Nguyễn Thạch: (Bài viết phản hồi Bộ trưởng TT/TT Nguyễn Bắc Son "Dùng Facebook để nói xấu Đảng, Nhà nước cần phải bị nghiêm trị")
Như lời tựa, tự nó đã nói lên rất nhiều. Điều mà tôi muốn nêu thêm ở đây là chúng ta (cư dân mạng) cùng những tác giả những bài viết lẫn "còm sĩ" cần luôn nhắc nhở lẫn nhau, bổ sung và quan trọng nhất là hãy bảo vệ cho nhau, đoàn kết hợp quần, tạo thành một quần thể trên không gian mạng tuy có vẻ là "ẢO" nhưng trên thực tế, quần thể này là những con người bằng da, bằng thịt, bằng suy nghĩ và hành động THẬT.
Thời đại tin học hôm nay đã cho phép con người ta xích lại gần nhau hơn, thông tin cho nhau nhanh chóng kịp thời hơn, từ những ưu điểm này, chúng cũng có thể là những sợi dây vô hình đã kết buộc nhiều người lại với nhau cùng chung một nếp suy nghĩ khi một vài sự kiện nào đó xảy ra. Điều ấy vô hình chung, chúng ta đã có được một tập hợp với sức mạnh của quần thể mà không phải tụ tập lại với nhau trong một khoảng không gian nhất định và cũng không cần phải trải qua những thao dợt về thể lực cùng sự hiện diện của mỗi cá nhân để có được những đoàn quân vững mạnh như những thời kỳ trong lịch sử cổ điển đã qua.
Theo chiều hướng văn minh của nhân loại đã hỗ trợ khá mạnh và rất rõ nét về ý niệm "Ý Dân là Ý Trời" trong sự biểu hiện mang tính tự nhiên của "Trưng Cầu Dân Ý" qua liên mạng toàn cầu. Một tổ chức chính trị, một guồng máy cầm quyền hay một cá nhân lãnh đạo nào đó sẽ nhận biết được phản ứng của quần chúng qua liên mạng như Facebook, Twitter hay Google về sự đồng thuận hoặc bất đồng thuận của tập thể cư dân mạng mà bất cứ cá nhân nào và ở bất cứ nơi đâu, bất luận là thượng vàng hay hạ cám đều cũng có thể tham gia, từ đó những tổ chức hay cá nhân trên sẽ có thái độ hoặc phản ứng phù hợp (accordingly) theo lô-gic. Sức mạnh này còn được gọi là "Sức mạnh quần chúng" trong phạm vi một quốc gia hay "Tầm nhìn thế giới" trong phạm vi toàn nhân loại.
Thời đại mà chúng ta đang sống hôm nay, những cá nhân bất chánh, những thể chế độc tài rất sợ sự liên hợp đồng nhất này bởi đây là một lực mạnh thật sự cho dẫu nó được hình thành trên một không gian dường như bị xem là "ảo". Vì thế các quốc gia cực đoan, bảo thủ và toàn trị như Bắc Hàn, Trung Cộng, Iran, Việt Nam...họ bằng mọi cách phải bưng bít để che dấu sự thật hầu duy trì sự cai trị và dĩ nhiên là sự cai trị trên cơ cấu phi chính nghĩa. Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó, sự cấm cản, hung bạo, độc tài, bưng bít và mụ mị... sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước mà nghèo nàn, tụt hậu, dân trí thấp kém, bạc nhược... là những hệ quả tất nhiên.
Chỉ có những đảng phái chính trị yếu đuối, nông cạn, nếu không muốn nói là đần độn mới sợ hãi sự cạnh tranh về mọi mặt, trong đó có ý thức hệ về chủ nghĩa, nhận thức và quan điểm về đường lối, chủ trương, tôn chỉ, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, đa đảng... là những thứ mà đảng phái chính trị yếu kém, nhà cầm quyền với cơ chế toàn trị phi nhân bản mới ra sức cố tình cản ngăn để rồi phải đối mặt với sự thua sút, nghèo hèn đói khổ... đồng thời nhận lãnh luôn cả sự khinh bỉ của nhân loại văn minh tiến bộ.
Nguồn : Dalambao
-------------
“Nói xấu đảng và nhà nước trên Facebook cần phải bị nghiêm trị”
Bạn đọc Danlambao - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son vừa trả lời báo chí sau phiên thảo luận tại Quốc hội về dự thảo luật An toàn thông tin. Ông Son cho rằng “cần phải nghiêm trị” những người dùng Facebook “nói xấu đảng và nhà nước”.
Trong khuôn khổ các bài phỏng vấn, người đọc không thấy định nghĩa thế nào là “nói xấu”, nhưng trước câu hỏi của phóng viên về việc “trên facebook có rất nhiều nickname mạo danh nhiều lãnh đạo đảng và nhà nước” ông Son trả lời:
Trong khuôn khổ các bài phỏng vấn, người đọc không thấy định nghĩa thế nào là “nói xấu”, nhưng trước câu hỏi của phóng viên về việc “trên facebook có rất nhiều nickname mạo danh nhiều lãnh đạo đảng và nhà nước” ông Son trả lời:
“Facebook có máy chủ đặt ở nước ngoài, đó là cái khó và thách thức trong quản lý trang thông tin cá nhân. Chúng ta khuyến khích tự do thông tin nhưng tự do phải trong khuôn khổ pháp luật.
Vì thế theo quy định của Nghị định 72, khi đăng ký cung cấp dịch vụ thông tin trên mạng buộc các nhà cung cấp dịch vụ phải đặt ít nhất 1 máy chủ ở VN để quản lý và dễ dàng giải quyết những vấn đề phát sinh. Nếu cung cấp dịch vụ xuyên biên giới mà máy chủ không đặt ở VN rất khó kiểm soát hết.
Khi chúng ta ban hành Nghị định 72 có rất nhiều phản đối nhưng vì mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, an ninh quốc gia chúng ta vẫn phải làm và quyết tâm làm.” (1)
Với cách trả lời trước báo giới như trên, một lần nữa, ông Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông tái khẳng định chức năng của một số điều luật như điều 258, nghị định 72.. là công cụ đã và đang được sử dụng để trấn áp, bịt miệng những người sử dụng mạng xã hội để bày tỏ thái độ đối với nhà cầm quyền Cộng sản.
Bạn nghĩ gì về điều này?
29/06/2015
Bạn đọc Danlambao
(1) http://vtc.vn/kho-kiem-soat-facebook-mao-danh-lanh-dao.2.559935.htm
-------------
Không có nhận xét nào: