TS. Phạm Huy Thông: Nhận được giấy mời về dự lễ đặt viên đá góc nhà thờ Đền thánh Lê Tùy (Bằng Sở, Hà Nội) của cha Giám đốc Antôn Trần Quang Tiến, sáng ngày 20-3-2015, chúng tôi có mặt ở Trung tâm hành hương này. Đi qua ga Thường Tín, chúng tôi mua một lẵng hoa đẹp để chúc mừng Trung tâm. Đến nơi đã thấy nhiều lẵng hoa của các cơ quan chính quyền thành phố Hà Nội, huyện Thường Tín và xã sở tại. Bằng Sở là giáo xứ cách trung tâm Hà Nội chừng 20km. Nơi đây chinh là quê hương của cha thánh Lê Tùy. Ngài sinh năm 1773 nhưng cha mẹ mất sớm nên ở với ông ngoại là một nhà nho.
Lê Tùy là cậu bé thông minh, hiền lành và ngoan ngoãn nên cha xứ Sở Hạ lúc đó là cha Nghiêm thích lắm nên mỗi lần đến dâng lễ ở Bằng Sở đều ghé thăm ông ngoại của Lê Tùy và khuyên cậu dâng mình cho Chúa. Cậu bằng lòng và được ông chấp thuận, Lê Tùy theo cha Nghiêm xuống đò Kệ đi tu. Cha Nghiêm cho cậu vào trường Kẻ Vĩnh. Năm 1798, Lê Tùy được phong phó tế rồi về giúp cha Nghiêm. Năm 1800, Lê Tùy được Đức Giám mục Anrê Gauthier (Hậu) truyền chức linh mục rồi cử đi coi sóc các xứ Đông Thành, Đá Dựng và cuối cùng về xứ Kẻ Đon. Dưới triều vua Minh Mạng, đạo Công giáo bị cấm gắt gao nhất là khu vực Thanh -Nghệ- Tĩnh là nơi có phong trào Văn Thân. Quân, quan hàng ngày đi lùng sục bắt linh mục, giáo dân. Nhưng cha Lê Tùy không sợ, ngài vẫn đi làm mục vụ khắp nơi. Ngày 25-6-1883, ngài đi kẻ liệt cho một bệnh nhân ở Thành Trai (Hà Tĩnh) thì bị bắt. Giáo dân góp tiền chạy xin quan huyện tha cho ngài. Quân huyện đồng ý với điều kiện, ngài phải nhận là thày thuốc chứ không phải là đạo trưởng. Ngài từ chối. Thế là ngài bị tống giam và đưa ra tòa. Quan tòa muốn tha cho ngài nên cũng bày cách khuyên ngài đừng nhận là đạo trưởng. Ngài nói, tôi là đạo trưởng của Chúa, tôi không thể làm theo ý quan. Cha bị xử trảm chém đầu ngày 11-10-1833. Ngày cha bị xử, nghe nói cá ở ao hồ làng Bằng Sở nhày lên bờ, sóng đánh mạnh như có giông bão. Theo ghi chép của nhà nghiên cứu Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên thì ở Văn khố Hội thừa sai Paris còn lưu giữ bản án kết tội cha ghi rõ: “Tự xưng là đạo trưởng, trốn tránh ở nhà dân, tự mình lừa dối người ta, bắt được đem tra, vâng lệnh làm án, xử trảm”. Giáo dân xin thi hài cha đem về quê Bằng Sở và ngày 11-10 hàng năm trở thành ngày giỗ cha. Đền thờ cha có tiếng là thiêng. Chỉ xem hàng ngàn bản đá khắc tạ ơn cha ở xung quanh đền thờ cha đã chứng minh điều đó. Nhiều người ngoại đạo cũng được ơn lạ khi cầu nguyện với cha. Cha Lê Tùy được Đức Gioan Phaolô 2 phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Đền thờ cha được xây dựng khang trang (ảnh dưới), lúc nào cũng có người cầu nguyện. Chính vì vậy, ngày 29-6-2006, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đặt Bằng Sở là Trung tâm hành hương của giáo phận. Tại đây cũng có ngôi nhà thờ nhỏ sắp tròn 100 tuổi nhưng nhỏ bé và xuống cấp. Để xứng với vị trí là Trung tâm hành hương của giáo phận, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã cho phép xây dựng nhà thờ Đền thánh Lê Tùy ngày 24-11-2013. Chính quyền địa phương cũng cấp phép xây dựng. Lễ khởi công Đền thánh vào ngày 29-6-2014. Đến nay với sự đóng góp công của của rất nhiều thành phần dân Chúa, công trình đã xây xong tầng hầm, lên hết tường nhà thờ và bắt đầu đổ sàn tháp chuông. Theo thiết kế, nhà thờ có độ dài 52m, chiều rộng 21m, gian thánh rộng 28m và theo kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông (ảnh dưới). Dự kiến kinh phí lên tới 70 tỷ đồng Việt Nam.
Lê Tùy là cậu bé thông minh, hiền lành và ngoan ngoãn nên cha xứ Sở Hạ lúc đó là cha Nghiêm thích lắm nên mỗi lần đến dâng lễ ở Bằng Sở đều ghé thăm ông ngoại của Lê Tùy và khuyên cậu dâng mình cho Chúa. Cậu bằng lòng và được ông chấp thuận, Lê Tùy theo cha Nghiêm xuống đò Kệ đi tu. Cha Nghiêm cho cậu vào trường Kẻ Vĩnh. Năm 1798, Lê Tùy được phong phó tế rồi về giúp cha Nghiêm. Năm 1800, Lê Tùy được Đức Giám mục Anrê Gauthier (Hậu) truyền chức linh mục rồi cử đi coi sóc các xứ Đông Thành, Đá Dựng và cuối cùng về xứ Kẻ Đon. Dưới triều vua Minh Mạng, đạo Công giáo bị cấm gắt gao nhất là khu vực Thanh -Nghệ- Tĩnh là nơi có phong trào Văn Thân. Quân, quan hàng ngày đi lùng sục bắt linh mục, giáo dân. Nhưng cha Lê Tùy không sợ, ngài vẫn đi làm mục vụ khắp nơi. Ngày 25-6-1883, ngài đi kẻ liệt cho một bệnh nhân ở Thành Trai (Hà Tĩnh) thì bị bắt. Giáo dân góp tiền chạy xin quan huyện tha cho ngài. Quân huyện đồng ý với điều kiện, ngài phải nhận là thày thuốc chứ không phải là đạo trưởng. Ngài từ chối. Thế là ngài bị tống giam và đưa ra tòa. Quan tòa muốn tha cho ngài nên cũng bày cách khuyên ngài đừng nhận là đạo trưởng. Ngài nói, tôi là đạo trưởng của Chúa, tôi không thể làm theo ý quan. Cha bị xử trảm chém đầu ngày 11-10-1833. Ngày cha bị xử, nghe nói cá ở ao hồ làng Bằng Sở nhày lên bờ, sóng đánh mạnh như có giông bão. Theo ghi chép của nhà nghiên cứu Hồng Nhuệ- Nguyễn Khắc Xuyên thì ở Văn khố Hội thừa sai Paris còn lưu giữ bản án kết tội cha ghi rõ: “Tự xưng là đạo trưởng, trốn tránh ở nhà dân, tự mình lừa dối người ta, bắt được đem tra, vâng lệnh làm án, xử trảm”. Giáo dân xin thi hài cha đem về quê Bằng Sở và ngày 11-10 hàng năm trở thành ngày giỗ cha. Đền thờ cha có tiếng là thiêng. Chỉ xem hàng ngàn bản đá khắc tạ ơn cha ở xung quanh đền thờ cha đã chứng minh điều đó. Nhiều người ngoại đạo cũng được ơn lạ khi cầu nguyện với cha. Cha Lê Tùy được Đức Gioan Phaolô 2 phong hiển thánh ngày 19-6-1988. Đền thờ cha được xây dựng khang trang (ảnh dưới), lúc nào cũng có người cầu nguyện. Chính vì vậy, ngày 29-6-2006, Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đã đặt Bằng Sở là Trung tâm hành hương của giáo phận. Tại đây cũng có ngôi nhà thờ nhỏ sắp tròn 100 tuổi nhưng nhỏ bé và xuống cấp. Để xứng với vị trí là Trung tâm hành hương của giáo phận, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã cho phép xây dựng nhà thờ Đền thánh Lê Tùy ngày 24-11-2013. Chính quyền địa phương cũng cấp phép xây dựng. Lễ khởi công Đền thánh vào ngày 29-6-2014. Đến nay với sự đóng góp công của của rất nhiều thành phần dân Chúa, công trình đã xây xong tầng hầm, lên hết tường nhà thờ và bắt đầu đổ sàn tháp chuông. Theo thiết kế, nhà thờ có độ dài 52m, chiều rộng 21m, gian thánh rộng 28m và theo kiến trúc mang đậm phong cách Á Đông (ảnh dưới). Dự kiến kinh phí lên tới 70 tỷ đồng Việt Nam.
Kết thúc thánh lễ, cha Giám đốc đã mời Quý Đức cha, quý cha và quan khách dự tiệc mừng để chia vui với cộng đoàn giáo xứ. Được biết Bằng Sở có hơn 1300 giáo dân chiếm 90,2% dân số của làng.
TS. Phạm Huy Thông
Tác giả gửi TNCG
Không có nhận xét nào: