Nam Nguyên, RFA: Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nhìn nhận là Việt Nam không thể làm nông nghiệp như cách vẫn làm từ 30 năm qua mà phải thay đổi từ trong nhận thức. Ông Bộ trưởng đã nói như thế khi trả lời chất vấn tại phiên họp ngày 8/4/2014 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở Hà Nội.
Nghe bài này
Trách nhiệm của bộ trưởng ở đâu?
Các báo mạng như Đất Việt, SaigonTimes, Dân Việt, Saigon Giải Phóng và Một Thế Giới đưa nhiều tin bài về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN-PTNT. Theo lời người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, khi tham gia nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cạnh tranh quốc tế, mọi người tham gia quá trình này phải hiểu là làm ra sản phẩm để bán, làm ra những thứ thị trường thiếu. Theo đó, cần tập trung vào những loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, Việt Nam không thể trồng táo Tây hay lúa mì, nhưng có tôm, cá tra…Để thực hiện được chủ trương này phải điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân áp dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng thương hiệu để dù sản lượng ít nhưng giá trị vẫn cao.
Người lướt mạng đọc báo điện tử có cảm giác ông Cao Đức Phát đang đóng vai một nhà phản biện thay vì điều hành chính sách trong cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Bởi vì bản thân ông là tổng tư lệnh ngành nông nghiệp và đáng lý ông phải đề ra những chủ trương như thế và thực hiện nó sau khi nhậm chức năm 2004. Những gì ông Cao Đức Phát trình bày ngày 8/4/2014 tại Quốc hội cũng là những gì mà các chuyên gia cả trong và ngoài chính phủ nói rất nhiều từ nhiều năm qua và có thể cho rằng chính ông là người không lắng nghe, hay trách nhiệm còn ở cấp cao hơn ông Bộ trưởng.
Có thể kiểm chứng, nếu dựa trên những thành quả phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nhiều năm qua. Đó là một nền nông nghiệp phát triển không định hướng, chú trọng về lượng thay vì về phẩm, kết quả là Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng nông dân không đủ ăn. Người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lợi tức trung bình 530.000 đồng một tháng. Đó là mức thấp nhất trong tất cả các ngành nghề ở Việt Nam và tương đương chưa tới 1/2 mức lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này do chính các Viện nghiên cứu của Bộ NN-PTNT công bố.
Saigon Times và Dân Việt Online trích lời Bộ trưởng Cao Đức Phát trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Việt Nam đã phát triển được 102 giống lúa nhưng chất lượng gạo xuất khẩu vẫn kém. Ông Phát nhận định là bản thân các giống đó không có đột phá, hơn nữa trong quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau nên dẫn tới chất lượng thấp, giá bán không cao, khó cạnh tranh.
Những vấn đề như Bộ trưởng Cao Đức Phát vừa nêu thì chính bản thân ông phải là người có trách nhiệm lớn nhất vì ông là người thực hiện chính sách nông nghiệp phát triển nông thôn của Đảng Nhà nước và Chính phủ. Trong ba thập niên vừa qua, GSTS Võ Tòng Xuân một nhà nông học có uy tín sống và làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long từng nói những điều tương tự trên báo chí Việt Nam. Các giới chức có trách nhiệm chẳng hành động gì, hai Tổng công ty lương thực quốc doanh thống lĩnh 70% thị phần xuất khẩu gạo không thực hiện vùng nguyên liệu và xa lạ với nông dân. Các Tổng công ty qua các công ty con của mình chỉ mua gạo nguyên liệu qua thương lái và chẳng bao giờ mua lúa của nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân nhận định:
“ 38 năm trong hòa bình mà người nông dân vẫn còn nghèo, bây giờ nông dân khi thu hoạch xong phải ráng kiếm ai mua giùm sản phẩm thu hoạch của mình ngay…kẻo còn thiếu nợ nó bủa vây, chứng tỏ họ đâu có dành dụm được bao nhiêu đâu…chính sách thì hô hào người ta trồng khối lượng lớn để xuất khẩu cho nó oai. Nhưng mà giá rất thấp tại vì mạnh ai nấy làm, với cái kiểu làm của VFA Hiệp hội lương thực và Vinafood Tổng công ty lương thực thì gạo mình không có chất lượng. Không phải tại giống của mình xấu mà tại cách làm của VFA, Vinafood. Họ chỉ mua của mấy người thương lái, mở bao gạo ra là ba bốn thứ gạo trong đó có hột vàng có hột xanh làm sao mà ăn, ai mà mua giá cao được. Bên ngoài thì tên gạo Viet Nam rice, không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm, 90 triệu người cùng chịu trách nhiệm hết, làm sao gạo tốt được. Nói hoài không tới đâu, họ vẫn tiếp tục làm vậy hoài, tại vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá.”
Bao giờ gạo Việt Nam mới có thương hiệu?
Trở lại buổi trả lời chất vấn ngày 8/4/2014 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát không cho biết khi nào sẽ chấm dứt tình trạng một bao gạo có 5-10 giống trong đó. Theo Saigon Times Online Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ hy vọng trong 5 năm tới, ngành lúa gạo sẽ có chuyển biến rõ hơn trong quá trình tổ chức sản xuất theo hướng liên kết nông dân và doanh nghiệp đầu ra. Nhờ đó nông dân có nơi tiêu thụ ổn định và có nơi đặt hàng cho sản phẩm.
Một trong những nhược điểm của gạo xuất khẩu được Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận, không thể có thương hiệu khi thương lái đấu trộn hàng chục giống lúa trước khi xay ra gạo nguyên liệu để bán cho doanh nghiệp.
Một chuyên gia nông nghiệp ở tỉnh An Giang, ông Đoàn Ngọc Phả trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề tại sao đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo xuât khẩu của Việt Nam.
“ Không ai làm thay cho doanh nghiệp được, nhà nước chỉ hỗ trợ về khung chính sách thôi. Yếu kém đầu tiên là từ doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém trong vấn đề xây dựng thương hiệu.Một khi họ có chiến lược xây dựng thương hiệu thì họ mới mua vùng nguyên liệu để bảo đảm ổn định chất lượng. Thành ra vừa qua họ cũng không xây dựng thương hiệu và mua bán trôi nổi, bán bằng thương hiệu người khác không có thương hiệu của mình. Bởi vì họ cũng mua nguyên liệu gạo lức trôi nổi, mua nhiều nguồn rồi chế biến theo đặt hàng của nhà nhập khẩu nhà phân phối của nước ngoài. Nói về cách làm ăn là như vậy, bây giờ nhiều doanh nghiệp cũng đang xây dựng thương hiệu, cũng làm nhãn hàng hóa rồi xâm nhập thị trường. Nhưng thị trường nước ngoài thì khó nên họ xây dựng ở thị trường trong nước. Họ xây dựng thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa lưu hành trong nước. Khi khách hàng nước ngoài tới Việt Nam thấy những nhãn hiệu đó mới đặt hàng cho doanh nghiệp làm. Muốn đẩy mạnh ra nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ của nhà nước.”
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Phả nhận định là, bên Campuchia thành công trong việc xây dựng thương hiệu lúa gạo do làm thương hiệu khởi đầu với các giống lúa mùa truyền thống dài ngày. Tuy năng suất thấp nhưng chất lượng cao, ít lẫn giống và có thể “chứng nhận hữu cơ”, tức sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học… Theo ông Phả ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm tăng vụ nhiều năm rồi, sử dụng các giống lúa ngắn ngày thích hợp cho thị trường trung bình thì khó mà xây dựng thương hiệu…muốn làm thương hiệu thì phải có các vùng lúa nguyên liệu tập trung được tổ chức bài bản. Ông Phả cho biết một số diện tích lúa mùa ở Cà Mau cũng có thương hiệu Vĩnh Phú được chứng nhận hữu cơ, sản phẩm này đã được xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Anh nhưng khối lượng còn hạn chế.
Ngành chăn nuôi đang thực sự sống dở chết dở
Theo SaigonTimes, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/4 các đại biểu nêu vấn đề năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 2,95 tỷ USD gạo nhưng nhập khẩu hơn 3 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp và đậu nành. Các đại biểu đặt câu hỏi về chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Ngoài ra còn vấn đề ngành thức ăn chăn nuôi đang bị đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Việt Nam chỉ có thể gia tăng diện tích trồng bắp, chứ đậu nành thì năng suất thấp không thể cạnh tranh. Về chăn nuôi ông Bộ trưởng nhìn nhận đây là lĩnh vực yếu nhất và cần thời gian để tái cơ cấu, khuyến khích chăn nuôi khép kín trong trang trại lớn.
Trong dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội từng nhận xét về vấn đề liên quan.
“ Trên lĩnh vực chăn nuôi đã để cho các nhà đầu tư nước ngoài, một số công ty nước ngoài khống chế thị trường về thức ăn chăn nuôi và từ đó tạo nên nhiều sức ép đối với người nông dân. Bản thân họ còn tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam biến nông dân thành những người làm gia công cho họ và đặt mức giá rất thấp.Tất cả những việc đó gây thiệt hại cho người nông dân, ngành chăn nuôi bây giờ đang thực sự sống dở chết dở và tương lai hết sức đáng lo ngại.”
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã tại chức được gần 10 năm từ cuối 2004 cho tới nay. Ông đã là người điều hành chính sách nông nghiệp của Việt Nam trong một thời gian đủ dài để có thể cải cách nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam. Nếu nhìn kết quả để đánh giá nhà lãnh đạo thì ông Cao Đức Phát phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng người nông dân có thể không oán trách ông Bộ trưởng mà oán ông chính phủ, ông Đảng vì cơ chế ở Việt Nam là như vậy.
Nghe bài này
Trách nhiệm của bộ trưởng ở đâu?
Các báo mạng như Đất Việt, SaigonTimes, Dân Việt, Saigon Giải Phóng và Một Thế Giới đưa nhiều tin bài về nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng NN-PTNT. Theo lời người đứng đầu ngành nông nghiệp Việt Nam, khi tham gia nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, cạnh tranh quốc tế, mọi người tham gia quá trình này phải hiểu là làm ra sản phẩm để bán, làm ra những thứ thị trường thiếu. Theo đó, cần tập trung vào những loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, Việt Nam không thể trồng táo Tây hay lúa mì, nhưng có tôm, cá tra…Để thực hiện được chủ trương này phải điều chỉnh cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích người dân áp dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng thương hiệu để dù sản lượng ít nhưng giá trị vẫn cao.
Người lướt mạng đọc báo điện tử có cảm giác ông Cao Đức Phát đang đóng vai một nhà phản biện thay vì điều hành chính sách trong cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn. Bởi vì bản thân ông là tổng tư lệnh ngành nông nghiệp và đáng lý ông phải đề ra những chủ trương như thế và thực hiện nó sau khi nhậm chức năm 2004. Những gì ông Cao Đức Phát trình bày ngày 8/4/2014 tại Quốc hội cũng là những gì mà các chuyên gia cả trong và ngoài chính phủ nói rất nhiều từ nhiều năm qua và có thể cho rằng chính ông là người không lắng nghe, hay trách nhiệm còn ở cấp cao hơn ông Bộ trưởng.
Có thể kiểm chứng, nếu dựa trên những thành quả phát triển nông nghiệp ở Việt Nam nhiều năm qua. Đó là một nền nông nghiệp phát triển không định hướng, chú trọng về lượng thay vì về phẩm, kết quả là Việt Nam đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo nhưng nông dân không đủ ăn. Người trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có lợi tức trung bình 530.000 đồng một tháng. Đó là mức thấp nhất trong tất cả các ngành nghề ở Việt Nam và tương đương chưa tới 1/2 mức lương tối thiểu của công nhân lao động. Số liệu này do chính các Viện nghiên cứu của Bộ NN-PTNT công bố.
Saigon Times và Dân Việt Online trích lời Bộ trưởng Cao Đức Phát trình bày tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Việt Nam đã phát triển được 102 giống lúa nhưng chất lượng gạo xuất khẩu vẫn kém. Ông Phát nhận định là bản thân các giống đó không có đột phá, hơn nữa trong quá trình tổ chức thu mua, thương lái trộn lẫn các loại lúa với nhau nên dẫn tới chất lượng thấp, giá bán không cao, khó cạnh tranh.
Người nông dân Việt Nam gánh chịu đủ mọi thiệt thòi |
Những vấn đề như Bộ trưởng Cao Đức Phát vừa nêu thì chính bản thân ông phải là người có trách nhiệm lớn nhất vì ông là người thực hiện chính sách nông nghiệp phát triển nông thôn của Đảng Nhà nước và Chính phủ. Trong ba thập niên vừa qua, GSTS Võ Tòng Xuân một nhà nông học có uy tín sống và làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long từng nói những điều tương tự trên báo chí Việt Nam. Các giới chức có trách nhiệm chẳng hành động gì, hai Tổng công ty lương thực quốc doanh thống lĩnh 70% thị phần xuất khẩu gạo không thực hiện vùng nguyên liệu và xa lạ với nông dân. Các Tổng công ty qua các công ty con của mình chỉ mua gạo nguyên liệu qua thương lái và chẳng bao giờ mua lúa của nông dân.
GSTS Võ Tòng Xuân nhận định:
“ 38 năm trong hòa bình mà người nông dân vẫn còn nghèo, bây giờ nông dân khi thu hoạch xong phải ráng kiếm ai mua giùm sản phẩm thu hoạch của mình ngay…kẻo còn thiếu nợ nó bủa vây, chứng tỏ họ đâu có dành dụm được bao nhiêu đâu…chính sách thì hô hào người ta trồng khối lượng lớn để xuất khẩu cho nó oai. Nhưng mà giá rất thấp tại vì mạnh ai nấy làm, với cái kiểu làm của VFA Hiệp hội lương thực và Vinafood Tổng công ty lương thực thì gạo mình không có chất lượng. Không phải tại giống của mình xấu mà tại cách làm của VFA, Vinafood. Họ chỉ mua của mấy người thương lái, mở bao gạo ra là ba bốn thứ gạo trong đó có hột vàng có hột xanh làm sao mà ăn, ai mà mua giá cao được. Bên ngoài thì tên gạo Viet Nam rice, không ai dám đứng ra chịu trách nhiệm, 90 triệu người cùng chịu trách nhiệm hết, làm sao gạo tốt được. Nói hoài không tới đâu, họ vẫn tiếp tục làm vậy hoài, tại vì cái nhóm lợi ích nó mạnh quá.”
Bao giờ gạo Việt Nam mới có thương hiệu?
Trở lại buổi trả lời chất vấn ngày 8/4/2014 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Cao Đức Phát không cho biết khi nào sẽ chấm dứt tình trạng một bao gạo có 5-10 giống trong đó. Theo Saigon Times Online Bộ trưởng Cao Đức Phát bày tỏ hy vọng trong 5 năm tới, ngành lúa gạo sẽ có chuyển biến rõ hơn trong quá trình tổ chức sản xuất theo hướng liên kết nông dân và doanh nghiệp đầu ra. Nhờ đó nông dân có nơi tiêu thụ ổn định và có nơi đặt hàng cho sản phẩm.
Một trong những nhược điểm của gạo xuất khẩu được Bộ trưởng Cao Đức Phát nhìn nhận, không thể có thương hiệu khi thương lái đấu trộn hàng chục giống lúa trước khi xay ra gạo nguyên liệu để bán cho doanh nghiệp.
Một chuyên gia nông nghiệp ở tỉnh An Giang, ông Đoàn Ngọc Phả trình bày ý kiến cá nhân về vấn đề tại sao đến nay vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho gạo xuât khẩu của Việt Nam.
Nông dân và cánh đồng lúa. AFP |
“ Không ai làm thay cho doanh nghiệp được, nhà nước chỉ hỗ trợ về khung chính sách thôi. Yếu kém đầu tiên là từ doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam rất yếu kém trong vấn đề xây dựng thương hiệu.Một khi họ có chiến lược xây dựng thương hiệu thì họ mới mua vùng nguyên liệu để bảo đảm ổn định chất lượng. Thành ra vừa qua họ cũng không xây dựng thương hiệu và mua bán trôi nổi, bán bằng thương hiệu người khác không có thương hiệu của mình. Bởi vì họ cũng mua nguyên liệu gạo lức trôi nổi, mua nhiều nguồn rồi chế biến theo đặt hàng của nhà nhập khẩu nhà phân phối của nước ngoài. Nói về cách làm ăn là như vậy, bây giờ nhiều doanh nghiệp cũng đang xây dựng thương hiệu, cũng làm nhãn hàng hóa rồi xâm nhập thị trường. Nhưng thị trường nước ngoài thì khó nên họ xây dựng ở thị trường trong nước. Họ xây dựng thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa lưu hành trong nước. Khi khách hàng nước ngoài tới Việt Nam thấy những nhãn hiệu đó mới đặt hàng cho doanh nghiệp làm. Muốn đẩy mạnh ra nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ của nhà nước.”
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Phả nhận định là, bên Campuchia thành công trong việc xây dựng thương hiệu lúa gạo do làm thương hiệu khởi đầu với các giống lúa mùa truyền thống dài ngày. Tuy năng suất thấp nhưng chất lượng cao, ít lẫn giống và có thể “chứng nhận hữu cơ”, tức sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay phân bón hóa học… Theo ông Phả ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm tăng vụ nhiều năm rồi, sử dụng các giống lúa ngắn ngày thích hợp cho thị trường trung bình thì khó mà xây dựng thương hiệu…muốn làm thương hiệu thì phải có các vùng lúa nguyên liệu tập trung được tổ chức bài bản. Ông Phả cho biết một số diện tích lúa mùa ở Cà Mau cũng có thương hiệu Vĩnh Phú được chứng nhận hữu cơ, sản phẩm này đã được xuất khẩu đi Hoa Kỳ, Anh nhưng khối lượng còn hạn chế.
Ngành chăn nuôi đang thực sự sống dở chết dở
Theo SaigonTimes, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 8/4 các đại biểu nêu vấn đề năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 2,95 tỷ USD gạo nhưng nhập khẩu hơn 3 tỷ USD nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp và đậu nành. Các đại biểu đặt câu hỏi về chuyển dịch cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Ngoài ra còn vấn đề ngành thức ăn chăn nuôi đang bị đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết Việt Nam chỉ có thể gia tăng diện tích trồng bắp, chứ đậu nành thì năng suất thấp không thể cạnh tranh. Về chăn nuôi ông Bộ trưởng nhìn nhận đây là lĩnh vực yếu nhất và cần thời gian để tái cơ cấu, khuyến khích chăn nuôi khép kín trong trang trại lớn.
Trong dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội từng nhận xét về vấn đề liên quan.
“ Trên lĩnh vực chăn nuôi đã để cho các nhà đầu tư nước ngoài, một số công ty nước ngoài khống chế thị trường về thức ăn chăn nuôi và từ đó tạo nên nhiều sức ép đối với người nông dân. Bản thân họ còn tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam biến nông dân thành những người làm gia công cho họ và đặt mức giá rất thấp.Tất cả những việc đó gây thiệt hại cho người nông dân, ngành chăn nuôi bây giờ đang thực sự sống dở chết dở và tương lai hết sức đáng lo ngại.”
Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã tại chức được gần 10 năm từ cuối 2004 cho tới nay. Ông đã là người điều hành chính sách nông nghiệp của Việt Nam trong một thời gian đủ dài để có thể cải cách nền nông nghiệp lạc hậu của Việt Nam. Nếu nhìn kết quả để đánh giá nhà lãnh đạo thì ông Cao Đức Phát phải là người chịu trách nhiệm cao nhất. Nhưng người nông dân có thể không oán trách ông Bộ trưởng mà oán ông chính phủ, ông Đảng vì cơ chế ở Việt Nam là như vậy.
Không có nhận xét nào: