Trần Phan: Tờ báo in Tuổi Trẻ số 183/2015 (8008), ngày 11/7/2015, trang 3, đăng tin “Tranh chấp đất đai, máy xúc chèn 1 người dân”. Nội dung tin là chính quyền huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, xây dựng khu công nghiệp, đất xây dựng được tịch thu của người dân với giá đền bù 65 ngàn/m2. Năm mươi sáu hộ dân không chịu nhận đền bù và bàn giao đất với cái giá đó. Họ chặn đơn vị thi công tiến vào khu đất. Xô xát xảy ra, bánh xích của chiếc xe xúc đã cán lên người một phụ nữ khiến bà bị gãy xương tay và vỡ xương quai hàm. Nạn nhân được đưa vào nhà thương huyện rồi sau đó phải chuyển lên nhà thương Việt-Đức. Video clip được báo mạng tung ra vài ngày trước đó cho thấy nạn nhân nằm hẳn dưới bánh xích của chiếc xe.
Tuy vậy, ông phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân và ông phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng vẫn nhất định tuyên bố rằng không có việc xe xúc cán người. Người dân tại chỗ cho rằng chính quyền nói dối, còn dân chúng ở xa thì không tin các tuyên bố đó. Với một vụ việc lớn như thế, như thường lệ, báo chí lề phải đưa tin một cách chần chờ và rụt rè sau các báo lề trái…
Đã có những bàn tán trong xã hội với rất nhiều phẫn uất về lập trường, thái độ và cách hành xử của nhà cầm quyền. Các chủ đề bàn tán là sự vô nhân tính trong cách hành xử đó; thái độ che giấu sự thật và phản ứng lại dư luận xã hội một cách khuất tất; thái độ vô cảm của chính quyền đối với nỗi đau cùng cực của dân; chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” không phù hợp với thực trạng xã hội và gây ra bao nhiêu bóc lột và oan khuất của giới có chức quyền trên người dân đói nghèo, cô thế...
Năng lượng của lòng dân uất hận đang tích dần để trở thành bão lớn. Người viết nghĩ rằng dù muộn màng cũng còn kịp cho một sự điều chỉnh để tránh đổ vỡ.
Các nhà báo có thể đóng góp cho sự điều chỉnh này. Cần biết bao những bài phóng sự, điều tra về thực trạng và thực chất của sự việc. Đề tài thì rất nhiều. Thí dụ về các đề tài trực tiếp có thể là: Diễn tiến sự việc của buổi cưỡng chế; thực hư của việc xe xúc cán người; ai thuê đơn vị thi công; nguồn gốc khai phá miếng đất; giá thị trường và giá đền bù... Thí dụ về các đề tài ở tầm mức cao và căn bản hơn có thể là: Quá trình hình thành quyết định thành lập khu công nghiệp, chọn địa điểm và thu hồi đất; lật lại các phóng sự vụ Tiên Lãng-Đoàn Văn Vươn, vụ Văn Giang; tổng kết các vụ việc đã xảy ra do thu hồi, cưỡng chế đất; lòng dân đối với chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” vv…
Trong quá khứ, cách nhà cầm quyền kiên trì bảo vệ chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” bất chấp các phản biện rộng khắp xã hội; cách nhà cầm quyền phản ứng, đối phó và đàn áp người dân phản đối việc tịch thu và cưỡng chế đất của họ, thậm chí dùng lực lượng võ trang hùng hậu; cách nhà cầm quyền đưa tin về vụ việc… đã khiến người dân không còn tin tưởng các tuyên bố chính thức của nhà cầm quyền. Thực tế là đã có rất nhiều các tuyên bố, thông báo của chính quyền, các bài báo thuộc về chính quyền mà về sau dân chúng thấy là không trung thực, giấu giếm và bóp méo thông tin.
Khi nhà cầm quyền không còn được quần chúng tin tưởng, cách tốt nhất để khôi phục lòng tin là để chính người dân điều tra và công bố kết quả. Rất tiếc là cho tới nay nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa vẫn còn đặt nền báo chí tư nhân ngoài vòng pháp luật. Trên thực tế, báo chí tư nhân có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và đa cực hóa các nguồn thông tin, khiến một sự việc được quan sát dưới những góc độ khác nhau, từ các quan niệm và bởi các thành phần xã hội khác nhau… Từ đó mà dân chúng có thể tiếp cận thông tin ở vị thế gần với Sự Thật nhất. Đó là phương cách hữu hiệu để an dân.
Khi dân chúng tiếp cận được Sự Thật, các ý kiến họ bày tỏ sẽ ôn hòa và xây dựng hơn. Công luận minh bạch, lòng dân rõ ràng, công việc của nhà cầm quyền trở nên đơn giản hơn rất nhiều: vạch ra các chính sách và thực thi các kế hoạch hợp lòng dân. Sự Thật được minh bạch cũng sẽ góp phần vào việc ngăn chặn các vụ việc như “máy xúc chèn người dân” xảy ra trong tương lai.
Các chính thể thực sự Vì Dân luôn thực lòng xem việc đưa Sự Thật tới người dân là trách nhiệm hết sức quan trọng. Việc thương tâm vừa xảy ra ở Hải Dương thực là đáng tiếc. Chúng ta có quyền hi vọng rằng phản ứng của xã hội sẽ khiến chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc minh bạch thông tin một cách trung thực. Và có thể đây sẽ là một trong những bước khởi đầu cho việc công nhận báo chí tư nhân.
Tuy vậy, ông phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân và ông phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng vẫn nhất định tuyên bố rằng không có việc xe xúc cán người. Người dân tại chỗ cho rằng chính quyền nói dối, còn dân chúng ở xa thì không tin các tuyên bố đó. Với một vụ việc lớn như thế, như thường lệ, báo chí lề phải đưa tin một cách chần chờ và rụt rè sau các báo lề trái…
Đã có những bàn tán trong xã hội với rất nhiều phẫn uất về lập trường, thái độ và cách hành xử của nhà cầm quyền. Các chủ đề bàn tán là sự vô nhân tính trong cách hành xử đó; thái độ che giấu sự thật và phản ứng lại dư luận xã hội một cách khuất tất; thái độ vô cảm của chính quyền đối với nỗi đau cùng cực của dân; chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” không phù hợp với thực trạng xã hội và gây ra bao nhiêu bóc lột và oan khuất của giới có chức quyền trên người dân đói nghèo, cô thế...
Năng lượng của lòng dân uất hận đang tích dần để trở thành bão lớn. Người viết nghĩ rằng dù muộn màng cũng còn kịp cho một sự điều chỉnh để tránh đổ vỡ.
Các nhà báo có thể đóng góp cho sự điều chỉnh này. Cần biết bao những bài phóng sự, điều tra về thực trạng và thực chất của sự việc. Đề tài thì rất nhiều. Thí dụ về các đề tài trực tiếp có thể là: Diễn tiến sự việc của buổi cưỡng chế; thực hư của việc xe xúc cán người; ai thuê đơn vị thi công; nguồn gốc khai phá miếng đất; giá thị trường và giá đền bù... Thí dụ về các đề tài ở tầm mức cao và căn bản hơn có thể là: Quá trình hình thành quyết định thành lập khu công nghiệp, chọn địa điểm và thu hồi đất; lật lại các phóng sự vụ Tiên Lãng-Đoàn Văn Vươn, vụ Văn Giang; tổng kết các vụ việc đã xảy ra do thu hồi, cưỡng chế đất; lòng dân đối với chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” vv…
Trong quá khứ, cách nhà cầm quyền kiên trì bảo vệ chính sách “đất đai sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lí” bất chấp các phản biện rộng khắp xã hội; cách nhà cầm quyền phản ứng, đối phó và đàn áp người dân phản đối việc tịch thu và cưỡng chế đất của họ, thậm chí dùng lực lượng võ trang hùng hậu; cách nhà cầm quyền đưa tin về vụ việc… đã khiến người dân không còn tin tưởng các tuyên bố chính thức của nhà cầm quyền. Thực tế là đã có rất nhiều các tuyên bố, thông báo của chính quyền, các bài báo thuộc về chính quyền mà về sau dân chúng thấy là không trung thực, giấu giếm và bóp méo thông tin.
Khi nhà cầm quyền không còn được quần chúng tin tưởng, cách tốt nhất để khôi phục lòng tin là để chính người dân điều tra và công bố kết quả. Rất tiếc là cho tới nay nước Việt Nam cộng hòa xã hội chủ nghĩa vẫn còn đặt nền báo chí tư nhân ngoài vòng pháp luật. Trên thực tế, báo chí tư nhân có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và đa cực hóa các nguồn thông tin, khiến một sự việc được quan sát dưới những góc độ khác nhau, từ các quan niệm và bởi các thành phần xã hội khác nhau… Từ đó mà dân chúng có thể tiếp cận thông tin ở vị thế gần với Sự Thật nhất. Đó là phương cách hữu hiệu để an dân.
Khi dân chúng tiếp cận được Sự Thật, các ý kiến họ bày tỏ sẽ ôn hòa và xây dựng hơn. Công luận minh bạch, lòng dân rõ ràng, công việc của nhà cầm quyền trở nên đơn giản hơn rất nhiều: vạch ra các chính sách và thực thi các kế hoạch hợp lòng dân. Sự Thật được minh bạch cũng sẽ góp phần vào việc ngăn chặn các vụ việc như “máy xúc chèn người dân” xảy ra trong tương lai.
Các chính thể thực sự Vì Dân luôn thực lòng xem việc đưa Sự Thật tới người dân là trách nhiệm hết sức quan trọng. Việc thương tâm vừa xảy ra ở Hải Dương thực là đáng tiếc. Chúng ta có quyền hi vọng rằng phản ứng của xã hội sẽ khiến chính quyền nhận thức được tầm quan trọng của việc minh bạch thông tin một cách trung thực. Và có thể đây sẽ là một trong những bước khởi đầu cho việc công nhận báo chí tư nhân.
Không có nhận xét nào: