Mười hai.
Phía bên kia biên giới Trung Quốc, các nhà hoạt động Việt Quốc và Việt Minh đều được kết nạp cùng với ba nghìn hai trăm thành viên các đơn vị thuộc địa Pháp từng bỏ chạy sang Vân Nam sau đảo chính của Nhật vào ngày 9 tháng Ba 1945. Cả hai bên đều thành công trong việc tuyển mộ khoảng hai nghìn lính người Kinh hơn là với những phần tử dân tộc thiểu số. Vào tháng Chín, Việc Quốc đạt được thoả thuận mật với Đại uý Nguyễn Duy Viên bằng việc đại đội bộ binh người Kinh của ông sẽ đồng loạt ngả sang phía họ vào thời điểm thuận lợi. Tuy nhiên các cán bộ Việt Quốc tại Côn Minh nghi ngờ rằng Đại uý Viên (còn có tên là Ba Viên vì quân hàm sĩ quan ba vạch của ông) là một điệp viên hai mang của Pháp, đơn vị ông sẽ được lệnh tiêu diệt Việt Quốc sau khi tiến vào Bắc Kỳ. Trong tuần lễ đầu của Tháng Mười một, Viên đã đưa đại đội hành quân gần hai trăm ki lô mét từ Mông Tự đến Hà Giang, nơi các thành viên Việt Quốc hân hoan đón chào ông. Những người đào ngũ từ các đơn vị lính thuộc địa cũng đổ về thị xã Hà Giang, lên đến bốn trăm người dưới quyền chỉ huy của Đại úy Viên. Nhưng sự thù địch giữa Việt Quốc và Việt Minh quá rõ ràng khiến một thường dân đã phải gửi thư yêu cầu chính quyền hiện tại xuống để thuyết phục mọi người chú tâm vào việc chống trả quân ngoại quốc. Sau khi đi Hà Nội gặp Hồ Chí Minh, Viên quay lại Hà Giang, bắt đầu bắt giữ các thành viên Việt Quốc và sau đó xử tử một số tù nhân tại vùng đồi gần đấy. Vào ngày Giáng sinh, đơn vị Viên gia nhập vào đoàn Vệ quốc của VNDCCH. Vào tháng Tư 1946, một toán ám sát của Việt Quốc tìm được Viên tại Hà Nội và ông bị bắn chết khi đang rời khỏi một tiệm ăn.
Giới lãnh đạo ĐCS Đông Dương nhận định Việt Nam Quốc Dân Đảng đem lại thách thức lớn hơn cho họ so với các đảng Đại Việt, Trotskyist và Việt Cách gộp chung. Bất chấp nỗ lực của ĐCS Đông Dương trong việc thuyết phục quần chúng rằng giới lãnh đạo hiện tại của Việt Quốc đã phản bội lại di sản cao quý của Nguyễn Thái Học và những anh hùng khác của năm 1930, nhiều người dân vẫn có cái nhìn thoáng về họ vào cuối năm 1945. Bên cạnh các đơn vị đi chung với quân Trung Quốc xuống hành lang sông Hồng vào cuối tháng Chín, các cơ sở Việt Quốc vẫn hoạt động trong Công ty Hoả xa Đông Dương, ngành Bưu điện và Đại học Hà Nội. Còn có những cựu tù nhân Việt Quốc vừa được ra tù và thành viên Đại Việt đang mong muốn gia nhập. Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), một nhà văn, chủ bút và nhà xuất bản nổi tiếng nhất Việt Nam trong những năm 1930 có triển vọng tổ chức một chiến dịch truyền thông để đối đầu với nỗ lực của Việt Minh.
Đầu tháng Chín 1945 Vũ Hồng Khanh, lãnh đạo Việt Quốc có trụ sở tại Vân Nam đã không tìm được một chỗ trong chuyến bay từ Trung Quốc đến Hà Nội, sau đó lại bị tư lệnh quân đội Trung Quốc tại Lào Cai ngăn cản trên đường bộ. Sau khi đồng chí của ông là Nghiêm Kế Tổ vận động các đầu mối Quốc Dân Đảng Trung Quốc ở Trùng Khánh, cuối cùng Khanh đã đến Hà Nội vào ngày 20 tháng Mười. Trong thời gian ông vắng mặt một nhóm người sẵn sàng nghiêng về phe VNDCCH đã thành lập một Uỷ ban Vận động Tái Tổ chức Việt Nam Quốc Dân Đảng mà Khanh đã cố tình tảng lờ. Nguyễn Tường Tam quyết định ở lại Côn Minh và Trùng Khánh trong suốt thời gian cuối năm 1945, với nỗ lực vận động thêm giúp đỡ từ Trung Quốc và Mỹ nhưng không thành. Tài năng báo chí của Tam rõ ràng rất cần thiết ở Hà Nội, mặc dù đồng nghiệp của ông là Trần Khánh Dư (Khái Hưng) đang biên tập tờViệt Nam, tờ báo chính của Việt Quốc.
Xuất bản lần đầu tiên vào ngày 15 tháng Mười một 1945, Việt Nam nhanh chóng trở thành tờ báo chống đối ĐCS Đông Dương và Việt Minh hiệu quả nhất. Đăng trên trang nhất của số đầu tiên là tuyên bố của Việt Nam Quốc Dân Đảng nhắc lại những hy sinh anh dũng của Nguyễn Thái Học và các đồng chí trong năm 1930, tố cáo Hồ Chí Minh đã phản bội mặt trận liên hiệp giai đoạn 1942-45 bằng cách đơn phương chiếm chính quyền vào tháng Tám, và tuyên bố rằng Việt Quốc có thể lật đổ chính quyền mới nhưng đã quyết định không làm vì lợi ích cao cả của quốc gia. Từ đấy Việt Minh đã theo đuổi một chính sách sai lầm và thiếu hiệu quả, làm mất đi bạn bè quốc tế vì chủ thuyết cực đoan của mình, khủng bố các đảng phái Việt Nam khác, không đối phó được với tình hình kinh tế thảm hại, và cam chịu chấp nhận sự xâm lăng của kẻ thù ở miền nam. Nhu cầu cấp bách, theo Việt Quốc, là tất cả các đảng phái phải dẹp bỏ những vấn đề nhỏ nhặt, thành lập một chính quyền thống nhất quốc gia chính danh, và vận động toàn dân từ bỏ tình trạng nô lệ để đạt được độc lập thực sự. Một bài báo đăng kèm lời tuyên bố kêu gọi “các anh em cách mạng” phía Việt Minh nhận thức được rằng giới lãnh đạo của họ đã đưa đất nước vào một con đường nguy hiểm và lợi dụng họ vào những mục đích tham vọng ích kỷ.
Trong suốt sáu tuần kế tiếp các biên tập viên tờ Việt Nam không bao giờ sử dụng cái tên “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà” ngoại trừ những lúc châm biếm hoặc bỏ trong ngoặc kép, và họ liên tục không công nhận lá cờ và bài hát của Việt Minh là quốc kỳ và quốc ca. Họ tố cáo Hồ Chí Minh là một kẻ độc tài, gọi ông là “bè lũ phát xít Hồ Chí Minh” và đăng tải một số tranh biếm hoạ chế nhạo Hồ. Nhưng mục tiêu hàng đầu của Việt Nam là Tổng Bộ Việt Minh, vốn bị nó liên tục mệnh danh là phát xít vì được cho là chuyên tung tin thất thiệt, tống tiền, bắt cóc đối phương và tổ chức tấn công vũ trang vào các cơ quan Việt Quốc. Tờ Việt Nam ăn miếng trả miếng dữ dội với tờ Cứu Quốc , tờ nhật báo hàng đầu của Việt Minh. Nó ít đề cập đến nhà nước VNDCCH ngoại trừ việc thường xuyên lên án ngành An ninh và Bộ Thông tin và Tuyên Truyền do Trần Huy Liệu đứng đầu.
Những câu chuyện từ các tỉnh được nhanh chóng đăng ngày càng nhiều trên tờ Việt Nam, đặc biệt là tin tức lên án hành động của các nhóm Việt Minh và uỷ ban nhân dân địa phương. Việt Nam thường xuyên than phiền về việc chính quyền địa phương tịch thu các số báo của họ. Nhờ tài liệu lưu trữ của VNDCCH chúng ta biết được việc này thường xuyên xảy ra và thật sự đôi khi người ta bị bắt vì chỉ đơn giản có trong tay tờ Việt Nam. Tuy thế, các số báo Việt Nam vẫn được ấn hành rộng rãi, nhờ sự trợ giúp của các đảng viên và cảm tình viên Việt Quốc nằm trong ngành Bưu điện và Công ty Hoả xa Đông Dương.
Sự nghi ngờ lẫn nhau, thậm chí là thù hằn rõ rệt, cũng đã không ngăn cản các đại diện Việt Minh và Việt Quốc gặp gỡ nhau để thảo luận những dị biệt và thậm chí cùng ký tên vào các hiệp ước chiến thuật. Điều vẫn không rõ là liệu những người đứng đầu hai phía có muốn tìm ra một liên minh có hiệu quả hay đơn giản chỉ làm lấy lệ để tránh bị Trung Quốc quở phạt. Ngay từ ngày 29 tháng Chín, Nguyễn Lương Bằng (Việt Minh) và Chu Bá Phượng (Việt Quốc) đã đồng ý đình chỉ những tranh chấp bạo lực, thả tù nhân và chấm dứt việc công khai tố cáo lẫn nhau. Ngày 19 tháng Mười một Hồ Chí Minh, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần đã ký một bản “Nguyên tắc Chung Tối cao” nhằm hướng dẫn việc thương lượng hướng đến một “chính phủ nhất trí” cũng như tổ chức được một quân đội duy nhất, chấm dứt tranh giành đảng phái, và huỷ diệt những “xí đồ của thực dân Pháp” đang đe doạ sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam. Ngày 24 tháng Mười một, Việt Nam Quốc Dân Đảng triệu tập một cuộc họp công khai trước trụ sở của mình tại Hà Nội trong đó các diễn giả của hai phía dường như đã tránh nhắc đến những tranh luận cảm tính thường thấy trên báo chí của hai bên. Cuối cuộc họp, cả ba người đứng đầu đã ký một bản ghi nhớ trong đó “hai bên” hứa hẹn sẽ chấm dứt tấn công lẫn nhau, để thúc đẩy liên hiệp và ủng hộ cuộc kháng chiến vũ trang ở miền nam.
Nhưng chỉ vài ngày sau, các biên tập viên tờ Cứu Quốc lại giải thích rằng bản ghi nhớ chúng ngày 24 tháng Mười một là để củng cố chính quyền hiện tại của một quốc gia liên hiệp, khiến phía Việt Quốc lập tức phản đối. Hồ Chí Minh cũng trở nên cứng rắn hơn trong vị trí của mình, công khai thông báo với Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần rằng đã đạt được thống nhất và bầu cử toàn quốc sẽ được tiến hành trong ba tuần, và không cần phải thay đổi chính phủ trước đấy. Các cây bút của Việt Namgiờ đây tố cáo Hồ không có tính chất của một người quân tử, và cùng với những đồng chí cộng sản của ông, đã sử dụng đến “những chính sách khủng bố và độc tài.”
Vì cả hai phía đều không nhân nhượng, Tướng Tiêu Văn và các sĩ quan Trung Quốc khác đã phải đóng vai trò chủ động hơn trong các thảo luận. Ngày 25 tháng Mười hai, Hồ chấp thuận việc thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia lâm thời trước khi triệu tập quốc hội và đồng ý hoãn thêm hai tuần trước khi bầu cử. Ngược lại, Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Hải Thần đồng ý để Hồ tiếp tục làm chủ tịch nhà nước lâm thời, chấp thuận để quốc hội có quyền quyết định quốc kỳ và quốc huy, và đã thất bại trong việc nhanh chóng đưa người vào các vị trí chỉ huy và cơ chế tham mưu của quân đội quốc gia. Việt Quốc được dành sẵn năm mươi ghế và Việt Cách hai mươi ghế trong Quốc hội mà không qua bầu cử. Mặc dù rõ ràng đây là một nhượng bộ của Việt Minh, điều khoản này củng cố quan điểm của nhiều người rằng phe đối lập không có khả năng tranh giành hậu thuẫn ở cấp địa phương. Với dấu hiệu rõ rệt về vai trò trọng tài của Trung Quốc trong sự kiện này, văn bản bằng tiếng Trung trong hiệp ước ký kết ngày 23 tháng Mười hai được tuyên bố là có giá trị pháp lý. Điều khoản 13 của bản thoả thuận đã không được công bố, có lẽ vì nó đề cập đến hành động của Trung Quốc trong trường hợp có bạo lực xảy ra. Văn bản không hề nhắc đến tên quốc gia đang được đề cập, vì Việt Quốc vẫn chưa chấp thuận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.”
Thoả thuận 23 Tháng Mười hai 1945 cũng đã vạch rõ một phương thức bổ nhiệm mười bộ trưởng: hai Việt Minh, hai Đảng Dân Chủ [cũng là Việt Minh], hai Việt Quốc, hai Việt Cách, và hai phi đảng phái. Nhưng Nội các được công bố vào ngày 1 tháng Giêng 1946 lại có đến mười bốn bộ trưởng và hai thứ trưởng, cho thấy việc ngã giá vẫn đang tiếp tục và chắc chắn sẽ không giải quyết được trước kỳ bầu cử Quốc hội ngày 6 tháng Giêng. Hồ Chí Minh không cần vội vã triệu tập Nội các 1 tháng Giêng 1946. Việc Nguyễn Tường Tam và Nghiêm Thế Tổ từ Trùng Khánh về ngày 20 tháng Giêng, cả hai hẳn đều đã biết rõ diễn tiến của cuộc đàm phán Trung-Pháp, chắc đã dấy lên một tranh luận căng thẳng trong Việt Quốc về việc cần phải làm gì trong trường hợp Trung Quốc rút quân khỏi bắc Đông Dương. Vào tháng Giêng tại Lai Châu, Việt Quốc và Vệ quốc Quân VNDCCH đã đụng độ riêng rẽ với quân Pháp, Việt Quốc sau đấy đã rút về Lào Cai, Vệ quốc Quân rút về Sơn La. Ngày 10 tháng Hai ở Hà Nội, Việt Quốc đã tổ chức một buổi lễ công khai kỷ niệm khởi nghĩa Yên Bái với nhiều người đến tham dự. Nhưng tại Hải Phòng, buổi lễ kỷ niệm bị chia rẽ khi một người trong cử toạ phản đối việc thiếu bóng lá cờ đỏ sao vàng.
Sau thoả thuận 23 tháng Mười hai 1945, lãnh đạo trung ương cả hai phía đều chỉ thị xuống hạ tầng ra lệnh ngừng những cuộc tấn công bạo lực lẫn võ mồm với đối phương. Một số địa phương đã bị lúng túng. Ví dụ như tỉnh uỷ Hoà Bình báo cáo là những người đứng đầu dân tộc Mường từng phụ giúp phá hoại các hoạt động của Việt Quốc giờ đây lại nghi ngờ bộ máy hành chính của VNDCCH. Những người khác vẫn thấy rõ mối đe doạ từ quân đội Pháp, muốn chấm dứt tình trạnh huynh đệ tương tàn. Một số người sẵn sàng bàn đến việc thống nhất đảng phái hoặc hợp nhất hoạt động, nhưng ít nhất trong thời điểm này cả hai bên đều không muốn gây sự. Các chỉ huy Trung Quốc tại địa phương đôi khi làm người hoà giải. Tướng Hoàng đang đóng ở thị xã Phú Thọ đã triệu tập hai bên lại để thảo luận thành lập một cơ quan hành chính chung, mặc dù cuộc thảo luận bị thất bại vì một vụ nổ súng ở chợ. Người dân thị xã phẫn uất đã gửi đơn thỉnh nguyện lên Chủ tịch Hồ Chí Minh, than phiền về việc cả hai bên đã bắt giữ nhiều con tin, việc buôn bán bị thất thiệt và chẳng bên nào chịu lắng nghe các bậc trưởng thượng địa phương. Cuối cùng Tướng Hoàng dàn xếp được một thoả thuận ngưng bắn miễn cưỡng nhưng cũng kéo dài được bốn tháng.
Từ giữa tháng Hai 1946, tin tức về cuộc thương thảo Trung-Pháp, mối đe doạ quân Pháp xâm chiếm miền bắc và thảo luận giữa Hồ Chí Minh và Jean Sainteny đều góp phần làm tăng thêm nỗi lo lắng chính trị và nhen nhóm lại trận võ mồm. Một tờ báo phi đảng phái đã phê phán cả hai tờ Việt Namvà Cứu Quốc, nói rằng việc hai bên tấn công lẫn nhau đã đi quá giới hạn của phép lịch sự và đã bỏ qua thực tế là kẻ thù cũng đọc báo của họ. Một bài xã luận mang tên “Ai là Phản động?” lên án cả Việt Quốc lẫn Việt Minh trong việc liên tục sử dụng tính ngữ “phản động” khiến quần chúng thêm bất an và làm ảnh hưởng đến việc chuẩn bị chống quân Pháp xâm lược. Ngày 20 tháng Hai, lại có thêm một tình tiết mới khi một đám đông tụ tập tại nhà riêng của Bảo Đại với lá cờ hoàng gia màu vàng và các biểu ngữ “Ủng hộ Tổng thống Vĩnh Thụy”, “Đả đảo Chính sách thân Pháp” và “Tổ quốc Nguy biến”. Ba bô lão được đưa vào để kêu gọi Bảo Đại đứng đầu chính phủ mới thay Hồ Chí Minh. Quân cảnh Trung Quốc đã ngăn cản Công an VNDCCH dùng vũ lực giải tán đám đông. Việt Minh tố cáo Việt Quốc tổ chức cuộc biểu tình này.
Giờ đây, nhận biết rằng quân Pháp cũng sẽ đổ vào miền Bắc bằng cách này hoặc cách khác, Hồ Chí Minh quyết định dàn xếp tranh chấp với phe đối lập về việc bổ nhiệm Nội các và triệu tập Quốc hội. Ông tán thành yêu cầu từ lâu của Việt Quốc về việc loại bỏ hai người cộng sản nổi tiếng là Võ Nguyên Giáp và Trần Huy Liệu ra khỏi Nội các. Một hội nghị chung được tổ chức liên tục để tìm cách đạt được thoả thuận trong hai vấn đề: ai trong số những người Việt không đảng phái hoặc trung lập sẽ giữ hai vị trí quan trọng về quốc phòng và nội vụ; và nên phân chia quyền lực như thế nào đối với Vệ quốc Đoàn? Từ lúc đầu, Phan Anh có vẻ là một lựa chọn chắc chắn cho chức bộ trưởng quốc phòng, điều này hơi bất ngờ vì anh của ông có liên hệ với Việt Minh. Có lẽ các lãnh đạo Việt Quốc biết được uy tín của Phan Anh là một luật sư bào chữa thẳng thắn và một bộ trưởng thanh niên nhiệt tình trong Nội các ngắn ngủi của Trần Trọng Kim, họ hy vọng ông sẽ cưỡng lại nỗ lực của Việt Minh trong việc giành độc quyền chỉ huy tối cao cũng như các vị trí tham mưu của Vệ quốc Quân. Nếu thế, họ sẽ sớm bị thất vọng.
Hội nghị chung cân nhắc ít nhất bốn nhân vật cho chức bộ trưởng nội vụ: Huỳnh Thúc Kháng, một chủ bút và nhà xuất bản ở Huế được nhiều người nể trọng; Trần Đình Nam, một bác sĩ, nhà văn và bộ trưởng nội vụ trong chính phủ Trần Trọng Kim; Ngô Đình Diệm, cựu quan triều đình và một chính trị gia gốc Công giáo; và Bùi Bằng Đoàn, cựu quan triều đình và hiện là trưởng ban thanh tra của Chính phủ VNDCCH. Có vẻ Diệm đã bị gạt sang một bên vì tinh thần chống cộng nổi tiếng của ông, trong khi Đoàn được xem là quá gần gũi với Việt Minh. Cho đến ngày 27 tháng Hai, Nam có vẻ là một ứng cử viên được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tất cả quyền lực của mình để đề cử Kháng, đã gửi phái viên và điện tín đến Huế mời Kháng cho bằng được. Kháng miễn cưỡng chấp nhận và được vội vã hộ tống về Hà Nội để kịp ngày khai mạc Quốc hội 2 tháng Ba. Với uy tín lớn trong cả nước của Kháng, không ai có thể phản đối việc bổ nhiệm ông một khi ông sẵn sàng nhận nhiệm sở.
Hồ Chí Minh giới thiệu Nội các mới trước Quốc hội ngày 2 tháng Ba 1946. Từ trái sang phải: Trương Đình Tri, Đặng Thai Mai, Chu Bá Phượng, Nguyễn Tường Tam, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Lê Văn Hiến, Phan Anh, Vũ Đình Hoè, Trần Đăng Khoa, Bồ Xuân Luật. Tài liệu: Hội Sử học Việt Nam.
Vấn đề về quyền kiểm soát Vệ quốc Quân được giải quyết bằng cách thành lập Kháng chiến Uỷ viên Hội gồm chín thành viên, rõ ràng là với mục đích trực thuộc vào Quốc hội hơn là vào Chủ tịch nước hoặc Nội các. Điểm nổi bật là Việt Quốc đã chấp thuận cho Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch của một bộ phận có tiềm năng quyền lực lớn này, mặc dù họ từng cực lực lên án ông trong nhiều tháng qua. Vũ Hồng Khanh được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến, mặc dù ông không thể lạc quan tin rằng mình có nhiều thực quyền. Có lẽ ông đã hy vọng sẽ cài được các cán bộ Việt Quốc có kinh nghiệm từ Quân đội Trung Quốc vào Ban Tham mưu của Vệ quốc Quân, và để bảo đảm các đơn vị vũ trang của ông được vẹn toàn nếu họ chính thức được biên chế vào Vệ quốc Quân. Nhận thức rất rõ việc quân Pháp có thể đến sớm, và thoả thuận Trung-Pháp ngày 28 tháng Hai đã làm lung lay quan hệ giữa ông và các quan chức Trung Quốc, Khanh không thể nào đòi hỏi được chức chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến.
Hai nhà lãnh đạo chính của Việt Quốc là Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh dường như đã bị bỏ rơi trong cuộc đàm phán ba bên đầy bận rộn giữa VNDCCH, Pháp và Trung Quốc từ ngày 3-6 tháng Ba 1946. Là Bộ trưởng ngoại giao trong Nội các mới của VNDCCH, Tam lẽ ra phải ở cạnh Hồ trong các cuộc họp quan trọng với các quan chức Trung Quốc và Pháp, nhưng hoặc là Hồ đã quyết định tiếp tục thương lượng một mình, hoặc Tam hiểu rõ các điều khoản nên không muốn dính líu đến chúng. Tam không có mặt tại cuộc họp Nội các trong đó Hồ tìm được thoả thuận về nội dung chính thức thảo ra cùng Jean Sainteny. Ông đã tham gia buổi lễ ký kết vào ngày 6 tháng Ba nhưng vẫn tránh ký tên vào văn bản. Gánh nặng này được đặt vào Khanh, có lẽ là từ áp lực của Trung Quốc. Tham gia phiên họp Nội các với vai trò phó chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến, Khanh đã miễn cưỡng đồng ý ký tên vào hiệp ước chung với Hồ. Khanh còn đồng ý cùng Hồ và Võ Nguyên Giáp phát biểu trước đám đông tụ tập trước Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 7 tháng Ba, ông đã không nói điều gì mâu thuẫn với hai diễn giả kia (xem chương 4).
Nhiều đảng viên Việt Quốc đã giận dữ về việc Vũ Hồng Khanh ký tên vào Hiệp ước Pháp-Việt ngày 6 tháng Ba. Các sinh viên trường cán bộ Nguyễn Thái Học từ ngoại ô Hà Nội đã bỏ học để phản đối, và cùng hiệu trưởng đi đến trụ sở đảng để chất vấn Khanh. Tại một phiên họp khẩn cấp của ban chấp hành trung ương đảng, một số đảng viên đã gọi Khanh là một kẻ độc tài khi đưa ra một quyết định quan trọng như thế mà không hội thảo trước. Một số chi bộ cách xa Hà Nội đã cắt đứt với trung ương và phát động một phong trào phản đối chính phủ đã hợp tác với giặc ngoại xâm. Ban chấp hành trung ương phái Lê Khang, một trong những thành viên uy tín nhất đến các địa phương để tìm cách giải thích tình hình chính trị và lập lại trật tự.
Nhìn lại, thời gian đầu tháng Ba 1946 là cơ hội cuối cùng của Việt Quốc để thách thức ĐCS Đông Dương và Việt Minh trong vai trò lãnh đạo chống Pháp. Nếu Nguyễn Tường Tam và Vũ Hồng Khanh sử dụng sự kiện khai mạc Quốc hội ngày 2 tháng Ba để lên án cuộc đàm phán Hồ Chí Minh-Sainteny và kêu gọi vũ trang kháng chiến ngay lập tức, thì cuộc đàm phán Việt-Pháp có thể đã không thành. Nếu Hồ và Sainteny vẫn tiếp tục tiến hành hiệp ước sơ bộ bất chấp việc Quốc hội công khai phản đối thì Vệ quốc Quân có thể bị rạn nứt vì nội bộ vốn đã có một thành phần chống đối đáng kể đối với việc nhượng bộ bất kỳ điều khoản quan trọng nào với người Pháp. Điều duy nhất khiến Việt Quốc không chịu đi theo con đường này là sự phản đối của giới chỉ huy lực lượng tiếp quản Trung Quốc, họ thật sự muốn tránh dính líu vào cuộc tranh chấp vũ trang Pháp-Việt, và vì thế đã đẩy Hồ và Sainteny vào thế thoả hiệp. Lẽ ra Tam và Khanh cần lập tức hi sinh mối quan hệ với Trung Quốc và có thể sẽ phải chịu sự trả đũa của họ, trong khi tìm cách thiết lập và lãnh đạo một mặt trận liên hiệp chống Pháp. Thay vì thế họ lại quyết định ở lại trong chính phủ VNDCCH và đợi tìm những cơ hội không bao giờ đến.
Ngay sau khi ký kết Hiệp ước 6 tháng Ba, Hồ Chí Minh đạt được chấp thuận của Nội các VNDCCH để phái một phái đoàn đến Trùng Khánh để tái xác định tình hữu nghị Trrung-Việt và đặc biệt là để biết được rõ hơn Thống chế Tưởng Giới Thạch muốn mối quan hệ diễn tiến ra sao sau thoả thuận Trung-Pháp ngày 28 tháng Hai. Nghiêm Thế Tổ, một thành viên Việt Quốc có quan hệ gần gũi với Trung Quốc và hiện là thứ trưởng bộ ngoại giao VNDCCH dưới Nguyễn Tường Tam, được chỉ định dẫn đầu phái đoàn với hai thành viên Việt Minh. Vào đêm trước khi phái đoàn ba người lên đường, Hồ bất thình lình thuyết phục Cố vấn Tối cao Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đi cùng. Ban đầu cả Bảo Đại lẫn Tổ đều phản đối ý kiến này, nhưng sau một cuộc họp khẩn cấp với Tam và Vũ Hồng Khanh họ đã đổi ý. Ngày 18 tháng Ba - cùng ngày tướng Leclerc và đoàn quân thiết giáp của ông từ Hải Phòng đến Hà Nội - đoàn đại biểu có thêm Bảo Đại đã đi Côn Minh trên một chiếc máy bay Trung Quốc. Rõ ràng là Hồ muốn ngăn cản Tướng Leclerc tuyển dụng Bảo Đại, trong khi giới lãnh đạo Việt Quốc thấy được khả năng Bảo Đại trở thành một phần tử của một chính phủ Việt Nam khác được Trung Quốc và có lẽ cả Hoa Kỳ ủng hộ.
Nguyễn Tường Tam đảm nhận chức vụ bộ trưởng ngoại giao VNDCCH một cách nghiêm túc, ngay cả khi Hồ Chí Minh tiếp tục độc quyền tiếp xúc với các quan chức Pháp và chủ yếu nhờ vào sự phụ tá của Hoàng Minh Giám. Như ta đã thấy, Tam dẫn đầu phái đoàn VNDCCH đi Đà Lạt để có một buổi trao đổi kỹ lưỡng đầu tiên với người Pháp. Mặc dù trên thực tế Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo đoàn, Tam tỏ ra là một phát ngôn viên có tài và đã giúp dàn xếp một số mâu thuẫn trong chiến thuật đàm phán của đoàn. Nhưng vài tuần sau Tam lại chọn việc bỏ đi Trung Quốc thay vì dẫn đầu đoàn đàm phán của VNDCCH từ Hà Nội đi Paris. Giả định rằng những phát biểu của Tam với phái đoàn tại Đà Lạt về sự đoàn kết trước mối đe doạ của người Pháp là thật lòng, có nguyên nhân nào đấy đã khiến ông đổi ý sau khi quay lại thủ đô. Tôi cho rằng một văn bản được lưu hành ngày 29 tháng Năm báo trước việc thành lập một Liên hiệp Quốc gia Việt Nam mới trong đó đặt Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới cùng một tổ chức chính trị chung với Việt Minh. Tam nằm trong danh sách các thành viên sáng lập Liên hiệp mới này, nhưng chắc chắn là nhữnng kẻ chủ mưu của ĐCS Đông Dương đã tự đưa tên ông vào, và Tam cho rằng có cố gắng vì một chính quyền liên minh cũng sẽ không đi đến đâu. Ngày 31 tháng Năm, báo chí đăng tin Tam sẽ không đi Paris vì “quá mệt nhọc”. Có tin đồn rằng Tam đã bỏ trốn với một món tiền lớn dùng để chi phí cho phái đoàn đi Pháp. Dường như chắc chắn là Tam đã không làm việc này, đặc biệt là trong vai trò của ông.
(còn tiếp)
Bài liên quan:
Không có nhận xét nào: