DCCT: Các Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Ninh Bình Không Áp Dụng Đúng Luật Về Phóng Chức Linh Mục - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
2 tháng 6, 2014

DCCT: Các Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Ninh Bình Không Áp Dụng Đúng Luật Về Phóng Chức Linh Mục

Lễ truyền chức Linh mục tại Gp Vinh 
VRNs (02.05.2014) – Sài Gòn – “Những ý kiến của quí Uỷ ban là không đúng qui định pháp luật nên không được xem là ‘ý kiến khác’ được qui định tại mục 4b Điều 19″.

Đây là điều cha Giuse Đinh Hữu Thoại, chánh văn phòng DCCT VN, nhận định trong văn bản đề ngày 30 tháng 05 năm 2014, gởi đến Ủy ban nhận dân các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Ninh Bình sau khi nhận được văn bản không đúng luật của hai Tỉnh này phúc đáp về việc phong chức linh mục cho các tu sĩ DCCT VN dự kiến diễn ra ngày 02.07.2014.

Kỳ Đồng, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Kính gởi: – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
                 – ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH


V/v Đăng ký phong chức Linh mục của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Ngày 02/05/2014 Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam (“DCCTVN”) đã gởi văn bản “đăng ký phong chức Linh mục” cho các Tu sĩ thuộc DCCTVN, nhưng hộ khẩu thường trú tại địa phương của quý vị.

Vừa qua, chúng tôi nhận được văn thư số 3462/UBND-VP đề ngày 27/5/2014 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và văn bản số 77/VPUBND đề ngày 21/5/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình. Chúng tôi có ý kiến:

1. Cả hai văn bản này đều có nội dung không đúng qui định pháp luật liên quan đến việc đăng ký phong chức Linh mục, cụ thể là Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 (NĐ 92) của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Không có một văn bản pháp luật nào khác được phép làm hạn chế quyền của các tổ chức tôn giáo.

Cụ thể, Điều 22 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 qui định: “1. Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp có yếu tố nước ngoài thì còn phải có sự thỏa thuận trước với cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở trung ương.

2. Người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng các điều kiện sau đây mới được Nhà nước thừa nhận:

a) Là công dân Việt Nam, có tư cách đạo đức tốt;

b) Có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc;

c) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

3. Việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo được thực hiện theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo.

4. Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm đăng ký về người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tôn giáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.”

Và Điều 19 NĐ 92 qui định: “Đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

1. Tổ chức tôn giáo thực hiện việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử các chức danh gồm: Thành viên Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hoà thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư của đạo Phật; thành viên Ban Thường vụ, Chủ tịch các Ủy ban Hội đồng Giám mục Việt Nam, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Giám quản và người đứng đầu các dòng tu của đạo Công giáo; thành viên Ban Trị sự Trung ương của các hội thánh Tin lành; thành viên Hội đồng Chưởng quản, Hội đồng Hội thánh, Ban Thường trực Hội thánh, Phối sư và chức sắc tương đương trở lên của các hội thánh Cao đài; thành viên Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hoà Hảo; những chức vụ, phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác; người đứng đầu các trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, có trách nhiệm gửi bản đăng ký đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương.

2. Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo thực hiện phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có trách nhiệm gửi bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó cư trú và hoạt động tôn giáo.

3. Bản đăng ký của tổ chức tôn giáo nêu rõ họ và tên, phẩm trật, chức vụ, phạm vi phụ trách, tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đăng ký.

4. Thời hạn trả lời:

a) Sau 20 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản đăng ký hợp lệ, đối với trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương không có ý kiến khác thì người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử được hoạt động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký;

b) Sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi bản đăng ký hợp lệ, đối với trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có ý kiến khác thì người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử được hoạt động tôn giáo theo chức danh đã được đăng ký.

2. Chúng tôi đã tiến hành thủ tục đăng ký và kèm theo hồ sơ đúng qui định.

3. Vì thế, những ý kiến của quí Uỷ ban là không đúng qui định pháp luật nên không được xem là “ý kiến khác” được qui định tại mục 4b Điều 19.

Ghi chú: chúng tôi gửi kèm theo đây Thư “Minh định các thủ tục hành chính xã hội” của Giám mục Hoàng Văn Đạt, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, đề ngày 27/03/2014. Đó là quan điểm của Giáo hội Công giáo Việt Nam, mà Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam là một tổ chức trực thuộc.

Trân trọng,
_______________

Chánh Văn phòng
Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Linh mục Đinh Hữu Thoại 


DCCT: Các Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Ninh Bình Không Áp Dụng Đúng Luật Về Phóng Chức Linh Mục Reviewed by Unknown on 6/02/2014 Rating: 5 Lễ truyền chức Linh mục tại Gp Vinh  VRNs (02.05.2014) – Sài Gòn – “Những ý kiến của quí Uỷ ban là không đúng qui định pháp luật nên kh...

Không có nhận xét nào: