Lấy tín nhiệm lần này sẽ khó đi vào 'thực chất' và 'đạt hiệu quả', theo ý kiến nhà quan sát. |
BBC - 12.11.2014:Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín, sáng 15/11.
Việc Quốc hội quyết định 'họp kín' khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do các lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình' như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã gợi ý, theo ý kiến bình luận từ trong nước.
Việc họp kín này cũng có thể phản ánh chiều hướng muốn 'dàn xếp nội bộ' trong lúc tình hình quan hệ giữa các phe nhóm lãnh đạo trong chính quyền vẫn 'còn phức tạp', theo nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Mặt khác qua cách thức lấy phiếu tín nhiệm được chủ trương, có thể thấy trước việc lấy phiếu kỳ này sẽ 'không đạt được mục tiêu' và 'không đạt được điều gì', theo một nữ cựu Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp. Nhà văn Phạm Viết Đào |
Hôm 12/11/2014 từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào, người mới ra tù hôm 13/9 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nói với BBC:
"Tôi nghĩ đấy là một chủ trương thực hiện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu. Tôi đoán là chắc muốn có những điều chỉnh nội bộ để tránh những việc như ông Trọng nói 'ném chuột sợ vỡ bình'.
"Chủ trương họp kín cũng là có tính chất dàn xếp nội bộ những xung đột, những mâu thuẫn nếu có, thì họ muốn giải quyết vấn đề nội bộ.
"Và tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp," cựu blogger và nguyên chánh thanh tra thuộc Bộ Văn hóa của Việt Nam cảnh báo.
'Chẳng để làm gì'
Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."
Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."
Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."
Quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất. Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Cựu Đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan |
Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."
'Khó tạo áp lực'
Ý kiến nói cần để cho người dân được biết và truyền thông có tiếng nói về việc lấy tín nhiệm.
Về việc Quốc hội nên mở công khai hay nên họp kín ở phiên họp lấy tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cựu Đại biểu Phạm Thị Loan nói:
"Việc này chẳng việc gì phải họp kín cả, có thể bỏ phiếu kín thì được, chứ nếu mà nói họp kín, quan điểm của tôi là Quốc hội cứ họp mở đàng hoàng và bỏ phiếu kín...
"Lấy phiếu tín nhiệm cần phải công khai. Nếu ai như thế nào thì công khai, để rồi quyết định công khai, còn quan điểm của tôi chẳng việc gì mà phải kín và thứ hai báo chí biết thì cũng càng tốt chứ sao."
Cũng đồng tình với điểm này, nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội nói:
"Những vấn đề như thế này mà không để cho người dân tham gia, không để cho truyền thông người ta có một tiếng nói nào đấy thì tôi nghĩ khó mà minh bạch được, khó mà tạo ra những áp lực khách quan, tạo ra một chuyển biến tích cực, khách quan hơn.
"Tôi nghĩ việc không công khai là một điều cũng hơi thất vọng, bản thân tôi là người dân thì tôi cũng muốn chính phủ và các cơ quan lãnh đạo, cơ quan công quyền của nhà nước cố gắng công khai tối đa.
"Tất nhiên nhà nước nào cũng có những 'hộp đen' của họ, thế nhưng mà cái gì cũng cho vào hộp đen cả, tự giải quyết nội bộ, mà giải quyết nội bộ, đôi khi, nhiều khi người dân người ta cũng thất vọng, vì mặc dù mọi cái nói là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân có biết đâu," ông Đào nói với BBC.
Không có nhận xét nào: