HẢI PHÒNG (NV) - Thêm một tử tù đang chờ ngày bị hành quyết ở Hải Phòng kêu oan suốt 7 năm qua nhưng không hề thấy cơ quan tố tụng ở Việt Nam phản hồi.
Từ mấy ngày nay, người ta thấy báo chí trong nước và một số blogger, facebooker lật lại vụ kết án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng. Ông đã bị cáo buộc cùng với một số tòng phạm giết một thiếu tá công an để cướp xe máy buổi tối ngày 14 tháng 7, 2007, ở khu vực đảo Ðình Vũ, Hải Phòng.
Nguyễn Văn Chưởng, năm nay 31 tuổi, kẻ bị kết tội là thủ phạm chính, chứng minh lúc xảy ra vụ giết người thì ông ở xa chỗ đó tới 40km. Cha mẹ, vợ, em trai và các nhân chứng khác đều xác nhận như vậy nhưng đã bị đám công an điều tra ép cung tất cả, bắt khai theo lệnh của công an điều tra sau những trận tra tấn và dọa nạt.
Từ mấy ngày nay, người ta thấy báo chí trong nước và một số blogger, facebooker lật lại vụ kết án tử hình ông Nguyễn Văn Chưởng ở Hải Phòng. Ông đã bị cáo buộc cùng với một số tòng phạm giết một thiếu tá công an để cướp xe máy buổi tối ngày 14 tháng 7, 2007, ở khu vực đảo Ðình Vũ, Hải Phòng.
Nguyễn Văn Chưởng, năm nay 31 tuổi, kẻ bị kết tội là thủ phạm chính, chứng minh lúc xảy ra vụ giết người thì ông ở xa chỗ đó tới 40km. Cha mẹ, vợ, em trai và các nhân chứng khác đều xác nhận như vậy nhưng đã bị đám công an điều tra ép cung tất cả, bắt khai theo lệnh của công an điều tra sau những trận tra tấn và dọa nạt.
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng trao đổi với PV báo Người Ðưa Tin. (Hình: NÐT)
Lật lại vụ án
Ngày 15 tháng 7, 2007, nhiều báo ở Việt Nam loan tin, Thiếu Tá Nguyễn Văn Sinh, công an phường Ðông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, “đi làm nhiệm vụ” ở khu vực đảo Ðình Vũ thì “bị 3 thanh niên dùng hung khí chém 7 nhát, gây tử vong.”
Theo bản cáo trạng đọc tại phiên tòa sơ thẩm ngày 12 tháng 6, 2008, tại thành phố Hải Phòng, công an đã điều tra và bắt “Nguyễn Văn Chưởng, SN 1983, ở huyện Kim Thành, Hải Dương; Ðỗ Văn Hoàng, SN 1985 và Vũ Văn Trung, SN 1984, cùng trú tại Kiến Thụy, Hải Phòng để điều tra làm rõ hành vi giết người, cướp của. Bắt giữ Nguyễn Trọng Ðoàn, SN 1987, em trai Nguyễn Văn Chưởng về tội che giấu tội phạm và Nguyễn Thị Lan Phương (tức Hằng “tây,” SN 1989, trú tại phường Bắc Sơn, quận Kiến An, TP Hải Phòng, là người yêu của Vũ Văn Trung) về tội không tố giác tội phạm,” báo Thanh Niên ngày 13 tháng 6, 2008 viết.
Bản tin này của tờ Thanh Niên tường thuật phiên tòa (qua cáo trạng) nói, “Tại cơ quan điều tra, Chưởng, Hoàng, Trung đã khai báo về hành vi sát hại Thiếu Tá Nguyễn Văn Sinh nhằm mục đích cướp của. Bản thân Nguyễn Văn Chưởng vừa là chủ mưu, vừa chở Trung và Hoàng đi tìm đối tượng để cướp.”
“Khi gặp Thiếu Tá Sinh đi chiều ngược lại, Chưởng đã cho quay xe lại và ra tay sát hại. Hoàng là người đầu tiên chạy xuống chém 2 nhát vào thái dương Thiếu Tá Sinh (vết chém gây tử vong). Sau đó, Trung và Chưởng tiếp tục đuổi theo chém nhiều nhát vào vai, lưng nạn nhân. Khi Thiếu Tá Sinh rút súng bắn lại thì các đối tượng trên mới bỏ chạy. Các bị cáo cũng khai vì đêm đó trời mưa, Thiếu Tá Sinh mặc áo mưa nên bọn chúng không biết là công an nên mới ra tay cướp.”
Theo tờ Thanh Niên kể, trong phiên xử, “Ngoài bị cáo Vũ Văn Trung và Nguyễn Thị Lan Phương nhận tội, 3 bị cáo còn lại đã phản cung, cho rằng mình bị ép cung, bị tra tấn nên mới phải nhận tội.”
“Hai anh em Chưởng, Ðoàn cho rằng đêm 14 tháng 7, 2007, Chưởng từ Hải Phòng về quê (Kim Thành, Hải Dương), đồng thời đưa ra một số chứng cứ cho rằng mình ngoại phạm. Tuy nhiên, vị đại diện Viện Kiểm Sát đã bác các bằng chứng mà các bị cáo đưa ra. Mặt khác, một số nhân chứng trước đây xác nhận Chưởng có về quê vào tối 14 tháng 7, 2007 cũng đã thừa nhận không nhớ chính xác đó là ngày nào.” Báo Thanh Niên viết.
Cuối cùng, “Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Chưởng: tử hình; Ðỗ Văn Hoàng tù chung thân; Vũ Văn Trung 23 năm tù giam; Nguyễn Văn Ðoàn 2 năm tù; Nguyễn Thị Lan Phương 12 tháng tù (án treo), 24 tháng thử thách,” theo tờ Thanh Niên tường thuật.
Thấy các con mình bị kết án oan, đứa bị tử hình, đứa bị hai năm tù giam dù không dính gì tới vụ giết người, ông Nguyễn Trường Chinh và vợ, bà Nguyễn Thị Bích, đã đi gõ cửa khắp nơi kêu cứu. Ông Chinh, một cựu cán binh, còn trích máu viết thư gửi chủ tịch nước, kêu gọi can thiệp để đem lại công lý cho con mình cùng với hàng ngàn lá đơn đi các nơi.
Trong ngày bị kết án tử hình, Nguyễn Văn Chưởng chỉ kịp ném lại cho gia đình một lá thư kêu oan “viết” bằng các que tăm đan trên một miếng chăn nhỏ.
Huyết thư của ông Nguyễn Trường Chinh gửi chủ tịch nước kêu oan cho con. (Hình: Dân Việt)
Ngày 27 tháng 11, 2013, báo Người Ðưa Tin cho phóng viên tới nhà giam tử tù ở Hải Phòng gặp Nguyễn Văn Chưởng. Trong cuộc tiếp xúc này, khi được hỏi trong hồ sơ có ghi: “Chưởng không nghề nghiệp, nghiện ma túy, nên đã đi cướp, giết người và trong lúc điều tra không bị đe dọa, tra tấn, bức cung, nhục hình.”
Báo Người Ðưa Tin (NÐT) kể: Chưởng mỉm cười cho biết: “Họ nói sai, em có nghề nghiệp hẳn hoi và chưa từng biết đến chất gây nghiện nào, nên không có lý do gì để em phạm tội. Còn những vết tích khi bị tra tấn, nhục hình vẫn in hằn trên thân thể em.”
“Không chỉ dừng lại ở việc dùng hình với em, họ còn đe dọa lấy tính mạng người thân trong gia đình em. Lúc đó em chỉ có một suy nghĩ là cần hy sinh để bảo vệ người thân và không còn cách nào khác là phải nghe theo sự sắp đặt của công an điều tra,” Chưởng nói.
Khi được hỏi về phiên tòa xử vụ án dẫn đến cái chết của Thiếu Tá Nguyễn Văn Sinh, Chưởng cho hay: “Quá trình xét xử tại tòa, em cảm thấy họ không dám nhìn nhận thẳng vào sự thật là em không có tội. Hôm đó chỉ có bị cáo Trung (chủ quán quán cà phê trên đường Ðình Vũ, người Kiến Thụy, Hải Phòng - PV) nhận giết Thiếu Tá Sinh và bị kết án 23 năm tù. Em và Trung không có quan hệ gì ngoài việc em hay ngồi uống cà phê tại quán của Trung.”
“Em thấy bất công, tại phiên tòa họ không triệu tập nhân chứng nào và khi bị cáo Phương (người yêu Trung - PV) có mặt tại tòa, họ lại không cho đối chất với em. Ðặc biệt phía điều tra không hề để ý đến những bằng chứng khách quan do người thân và làng xóm cung cấp. Ðặc biệt vào thời điểm xảy ra vụ án, có rất nhiều cuộc gọi đến và đi từ số điện thoại 0974863087 của em. Khi cung cấp bảng kê họ cũng lờ đi,” Chưởng nói.
Cũng theo Chưởng, tờ NÐT viết, việc xét xử như vậy là không đúng pháp luật, gạt bỏ quyền lợi chính đáng không chỉ của Chưởng, mà của nhiều người dân khác, đặc biệt để bỏ lọt tội phạm.
Khi được hỏi về việc có liên quan đến cái chết của Thiếu Tá Sinh, “Chưởng khẳng định, đêm 14 tháng 7, 2007, Chưởng và Trịnh Xuân Trường cớ mặt tại xã Bình Dân (huyện Kim Thành, Hải Dương), cách nơi xảy ra vụ án gần 40km.”
Tờ NÐT nói, “Tử tù Chưởng còn cung cấp thêm một thông tin mà bị lực lượng điều tra viên công an Hải Phòng bỏ qua, đó là vào chập tối ngày 14 tháng 7, 2007, Chưởng còn vào tận nhà ông Trịnh Xuân Trinh (bố Trường) xin phép cho Trường về quê mình chơi. Và Chưởng có mặt tại nhà ăn cơm tối vào khoảng 20h ngày 14 tháng 7, 2007, sau đó đi thăm bạn bè hàng xóm.”
“Việc em và Trường có mặt tại địa điểm Bình Dân được nhiều người dân làm chứng. Vào thời điểm xảy ra vụ án, em đang qua nhà Tuất chơi cùng 2 vợ chồng nó. Lúc về em còn gặp nhiều người khác như bác Chung, bác Khương, cô Mến... Như vậy là đủ để thấy em không liên quan đến vụ án mạng kinh hoàng này,” Chưởng kể.
Bị tra tấn, ép cung
Trong khi đó, trên một bản ký sự điều tra ngày 27 tháng 11, 2013, của tờ Người Ðưa Tin, thuật theo lời kể khá chi tiết của Nguyễn Trọng Ðoàn (em trai Nguyễn Văn Chưởng) cũng bị bắt giam và cũng bị lôi ra tòa kết án 2 năm tù “chỉ vì kêu oan cho anh mình.”
Những diễn tiến vào buổi tối, từ 19 giờ đến hơn 21 giờ ngày 14 tháng 7, 2007, tức thời gian xảy ra vụ giết người từ chuyện anh em ăn cơm tối một người bạn rồi “đến một số người thân chơi trong đó có anh Tuất.” Dịp này Chưởng có gặt một số người khác nữa.
Nguyễn Trọng Ðoàn kể khi bị công an bắt rằng, “Còng tay xong, họ thay nhau đấm đá em, bắt em phải khai là anh em sáng 15 tháng 7, 2007, mới về thì họ mới thả em. Sau khi đánh em ngất lên ngất xuống, họ cho một người vào bảo mày khai nhận đi thì chú tha cho mày về. Về rồi bảo gia đình mày đừng viết đơn nữa.”
NÐT thuật tiếp lời Ðoàn: “Một người trong đội điều tra còn dọa sẽ bỏ tù cả gia đình Ðoàn nếu Ðoàn không khai nhận là 15 tháng 7, 2007, Chưởng mới về nhà chứ không phải đêm 14 tháng 7, 2007 như sự thật.
“Họ còn nói bên Thủy Nguyên, cả làng ra làm chứng cho một người oan, nhưng chúng tao vẫn bắt,” Ðoàn sợ hãi kể lại.
Không chịu được những trận đòn trí mạng, Ðoàn đành phải khai theo sự chỉ đạo của cán bộ điều tra tên Vũ. Ngay khi khai xong, Ðoàn bị bắt tạm giam với lý do là “xui người thân viết đơn, tạo chứng cứ giả.”
“Nằm trong phòng tạm giam, em thấy có một điều lạ là cứ mỗi lần luật sư hay viện kiểm sát vào thì cán bộ điều tra công an Hải Phòng vào gặp em trước đe dọa không được phép nói gì. Quá sợ hãi cảnh tù đày nên em phải im lặng,” Ðoàn chia sẻ trên báo NÐT.
Nhân chứng Trần Văn Tuất thì cho biết khoảng 21 giờ 15 tối 14 tháng 7, 2007 thì thấy Nguyễn Văn Chưởng và một người bạn tới chơi. Ngày 11 tháng 8, 2007, Tuất bị công an bắt thẩm vấn (vì Chưởng khai có đến nhà chơi).
“Lúc đó tôi rất sợ hãi, họ còng tay, dọa sẽ bắt bỏ tù cả nhà, nhưng tôi vẫn xác nhận chính xác là vào khoảng thời gian xảy ra vụ án, Chưởng đang chơi trong nhà tôi. Họ ra sức nịnh tôi, cháu cứ xác nhận là nhớ nhầm ngày đi rồi bọn chú cho về. Cuối cùng, tôi đã phải làm theo họ,” Tuất cho hay.
Sau khi được thả về, Tuất ân hận vì đã làm điều trái lương tâm nên đã tới nhà cha mẹ của Nguyễn Văn Chưởng để xin lỗi và viết đơn trình bày mình đã bị ép cung như thế nào và xác định lúc có vụ giết người thì Chưởng “có qua nhà chơi.”
Blogger Nguyễn Tường Thụy theo dõi chuyện này. Ông viết trên blog rằng bản án sơ thẩm (tử hình Nguyễn Văn Chưởng) ngày 12 tháng 6, 2008 ghi: “Nguyễn Thị Bích (mẹ Chưởng) khai tại cơ quan điều tra khẳng định ngày 14 tháng 7, 2007 bị cáo Nguyễn Văn Chưởng không có mặt ở Kim Thành, Hải Dương.” Hỏi về việc này, bà cho chúng tôi biết không hiểu sao họ lại viết sai cho bà, như vậy là trắng trợn vu khống, nói sai sự thật cho tôi. Ông Chinh cho biết thêm, khi đến cơ quan điều tra, bà Bích bị chửi mắng, sỉ nhục rất thậm tệ.
Theo bản án sơ thẩm, Nguyễn Thị Bảy (vợ của Chưởng) khai: tối ngày 14 tháng 7, 2007, Chưởng đi đâu về đến hơn 1 giờ sáng. Khi về, chị thấy quần áo Chưởng bị ướt, cùng đi với Chưởng có Trung và Phương. Trung, Phương đến ngủ tại quán nhà chị, đến 8 giờ sáng ngày 15 tháng 7, 2007, Chưởng và Trường về quê ở Kim Thành, Hải Dương.
Hỏi về việc này, ông Nguyễn Trường Chinh nói: “Cháu nói với tôi ban đầu cháu khai tối 14 tháng 7, 2007, lúc 18 giờ Chưởng về quê. Nhưng công an bảo mày phải ghi theo thế này, nếu không tao đánh lòi con mày ra, tao nhốt mày ở đây cả đôi luôn (lúc đó, Chị Bảy đang mang thai cháu Nguyễn Thị Thanh Hải được 5 tháng, nay cháu đã 8 tuổi). Con có chửa mà ở tù thì con sợ lắm nên con phải viết theo công an để được thả ra.”
Ðến khi ra tòa, Nguyễn Thị Bảy đã bác bỏ lời khai trên. Tất cả từ “bị cáo” tới nhân chứng đều cả quyết những điều ngược lại với cáo trạng do ép cung nhục hình và vu khống của công an Hải Phòng nhưng chưa biết, liệu Nguyễn Văn Chưởng có thoát bị hành hình hay không. (TN)
Không có nhận xét nào: