BBC: Nhà báo Phạm Chí Dũng nói các vụ câu lưu, sách nhiễu của an ninh VN đối với ông có thể liên quan tới chuyến thăm TQ của Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN.
Một nhà báo độc lập ở Việt Nam cho rằng việc một số người trong chính quyền và ngành an ninh 'sử dụng vũ lực' với ông trong hai ngày liên tiếp tuần này cho thấy một điều 'bất thường' trước chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam.
Trao đổi với BBC hôm 27/6/2015 từ Sài Gòn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, cho rằng các vụ an ninh VN liên tục 'câu lưu', 'sách nhiễu' ông ở nơi công cộng, cũng như trước đó là các vụ hành hung các bloggers, nhà hoạt động như Nguyễn Chí Tuyến, Đinh Quang Tuyến, 'đánh vào mặt' của họ, để lại các vết thương 'dễ thấy', có thể giúp gây 'bất thuận lợi' cho chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ.
Tôi không nghĩ là họ có đủ khả năng và cho dù họ có mong muốn thì họ cũng không thể thống nhất được với nhau, đặc biệt từ sau vụ 'Chân dung Quyền lực', để họ có thể thực hiện được khổ nhục kế. Tiến sỹ Phạm Chí DũngChủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam cho rằng có thể có quan hệ giữa vụ ông bị câu lưu mới nhất với chuyến đi nói trên và kể cả vụ 'Giàn khoan HD981' lại được kéo vào khu vực gần Hoàng Sa mà Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm trên Biển Đông.
Tuy nhiên, ông không cho rằng các vụ bị cáo buộc là 'bạo lực', 'sách nhiễu', 'hành hung' đối với các bloggers, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam ở trong nước trước chuyến thăm của ông Trọng tới Mỹ là một 'kế khổ nhục' để Việt Nam sử dụng đối phó với Trung Quốc.
Khổ nhục kế?
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Tổng biên tập tờ báo mạng Việt Nam Thời Báo, nói:
"Tôi không nghĩ là Việt Nam đủ bản lĩnh để có thể thực hiện khổ nhục kế, đặc biệt là khổ nhục kế về chính trị, thời này khác thời xưa rất nhiều rồi, trình độ, bản lĩnh của những người làm chính trị Việt Nam hiện nay thua xa những người hồi trước.
"Và tôi không nghĩ là họ có đủ khả năng và cho dù họ có mong muốn thì họ cũng không thể thống nhất được với nhau, đặc biệt từ sau vụ (trang mạng) 'Chân dung Quyền lực', để họ có thể thực hiện được khổ nhục kế."
"Tôi nghiêng về giả thuyết đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ nhiều hơn.
"Và dường như là việc cố ý vi phạm nhân quyền trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ nó báo hiệu một cơn giông tố đang chập chờn ở đâu đó, trong tương lai.
"Đặc biệt khi mà mùa đại hội đảng cơ sở đang diễn ra để chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ 12 tới vào đầu năm 2016".
"Tôi nghiêng về giả thuyết đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ nhiều hơn.
"Và dường như là việc cố ý vi phạm nhân quyền trước chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ nó báo hiệu một cơn giông tố đang chập chờn ở đâu đó, trong tương lai.
"Đặc biệt khi mà mùa đại hội đảng cơ sở đang diễn ra để chuẩn bị cho Đại hội đảng lần thứ 12 tới vào đầu năm 2016".
'Hạn chế tự do'
Chính quyền (VN) hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại. Báo cáo của Bộ ngoại giao MỹChưa rõ phán đoán này của nhà hoạt động xã hội có cơ sở tới đâu, nhưng riêng về mặt đánh giá về tình trạng 'nhân quyền' ở Việt Nam, mới đây một Báo cáo Thường niên về Tình hình Nhân quyền các nước do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25/6, phần tóm lược Báo cáo liên quan Việt Nam, có đoạn:
"Chính quyền hạn chế các quyền tự do ngôn luận, báo chí và trấn áp những người bất đồng quan điểm; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet, tự do tôn giáo; theo dõi các nhà hoạt động; và tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, và tự do đi lại."
Và trong một đoạn tóm lược khác, báo cáo liên quan Việt Nam nói thêm:
"Những vấn đề quyền con người nổi bật nhất trong nước vẫn là: sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua bầu cử tự do và công bằng; hạn chế quyền tự do dân sự của công dân; không bảo vệ đủ quyền pháp lý của công dân, gồm bảo vệ trước sự bắt bớ vô cớ."
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy với BBC, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng cũng cho hay ông đã tuyên bố với an ninh Việt Nam là 'không cá nhân nào' có thể đơn phương quyết định 'chấm dứt hoạt động' của tờ báo mạng 'Việt Nam Thời Báo' khi ông bị an ninh yêu cầu 'thôi hoạt động' của tờ báo.
Vì theo ông, tờ báo đã trở thành một 'sản phẩm', một 'sự nghiệp' của phong trào dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở trong nước.
Không có nhận xét nào: