VRNs (25.9.2014) – Sài Gòn - Như VRNs chúng tôi loan tin, sáng nay 25.9, chính quyền huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai đã huy động lực công an, cảnh sát cơ động… mang xe ủi đến cướp và tàn phá đất cũng như tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai.
Công an đã dùng dùi cui điện dí ông Thương đến ngất xỉu, đứa con đầu lòng bốn tuổi bị đánh trầy xước, chị của ông Thương bị đánh bầm dập cả người… Đó là cách hành xử của lực lượng công quyền – hàng tháng vẫn lãnh lương từ tiền mô hôi nước mắt của những người dân tộc nghèo khổ này.
Sau đây VRNs xin trưng dẫn một số hình ảnh trong đợt “Nhà cầm quyền cướp, tàn phá đất và tài sản của gia đình ông Thương – Người Dân Bana”.
Công an, dân phòng kéo đến cưỡng chế nhà ông Thương và ông Khoa thuộc dân tộc Bana cư ngụ ở buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai
Trước đây ông Thương có 1 hecta đất do cha mẹ để lại, chính quyền đã cưỡng chế, lấy 5 sào trồng cao su, 5 sào còn lại chính quyền muốn lấy nốt
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
Hai gia đình người Bana này chỉ có ngôi nhà xập xệ mái che tôn, nhưng họ cũng không được ở yên. Từ nay họ trở thành những người không nhà không cửa
Nhà nước luôn nói có những chính sách ưu tiên cho người dân tộc thiểu số, nhưng nhìn vào trường hợp này thì thấy chính sách đó như thế nào.
Ngôi nhà anh Thương và Khoa giờ chỉ còn đám đất trống, một số người trong Bản kéo đến phụ giúp xếp mấy miếng tôn còn sót lại
Nhà Cầm Quyền Cướp, Phá Đất Và Tài Sản Của Ông Thương – Người Dân Tộc Bana
Ông Thương qủa quyết: “Không chấp nhận cho chúng nó lấy đất, đất của ông bà để lại sao để nó lấy được.”
Đất của gia đình ông Thương, Người Dân tộc Bana, được ông bà và dân làng khai hoang từ lâu đời, nhưng nhà cầm quyền thị trấn Đắk Đoa lại huy động công an và cảnh sát cơ động đến cưỡng chế đất của ông, với lý do đất được Nhà nước quy hoạch nên không cho xây dựng hay trồng trọt bất cứ cái gì trên mảnh đất này.
Ông Dân, anh rể của ông Thương, cho hay: “Đất của em Thương khoảng 1 hecta do bố mẹ để lại. Trước đó [nhà cầm quyền] đã lấy năm sào để trồng cao su rồi, năm sào còn lại gia đình em Thương dựng nhà và trồng trọt, nhưng nhà nước nói rằng đó là đất của nhà nước đang quy hoạch nên không cho gia đình em Thương ở, Nhà nước muốn lấy hết đất của em Thương luôn. Gia đình cực khổ khó khăn mà còn lại bị [nhà cầm quyền] đàn áp. Ở đó, các nhà khác không có chuyện gì, chỉ có mỗi nhà em Thương bị thôi.”
“Nhà nước nói đây là đất của nhà nước đang quy hoạch, nhưng đúng ra đây là đất của Dân làng từ bao nhiêu đời rồi [đã được khai hoang từ lâu]. Đất của dân làng mà Nhà nước cứ muốn lấn chiếm thôi, không biết Nhà nước làm cái gì mà lại cưỡng chế đất và dỡ hai ngôi nhà của em Thương và em Khoa [em của ông Thương].”
Theo thông tin chúng tôi nhận được, công an sử dụng roi điện đánh và dí ông Thương đến ngất xỉu, vợ ông Dân bị đánh bầm tím người. Ông Dân bị đưa về đồn công an làm việc.
Gia đình ông Khoa đứng trương ngôi nhà của gia đình
Vào cuối tháng 12 năm 2013, anh em ông Thương thường xuyên bị nhà cầm quyền sách nhiễu điển hình như, mỗi lần gia đình ông Thương và ông Khoa trồng được cây gì thì nhà cầm quyền lại đốn cây đó; Có lần gia đình đi rẫy không có ai ở nhà thì họ vào lục lọi đồ đạc, lấy hết quần áo mang đi đốt, còn các cây ở xung quanh nhà bị đốn và cưa hết, sau đó tẩm xăng, đốt.
Theo Luật quy định, đất của người dân khai phá mà nhà cầm quyền muốn quy hoạch đất của họ thì phải có Dự án, phương án giải tỏa, bồi thường, tái định cư cho họ… sau đó mới thực hiện thu hồi đất và giao đất. Luật Đất đai luôn “nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất”. Thế nhưng, nhà cầm quyền thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai – theo những gì ông Thương và gia đình trình bày- đã lấy quyền, ép buộc gia đình ông Thương giao đất, nay tiếp tục cướp, phá đất đai, nhà cửa, tài sản cây trồng… là trái pháp luật. Người dân khi thực hiện quyền bảo vệ đất và tài sản của họ – theo Pháp luật qui định – thì trở thành “lực lượng chống đối, bị kích động bởi các thế lực thù địch….” Chưa kể, hiện nay, chính sách về đất đai, nhà cửa, kinh tế… đối với Người Dân tộc luôn được đề cao, được ưu tiên, nên việc làm của nhà cầm quyền cướp và phá tài sản của gia đình ông Thương, Người Dân Tộc Banna vừa vi phạm pháp luật, vừa phá hoạichính sách đoàn kết, chính sách kinh tế – xã hội đối với Người Dân tộc.
Được biết, rất nhiều người Kinh sinh sống trên con đường nhựa dẫn vào buôn làng H’Lâm và sống gần đất của gia đình ông Thương, nhưng họ vẫn khai hoang đất và xây những ngôi nhà kiên cố mà nhà cầm quyền không có ý kiến gì.
Buôn làng H’Lâm, thôn Glar, thị trấn Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai cách thành phố Pleiku khoảng 17 cây số, đi về hướng Đông Nam.
HT.VRNs
Không có nhận xét nào: