Hải Võ: Nói về Hải chiến Trường Sa 1988, các tướng lĩnh TQ đã cố đổi trắng thay đen. Tuy nhiên, lời kể của họ đã làm lộ ra một sự thật: Họ có dã tâm và quyết thực hiện đến cùng dã tâm đó.
Năm 1988, Trung Quốc cố ý gây hấn từ trước
Ngày 14/3 năm nay đánh dấu 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở Trường Sa (1988).
Trên thực tế, những căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa đã diễn ra từ trước khi Trung Quốc có hành động ngang ngược xâm chiếm một số đảo, đá của Việt Nam.
Theo bài báo đăng trên Chinanews (Trung Quốc) ngày 12/2/2014, Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải nước này hồi năm 1988 là Lý Thụ Văn đã vu khống "Quân đội Việt Nam liên tục mở rộng hoạt động cướp đảo, đá ở quần đảo Trường Sa.
Trước động thái ngăn cản Trung Quốc lập trạm ở Trường Sa của Việt Nam, hải quân Trung Quốc đã chỉnh đốn lực lượng, triển khai hành động đáp trả."
Lý Thụ Văn tuyên bố rằng - "Ngày 31/1/1988, tàu vận chuyển 661 của Hải quân Việt Nam, tàu cá vũ trang 712 chở vật liệu xây dựng cùng hơn 40 công binh, từ Đá Tây tiến về Đá Chữ Thập hòng xây dựng 'nhà chân cao'".
Lý Thụ Văn đã chỉ huy biên đội tàu hộ vệ ngăn cản và huênh hoang rằng dưới "sự cảnh cáo nghiêm khắc và uy hiếp mạnh mẽ" bằng vũ lực của Trung Quốc, hải quân Việt Nam "buộc phải từ bỏ hành động quấy rối".
Lý Thụ Văn sau đó hạ lệnh tàu hộ vệ 508 cử 6 binh sĩ ngồi thuyền lên Đá Chữ Thập. 16h, binh lính Trung Quốc đã cắm cờ nước này trên Đá Chữ Thập.
"Đây là lá cờ Trung Quốc đầu tiên cắm trên quần đảo Trường Sa" - Lý Thụ Văn nói.
Bằng hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này, Bắc Kinh đã biến Đá Chữ Thập trở thành Trung tâm chỉ huy quân sự và Trung tâm hành chính để thực hiện cái gọi là "chủ quyền ở quần đảo Trường Sa" của nước này.
Lý Thụ Văn không phải là nhân vật duy nhất trong giới quân sự Trung Quốc huênh hoang, xuyên tạc về Hải chiến Trường Sa 1988.
Năm 2013, trang quân sự của Sina (Trung Quốc) thực hiện bài phỏng vấn Từ Hữu Pháp - Chính ủy tàu 531 - người được báo chí Trung Quốc gọi là “nhân vật chính” của sự kiện này.
Nhận lệnh cướp Đá Gạc Ma
Từ Hữu Pháp nói với Sina rằng, trước khi "ra trận", Thư ký Quân ủy Hồng Học Trí đã truyền đạt các “nguyên tắc” với Từ, bao gồm “Nhằm vào Việt Nam, chế ngự Philippines & Malaysia”.
Đồng thời, Từ được giao 2 nhiệm vụ chính – nhổ cờ và đuổi người – tức nhổ quốc kỳ mà Việt Nam cắm trên Đá Gạc Ma và đánh đuổi các chiến sĩ của chúng ta tại đây.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Từ Hữu Pháp bắt đầu hành trình khoảng 26-27 tiếng từ Trạm Giang tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày thứ hai sau khi tàu 531 của Từ tới Trường Sa, đúng 23h34 đêm 13/3, Từ nhận được điện báo ra lệnh cho tàu 531 tiến vào “chấp hành công vụ” tại vùng biển gần Đá Gạc Ma.
“Nhận được mệnh lệnh này, tôi hiểu rằng ngày mai sẽ có giao tranh” - Từ Hữu Pháp kể lại.
Theo Từ, thời điểm tàu 531 tới “hiện trường” thì trời còn chưa sáng, nhưng sở chỉ huy báo cho Từ rằng radar phát hiện 2 mục tiêu.
“Tàu của quân đội Việt Nam có màu sắc giống hệt tàu Trung Quốc. Theo quán lệ, trước khi mặt trời mọc, các tàu đều không treo cờ, không có quân kỳ hay quốc kỳ. Nhưng khi trời vừa sáng, chúng tôi nhận ra con tàu chỉ cách 2-3km chính là tàu 502 của Hải quân Trung Quốc”.
Trong cuộc phỏng vấn với Sina, Từ Hữu Pháp cũng không quên vu khống hành động bảo vệ lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam là “xâm chiếm trái phép”.
Lính Trung Quốc nhận chỉ thị "giết toàn bộ, không để lại mạng nào"
Từ Hữu Pháp kể, trong 2 “mục tiêu” mà radar Trung Quốc phát hiện, có 1 chiếc là tàu 502 của họ, chiếc tàu còn lại theo Từ chính là tàu vận tải HQ604 của Việt Nam.
“Sau khi trời sáng, chúng tôi nhìn thấy rõ tàu HQ604, mặc dù tàu Việt Nam không treo cờ, trên tàu có khoảng 30 người”.
Từ cũng khăng khăng về việc “đánh chìm tàu 604” của các chiến sĩ Việt Nam.
“Tàu 531 của chúng tôi là tàu vũ trang hiện đại nhất và là tàu quân sự tốt nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.
Trong trận chiến này, ai phát huy tác dụng lớn nhất, vũ khí nào đánh chìm (HQ604) thì tôi là người biết rõ”.
“Khi tới hiện trường, tôi nghĩ tàu chúng tôi (531) và tàu 502 có thể tạo thế gọng kìm ‘kẹp’ tàu HQ604. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn một tàu khác là HQ605 ở cự ly cách chúng tôi khoảng 1.5km. Lúc này, tàu 531 ở vị trí kẹp giữa 2 tàu của quân đội Việt Nam” – Từ Hữu Pháp nói.
Đặc biệt, với mỗi tốp lính Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ lên Đá Gạc Ma, Từ Hữu Pháp đều đưa ra chỉ thị: “Một khi đã nổ súng thì phải đánh thật quyết liệt, giết chết toàn bộ, không để lại một mạng nào.”
Từ thú nhận “đó là nguyên văn những gì tôi truyền đạt cho binh lính”. Đồng thời, lính Trung Quốc khi đổ bộ còn mang theo lương khô, nước ngọt, thuốc men, chăn đệm, dây thừng… để chuẩn bị “cố thủ” sau khi đánh cướp Đá Gạc Ma.
“Lính TQ vũ trang từ đầu đến chân, đầu súng gắn lưỡi lê”
Dù truyền thông Trung Quốc không ngừng tố Việt Nam “điều động quân đội cướp đảo”, nhưng chính Từ Hữu Pháp lại “tự tay vả miệng” khi thừa nhận sự thực ngược lại.
“Tại vị trí mà Việt Nam cắm quốc kỳ có 42 lính (các chiến sĩ công binh Việt Nam) vây xung quanh. Bọn họ mặc trang phục làm việc bình thường, quần áo có phần không chỉnh tề.
Ngược lại, quân đội của chúng ta đều mặc trang phục huấn luyện, đội mũ gang, có súng tiểu liên gắn lưỡi lê. Nói cách khác, Trung Quốc có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng”.
Theo Từ, chính Trung Quốc đã có những sự chuẩn bị “kỹ càng, đầy đủ” để tiến hành đánh cướp Đá Gạc Ma của Việt Nam.
Từ Hữu Pháp cũng buông những phát ngôn xuyên tạc tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam bảo vệ lãnh thổ trên Đá Gạc Ma.
“Binh sĩ Việt Nam trông thấy đội hình của chúng tôi thì lập tức sợ hãi. Những người đứng trước quốc kỳ Việt Nam có vẻ yếu bóng vía, bởi cự ly giữa 2 bên rất gần và chúng tôi có thể quét sạch bọn họ trong một loạt đạn.
Binh lính Việt Nam cũng nhanh chóng thay đổi đội hình và ‘trốn’ ra sau quốc kỳ của họ”.
“Lập tức nhổ cờ”
Từ Hữu Pháp kể rằng, do khoảng cách chỉ 1-2km nên Từ quan sát rõ tình thế trên Đá Gạc Ma và sử dụng loa phóng thanh hạ lệnh cho các binh lính từ tàu 531 “nhổ quốc kỳ Việt Nam”.
Dù trước đó xuyên tạc rằng “quân Việt Nam nhát gan”, nhưng khi thuật lại việc Trung Quốc tấn công lên đảo, Từ đã giấu đầu hở đuôi khi vô tình lộ ra những chi tiết cho thấy tinh thần anh dũng, kiên cường của những người lính Việt.
Từ kể: “Lúc đó, Đỗ Tường Hậu là người đầu tiên xông lên giật đổ quốc kỳ Việt Nam.
Trong số binh lính Việt Nam có một người có vẻ là lãnh đạo lập tức xông lên nắm lấy cán cờ. Lúc này, 2 bên mặt đối mặt, một đầu quốc kỳ Việt Nam là chúng tôi, đầu kia là quân Việt Nam”.
“Bọn họ (chiến sĩ Việt Nam) vừa kéo thì quốc kỳ đã tuột khỏi cán. Cán cờ nằm trong tay họ, còn quốc kỳ bị chúng tôi cướp được” - Từ Hữu Pháp đắc ý khoe việc “cướp cờ”.
“Việt Nam thấy mất cờ thì liền xông lên tấn công. Đỗ Tường Hậu bèn tóm lấy một lính Việt dìm xuống nước, chuẩn bị dìm chết quân nhân Việt Nam đó”.
“Nhổ lá cờ thứ 2”
Từ Hữu Pháp khẳng định, thời điểm lá quốc kỳ đầu tiên bị nhổ, tiếng súng vẫn chưa vang lên và nói rằng, trên Đá Gạc Ma vẫn còn một lá quốc kỳ khác của Việt Nam.
“Dương Chí Lượng của tàu 502 trông thấy chúng tôi nhổ cờ Việt Nam và 5-6 lính Việt Nam ở trên tàu cầm sẵn súng. Dương bèn tóm lấy súng của binh lính Việt.
Lúc này, tiếng súng vang lên.
Như tôi đã nói, một khi nổ súng, chúng tôi phải triệt để hạ gục bọn họ”.
“531 khai hỏa, đánh chìm tàu HQ604”
"Đạn đã lên nòng. Quân Việt Nam ở phía mạn trái tàu 531. Tôi cầm bộ đàm ra lệnh, nhưng chưa nói đến chữ “(khai) hỏa” thì những tiếng súng (từ tàu TQ) đã nổ”, Từ kể.
Chính ủy tàu 531 nói, thời điểm đó, tàu 502 khai hỏa gần như cùng lúc với tàu 531.
Theo cách tuyên truyền giả dối của Từ Hữu Pháp, Từ đã không ra lệnh tấn công vào các chiến sĩ Việt Nam mà chỉ… bắn tàu của chúng ta.
“Khi đó, tàu 531 không hề nổ súng vào lính Việt Nam trên Đá Gạc Ma mà chỉ bắn tàu chiến của họ, bởi sau khi tàu HQ604 chìm thì bọn họ cũng không khác nào ‘chim đã vào lồng’.
Thời điểm HQ604 chìm xuống mặt nước, có người và đồ vật trôi nổi lên giống như cảnh tượng đại hồng thủy vậy. Tàu tạo thành bọt nước trên phạm vi 40-50 mét vuông, sau đó thì chìm hẳn”.
Nổ súng quyết “hạ sát” HQ505
Từ Hữu Pháp nói, sau khi 531 đánh chìm HQ604, y nhận thấy tàu HQ505 của Việt Nam “ở ngoài tầm bắn - khoảng 28km - của tàu 531, cách khoảng 32-33km và đang ‘bốc khói’.”
“Tôi cho chỉnh mục tiêu, tiếp cận tàu HQ505 và khai hỏa. Sau khi khai hỏa khoảng 3 phút thì chúng tôi tiến vào tầm bắn.
Loạt pháo đầu tiên tiếp cận được tàu địch, còn loạt thứ 2 đã phá hủy được pháo chính của bọn họ. Sau khi hạ được pháo này, chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều và tiếp tục tiến lên khai hỏa.”
Theo Sina, 6h00 ngày 14/3/1988, thuyền trưởng tàu HQ505 là Vũ Huy Lễ đã cử một số chiến sĩ đi thuyền lên Đá Cô Lin và cắm cờ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại đây.
Sina cố tình mô tả sai sự thật tình thế lúc đó bằng giọng điệu ngạo mạn: "Ông Vũ Huy Lễ không đắc ý được lâu khi tàu HQ604 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn chìm và bắt đầu chuyển hướng sang tàu của ông Lễ.
Ông Lễ nhận thấy tình hình bất ổn bèn lựa chọn phương án... bỏ chạy. Tuy nhiên, chưa kịp cập bờ Đá Cô Lin thì HQ505 đã hứng đạn pháo 100mm từ tàu hộ vệ Trung Quốc.
Trước sự tấn công dồn dập, tàu vận tải HQ505 bốc cháy 2/3, gần như trở thành một đống lửa lớn.
Vũ Huy Lễ bất đắc dĩ phải phất cờ trắng và tấp lên Đá Cô Lin, huy động công binh cứu hỏa. Bọn họ không còn tinh thần chiến đấu nữa".
“Mắc cạn cũng phải tiếp tục đánh” – Từ Hữu Pháp khẳng định – “Nếu không đánh tôi sợ sẽ có vấn đề về sau nếu như tàu Việt Nam vẫn còn khả năng di chuyển”.
“Chúng tôi tiếp tục bắn, hỏa lực rất mạnh, cuối cùng tàu Việt Nam bị đánh chìm.
Không một bóng người nào được nhìn thấy bởi khi HQ505 trúng đạn, những vật liệu dễ cháy cũng như trang bị quân sự phát nổ".
Trong một bài báo khác hồi tháng 6/2014, Sina đã huênh hoang rằng "cuộc chiến 14/3 là thất bại đau đớn nhất của Việt Nam".
Sina mô tả, chiều 14/3, tại hải vực gần Đá Cô Lin, "khi tàu vận tải HQ505 bốc cháy, mắc cạn trên Đá Cô Lin thì thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ biết đứng nhìn, nước mắt lưng tròng".
Truyền thông Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tàu vận tải HQ505 của Việt Nam là "tàu đổ bộ cỡ lớn" và là "niềm tự hào của hải quân Việt Nam", qua đó tỏ thái độ đắc ý khi "tàu chiến 'quốc bảo' của Việt Nam lại bại trận chỉ sau vài hiệp đấu".
Trận đánh HQ604 và HQ505 kéo dài 3 tiếng 20 phút, sau đó chúng tôi trở về Đá Gạc Ma vì tại đây còn 32 lính Trung Quốc” – Từ Hữu Pháp nói với Sina.
Nói về 32 lính Trung Quốc này, Từ đã đổi trắng thay đen, vu khống: “Tôi nghĩ bọn họ đã chết cả rồi, bởi tàu Việt Nam nổ súng về phía người của chúng tôi, trong khi chúng tôi không bắn người Việt Nam”.
Từ cũng nói rằng, sau khi bắn tàu của Việt Nam, tàu 531 trở về Đá Gạc Ma “đón người và bắt tù binh”.
(Còn nữa)
Chúng tôi sẽ tiếp tục vạch trần sự dối trá, bôi nhọ, bịa đặt trắng trợn của lính và báo chí Trung Quốc trong những bài sau. Kính mời Quý độc giả đón xem.
Năm 1988, Trung Quốc cố ý gây hấn từ trước
Ngày 14/3 năm nay đánh dấu 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở Trường Sa (1988).
Trên thực tế, những căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa đã diễn ra từ trước khi Trung Quốc có hành động ngang ngược xâm chiếm một số đảo, đá của Việt Nam.
Những bức ảnh này được đăng trên Hoàn Cầu thời báo và một số báo Trung Quốc, cho thấy lính và vũ khí Trung Quốc đã được triển khai đến Trường Sa năm 1988 để thực hiện việc cưỡng chiếm trái phép đảo của Việt Nam.
Theo bài báo đăng trên Chinanews (Trung Quốc) ngày 12/2/2014, Tham mưu trưởng Hạm đội Nam Hải nước này hồi năm 1988 là Lý Thụ Văn đã vu khống "Quân đội Việt Nam liên tục mở rộng hoạt động cướp đảo, đá ở quần đảo Trường Sa.
Trước động thái ngăn cản Trung Quốc lập trạm ở Trường Sa của Việt Nam, hải quân Trung Quốc đã chỉnh đốn lực lượng, triển khai hành động đáp trả."
Lý Thụ Văn tuyên bố rằng - "Ngày 31/1/1988, tàu vận chuyển 661 của Hải quân Việt Nam, tàu cá vũ trang 712 chở vật liệu xây dựng cùng hơn 40 công binh, từ Đá Tây tiến về Đá Chữ Thập hòng xây dựng 'nhà chân cao'".
Lý Thụ Văn đã chỉ huy biên đội tàu hộ vệ ngăn cản và huênh hoang rằng dưới "sự cảnh cáo nghiêm khắc và uy hiếp mạnh mẽ" bằng vũ lực của Trung Quốc, hải quân Việt Nam "buộc phải từ bỏ hành động quấy rối".
Lý Thụ Văn sau đó hạ lệnh tàu hộ vệ 508 cử 6 binh sĩ ngồi thuyền lên Đá Chữ Thập. 16h, binh lính Trung Quốc đã cắm cờ nước này trên Đá Chữ Thập.
"Đây là lá cờ Trung Quốc đầu tiên cắm trên quần đảo Trường Sa" - Lý Thụ Văn nói.
Con tàu mang số hiệu 929 này đóng vai trò soái hạm và hậu cần của Hạm đội Nam Hải tham gia Hải chiến Trường Sa
Bằng hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam này, Bắc Kinh đã biến Đá Chữ Thập trở thành Trung tâm chỉ huy quân sự và Trung tâm hành chính để thực hiện cái gọi là "chủ quyền ở quần đảo Trường Sa" của nước này.
Lý Thụ Văn không phải là nhân vật duy nhất trong giới quân sự Trung Quốc huênh hoang, xuyên tạc về Hải chiến Trường Sa 1988.
Năm 2013, trang quân sự của Sina (Trung Quốc) thực hiện bài phỏng vấn Từ Hữu Pháp - Chính ủy tàu 531 - người được báo chí Trung Quốc gọi là “nhân vật chính” của sự kiện này.
Nhận lệnh cướp Đá Gạc Ma
Từ Hữu Pháp nói với Sina rằng, trước khi "ra trận", Thư ký Quân ủy Hồng Học Trí đã truyền đạt các “nguyên tắc” với Từ, bao gồm “Nhằm vào Việt Nam, chế ngự Philippines & Malaysia”.
Đồng thời, Từ được giao 2 nhiệm vụ chính – nhổ cờ và đuổi người – tức nhổ quốc kỳ mà Việt Nam cắm trên Đá Gạc Ma và đánh đuổi các chiến sĩ của chúng ta tại đây.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Từ Hữu Pháp bắt đầu hành trình khoảng 26-27 tiếng từ Trạm Giang tiến vào khu vực quần đảo Trường Sa.
Ngày thứ hai sau khi tàu 531 của Từ tới Trường Sa, đúng 23h34 đêm 13/3, Từ nhận được điện báo ra lệnh cho tàu 531 tiến vào “chấp hành công vụ” tại vùng biển gần Đá Gạc Ma.
“Nhận được mệnh lệnh này, tôi hiểu rằng ngày mai sẽ có giao tranh” - Từ Hữu Pháp kể lại.
Theo Từ, thời điểm tàu 531 tới “hiện trường” thì trời còn chưa sáng, nhưng sở chỉ huy báo cho Từ rằng radar phát hiện 2 mục tiêu.
“Tàu của quân đội Việt Nam có màu sắc giống hệt tàu Trung Quốc. Theo quán lệ, trước khi mặt trời mọc, các tàu đều không treo cờ, không có quân kỳ hay quốc kỳ. Nhưng khi trời vừa sáng, chúng tôi nhận ra con tàu chỉ cách 2-3km chính là tàu 502 của Hải quân Trung Quốc”.
Trong cuộc phỏng vấn với Sina, Từ Hữu Pháp cũng không quên vu khống hành động bảo vệ lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam là “xâm chiếm trái phép”.
Lính Trung Quốc nhận chỉ thị "giết toàn bộ, không để lại mạng nào"
Từ Hữu Pháp kể, trong 2 “mục tiêu” mà radar Trung Quốc phát hiện, có 1 chiếc là tàu 502 của họ, chiếc tàu còn lại theo Từ chính là tàu vận tải HQ604 của Việt Nam.
“Sau khi trời sáng, chúng tôi nhìn thấy rõ tàu HQ604, mặc dù tàu Việt Nam không treo cờ, trên tàu có khoảng 30 người”.
Từ cũng khăng khăng về việc “đánh chìm tàu 604” của các chiến sĩ Việt Nam.
“Tàu 531 của chúng tôi là tàu vũ trang hiện đại nhất và là tàu quân sự tốt nhất Trung Quốc vào thời điểm đó.
Trong trận chiến này, ai phát huy tác dụng lớn nhất, vũ khí nào đánh chìm (HQ604) thì tôi là người biết rõ”.
“Khi tới hiện trường, tôi nghĩ tàu chúng tôi (531) và tàu 502 có thể tạo thế gọng kìm ‘kẹp’ tàu HQ604. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn một tàu khác là HQ605 ở cự ly cách chúng tôi khoảng 1.5km. Lúc này, tàu 531 ở vị trí kẹp giữa 2 tàu của quân đội Việt Nam” – Từ Hữu Pháp nói.
Đặc biệt, với mỗi tốp lính Trung Quốc chuẩn bị đổ bộ lên Đá Gạc Ma, Từ Hữu Pháp đều đưa ra chỉ thị: “Một khi đã nổ súng thì phải đánh thật quyết liệt, giết chết toàn bộ, không để lại một mạng nào.”
Từ thú nhận “đó là nguyên văn những gì tôi truyền đạt cho binh lính”. Đồng thời, lính Trung Quốc khi đổ bộ còn mang theo lương khô, nước ngọt, thuốc men, chăn đệm, dây thừng… để chuẩn bị “cố thủ” sau khi đánh cướp Đá Gạc Ma.
Lính Trung Quốc chuẩn bị sẵn đạn dược trên tàu 929
“Lính TQ vũ trang từ đầu đến chân, đầu súng gắn lưỡi lê”
Dù truyền thông Trung Quốc không ngừng tố Việt Nam “điều động quân đội cướp đảo”, nhưng chính Từ Hữu Pháp lại “tự tay vả miệng” khi thừa nhận sự thực ngược lại.
“Tại vị trí mà Việt Nam cắm quốc kỳ có 42 lính (các chiến sĩ công binh Việt Nam) vây xung quanh. Bọn họ mặc trang phục làm việc bình thường, quần áo có phần không chỉnh tề.
Ngược lại, quân đội của chúng ta đều mặc trang phục huấn luyện, đội mũ gang, có súng tiểu liên gắn lưỡi lê. Nói cách khác, Trung Quốc có sự chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng”.
Theo Từ, chính Trung Quốc đã có những sự chuẩn bị “kỹ càng, đầy đủ” để tiến hành đánh cướp Đá Gạc Ma của Việt Nam.
Từ Hữu Pháp cũng buông những phát ngôn xuyên tạc tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ Việt Nam bảo vệ lãnh thổ trên Đá Gạc Ma.
“Binh sĩ Việt Nam trông thấy đội hình của chúng tôi thì lập tức sợ hãi. Những người đứng trước quốc kỳ Việt Nam có vẻ yếu bóng vía, bởi cự ly giữa 2 bên rất gần và chúng tôi có thể quét sạch bọn họ trong một loạt đạn.
Binh lính Việt Nam cũng nhanh chóng thay đổi đội hình và ‘trốn’ ra sau quốc kỳ của họ”.
“Lập tức nhổ cờ”
Từ Hữu Pháp kể rằng, do khoảng cách chỉ 1-2km nên Từ quan sát rõ tình thế trên Đá Gạc Ma và sử dụng loa phóng thanh hạ lệnh cho các binh lính từ tàu 531 “nhổ quốc kỳ Việt Nam”.
Dù trước đó xuyên tạc rằng “quân Việt Nam nhát gan”, nhưng khi thuật lại việc Trung Quốc tấn công lên đảo, Từ đã giấu đầu hở đuôi khi vô tình lộ ra những chi tiết cho thấy tinh thần anh dũng, kiên cường của những người lính Việt.
Từ kể: “Lúc đó, Đỗ Tường Hậu là người đầu tiên xông lên giật đổ quốc kỳ Việt Nam.
Trong số binh lính Việt Nam có một người có vẻ là lãnh đạo lập tức xông lên nắm lấy cán cờ. Lúc này, 2 bên mặt đối mặt, một đầu quốc kỳ Việt Nam là chúng tôi, đầu kia là quân Việt Nam”.
“Bọn họ (chiến sĩ Việt Nam) vừa kéo thì quốc kỳ đã tuột khỏi cán. Cán cờ nằm trong tay họ, còn quốc kỳ bị chúng tôi cướp được” - Từ Hữu Pháp đắc ý khoe việc “cướp cờ”.
“Việt Nam thấy mất cờ thì liền xông lên tấn công. Đỗ Tường Hậu bèn tóm lấy một lính Việt dìm xuống nước, chuẩn bị dìm chết quân nhân Việt Nam đó”.
“Nhổ lá cờ thứ 2”
Từ Hữu Pháp khẳng định, thời điểm lá quốc kỳ đầu tiên bị nhổ, tiếng súng vẫn chưa vang lên và nói rằng, trên Đá Gạc Ma vẫn còn một lá quốc kỳ khác của Việt Nam.
“Dương Chí Lượng của tàu 502 trông thấy chúng tôi nhổ cờ Việt Nam và 5-6 lính Việt Nam ở trên tàu cầm sẵn súng. Dương bèn tóm lấy súng của binh lính Việt.
Lúc này, tiếng súng vang lên.
Như tôi đã nói, một khi nổ súng, chúng tôi phải triệt để hạ gục bọn họ”.
“531 khai hỏa, đánh chìm tàu HQ604”
"Đạn đã lên nòng. Quân Việt Nam ở phía mạn trái tàu 531. Tôi cầm bộ đàm ra lệnh, nhưng chưa nói đến chữ “(khai) hỏa” thì những tiếng súng (từ tàu TQ) đã nổ”, Từ kể.
Chính ủy tàu 531 nói, thời điểm đó, tàu 502 khai hỏa gần như cùng lúc với tàu 531.
Theo cách tuyên truyền giả dối của Từ Hữu Pháp, Từ đã không ra lệnh tấn công vào các chiến sĩ Việt Nam mà chỉ… bắn tàu của chúng ta.
“Khi đó, tàu 531 không hề nổ súng vào lính Việt Nam trên Đá Gạc Ma mà chỉ bắn tàu chiến của họ, bởi sau khi tàu HQ604 chìm thì bọn họ cũng không khác nào ‘chim đã vào lồng’.
Thời điểm HQ604 chìm xuống mặt nước, có người và đồ vật trôi nổi lên giống như cảnh tượng đại hồng thủy vậy. Tàu tạo thành bọt nước trên phạm vi 40-50 mét vuông, sau đó thì chìm hẳn”.
Nổ súng quyết “hạ sát” HQ505
Từ Hữu Pháp nói, sau khi 531 đánh chìm HQ604, y nhận thấy tàu HQ505 của Việt Nam “ở ngoài tầm bắn - khoảng 28km - của tàu 531, cách khoảng 32-33km và đang ‘bốc khói’.”
“Tôi cho chỉnh mục tiêu, tiếp cận tàu HQ505 và khai hỏa. Sau khi khai hỏa khoảng 3 phút thì chúng tôi tiến vào tầm bắn.
Loạt pháo đầu tiên tiếp cận được tàu địch, còn loạt thứ 2 đã phá hủy được pháo chính của bọn họ. Sau khi hạ được pháo này, chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều và tiếp tục tiến lên khai hỏa.”
Theo Sina, 6h00 ngày 14/3/1988, thuyền trưởng tàu HQ505 là Vũ Huy Lễ đã cử một số chiến sĩ đi thuyền lên Đá Cô Lin và cắm cờ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tại đây.
Sina cố tình mô tả sai sự thật tình thế lúc đó bằng giọng điệu ngạo mạn: "Ông Vũ Huy Lễ không đắc ý được lâu khi tàu HQ604 của Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn chìm và bắt đầu chuyển hướng sang tàu của ông Lễ.
Ông Lễ nhận thấy tình hình bất ổn bèn lựa chọn phương án... bỏ chạy. Tuy nhiên, chưa kịp cập bờ Đá Cô Lin thì HQ505 đã hứng đạn pháo 100mm từ tàu hộ vệ Trung Quốc.
Trước sự tấn công dồn dập, tàu vận tải HQ505 bốc cháy 2/3, gần như trở thành một đống lửa lớn.
Vũ Huy Lễ bất đắc dĩ phải phất cờ trắng và tấp lên Đá Cô Lin, huy động công binh cứu hỏa. Bọn họ không còn tinh thần chiến đấu nữa".
Trong trận hải chiến Trường Sa, Trung Quốc dùng pháo 100mm tấn công tàu HQ-505 của Việt Nam. Đây là vũ khí mới của Trung Quốc lúc bấy giờ, với tốc độ bắn 104 phát/phút.
“Mắc cạn cũng phải tiếp tục đánh” – Từ Hữu Pháp khẳng định – “Nếu không đánh tôi sợ sẽ có vấn đề về sau nếu như tàu Việt Nam vẫn còn khả năng di chuyển”.
“Chúng tôi tiếp tục bắn, hỏa lực rất mạnh, cuối cùng tàu Việt Nam bị đánh chìm.
Không một bóng người nào được nhìn thấy bởi khi HQ505 trúng đạn, những vật liệu dễ cháy cũng như trang bị quân sự phát nổ".
Trong một bài báo khác hồi tháng 6/2014, Sina đã huênh hoang rằng "cuộc chiến 14/3 là thất bại đau đớn nhất của Việt Nam".
Sina mô tả, chiều 14/3, tại hải vực gần Đá Cô Lin, "khi tàu vận tải HQ505 bốc cháy, mắc cạn trên Đá Cô Lin thì thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ biết đứng nhìn, nước mắt lưng tròng".
Truyền thông Trung Quốc luôn khăng khăng rằng tàu vận tải HQ505 của Việt Nam là "tàu đổ bộ cỡ lớn" và là "niềm tự hào của hải quân Việt Nam", qua đó tỏ thái độ đắc ý khi "tàu chiến 'quốc bảo' của Việt Nam lại bại trận chỉ sau vài hiệp đấu".
Trận đánh HQ604 và HQ505 kéo dài 3 tiếng 20 phút, sau đó chúng tôi trở về Đá Gạc Ma vì tại đây còn 32 lính Trung Quốc” – Từ Hữu Pháp nói với Sina.
Nói về 32 lính Trung Quốc này, Từ đã đổi trắng thay đen, vu khống: “Tôi nghĩ bọn họ đã chết cả rồi, bởi tàu Việt Nam nổ súng về phía người của chúng tôi, trong khi chúng tôi không bắn người Việt Nam”.
Từ cũng nói rằng, sau khi bắn tàu của Việt Nam, tàu 531 trở về Đá Gạc Ma “đón người và bắt tù binh”.
(Còn nữa)
Chúng tôi sẽ tiếp tục vạch trần sự dối trá, bôi nhọ, bịa đặt trắng trợn của lính và báo chí Trung Quốc trong những bài sau. Kính mời Quý độc giả đón xem.
Không có nhận xét nào: