Luật sư Ngô Ngọc Trai, BBC: Sáng ngày 21/2/2014 Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo định kỳ, có thông tin đưa ra là Quốc hội sẽ dừng việc lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp sắp tới.
Một số ý kiến thắc mắc là việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện từ một nghị quyết của Quốc hội thì dừng hay không phải do quốc hội quyết định, chứ khi quốc hội chưa họp và chưa quyết thì làm sao đã nói là dừng?
Thắc mắc đó là đúng và nó cho thấy rõ một điều: Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Liên quan đến việc hình thành, triển khai và giờ là hoãn dừng thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, đây là một sự việc cụ thể, nhưng nhìn rộng ra đó là ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chính sách kém chất lượng, gây tổn hại vô cùng cho đất nước.
Một số ý kiến thắc mắc là việc lấy phiếu tín nhiệm thực hiện từ một nghị quyết của Quốc hội thì dừng hay không phải do quốc hội quyết định, chứ khi quốc hội chưa họp và chưa quyết thì làm sao đã nói là dừng?
Thắc mắc đó là đúng và nó cho thấy rõ một điều: Quốc hội Việt Nam chỉ là cơ quan thừa hành của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản.
Liên quan đến việc hình thành, triển khai và giờ là hoãn dừng thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, đây là một sự việc cụ thể, nhưng nhìn rộng ra đó là ví dụ điển hình cho thấy tình trạng chính sách kém chất lượng, gây tổn hại vô cùng cho đất nước.
'Tín nhiệm thấp'
Nghị quyết 35 có điểm vô lý là ở hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có tới 3 mức đánh giá là tín nhiệm thấp, tín nhiệm và tín nhiệm cao.
Trong khi đánh giá tín nhiệm là đánh giá về hoạt động, chủ thể bị lấy phiếu tín nhiệm là những người thực thi công vụ, khi đó hoặc là anh có làm việc và làm tốt, hoặc là anh không làm việc hay làm việc nhưng không đạt kết quả tốt. Từ đó mà chỉ có hai mức đánh giá là tín nhiệm và không tín nhiệm.
Đánh giá tín nhiệm là một loại hình phán xét về hành vi, giống như phán quyết của tòa án về hành vi của bị cáo, khi đó chỉ có thể quyết định là có tội hoặc không có tội, chỉ một trong hai loại thôi chứ không được nửa vời.
Việc "lấy phiếu tín nhiệm" theo Nghị quyết 35 của Quốc hội được thực hiện trong năm 2013
Như thế rõ ràng là bất hợp lý khi để ba mức đánh giá như hiện tại.
Ngoài ra Nghị quyết 35 còn có điểm bất hợp lý là có tới hai hoạt động đánh giá tín nhiệm là “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Theo đó, để loại bỏ được một cán bộ yếu kém năng lực thì phải qua hai bước đánh giá với điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục khác nhau.
Sau lấy phiếu tín nhiệm rồi lại phải bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này gây mất thời gian và làm lợi cho người được đánh giá bởi vì họ sẽ có thời gian và cơ hội để “chạy chữa”. Điều đó sẽ không thể xảy ra khi việc đánh giá được thực hiện bằng chỉ một thủ tục ngắn gọn rõ ràng và minh bạch.
Học hỏi không đến nơi đến chốn
Hoạt động đánh giá tín nhiệm đối với thành viên chính phủ bộc lộ mối tương quan trách nhiệm giữa hai cơ quan quốc hội và chính phủ.
Đây là việc làm đúng đắn để dân kiểm soát chính quyền mà các nước dân chủ tiến bộ đã thực hiện từ lâu. Với bề dày kinh nghiệm các nước đã cho ra đời cách thức đánh giá tín nhiệm mà chúng ta tuy chưa tận mắt chứng kiến nhưng cũng có thể tin là khoa học và hiệu quả.
Vậy tại sao Việt Nam đi sau học hỏi và áp dụng mà sao lại kém thế, để đến nỗi chính sách ban hành sau duy nhất một lần thực hiện đã phải dừng lại thay đổi? Tuổi thọ của chính sách kém thế sao? Chất lượng của chính sách yếu kém thế sao?
Hay phải chăng có những lực cản ngay từ trong khâu ban hành chính sách khiến cho chính sách có chất lượng thấp và khi thực thi không đem lại hiệu quả?
Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết.
Ở Việt Nam, cán bộ chính phủ chiếm số lượng lớn ở cả Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.
Vì chiếm nhiều vị trí nên đương nhiên những người này có ảnh hưởng chi phối tới các quyết sách của cả bên Đảng lẫn Quốc hội.
Mặc dù không rõ thực tế thế nào nhưng có thể hình dung là trong cuộc họp bàn cho ra đời chính sách về lấy phiếu tín nhiệm, thành viên bên chính phủ đã không đồng ý, quan điểm của họ sẽ là cứ giữ nguyên như lâu nay không đánh giá gì hết.
Hoạt động đánh giá tín nhiệm đối với thành viên chính phủ bộc lộ mối tương quan trách nhiệm giữa hai cơ quan quốc hội và chính phủ.
Đây là việc làm đúng đắn để dân kiểm soát chính quyền mà các nước dân chủ tiến bộ đã thực hiện từ lâu. Với bề dày kinh nghiệm các nước đã cho ra đời cách thức đánh giá tín nhiệm mà chúng ta tuy chưa tận mắt chứng kiến nhưng cũng có thể tin là khoa học và hiệu quả.
Vậy tại sao Việt Nam đi sau học hỏi và áp dụng mà sao lại kém thế, để đến nỗi chính sách ban hành sau duy nhất một lần thực hiện đã phải dừng lại thay đổi? Tuổi thọ của chính sách kém thế sao? Chất lượng của chính sách yếu kém thế sao?
Hay phải chăng có những lực cản ngay từ trong khâu ban hành chính sách khiến cho chính sách có chất lượng thấp và khi thực thi không đem lại hiệu quả?
Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết.
Ở Việt Nam, cán bộ chính phủ chiếm số lượng lớn ở cả Quốc hội, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương.
Vì chiếm nhiều vị trí nên đương nhiên những người này có ảnh hưởng chi phối tới các quyết sách của cả bên Đảng lẫn Quốc hội.
Mặc dù không rõ thực tế thế nào nhưng có thể hình dung là trong cuộc họp bàn cho ra đời chính sách về lấy phiếu tín nhiệm, thành viên bên chính phủ đã không đồng ý, quan điểm của họ sẽ là cứ giữ nguyên như lâu nay không đánh giá gì hết.
"Ở nhiều nước, hoạt động đánh giá tín nhiệm chỉ áp dụng đối với thành viên chính phủ do quốc hội bầu; cán bộ chính phủ không được đồng thời là đại biểu quốc hội và khi đánh giá họ không được quyền biểu quyết.". Luật sư Ngô Ngọc Trai
Hoặc nếu bị ép quá về việc phải có chính sách về đánh giá tín nhiệm thì họ sẽ gây áp lực để việc đánh giá thì đánh giá “cả làng”, không chỉ thành viên chính phủ mà đánh giá cả cán bộ thuộc quốc hội và cán bộ tư pháp, tất cả đều đánh giá về chính mình và về người thuộc khối cơ quan mình.
Cũng không loại trừ các thành viên chính phủ đã tác động ảnh hưởng khiến cho chính sách ra đời nhưng quy định chẳng đâu vào đâu, để tới ba mức đánh giá và qua hai khâu đánh giá mới cho ra kết quả.
Đó là tác hại của việc để cho những người của cơ quan hành pháp chịu sự đánh giá được tham gia vào việc quyết định xem có đánh giá hay không và đánh giá như thế nào?
Đó cũng chính là câu trả lời cho tình trạng chất lượng kém của các chính sách và là nguyên nhân khiến đất nước chậm phát triển.
Quyền chi tiêu ngân sách?
Một điều thực tế ở Việt Nam xuất phát từ tình trạng kiêm nhiệm nên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và Quốc hội đều trao quyền quá lớn cho Chính phủ.
Các cơ quan lãnh đạo chỉ giao những mục tiêu nhiệm vụ chung chung trong những nghị quyết, Chính phủ được trao quyền rộng rãi khi thực hiện.
Điều đó dẫn đến kết quả là Chính phủ vừa ban hành chính sách vừa thực thi chính sách, Chính phủ được quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực đất nước.
Tại sao Chính phủ lại được quyền quyết định dành tiền chi tiêu cho việc này mà không phải việc khác? Chính phủ lấy tư cách nào để đánh giá tính chính đáng và cấp thiết trong việc giải quyết những vấn đề của các nhóm cộng đồng dân cư?
Căn cứ vào đâu Chính phủ cho rằng việc dành nguồn lực tài chính để cứu trợ thị trường bất động sản, thu mua nợ xấu ngân hàng là cấp thiết hơn việc đầu tư cung cấp nước sạch cho hàng chục triệu dân nông thôn hay cải thiện nơi ăn chỗ ở cho hàng chục triệu công nhân công nghiệp?
Ở các nước khác họ làm thế nào?
Xuất phát từ yêu cầu về sự công bằng, ở nhiều quốc gia họ quy định chỉ Quốc hội là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng mới có tính chính đáng khi xác quyết thứ tự các vấn đề cần ưu tiên cần giải quyết và theo đó là phân bổ nguồn lực đất nước.
Hiến pháp mọi nước đều quy định tinh thần chung là quốc hội mới là cơ quan quyết định về ngân sách quốc gia chứ không phải chính phủ.
Hiến pháp Nhật Bản theo đó đã sử dụng câu chữ khiến cho việc hiểu không thể nào lệch lạc đi được khi viết rằng: Không một khoản tiền nào được chi cho dù chính phủ có yêu cầu trừ khi được quốc hội cho phép.
Nước Mỹ năm vừa rồi có sự kiện là Chính phủ Mỹ đã đóng cửa dừng hoạt động mà nguyên nhân chính là Quốc hội Mỹ đã không đồng ý cấp khoản chi ngân sách cho một đề án theo yêu cầu của chính phủ.
Chính phủ Mỹ đã không được tự ý chi tiêu ngân sách. Để thuyết phục Quốc hội đồng ý cho đề án của mình, Chính phủ Mỹ đã phải thuyết phục bằng hàng loạt lý do chính đáng và trong nỗ lực cuối cùng đã phải làm một việc kinh khủng là đóng cửa dừng hoạt động để gây áp lực đòi hỏi Quốc hội phải thông qua.
Kỷ luật ngân sách là yếu tố then chốt để có được những quyết định chi tiêu đúng đắn. Trong khi đó ở Việt Nam không có gì ngăn trở Chính phủ chi tiêu ngân sách. Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ.
Một điều thực tế ở Việt Nam xuất phát từ tình trạng kiêm nhiệm nên Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương và Quốc hội đều trao quyền quá lớn cho Chính phủ.
Các cơ quan lãnh đạo chỉ giao những mục tiêu nhiệm vụ chung chung trong những nghị quyết, Chính phủ được trao quyền rộng rãi khi thực hiện.
Điều đó dẫn đến kết quả là Chính phủ vừa ban hành chính sách vừa thực thi chính sách, Chính phủ được quyết định phân bổ và sử dụng nguồn lực đất nước.
Tại sao Chính phủ lại được quyền quyết định dành tiền chi tiêu cho việc này mà không phải việc khác? Chính phủ lấy tư cách nào để đánh giá tính chính đáng và cấp thiết trong việc giải quyết những vấn đề của các nhóm cộng đồng dân cư?
Căn cứ vào đâu Chính phủ cho rằng việc dành nguồn lực tài chính để cứu trợ thị trường bất động sản, thu mua nợ xấu ngân hàng là cấp thiết hơn việc đầu tư cung cấp nước sạch cho hàng chục triệu dân nông thôn hay cải thiện nơi ăn chỗ ở cho hàng chục triệu công nhân công nghiệp?
Ở các nước khác họ làm thế nào?
Xuất phát từ yêu cầu về sự công bằng, ở nhiều quốc gia họ quy định chỉ Quốc hội là cơ quan đại diện cho mọi tầng lớp dân chúng mới có tính chính đáng khi xác quyết thứ tự các vấn đề cần ưu tiên cần giải quyết và theo đó là phân bổ nguồn lực đất nước.
Hiến pháp mọi nước đều quy định tinh thần chung là quốc hội mới là cơ quan quyết định về ngân sách quốc gia chứ không phải chính phủ.
Hiến pháp Nhật Bản theo đó đã sử dụng câu chữ khiến cho việc hiểu không thể nào lệch lạc đi được khi viết rằng: Không một khoản tiền nào được chi cho dù chính phủ có yêu cầu trừ khi được quốc hội cho phép.
"Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ."
Nước Mỹ năm vừa rồi có sự kiện là Chính phủ Mỹ đã đóng cửa dừng hoạt động mà nguyên nhân chính là Quốc hội Mỹ đã không đồng ý cấp khoản chi ngân sách cho một đề án theo yêu cầu của chính phủ.
Chính phủ Mỹ đã không được tự ý chi tiêu ngân sách. Để thuyết phục Quốc hội đồng ý cho đề án của mình, Chính phủ Mỹ đã phải thuyết phục bằng hàng loạt lý do chính đáng và trong nỗ lực cuối cùng đã phải làm một việc kinh khủng là đóng cửa dừng hoạt động để gây áp lực đòi hỏi Quốc hội phải thông qua.
Kỷ luật ngân sách là yếu tố then chốt để có được những quyết định chi tiêu đúng đắn. Trong khi đó ở Việt Nam không có gì ngăn trở Chính phủ chi tiêu ngân sách. Thực tế hiện tại cả Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước đều nằm dưới sự quản lý điều hành của Chính phủ.
Kiểm soát Chính phủ
Nếu như đề xuất chi tiêu của Chính phủ là chính đáng hợp lý thì tại sao lại không thể đưa ra Quốc hội bàn luận để việc thực thi đạt hiệu quả cao nhất? Ví dụ như gói cứu trợ bất động sản 30 nghìn tỷ mà có thông tin tới đây có gói 100 nghìn tỷ?
Quốc hội bận gì mà không bàn luận những vấn đề đó? Chính phủ vội gì khi Quốc hội một năm hai lần họp vào giữa và cuối năm?
Tại sao một chính sách lớn như thế mà Chính phủ thì vội vàng, Quốc hội thì thờ ơ để đến nỗi gói cứu trợ bất động sản thực hiện èo uột mà như nhiều người đánh giá là đã thất bại?
Trong khi đó Chính phủ vẫn chỉ đạo triển khai và mỗi lúc lại nới rộng thêm những tiêu chí mới để có thể giải ngân?
Nếu hiệu quả của chính sách là mục tiêu tối cao thì tại sao lúc đầu không đưa ra được các tiêu chí này, tầm nhìn hạn chế quá chăng?
Tại sao không đưa ra quốc hội bàn luận để tổng hợp trí tuệ tập thể?
Cũng phải hỏi lại là Quốc hội có đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không? Nếu có thì Quốc hội chịu trách nhiệm thế nào về sự thành công hay thất bại của gói cứu trợ bất động sản?
Biết bao nhiêu vấn đề đời sống dân sinh cần được giải quyết, Quốc hội có phản ánh ý chí nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác không?
Nếu có thì ai đại diện cho những nữ công nhân công nghiệp làm việc đầu tắt mặt tối mà cân nặng chưa tới 45kg? Ai đại diện cho những cặp vợ chồng công nhân có con nhỏ chỉ vài tháng tuổi đã phải gửi đi nhà trẻ để bố mẹ đi làm? Tại sao họ vốn tính chăm chỉ mà mãi sống cuộc đời nhọc nhằn trong những khu xóm trọ tồi tàn như vậy?
Đại biểu nào đại diện cho các bậc phụ huynh và các em học sinh vùng núi khi mỗi lần đến trường là sự đánh đổi nguy hiểm đến tính mạng vì sông lũ?
Đại biểu nào đại diện cho các công chức viên chức với mức lương không đủ cho sinh hoạt để rồi phải đánh đổi nhân phẩm bằng những việc làm trái lương tâm? Ai đẩy họ đến nông nỗi ấy? Tại sao họ lại không thể có được một mức lương đủ sống để không phải mất đi nhân phẩm?
Tất cả là do các chính sách phát triển kinh tế xã hội và vấn đề về chất lượng của nó, đằng sau đó là vấn đề về sự bố trí hợp lý các thiết chế và sự vận hành khoa học của hệ thống. Các đại biểu có nhận ra điều đó không và làm gì để thúc đẩy điều đó?
Tinh hoa nhân loại đã đúc kết ra hệ thống tam quyền phân lập, tách bạch nhân sự giữa cơ quan làm chính sách và cơ quan thực thi chính sách, tách bạch nhân sự giữa quốc hội và chính phủ.
Ở Việt Nam lâu nay duy trì tình trạng kiêm nhiệm bất hợp lý, khi bộ máy vận hành không khoa học thì sản phẩm ra đời của nó là các chính sách sẽ bị lỗi.
Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình.
Nếu không thay đổi rập khuôn ngay mô hình nước ngoài thì cũng phải thay đổi sao cho tiệm cận với các thiết chế dân chủ để tạo động lực cho đất nước phát triển. Như thế mới là vì nước vì dân.
Trước mắt có thể làm ngay là giảm mạnh tình trạng kiêm nhiệm do Luật tổ chức Quốc hội đang được xem xét sửa đổi và kiểm soát việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ do Luật đầu tư công đang được trình Quốc hội thông qua (tại sao một hoạt động như đầu tư công được thực hiện từ mấy chục năm nay, bây giờ mới cho ra đời luật về nó?).
Tăng cường đòi hỏi Chính phủ giải trình về các quyết sách, tăng cường hoạt động đánh giá tín nhiệm tạo áp lực loại bỏ chính là cách đốc thúc Chính phủ làm tốt công việc của mình. Khiến cho Chính phủ không dễ dàng trong hoạt động chính là cách khiến cho Chính phủ hoạt động tốt hơn.
Có như thế mới có hy vọng đất nước phát triển lên được.
Nếu như đề xuất chi tiêu của Chính phủ là chính đáng hợp lý thì tại sao lại không thể đưa ra Quốc hội bàn luận để việc thực thi đạt hiệu quả cao nhất? Ví dụ như gói cứu trợ bất động sản 30 nghìn tỷ mà có thông tin tới đây có gói 100 nghìn tỷ?
Quốc hội bận gì mà không bàn luận những vấn đề đó? Chính phủ vội gì khi Quốc hội một năm hai lần họp vào giữa và cuối năm?
Tại sao một chính sách lớn như thế mà Chính phủ thì vội vàng, Quốc hội thì thờ ơ để đến nỗi gói cứu trợ bất động sản thực hiện èo uột mà như nhiều người đánh giá là đã thất bại?
Trong khi đó Chính phủ vẫn chỉ đạo triển khai và mỗi lúc lại nới rộng thêm những tiêu chí mới để có thể giải ngân?
Nếu hiệu quả của chính sách là mục tiêu tối cao thì tại sao lúc đầu không đưa ra được các tiêu chí này, tầm nhìn hạn chế quá chăng?
Tại sao không đưa ra quốc hội bàn luận để tổng hợp trí tuệ tập thể?
Cũng phải hỏi lại là Quốc hội có đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân không? Nếu có thì Quốc hội chịu trách nhiệm thế nào về sự thành công hay thất bại của gói cứu trợ bất động sản?
Biết bao nhiêu vấn đề đời sống dân sinh cần được giải quyết, Quốc hội có phản ánh ý chí nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác không?
Nếu có thì ai đại diện cho những nữ công nhân công nghiệp làm việc đầu tắt mặt tối mà cân nặng chưa tới 45kg? Ai đại diện cho những cặp vợ chồng công nhân có con nhỏ chỉ vài tháng tuổi đã phải gửi đi nhà trẻ để bố mẹ đi làm? Tại sao họ vốn tính chăm chỉ mà mãi sống cuộc đời nhọc nhằn trong những khu xóm trọ tồi tàn như vậy?
Đại biểu nào đại diện cho các bậc phụ huynh và các em học sinh vùng núi khi mỗi lần đến trường là sự đánh đổi nguy hiểm đến tính mạng vì sông lũ?
"Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình."
Đại biểu nào đại diện cho các công chức viên chức với mức lương không đủ cho sinh hoạt để rồi phải đánh đổi nhân phẩm bằng những việc làm trái lương tâm? Ai đẩy họ đến nông nỗi ấy? Tại sao họ lại không thể có được một mức lương đủ sống để không phải mất đi nhân phẩm?
Tất cả là do các chính sách phát triển kinh tế xã hội và vấn đề về chất lượng của nó, đằng sau đó là vấn đề về sự bố trí hợp lý các thiết chế và sự vận hành khoa học của hệ thống. Các đại biểu có nhận ra điều đó không và làm gì để thúc đẩy điều đó?
Tinh hoa nhân loại đã đúc kết ra hệ thống tam quyền phân lập, tách bạch nhân sự giữa cơ quan làm chính sách và cơ quan thực thi chính sách, tách bạch nhân sự giữa quốc hội và chính phủ.
Ở Việt Nam lâu nay duy trì tình trạng kiêm nhiệm bất hợp lý, khi bộ máy vận hành không khoa học thì sản phẩm ra đời của nó là các chính sách sẽ bị lỗi.
Các cơ quan lãnh đạo như Bộ Chính trị, Trung ương Đảng và Quốc hội cần xem xét lại tính hợp lý trong tổ chức và hoạt động của mình.
Nếu không thay đổi rập khuôn ngay mô hình nước ngoài thì cũng phải thay đổi sao cho tiệm cận với các thiết chế dân chủ để tạo động lực cho đất nước phát triển. Như thế mới là vì nước vì dân.
Trước mắt có thể làm ngay là giảm mạnh tình trạng kiêm nhiệm do Luật tổ chức Quốc hội đang được xem xét sửa đổi và kiểm soát việc chi tiêu ngân sách của Chính phủ do Luật đầu tư công đang được trình Quốc hội thông qua (tại sao một hoạt động như đầu tư công được thực hiện từ mấy chục năm nay, bây giờ mới cho ra đời luật về nó?).
Tăng cường đòi hỏi Chính phủ giải trình về các quyết sách, tăng cường hoạt động đánh giá tín nhiệm tạo áp lực loại bỏ chính là cách đốc thúc Chính phủ làm tốt công việc của mình. Khiến cho Chính phủ không dễ dàng trong hoạt động chính là cách khiến cho Chính phủ hoạt động tốt hơn.
Có như thế mới có hy vọng đất nước phát triển lên được.
Không có nhận xét nào: