Đó là kết quả của cuộc khảo sát do Viện Gallup và Hội đồng Quản trị Truyền thanh và Truyền hình Hoa Kỳ thực hiện trong 3 tháng đầu năm 2015.
Theo cuộc thăm dò ý kiến tại 54 trong số 64 tỉnh thành ở Việt Nam, một trong các quan ngại lớn nhất của người Việt ở trong nước hiện nay là vấn đề biển Đông, và tiếp theo là vấn đề tội phạm và môi trường.
Vấn đề giáo dục và thất nghiệp cùng nạn tham nhũng đứng ở các vị trí tiếp theo trong mối quan tâm hiện nay của người Việt.
Bà Betsy Henderson, Giám đốc Nghiên cứu, Đào tạo và Đánh giá của Đài châu Á Tự do, trực tiếp tham gia cuộc khảo sát tại thực địa ở Việt Nam.
Bà nói tại cuộc họp công bố kết quả khảo sát hôm 10/6: “Chúng tôi có hỏi ý kiến của những người tham gia rằng các quốc gia phương Tây có nên tham gia giúp xử lý vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông thì cả những người dưới và trên 25 tuổi có cùng quan điểm là nên. Hơn 60% cho biết rất đồng tình với ý tưởng này”.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc cấp tập xây các đảo nhân tạo tại các vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, khiến nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, trong đó có Mỹ.
Hoa Kỳ luôn tuyên bố không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, nhưng khẳng định quyền lợi quốc gia đối với tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới tại vùng biển này.
Những tuần gần đây, quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần mạnh mẽ bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Bắc Kinh ở biển Đông, khiến nhiều người Việt lên tiếng trên diễn đàn của VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên ngả về Hoa Kỳ để chống lại những hành động không kiêng nể của quốc gia láng giềng phương Bắc.
'Thúc đẩy quyền lợi quốc gia'
Cũng theo cuộc nghiên cứu này, hầu hết những người được hỏi cho rằng các cơ quan truyền thông nên “thúc đẩy các quyền lợi quốc gia”.
Trong cuộc điều tra quy mô lớn đối với 3 nghìn người từ 15 tuổi trở lên, khối người chiếm tỷ lệ hơn 58% trong số hơn 90 triệu người, hơn 92% số người được hỏi cho rằng báo chí Việt Nam nên đưa tin một cách “tích cực” về đất nước và con người Việt Nam, và hơn 2/3 số người được hỏi nói rằng họ “không tin là truyền thông ở hải ngoại đưa tin một cách chân thực về các vấn đề Việt Nam”.
Về các trang mạng xã hội, các ứng dụng của Google Plus và Facebook nằm trong số được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, và trang web của Mark Zuckerberg dường như không còn bị chặn ở nước này.
Theo cuộc thăm dò, mạng lưới truyền hình nhà nước hiện chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong thị trường báo chí Việt Nam.
Bà Betsy Henderson nói thêm: “Phần đông người Việt (58.2%) tin rằng các blog cá nhân đáng tin cậy hơn tin tức chính thống, dù chuyện viết blog ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, rất rủi ro. Giới trẻ đang là lực lượng thúc đẩy truyền thông kỹ thuật số, không chỉ bằng việc sở hữu các thiết bị hiện đại mà còn thông qua việc họ đọc tin tức trên các vật dụng đó, chứ không phải chỉ có chơi game”.
Cuộc thăm dò ý kiến nhận thấy rằng dù tỷ lệ người sử dụng mạng tăng nhanh ở Việt Nam, nhà nước vẫn tìm mọi cách để ngăn chặn dòng chảy thông tin trên Internet.
Hà Nội thường viện dẫn số người dùng Internet lớn để biện minh cho quyền tự do sử dụng mạng của người Việt. Tuy nhiên, các tổ chức thúc đẩy tự do báo chí như Ký giả không biên giới cho rằng Việt Nam vẫn là “kẻ thù của Internet”.
Theo cuộc thăm dò ý kiến tại 54 trong số 64 tỉnh thành ở Việt Nam, một trong các quan ngại lớn nhất của người Việt ở trong nước hiện nay là vấn đề biển Đông, và tiếp theo là vấn đề tội phạm và môi trường.
Vấn đề giáo dục và thất nghiệp cùng nạn tham nhũng đứng ở các vị trí tiếp theo trong mối quan tâm hiện nay của người Việt.
Bà Betsy Henderson, Giám đốc Nghiên cứu, Đào tạo và Đánh giá của Đài châu Á Tự do, trực tiếp tham gia cuộc khảo sát tại thực địa ở Việt Nam.
Bà nói tại cuộc họp công bố kết quả khảo sát hôm 10/6: “Chúng tôi có hỏi ý kiến của những người tham gia rằng các quốc gia phương Tây có nên tham gia giúp xử lý vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông thì cả những người dưới và trên 25 tuổi có cùng quan điểm là nên. Hơn 60% cho biết rất đồng tình với ý tưởng này”.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong bối cảnh Trung Quốc cấp tập xây các đảo nhân tạo tại các vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Đông, khiến nhiều quốc gia lên tiếng phản đối, trong đó có Mỹ.
Hoa Kỳ luôn tuyên bố không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông, nhưng khẳng định quyền lợi quốc gia đối với tuyến hàng hải nhộn nhịp bậc nhất thế giới tại vùng biển này.
Những tuần gần đây, quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần mạnh mẽ bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Bắc Kinh ở biển Đông, khiến nhiều người Việt lên tiếng trên diễn đàn của VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội nên ngả về Hoa Kỳ để chống lại những hành động không kiêng nể của quốc gia láng giềng phương Bắc.
'Thúc đẩy quyền lợi quốc gia'
Cũng theo cuộc nghiên cứu này, hầu hết những người được hỏi cho rằng các cơ quan truyền thông nên “thúc đẩy các quyền lợi quốc gia”.
Trong cuộc điều tra quy mô lớn đối với 3 nghìn người từ 15 tuổi trở lên, khối người chiếm tỷ lệ hơn 58% trong số hơn 90 triệu người, hơn 92% số người được hỏi cho rằng báo chí Việt Nam nên đưa tin một cách “tích cực” về đất nước và con người Việt Nam, và hơn 2/3 số người được hỏi nói rằng họ “không tin là truyền thông ở hải ngoại đưa tin một cách chân thực về các vấn đề Việt Nam”.
Về các trang mạng xã hội, các ứng dụng của Google Plus và Facebook nằm trong số được ưa chuộng nhất tại Việt Nam, và trang web của Mark Zuckerberg dường như không còn bị chặn ở nước này.
Theo cuộc thăm dò, mạng lưới truyền hình nhà nước hiện chiếm ưu thế gần như tuyệt đối trong thị trường báo chí Việt Nam.
Phần đông người Việt (58.2%) tin rằng các blog cá nhân đáng tin cậy hơn tin tức chính thống, dù chuyện viết blog ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, rất rủi ro. Giới trẻ đang là lực lượng thúc đẩy truyền thông kỹ thuật số, không chỉ bằng việc sở hữu các thiết bị hiện đại mà còn thông qua việc họ đọc tin tức trên các vật dụng đó, chứ không phải chỉ có chơi game. Bà Betsy Henderson nói.Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người, nhất là giới trẻ và những người có học thức, đang dần hướng tới Internet để thu nạp tin tức mỗi ngày, và điều đó cho thấy sự thay đổi theo xu hướng của thế giới ở Việt Nam.
Bà Betsy Henderson nói thêm: “Phần đông người Việt (58.2%) tin rằng các blog cá nhân đáng tin cậy hơn tin tức chính thống, dù chuyện viết blog ở Việt Nam, như chúng ta đều biết, rất rủi ro. Giới trẻ đang là lực lượng thúc đẩy truyền thông kỹ thuật số, không chỉ bằng việc sở hữu các thiết bị hiện đại mà còn thông qua việc họ đọc tin tức trên các vật dụng đó, chứ không phải chỉ có chơi game”.
Cuộc thăm dò ý kiến nhận thấy rằng dù tỷ lệ người sử dụng mạng tăng nhanh ở Việt Nam, nhà nước vẫn tìm mọi cách để ngăn chặn dòng chảy thông tin trên Internet.
Hà Nội thường viện dẫn số người dùng Internet lớn để biện minh cho quyền tự do sử dụng mạng của người Việt. Tuy nhiên, các tổ chức thúc đẩy tự do báo chí như Ký giả không biên giới cho rằng Việt Nam vẫn là “kẻ thù của Internet”.
Theo: VOA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào: