Không riêng các nhà báo bất bình, một số tổ chức và giới luật sư cũng coi “đề xuất” của Bộ Tư Pháp CSVN phạt báo chí tới 100 triệu đồng như biện pháp “hành” báo chí.
Hồi giữa Tháng Giêng 2015, Bộ Tư Pháp CSVN đưa đề nghị thêm một điều khoản vào điều 8 của Nghị định 159/2013/ND-CP gọi là điều 8a, quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.
Điều 8a đề nghị với các nội dung như sau:
“Điều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Buộc đính chính thông tin thống kê đã bị đăng, phát sai lệch đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Ở điều 8 của Nghị định nói trên, người ta đã thấy báo chí bị phạt hành chánh về các trường hợp “đăng, phát thông tin sai sự thật” nhẹ từ phạt 200,000 đến nặng 100 triệu đồng.”
Nay Bộ Tư Pháp lại đòi thêm khỏa 8a như ở trên đã bị nhiều người cho rằng từ cái đà này, có thể bất cứ cơ quan, bộ ngành nào cũng có thể đề nghị thêm các khoản 8b, 8c, 8d v.v... để có quyền trừng trị báo chí khi đưa tin hay viết bài gì họ không hài lòng.
Trong buổi hội thảo với đề tài ““Chế tài hành chính về xử lý thông tin sai sự thật trên báo chí: Ai cũng được phạt báo chí?” do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức sáng ngày 5/2/2015, luật sư Trần Vũ hải cho rằng nếu đề nghị của Bộ tư Pháp được thi hành, việc này giúp cho “các bộ ngành có công cụ để “trả đũa”, “trừng phạt” báo chí thường xuyên thông tin những vấn đề không tốt của ngành mình”...
Khi vừa hay tin có cái “đề xuất” nói trên, tờ Dân Trí nói rằng “nhiều nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội cho rằng việc bổ sung quy định xử phạt nặng đối với việc thông tin của các cơ quan báo chí như đề xuất của Bộ Tư pháp là không hợp lý”.
Trong buổi hội thảo, đại diện của tổ chức MEC cho rằng, điều 8a sẽ “gây ra sự chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” có thể hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí”.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng “Việc xử phạt báo chí thông tin sai hãy để cho cơ quan quản lý báo chí thực hiện. Bộ ngành thấy báo chí viết sai thì hãy gửi văn bản tới cơ quan báo chí đó, nếu họ không giải quyết thì gửi ngay đơn tới tòa án. Uy tín của tờ báo sẽ còn không khi tòa án phán quyết rằng tờ báo đó đã thông tin sai sự thật.”
Không riêng gì báo giới, một chức sắc thuộc Thanh Tra Bộ Thông Tin Truyền Thông cho rằng việc cho lệnh phạt tới 100 triệu đồng khi đưa tin sai trong lãnh vực thống kê, thị trường, giá cả hàng hóa, “sẽ tạo ra tiền lệ cho các ngành khác cũng đưa ra các đề xuất tương tự”.
Ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Luật sư đoàn sài Gòn cho rằng “Nếu quy định chi tiết về việc xử phạt khi báo chí đưa tin sai về lĩnh vực nào đó thì chẳng khác nào trao thẩm quyền cho ngành đó cũng có quyền xử phạt báo chí. Bây giờ có hơn 100 ngành nghề và nếu ngành nghề nào cũng cho rằng mình quan trọng, đòi hỏi phải có quy định xử phạt khi báo chí thông tin sai về lĩnh vực của mình thì không nên chút nào”.
Từng có những “đề xuất” cấm người “ngực lép” chạy xe gắn máy, cấm người có 6 ngón tay, ngón chân thi lấy bằng lái xe dù những ngón tay ngón chân đó không ảnh hưởng gì tới khả năng lái xe an toàn.
Theo tờ Dân Trí “Một số bộ ngành liên quan có cử đại diện tới tham dự hội thảo nhưng không ai đăng ký phát biểu, phản hồi.” (TN)
Hồi giữa Tháng Giêng 2015, Bộ Tư Pháp CSVN đưa đề nghị thêm một điều khoản vào điều 8 của Nghị định 159/2013/ND-CP gọi là điều 8a, quy định “xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.
Điều 8a đề nghị với các nội dung như sau:
“Điều 8a. Vi phạm quy định về đăng, phát thông tin sai sự thật trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước
1. Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. Phạt tiền từ 75-100 triệu đồng đối với hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Buộc đính chính thông tin thống kê đã bị đăng, phát sai lệch đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Buộc tiêu hủy hoặc tịch thu tiêu hủy các ấn phẩm có nội dung thông tin sai phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Ở điều 8 của Nghị định nói trên, người ta đã thấy báo chí bị phạt hành chánh về các trường hợp “đăng, phát thông tin sai sự thật” nhẹ từ phạt 200,000 đến nặng 100 triệu đồng.”
Nay Bộ Tư Pháp lại đòi thêm khỏa 8a như ở trên đã bị nhiều người cho rằng từ cái đà này, có thể bất cứ cơ quan, bộ ngành nào cũng có thể đề nghị thêm các khoản 8b, 8c, 8d v.v... để có quyền trừng trị báo chí khi đưa tin hay viết bài gì họ không hài lòng.
Trong buổi hội thảo với đề tài ““Chế tài hành chính về xử lý thông tin sai sự thật trên báo chí: Ai cũng được phạt báo chí?” do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức sáng ngày 5/2/2015, luật sư Trần Vũ hải cho rằng nếu đề nghị của Bộ tư Pháp được thi hành, việc này giúp cho “các bộ ngành có công cụ để “trả đũa”, “trừng phạt” báo chí thường xuyên thông tin những vấn đề không tốt của ngành mình”...
Khi vừa hay tin có cái “đề xuất” nói trên, tờ Dân Trí nói rằng “nhiều nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội cho rằng việc bổ sung quy định xử phạt nặng đối với việc thông tin của các cơ quan báo chí như đề xuất của Bộ Tư pháp là không hợp lý”.
Trong buổi hội thảo, đại diện của tổ chức MEC cho rằng, điều 8a sẽ “gây ra sự chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” có thể hạn chế tính phản biện, phê bình của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí”.
Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho rằng “Việc xử phạt báo chí thông tin sai hãy để cho cơ quan quản lý báo chí thực hiện. Bộ ngành thấy báo chí viết sai thì hãy gửi văn bản tới cơ quan báo chí đó, nếu họ không giải quyết thì gửi ngay đơn tới tòa án. Uy tín của tờ báo sẽ còn không khi tòa án phán quyết rằng tờ báo đó đã thông tin sai sự thật.”
Không riêng gì báo giới, một chức sắc thuộc Thanh Tra Bộ Thông Tin Truyền Thông cho rằng việc cho lệnh phạt tới 100 triệu đồng khi đưa tin sai trong lãnh vực thống kê, thị trường, giá cả hàng hóa, “sẽ tạo ra tiền lệ cho các ngành khác cũng đưa ra các đề xuất tương tự”.
Ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Luật sư đoàn sài Gòn cho rằng “Nếu quy định chi tiết về việc xử phạt khi báo chí đưa tin sai về lĩnh vực nào đó thì chẳng khác nào trao thẩm quyền cho ngành đó cũng có quyền xử phạt báo chí. Bây giờ có hơn 100 ngành nghề và nếu ngành nghề nào cũng cho rằng mình quan trọng, đòi hỏi phải có quy định xử phạt khi báo chí thông tin sai về lĩnh vực của mình thì không nên chút nào”.
Từng có những “đề xuất” cấm người “ngực lép” chạy xe gắn máy, cấm người có 6 ngón tay, ngón chân thi lấy bằng lái xe dù những ngón tay ngón chân đó không ảnh hưởng gì tới khả năng lái xe an toàn.
Theo tờ Dân Trí “Một số bộ ngành liên quan có cử đại diện tới tham dự hội thảo nhưng không ai đăng ký phát biểu, phản hồi.” (TN)
Không có nhận xét nào: