Tự Do Tôn Giáo Có Lợi Gì? - Thanh Niên Công Giáo

728x90 AdSpace

Trending
28 tháng 7, 2014

Tự Do Tôn Giáo Có Lợi Gì?

Tự do tôn giáo quan trọng vì nó dẫn tới sự thịnh vượng kinh tế, và điều này có thể đánh vào một số vấn đề phi luân lý một cách vô ích. Nhưng chúng ta không nên bối rối vì các mối lợi hạn hẹp gây ra hệ lụy luân lý đó.

Ngày 13-3-2014, tuần báo Công giáo Asia News đã công bố cuộc phỏng vấn Brian Grim, người đã nhiều năm là trưởng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia cho Trung tâm Nghiên cứu Pew về Dự án Cộng đồng và Tự do Tôn giáo, nay là chủ tịch Tổ chức Tự do Tôn giáo và Kinh doanh. Grim là một trong các nhà nhân khẩu học uy tín nhất trên thế giới. Hỏi ông về số Phật tử ở Venezuela, ông cho biết có khá nhiều. Khác với các tôn giáo khác, một trong các lĩnh vực chuyên môn của Grim là vấn đề tự do tôn giáo ở các nơi trên thế giới.

Một dịp phỏng vấn là vụ tàn sát vào ngày 1 tháng Ba ở nhà ga xe lửa tại TP Kunming (Côn Mình, thường gọi là Xuân Thành – thành phố mùa Xuân), thuộc miền Nam Trung quốc, có 29 người tử vong và thương vong. Mặc dù Kunming cách xa tỉnh Tân Cương (Xijiang), thuộc Tây Bắc, nơi có những vụ khủng bố bởi người Uighur (Duy Ngô Nhĩ, khu tự trị), một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo, nói tiếng Turkic. Chính pgủ Trung quốc liền đổ tội cho người Uighur về vụ này, có thể với chút biện hộ nào đó. Có những vụ di dân lớn của người thiểu số Trung quốc tới tỉnh này, nơi người Uighur bản xứ chiếm gần 50%. Bất kỳ phong trào nào không ủng hộ quyền tự trị của người Uighur đều bị ngăn chặn.

Ở đây Grim muốn ủng hộ tự do tôn giáo, nhưng ông không là chuyên gia nếu ông không dùng dịp này để nhấn mạnh rằng Trung quốc là một quốc gia rất đa nguyên về tôn giáo. Đa số người Trung quốc được coi là người theo “đạo thờ ông bà”, một số khác theo Lão giáo và thờ đa thần (chẳng hạn, Thần Bếp – Táo quân). Chính thức có 244 triệu Phật tử (cũng không chắc, vì có nhiều tín ngưỡng từ các truyền thống khác – Điều Răn thứ nhất trong Mười Điều Răn chưa bao giờ có ở Trung quốc). Chính thức có 68 triệu Kitô hữu và 25 triệu tín đồ Hồi giáo. Hồi giáo có thể hơn cùng với người Uighur. Kitô hữu chắc chắn hơn nhiều – đa số mức tăng nhiều là các tín hữu thuộc Kitô giáo, dù không chính thức hoặ bất hợp pháp, do đó mà khó ước tính chính xác.

Quan điểm chính của Grim cho rằng tự do tôn giáo là yếu tố quan trọng để kết hợp xã hội hỗn tạp này – và như vậy là cung cấp các điều kiện xã hội để thành công về kinh tế: “Tôi không nói rằng tự do tôn giáo là điều làm cho kinh tế thành tựu, nhưng nếu hạn chế một cách khắc nghiệt về tôn giáo và các vấn đề khác (như trong thời Cách Mạng Văn Hóa), mức thành công mà chúng ta thấy ngày nay sẽ không đạt được”.

Chế độ này vẫn hà khắc với tôn giáo. Lý thuyết chính vẫn là chủ nghĩa vô thần Mác-xít (Đảng Cộng Sản vẫn coi trọng). Chế độ này có một số vấn đề về tôn giáo – Phật giáo vì Tây Tạng (Tibet), Hồi giáo vì Xinjiang – nhưng đảng vẫn được chuẩn bị để thừa nhận rằng tôn giáo có thể là yếu tố tích cực đối với việc hiện đại hóa và phát triển – nhất là Kitô giáo. Vài năm trước, khi tôi thăm Tổ chức Quốc Gia Quản Lý Các Vấn Ðề Tôn Giáo (State Administration of Religious Affairs – SARA) tại Bắc Kinh, tôi ngạc nhiên khi nghe chủ tọa nói về Max Weber (Maximilian Carl Emil Weber, 1864-1920, nhà kinh tế chính trị và xã hội người Đức, được coi là một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đương đại). Tôi nghĩ rằng ngày nay chính sách của chế độ này đối với tôn giáo (dù khác nhau tùy vùng và thất thường) không nặng tính Mác-xít bằng Nho giáo. Điểm chính trị chính là trật tự bình an. Mục đích ngầm, ngày nay thường trích dẫn nguyên văn, là “xã hội hài hòa” – quy luật cốt lõi của triết lý chính trị Nho giáo. Nếu chính phủ cẩn thận và sáng suốt thì có thể biết chắn rằng tôn giáo phục vụ sự hài hòa hơn là sự mất trật tự.

Điều này có nguồn ốc thực tế (quy luật “nếu bạn sẽ”, quy luật Machiavellian). Các quan chức của thời kỳ Đế quốc La mã, hoặc thời kỳ thuộc địa Anh (British Raj) tại Ấn Độ, có thể thoải mái với điều đó. Dĩ nhiên không có gì để xử lý với sự thật về một tôn giáo. Phong-xi-ô Phi-la-tô nói rõ điều đó khi xử án Chúa Giêsu, ông ta hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Brian Grim là một tín hữu quan tâm vấn đề tự do tôn giáo. Nhưng ông đồng ý với Nho giáo ở đây. Có thể vì vấn đề là Trung quốc, có thể ông thực sự nghĩ về thính giả quan tâm Nho giáo. Thật vậy, trong một bài giảng thuyết tại Đại học Renmin nói về thời gian gặp tổ chức SARA, tôi cũng đồng ý tương tự về Nho giáo, không chỉ về vấn đề tự do tôn giáo mà còn về nhân quyền (nói chung).

Tôi nghĩ rằng một thỏa hiệp sâu sắc về tự do tôn giáo nằm trong các tài liệu quan trọng nhất của Công đồng Vatican II, tuyên ngôn Dignitatis Humanae (tuyên ngôn về tự do tôn giáo được Đại Hội Đồng biểu quyết ngày 7-12-1965 với 2208 phiếu thuận và 70 phiếu chống, triều đại ĐGH Phaolô VI), trực tiếp liên kết sự tự do tôn giáo với việc không vi phạm nhân phẩm. Mọi người hiện hữu trên thế giới đầy bí ẩn và sự lạ này, do đó họ có quyền đối chất với thực tế một cách tự do, không bọ áp bức.

Người ta có thể tin vào lý do sâu xa nhất hành động, và công khai trao cho người khác, thực tế hơn, các lý lẽ về hành động như vậy? Vì Max Weber được đề cập, hãy để tôi nói tới sự phân biệt của ông giữa đạo đức của thái độ và đạo đức của trách nhiệm: Cái trước được hướng dẫn bằng quy luật, các sau được hướng dẫn bằng kết quả. Chính “ơn gọi chính trị” theo cái trước chứ không theo cái sau. Mục đích của chính trị không là “nói thật với quyền lực”, mà là đạt được kết quả đặc biệt (nên là luân lý). Sau giữa thập niên 1980, đại đa số cộng đồng kinh doanh Nam Phi, kể cá các khu nói tiếng Afrikaan (tiếng Hà Lan pha tạp được dân Nam Phi sử dụng), đều quyết định rằng chế độ phân biệt chủng tộc phải “ra đi”. Nhiều người tin rằng điều này nằm ngoài cảm thức tội lỗi về luân lý (trường hợp đáng khâm phục là trường hợp Harry Oppenheimer, một nhà tài phiệt về mỏ, người chống lại chế độ phân biên chủng tộc ngay từ đầu, vì ông tin chắc rằng đó là sai lầm về luân lý, một sự vi phạm nhân phẩm không thể chấp nhận). Nhưng nhiều người vẫn chống lại việc đào tạo chống phân biệt chủng tộc hồi cuối thập niên 1980, điều này không được thuyết phục. Các bài giảng của ĐGM Desmond Mpilo Tutu (sinh ngày 7-10-1931, Nam Phi, nhận Giải Nobel Hòa Bình năm 1984) kết luận rằng, nếu không dừng lại, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc sẽ hoàn toàn làm suy sụp kinh tế (kể cả việc công việc riêng). Bất kỳ động lực nào cũng có thể chiến thắng lớn về luân lý.

Tôi nghĩ chúng ta không nên xin lỗi về việc thỏa hiệp với Nho giáo về vấn đề tự do tôn giáo. Dĩ nhiên đáng mong ước nếu có nhiều người dám lên án tội về luân lý chứ không vui thích. Nhưng chúng ta không nên quá bối rối nếu điều đó sinh ra hệ quả đáng mong ước về luân lý.


Tác giả: Peter Berger
Phạm Lợi lược dịch từ The-american-interest
Tự Do Tôn Giáo Có Lợi Gì? Reviewed by Unknown on 7/28/2014 Rating: 5 Tự do tôn giáo quan trọng vì nó dẫn tới sự thịnh vượng kinh tế, và điều này có thể đánh vào một số vấn đề phi luân lý một cách vô ích. Nh...

Không có nhận xét nào: