Thụy My, RFI: Hôm nay 05/07/2014 tại khu vực giàn khoan mà Bắc Kinh ngang nhiên đặt tại vùng biển Hoàng Sa, các tàu Trung Quốc tập trung đông hơn và tấn công tàu chấp pháp Việt Nam quyết liệt hơn. Việt Nam đã gởi kháng thư phản đối lên Liên Hiệp Quốc đến lần thứ tư, khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và kiên quyết bác bỏ các luận điệu vô căn cứ của Bắc Kinh.
Tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Bắc Kinh cho kéo đến đặt trái phép ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa từ hai tháng qua, Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tàu để cản phá, vây ép các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Nếu trước đây khi tiến gần giàn khoan khoảng 9 hải lý mới bị ngăn cản, thì nay các tàu Trung Quốc chủ động lao ra tấn công ở khoảng cách 12-14 hải lý, sẵn sàng đâm va để buộc lực lượng Việt Nam phải lùi xa hơn 20 hải lý. Thậm chí hôm nay còn xuất hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 04/07/2014 cho biết, đại sứ Lưu Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi thư đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hành rộng rãi hai văn bản đến tất cả các nước. Đây là lần thứ tư Hà Nội gởi kháng thư lên Liên Hiệp Quốc.
Văn bản thứ nhất phản đối việc cho đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ các luận cứ của Trung Quốc trong các văn bản ngày 22/5 và 9/6 của nước này gởi đến Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông khi ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn đưa trên 100 tàu hộ tống trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu làm nhiệm vụ thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt, trong khi khước từ mọi nỗ lực đối thoại từ phía Hà Nội.
Văn bản thứ hai bác bỏ những tài liệu của Bắc Kinh nhằm chứng minh « chủ quyền » tại Hoàng Sa, cho rằng các tài liệu này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác, diễn giải tùy tiện. Việt Nam cũng đưa các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa chưa hề được giao cho Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến như Hội nghị Cairo (11/1943), Potsdam (7/1945), San Francisco (8/1951), Genève (1954).
Tài liệu này cũng tố cáo Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Lần đầu năm 1956 lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Bắc Kinh chiếm lấy nhóm đảo phía đông Hoàng Sa. Đến năm 1974 lúc tình hình chiến sự rối ren, Trung Quốc đã tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến đẫm máu.
Kháng thư nhấn mạnh, theo luật pháp quốc tế việc dùng vũ lực chiếm đóng lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là bất hợp pháp, không thể dùng làm cơ sở để yêu sách chủ quyền, và hiện không có quốc gia nào trên thế giới công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Văn bản trên cho rằng công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã bị Bắc Kinh cố tình xuyên tạc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc đàm phán về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Tại khu vực giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Bắc Kinh cho kéo đến đặt trái phép ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa từ hai tháng qua, Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tàu để cản phá, vây ép các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.
Nếu trước đây khi tiến gần giàn khoan khoảng 9 hải lý mới bị ngăn cản, thì nay các tàu Trung Quốc chủ động lao ra tấn công ở khoảng cách 12-14 hải lý, sẵn sàng đâm va để buộc lực lượng Việt Nam phải lùi xa hơn 20 hải lý. Thậm chí hôm nay còn xuất hiện một tàu tên lửa tấn công nhanh.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 04/07/2014 cho biết, đại sứ Lưu Hoài Trung, trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gởi thư đề nghị Tổng thư ký Ban Ki Moon cho lưu hành rộng rãi hai văn bản đến tất cả các nước. Đây là lần thứ tư Hà Nội gởi kháng thư lên Liên Hiệp Quốc.
Văn bản thứ nhất phản đối việc cho đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, kiên quyết bác bỏ toàn bộ các luận cứ của Trung Quốc trong các văn bản ngày 22/5 và 9/6 của nước này gởi đến Liên Hiệp Quốc.
Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông khi ngang nhiên đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh còn đưa trên 100 tàu hộ tống trong đó có tàu quân sự vào vùng biển Việt Nam, tấn công các tàu làm nhiệm vụ thậm chí đâm chìm một tàu cá Việt, trong khi khước từ mọi nỗ lực đối thoại từ phía Hà Nội.
Văn bản thứ hai bác bỏ những tài liệu của Bắc Kinh nhằm chứng minh « chủ quyền » tại Hoàng Sa, cho rằng các tài liệu này không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác, diễn giải tùy tiện. Việt Nam cũng đưa các bằng chứng cho thấy quần đảo Hoàng Sa chưa hề được giao cho Trung Quốc trong các hội nghị quốc tế trước và sau khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến như Hội nghị Cairo (11/1943), Potsdam (7/1945), San Francisco (8/1951), Genève (1954).
Tài liệu này cũng tố cáo Trung Quốc đã hai lần dùng vũ lực xâm lăng Hoàng Sa. Lần đầu năm 1956 lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Bắc Kinh chiếm lấy nhóm đảo phía đông Hoàng Sa. Đến năm 1974 lúc tình hình chiến sự rối ren, Trung Quốc đã tấn công và chiếm toàn bộ quần đảo từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa trong trận hải chiến đẫm máu.
Kháng thư nhấn mạnh, theo luật pháp quốc tế việc dùng vũ lực chiếm đóng lãnh thổ một quốc gia có chủ quyền là bất hợp pháp, không thể dùng làm cơ sở để yêu sách chủ quyền, và hiện không có quốc gia nào trên thế giới công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Văn bản trên cho rằng công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 đã bị Bắc Kinh cố tình xuyên tạc. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc đàm phán về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Không có nhận xét nào: