Kẻ thù của kẻ thù là bạn, bạn của kẻ thù là thù, người ta thường nghĩ như vậy. Trong tương quan giữa các nước, các chính phủ, điều này không chắc đúng. Ở Iraq, thế giới Ngàn Lẻ Một Ðêm đã kể những câu chuyện bất tận đêm này qua đêm khác, và các nước chung quanh, quan hệ bạn, thù, càng rắc rối hơn.
Ngày hôm qua, phi cơ Mỹ đã ném bom xuống vị trí của quân nổi dậy chống chính phủ Iraq. Tuần trước, Mỹ gửi giúp Thủ Tướng Nuri al-Maliki 100 hỏa tiễn Hellfire, mớ hàng đầu tiên trong số 500 đã được hứa hẹn từ đầu năm 2014. Mỹ sẽ bán cho Iraq máy bay chiến đấu F-16 và trực thăng tấn công Apache. Người Mỹ dựng lên chính phủ đó tại Baghdad, sau khi đem quân sang lật đổ chế độ Saddam Hussein.
Iran và Nga là những quốc gia thù nghịch Mỹ vì đều đang bị Mỹ phong tỏa kinh tế. Nhưng cả hai nước này cũng đang giúp ông Nuri al-Maliki. Iran cho quân sang hỗ trợ đạo quân Iraq đang thua tơi tả. Còn Nga trong tuần trước gửi máy bay chiến đấu Sukhoi, sau khi Putin nói ông không thể ngồi yên coi chính phủ Baghdad sụp đổ. Các giáo sĩ lãnh đạo nước Iran thuộc phái Hồi Giáo Shi A, họ phải giúp ông Maliki, người đồng đạo. Nga liên minh với Iran, với mục đích khuyến khích họ đừng chịu theo các điều kiện do Mỹ đòi hỏi.
Nếu Iran tiếp tục nhượng bộ, như họ chứng tỏ trong nửa năm qua, Mỹ sẽ giảm bớt việc phong tỏa, thì dầu hỏa của nước này sẽ bán được ra ngoài thế giới nhiều hơn. Cũng với lý do tương tự, Nga chẳng mong cho cuộc nội chiến ở Iraq chấm dứt. Chiến tranh khiến nhiều mỏ dầu nước này ngưng hoạt động, hoặc không đưa đi bán được. Ðó là hai nước xuất cảng nhiều dầu lửa nhất, sau Á Rập Saudi và Nga. Nếu nguồn cung cấp dầu lửa của cả hai nước cùng được giải tỏa thì giá dầu trên thế giới sẽ xuống, tiền thu vào cho ngân sách chính phủ Nga sẽ xuống theo.
Iran và Iraq vốn là những nước thù nghịch, đã đánh nhau hai lần khi còn ông Saddam Hussein. Hussein cai trị độc tài, khát máu, dùng tay chân thủ hạ theo phái Sun Ni, đàn áp đa số dân Iraq theo phái Shi A. Chính phủ Mỹ giết ông ta, nước Iran bớt được một kẻ thù nguy hiểm. Khi Hussein còn sống thì nhóm khủng bố Al-Qaeda không thể xâm nhập nước Iraq, vì ông không thể chấp nhận Osama bin-Laden dám cạnh tranh vai trò lãnh tụ dân Á Rập Hồi Giáo. Bây giờ, bin Laden chết rồi, các đệ tử của ông ta đứng ra đóng vai lãnh đạo dân Sun Ni khắp miền Trung Ðông. Họ nuôi tham vọng thành lập một “siêu quốc gia, umna,” của những người đồng đạo. Trước đây họ tự xưng là ISIS, hai chữ IS đầu tiên là “Islamic State,” quốc gia Hồi Giáo, hai chữ sau là Iraq và Syria. Nay, họ chỉ còn dùng hai chữ IS đầu. Vì tham vọng của họ rộng lớn hơn Syria, Iraq, nay đã tràn sang cả Lebanon và đe dọa những nước Á Rập khác.
Từ gốc gác, đám quân nổi dậy ISIS khởi nghiệp tại Iraq, khi tiến sang Syria, cùng những nhóm khác chống nhà độc tài Assad thì họ bị Al-Qaeda khai trừ. Sau đó nhóm này đã trở thành lớn mạnh nhất ở Syria. Nhưng chính vì có nhóm cựu Al-Qaeda này mà chính phủ Mỹ, dù chống Bashar Assad, một nhà độc tài được Nga tận tình giúp đỡ, vẫn không hết sức giúp phong trào đang tìm cách lật đổ ông ta. (Có chính phủ Mỹ nào muốn giúp các môn đồ của bin Laden cướp chính quyền? Tương tự, thời 1945-50 không chính phủ Mỹ nào muốn giúp các đệ tử của Stalin!) Từ Syria, nhóm quân “hậu Al-Qaeda” này tràn qua Iraq đánh quân chính phủ. Họ được người cùng theo giáo phái Sun Ni theo rất đông; vì trong mấy năm qua ông Maliki đã củng cố địa vị cho người Shi A trong guồng máy nhà nước và quân đội; gây nhiều bất mãn trong các tín đồ Sun Ni.
Trong mấy tháng qua quân ISIS đã thành công tại Iraq hơn là ở Syria, vì quân đội của Maliki bị đánh là tan rã, cấp dưới theo phái Sun Ni không theo lệnh cấp trên thuộc phái Shi A. Họ chiếm được thành phố lớn Mosul, đe dọa cả các thánh địa của người Shi A, tấn công các mỏ dầu; họ chỉ bị ngăn lại khi đụng vào khu vực do dân Kurd kiểm soát. Người Kurd là một sắc dân thiểu số sống rải rác ở Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Nga và một số nước nhỏ trong vùng. Chiếm nơi nào, họ áp dụng một chính sách Hồi Giáo khắt khe. Các tín đồ phải tuyên thệ trung thành với lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi, được suy tôn là “caliph.” Ca líp là danh xưng dành cho người đứng đầu cả thế giới Hồi Giáo (Umma), một chức vụ đã bị xóa bỏ từ khi đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) tan rã, và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cải cách, tách vai trò tôn giáo ra khỏi chính trị. Bakr al-Baghdadi đã đạt được địa vị mà trước kia Osama bin Laden ước mơ nhưng chưa bao giờ làm được!
Từ đầu tuần này, quân IS (tên mới) đạt những thắng lợi lớn. Họ chiếm được một khu đập nước gần thành phố Mosul. Cả thế giới lo ngại, vì nếu đập Mosul bể vỡ, có thể chỉ vì đám loạn quân này không biết gì về kỹ thuật quản trị, thì lũ lụt sẽ tràn xuống cả vùng châu thổ sông Tigris, ngập cả thủ đô Baghdad. Ðó là lý do chính phủ Mỹ phải hành động, bỏ bom các đoàn quân IS; trong khi vẫn làm áp lực buộc Thủ Tướng Maliki từ chức, vì ông ta theo chính sách kỳ thị người theo phái Sun Ni. Việc bỏ bom tương đối dễ dàng vì đám quân này hoạt động công khai, đóng trại giữa sa mạc và tiến quân trên các xa lộ. Chính phủ Mỹ còn nêu một lý do khác để can thiệp, là thả dù tiếp tế cho các làng xóm bị quân nổi dậy phong tỏa, nhất là những đám dân bị quân IS đàn áp phải chạy tị nạn. Trong số này có 100,000 người Iraq theo đạo Thiên Chúa, và hàng chục ngàn người Yazidis, họ theo một tín ngưỡng cổ truyền từ 4,000 năm, bị các tôn giáo khác coi là man dã. Máy bay Mỹ đã thả dù các thùng nước uống và thức ăn cho các nhóm dân tị nạn, nhưng chưa giúp được hết.
Trong cùng thời gian tiến quân tại Iraq, IS cũng thành công tại Syria. Họ đã chiếm được một căn cứ quân sự tại tỉnh Raqa. Trong cuộc nội chiến tại Syria, 170 ngàn người đã bị giết, đa số là thường dân, những lực lượng nổi lên đều thuộc giáo phái Sun Ni, chống chính quyền Bashar Assad do một nhóm thiểu số Shi A cầm đầu. Assad cũng thu hút được các nhóm quân tình nguyện theo Shi A từ Iraq qua. Và ông ta cũng được 1,000 quân của nhóm Hezbollah từ Lebanon kéo sang giúp từ Tháng Năm năm ngoái. Tại Iraq quân IS đã phá hủy các nhà thương và những cơ sở xã hội do nhóm Hezbollah lập ra, vì tổ chức này gồm những người theo phái Shi A tại Lebanon. Do đó, quân IS từ Syria tràn qua biên giới đánh sang cả Lebanon, cùng nhóm với quân “Mặt Trận Nusra” tấn công quân chính phủ.
Tổ chức Hezbollah được những người Shi A thành lập sau khi quân đội Israel xâm chiếm Lebanon năm 1982. Họ hoạt động trên nhiều mặt: tổ chức đảng chính trị tranh cử và tham dự vào chính phủ, thành lập các cơ sở xã hội giúp dân nghèo, và lập các đội dân quân vũ trang như quân đội chính quy. Họ được Iran hỗ trợ cả tiền bạc lẫn vũ khí để chống Israel, cho nên bị chính phủ Mỹ ghi vào danh sách các tổ chức khủng bố. Nhưng nay thỉ cả Hezbollah và chính phủ Mỹ đều chống đạo quân IS. Trước đây chính phủ Mỹ còn cho CIA giúp chính quyền Lebanon phá một âm mưu ám sát Chủ Tịch Quốc Hội Nabih Berri, một người do Hezbollah đề cử.
Nước Lebanon đang qua một cơn khủng hoảng chính trị vì Quốc Hội không thỏa hiệp được với nhau để bầu một vị thủ tướng mới. Chức vụ này thường được luân chuyển giữa những người Hồi Giáo theo hai phái Sun Ni và Shi A; trong khi chức quốc trưởng được dành cho một người theo Thiên Chúa Giáo (giáo phái Maronite, đông nhất), và những người theo đạo Druze cũng thường được dành các ghế bộ trưởng. Trong khi quân Lebanon bị quân IS tấn công, chết 17 người, giết được 60 quân địch, thì Tướng Samir Geagea, tư lệnh quân đội lại tuyên bố lo ngại rằng cuộc chiến này chỉ làm lợi cho chính quyền Assad ở Syria. Và ông Walid Jumblatt, lãnh tụ người Druze, đứng đầu đảng Xã Hội, còn cảnh cáo rằng giúp Assad tức là hỗ trợ cho Iran trở thành quốc gia ảnh hưởng trên cả vùng Trung Ðông. Ông nêu lên mối đe dọa một “Trục Iran-Syria” đang thành hình để giành ảnh hưởng khắp vùng Trung Ðông. Vương quốc Á Rập Saudi, một nước mà hoàng gia và đa số dân theo đạo Sun Ni, với một thiểu số theo phái Shi A đang bất mãn, xưa nay vẫn coi Iran là thù địch nguy hiểm nhất. Trong tuần qua, Saudi đã công bố viện trợ cho chính phủ Lebanon một tỷ Mỹ kim, nói là để “chống khủng bố,” mà quân khủng bố chính là quân IS, gồm những người cũng theo phái Sun Ni.
Trong tuần này, một thủ lãnh đội quân IS là Sun Ni Abdullah Azzam Brigades, cũng xuất phát từ Al-Qaeda, đã lên tiếng thách thức nhóm Hezbollah, nói rằng, “Cầu mong Thượng đế đưa chúng qua Iraq! Tôi nói bằng tiếng Á Rập: Hãy cút khỏi Syria trước khi quá trễ! Nếu họ không hiểu tiếng Á Rập, tôi sẽ nói bằng tiếng Ba Tư (Iran)!” Ông ta còn tố cáo nhóm Hezbollah: “Chúng dám nói dối trá rằng chúng kháng cự người Do Thái. Người Hồi Giáo chúng tôi biết bộ mặt thật của chúng; chính chúng nó đang bảo vệ biên giới Israel!”
Chính phủ Mỹ đang quyết định quay trở lại Iraq, cung cấp hình ảnh vệ tinh về những cuộc chuyển quân của quân nổi dậy IS, thả bom, viện trợ vũ khí cho chính phủ Iraq. Ông Obama đang hy vọng một thủ tướng mới tại Baghdad vẫn tập hợp được các nhóm Shi A cũng như Sun Ni và người Kurds, và sẽ theo một chính sách không thiên vị một giáo phái nào. Chính phủ Mỹ cũng hy vọng sẽ tái áp dụng một chương trình của CIA liên kết các thủ lãnh bộ tộc người Iraq theo phái Sun Ni. Nhưng khả năng can thiệp của chính phủ Obama sẽ rất giới hạn. Hiện này chỉ còn 800 quân Mỹ ở Iraq, hơn 400 quân để bảo vệ tòa đại sứ và nhân viên. Hạ Viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không cho chính phủ được tự ý đưa quân trở lại Iraq, nếu không được Quốc Hội cho phép; nghị quyết này còn chờ Thượng Viện phê chuẩn.
Chính phủ Mỹ cũng đang xin Quốc Hội phê chuẩn một ngân sách viện trợ gần 66 tỷ Mỹ kim; trong đó có 500 triệu giúp các nhóm quân chống Assad tại Syria, để họ có khả năng cạnh tranh với đám quân IS, mà hai bên đã từng đánh nhau trong khi cùng chống Assad. Một tỷ Mỹ kim sẽ được dùng để giúp “ổn định” tình hình ở Jordan, Lebanon, Turkey và Iraq, tất cả đều chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến tại Syria và Iraq; một cách gián tiếp chống ảnh hưởng của Iran. Chương trình viện trợ này cũng bao gồm một tỷ Mỹ kim để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung và Ðông Âu; trước mối đe dọa từ Nga; trong khi Mỹ, Iran và Nga đều đang giúp Iraq chống lại quân Hồi Giáo Sun Ni quá khích.
Cuối cùng, trên mặt trận ngoại giao, các nước có thể vừa là bạn, vừa là thù địch; không coi nước nào là kẻ thù truyền kiếp, cũng không có ai là bạn đồng chí muôn đời. Chỉ các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam là dại. Thời Lê Duẩn có lúc nhất quyết theo Tàu, Lê Duẩn tôn xưng Mao Trạch Ðông là “Lê Nin của thời đại mới;” rồi sau đó có lúc coi Trung Quốc là nước thù địch, lại cho cả vào Hiến Pháp. Ðến thời Nguyễn Văn Linh, lại coi Trung Cộng là đồng chí lớn nhất phải bám vào dựa dẫm. Trước hội nghị Thành Ðô Nguyễn Văn Linh nói với đại sứ Trung Cộng: “Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin.” Sau đó, khi bị Trung Cộng đánh lừa ở Campuchia để bành trướng thế lực, Nguyễn Văn Linh còn biện hộ giùm đồng chí “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” (trích trong hồi ký của Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao thời đó.)
Ngày hôm qua, phi cơ Mỹ đã ném bom xuống vị trí của quân nổi dậy chống chính phủ Iraq. Tuần trước, Mỹ gửi giúp Thủ Tướng Nuri al-Maliki 100 hỏa tiễn Hellfire, mớ hàng đầu tiên trong số 500 đã được hứa hẹn từ đầu năm 2014. Mỹ sẽ bán cho Iraq máy bay chiến đấu F-16 và trực thăng tấn công Apache. Người Mỹ dựng lên chính phủ đó tại Baghdad, sau khi đem quân sang lật đổ chế độ Saddam Hussein.
Iran và Nga là những quốc gia thù nghịch Mỹ vì đều đang bị Mỹ phong tỏa kinh tế. Nhưng cả hai nước này cũng đang giúp ông Nuri al-Maliki. Iran cho quân sang hỗ trợ đạo quân Iraq đang thua tơi tả. Còn Nga trong tuần trước gửi máy bay chiến đấu Sukhoi, sau khi Putin nói ông không thể ngồi yên coi chính phủ Baghdad sụp đổ. Các giáo sĩ lãnh đạo nước Iran thuộc phái Hồi Giáo Shi A, họ phải giúp ông Maliki, người đồng đạo. Nga liên minh với Iran, với mục đích khuyến khích họ đừng chịu theo các điều kiện do Mỹ đòi hỏi.
Nếu Iran tiếp tục nhượng bộ, như họ chứng tỏ trong nửa năm qua, Mỹ sẽ giảm bớt việc phong tỏa, thì dầu hỏa của nước này sẽ bán được ra ngoài thế giới nhiều hơn. Cũng với lý do tương tự, Nga chẳng mong cho cuộc nội chiến ở Iraq chấm dứt. Chiến tranh khiến nhiều mỏ dầu nước này ngưng hoạt động, hoặc không đưa đi bán được. Ðó là hai nước xuất cảng nhiều dầu lửa nhất, sau Á Rập Saudi và Nga. Nếu nguồn cung cấp dầu lửa của cả hai nước cùng được giải tỏa thì giá dầu trên thế giới sẽ xuống, tiền thu vào cho ngân sách chính phủ Nga sẽ xuống theo.
Iran và Iraq vốn là những nước thù nghịch, đã đánh nhau hai lần khi còn ông Saddam Hussein. Hussein cai trị độc tài, khát máu, dùng tay chân thủ hạ theo phái Sun Ni, đàn áp đa số dân Iraq theo phái Shi A. Chính phủ Mỹ giết ông ta, nước Iran bớt được một kẻ thù nguy hiểm. Khi Hussein còn sống thì nhóm khủng bố Al-Qaeda không thể xâm nhập nước Iraq, vì ông không thể chấp nhận Osama bin-Laden dám cạnh tranh vai trò lãnh tụ dân Á Rập Hồi Giáo. Bây giờ, bin Laden chết rồi, các đệ tử của ông ta đứng ra đóng vai lãnh đạo dân Sun Ni khắp miền Trung Ðông. Họ nuôi tham vọng thành lập một “siêu quốc gia, umna,” của những người đồng đạo. Trước đây họ tự xưng là ISIS, hai chữ IS đầu tiên là “Islamic State,” quốc gia Hồi Giáo, hai chữ sau là Iraq và Syria. Nay, họ chỉ còn dùng hai chữ IS đầu. Vì tham vọng của họ rộng lớn hơn Syria, Iraq, nay đã tràn sang cả Lebanon và đe dọa những nước Á Rập khác.
Từ gốc gác, đám quân nổi dậy ISIS khởi nghiệp tại Iraq, khi tiến sang Syria, cùng những nhóm khác chống nhà độc tài Assad thì họ bị Al-Qaeda khai trừ. Sau đó nhóm này đã trở thành lớn mạnh nhất ở Syria. Nhưng chính vì có nhóm cựu Al-Qaeda này mà chính phủ Mỹ, dù chống Bashar Assad, một nhà độc tài được Nga tận tình giúp đỡ, vẫn không hết sức giúp phong trào đang tìm cách lật đổ ông ta. (Có chính phủ Mỹ nào muốn giúp các môn đồ của bin Laden cướp chính quyền? Tương tự, thời 1945-50 không chính phủ Mỹ nào muốn giúp các đệ tử của Stalin!) Từ Syria, nhóm quân “hậu Al-Qaeda” này tràn qua Iraq đánh quân chính phủ. Họ được người cùng theo giáo phái Sun Ni theo rất đông; vì trong mấy năm qua ông Maliki đã củng cố địa vị cho người Shi A trong guồng máy nhà nước và quân đội; gây nhiều bất mãn trong các tín đồ Sun Ni.
Trong mấy tháng qua quân ISIS đã thành công tại Iraq hơn là ở Syria, vì quân đội của Maliki bị đánh là tan rã, cấp dưới theo phái Sun Ni không theo lệnh cấp trên thuộc phái Shi A. Họ chiếm được thành phố lớn Mosul, đe dọa cả các thánh địa của người Shi A, tấn công các mỏ dầu; họ chỉ bị ngăn lại khi đụng vào khu vực do dân Kurd kiểm soát. Người Kurd là một sắc dân thiểu số sống rải rác ở Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iran, Nga và một số nước nhỏ trong vùng. Chiếm nơi nào, họ áp dụng một chính sách Hồi Giáo khắt khe. Các tín đồ phải tuyên thệ trung thành với lãnh tụ Abu Bakr al-Baghdadi, được suy tôn là “caliph.” Ca líp là danh xưng dành cho người đứng đầu cả thế giới Hồi Giáo (Umma), một chức vụ đã bị xóa bỏ từ khi đế quốc Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) tan rã, và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cải cách, tách vai trò tôn giáo ra khỏi chính trị. Bakr al-Baghdadi đã đạt được địa vị mà trước kia Osama bin Laden ước mơ nhưng chưa bao giờ làm được!
Từ đầu tuần này, quân IS (tên mới) đạt những thắng lợi lớn. Họ chiếm được một khu đập nước gần thành phố Mosul. Cả thế giới lo ngại, vì nếu đập Mosul bể vỡ, có thể chỉ vì đám loạn quân này không biết gì về kỹ thuật quản trị, thì lũ lụt sẽ tràn xuống cả vùng châu thổ sông Tigris, ngập cả thủ đô Baghdad. Ðó là lý do chính phủ Mỹ phải hành động, bỏ bom các đoàn quân IS; trong khi vẫn làm áp lực buộc Thủ Tướng Maliki từ chức, vì ông ta theo chính sách kỳ thị người theo phái Sun Ni. Việc bỏ bom tương đối dễ dàng vì đám quân này hoạt động công khai, đóng trại giữa sa mạc và tiến quân trên các xa lộ. Chính phủ Mỹ còn nêu một lý do khác để can thiệp, là thả dù tiếp tế cho các làng xóm bị quân nổi dậy phong tỏa, nhất là những đám dân bị quân IS đàn áp phải chạy tị nạn. Trong số này có 100,000 người Iraq theo đạo Thiên Chúa, và hàng chục ngàn người Yazidis, họ theo một tín ngưỡng cổ truyền từ 4,000 năm, bị các tôn giáo khác coi là man dã. Máy bay Mỹ đã thả dù các thùng nước uống và thức ăn cho các nhóm dân tị nạn, nhưng chưa giúp được hết.
Trong cùng thời gian tiến quân tại Iraq, IS cũng thành công tại Syria. Họ đã chiếm được một căn cứ quân sự tại tỉnh Raqa. Trong cuộc nội chiến tại Syria, 170 ngàn người đã bị giết, đa số là thường dân, những lực lượng nổi lên đều thuộc giáo phái Sun Ni, chống chính quyền Bashar Assad do một nhóm thiểu số Shi A cầm đầu. Assad cũng thu hút được các nhóm quân tình nguyện theo Shi A từ Iraq qua. Và ông ta cũng được 1,000 quân của nhóm Hezbollah từ Lebanon kéo sang giúp từ Tháng Năm năm ngoái. Tại Iraq quân IS đã phá hủy các nhà thương và những cơ sở xã hội do nhóm Hezbollah lập ra, vì tổ chức này gồm những người theo phái Shi A tại Lebanon. Do đó, quân IS từ Syria tràn qua biên giới đánh sang cả Lebanon, cùng nhóm với quân “Mặt Trận Nusra” tấn công quân chính phủ.
Tổ chức Hezbollah được những người Shi A thành lập sau khi quân đội Israel xâm chiếm Lebanon năm 1982. Họ hoạt động trên nhiều mặt: tổ chức đảng chính trị tranh cử và tham dự vào chính phủ, thành lập các cơ sở xã hội giúp dân nghèo, và lập các đội dân quân vũ trang như quân đội chính quy. Họ được Iran hỗ trợ cả tiền bạc lẫn vũ khí để chống Israel, cho nên bị chính phủ Mỹ ghi vào danh sách các tổ chức khủng bố. Nhưng nay thỉ cả Hezbollah và chính phủ Mỹ đều chống đạo quân IS. Trước đây chính phủ Mỹ còn cho CIA giúp chính quyền Lebanon phá một âm mưu ám sát Chủ Tịch Quốc Hội Nabih Berri, một người do Hezbollah đề cử.
Nước Lebanon đang qua một cơn khủng hoảng chính trị vì Quốc Hội không thỏa hiệp được với nhau để bầu một vị thủ tướng mới. Chức vụ này thường được luân chuyển giữa những người Hồi Giáo theo hai phái Sun Ni và Shi A; trong khi chức quốc trưởng được dành cho một người theo Thiên Chúa Giáo (giáo phái Maronite, đông nhất), và những người theo đạo Druze cũng thường được dành các ghế bộ trưởng. Trong khi quân Lebanon bị quân IS tấn công, chết 17 người, giết được 60 quân địch, thì Tướng Samir Geagea, tư lệnh quân đội lại tuyên bố lo ngại rằng cuộc chiến này chỉ làm lợi cho chính quyền Assad ở Syria. Và ông Walid Jumblatt, lãnh tụ người Druze, đứng đầu đảng Xã Hội, còn cảnh cáo rằng giúp Assad tức là hỗ trợ cho Iran trở thành quốc gia ảnh hưởng trên cả vùng Trung Ðông. Ông nêu lên mối đe dọa một “Trục Iran-Syria” đang thành hình để giành ảnh hưởng khắp vùng Trung Ðông. Vương quốc Á Rập Saudi, một nước mà hoàng gia và đa số dân theo đạo Sun Ni, với một thiểu số theo phái Shi A đang bất mãn, xưa nay vẫn coi Iran là thù địch nguy hiểm nhất. Trong tuần qua, Saudi đã công bố viện trợ cho chính phủ Lebanon một tỷ Mỹ kim, nói là để “chống khủng bố,” mà quân khủng bố chính là quân IS, gồm những người cũng theo phái Sun Ni.
Trong tuần này, một thủ lãnh đội quân IS là Sun Ni Abdullah Azzam Brigades, cũng xuất phát từ Al-Qaeda, đã lên tiếng thách thức nhóm Hezbollah, nói rằng, “Cầu mong Thượng đế đưa chúng qua Iraq! Tôi nói bằng tiếng Á Rập: Hãy cút khỏi Syria trước khi quá trễ! Nếu họ không hiểu tiếng Á Rập, tôi sẽ nói bằng tiếng Ba Tư (Iran)!” Ông ta còn tố cáo nhóm Hezbollah: “Chúng dám nói dối trá rằng chúng kháng cự người Do Thái. Người Hồi Giáo chúng tôi biết bộ mặt thật của chúng; chính chúng nó đang bảo vệ biên giới Israel!”
Chính phủ Mỹ đang quyết định quay trở lại Iraq, cung cấp hình ảnh vệ tinh về những cuộc chuyển quân của quân nổi dậy IS, thả bom, viện trợ vũ khí cho chính phủ Iraq. Ông Obama đang hy vọng một thủ tướng mới tại Baghdad vẫn tập hợp được các nhóm Shi A cũng như Sun Ni và người Kurds, và sẽ theo một chính sách không thiên vị một giáo phái nào. Chính phủ Mỹ cũng hy vọng sẽ tái áp dụng một chương trình của CIA liên kết các thủ lãnh bộ tộc người Iraq theo phái Sun Ni. Nhưng khả năng can thiệp của chính phủ Obama sẽ rất giới hạn. Hiện này chỉ còn 800 quân Mỹ ở Iraq, hơn 400 quân để bảo vệ tòa đại sứ và nhân viên. Hạ Viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không cho chính phủ được tự ý đưa quân trở lại Iraq, nếu không được Quốc Hội cho phép; nghị quyết này còn chờ Thượng Viện phê chuẩn.
Chính phủ Mỹ cũng đang xin Quốc Hội phê chuẩn một ngân sách viện trợ gần 66 tỷ Mỹ kim; trong đó có 500 triệu giúp các nhóm quân chống Assad tại Syria, để họ có khả năng cạnh tranh với đám quân IS, mà hai bên đã từng đánh nhau trong khi cùng chống Assad. Một tỷ Mỹ kim sẽ được dùng để giúp “ổn định” tình hình ở Jordan, Lebanon, Turkey và Iraq, tất cả đều chịu ảnh hưởng của cuộc nội chiến tại Syria và Iraq; một cách gián tiếp chống ảnh hưởng của Iran. Chương trình viện trợ này cũng bao gồm một tỷ Mỹ kim để tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung và Ðông Âu; trước mối đe dọa từ Nga; trong khi Mỹ, Iran và Nga đều đang giúp Iraq chống lại quân Hồi Giáo Sun Ni quá khích.
Cuối cùng, trên mặt trận ngoại giao, các nước có thể vừa là bạn, vừa là thù địch; không coi nước nào là kẻ thù truyền kiếp, cũng không có ai là bạn đồng chí muôn đời. Chỉ các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam là dại. Thời Lê Duẩn có lúc nhất quyết theo Tàu, Lê Duẩn tôn xưng Mao Trạch Ðông là “Lê Nin của thời đại mới;” rồi sau đó có lúc coi Trung Quốc là nước thù địch, lại cho cả vào Hiến Pháp. Ðến thời Nguyễn Văn Linh, lại coi Trung Cộng là đồng chí lớn nhất phải bám vào dựa dẫm. Trước hội nghị Thành Ðô Nguyễn Văn Linh nói với đại sứ Trung Cộng: “Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay... Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin.” Sau đó, khi bị Trung Cộng đánh lừa ở Campuchia để bành trướng thế lực, Nguyễn Văn Linh còn biện hộ giùm đồng chí “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa.” (trích trong hồi ký của Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao thời đó.)
Không có nhận xét nào: