Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden trưa nay (giờ Washington) sẽ tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.
Theo các nhà phân tích, việc Tổng thống Mỹ gặp người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là điều chưa có tiền lệ, vì trên danh nghĩa, tổng bí thư không phải là nguyên thủ quốc gia, nhưng trong thể chế độc đảng của Việt Nam hiện nay, trên thực tế, ông Trọng là người có quyền hạn lớn nhất.
Tiến sỹ Jonathan London, một chuyên gia về quan hệ Việt – Mỹ từ Hong Kong, nhận định với VOA Việt Ngữ về chuyến thăm mang tính biểu tượng này:
“Chuyến đi này mang một tầm quan trọng thực tiễn. Đó là một dịp, một cơ hội để cho hai lãnh đạo hai nhà nước và tất nhiên là Tổng bí thư của Việt Nam, hiểu lẫn nhau nhiều hơn, sâu hơn. Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên. Với sự có mặt của ông Bill Clinton vừa rồi ở Việt Nam, và việc ông Nguyễn Phú Trọng gặp tổng thống và phó tổng thống Mỹ sẽ là một cơ hội rất tốt và thực sự có ý nghĩa cho đất nước Việt Nam, đặc biệt là việc giao thương giữa Việt Nam với Mỹ.
Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là động thái của Trung Quốc ở biển Đông là một và thứ hai là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, thì quyền lợi giữa hai nước Việt Nam và Mỹ đang dần dần gần nhau hơn bao giờ hết. Và vì thế, dù có những trở ngại nhất định, trong đó có nhân quyền, nhưng chúng ta đang chứng kiến hai nước Mỹ và Việt Nam đã cùng nhau đến một nơi có quyền lợi của cả hai bên. Tiến sỹ Jonathan London, chuyên gia về quan hệ Việt-Mỹ nói.Tin cho hay, Tổng thống Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam cách thức củng cố thêm nữa mối quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, với nền tảng là những thành quả đã đạt được kể từ khi hai nước cựu thù bình thường hóa quan hệ song phương 20 năm trước.
Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận một số các vấn đề khác như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhân quyền và hợp tác quốc phòng.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từ Australia cho rằng ông Trọng có thể yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
Ông nói: “Đó vẫn từng là một lời kêu gọi chính trị ngay từ ban đầu. Việt Nam cảm thấy mình bị phân biệt đối xử. Nhưng trong tuyên bố tầm nhìn chung mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter ký với đối tác Việt Nam, chỉ có một ý mới là gia tăng việc mua bán thiết bị quân sự, nhưng vẫn có các giới hạn”.
Dù biển Đông không được đề cập tới trong thông cáo chính thức về chuyến công du của ông Trọng tới Mỹ, các nhà quan sát cho rằng vấn đề hiện gây căng thẳng trong khu vực này không thể không nằm trong nghị trình thảo luận.
Nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước cho rằng chuyến thăm mang tính lịch sử tới Mỹ sẽ giúp ông Trọng “lấy lại uy tín đã đánh mất trong lòng dân chúng” vì mối quan hệ với Trung Quốc.
Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định với VOA Việt Ngữ:
“Mỹ bất chấp các nghi lễ ngoại giao và Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức là thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”.
Giáo sư Tương Lai nói thêm rằng nếu ông Trọng “bắt tay với những ai giúp Việt Nam chống lại áp lực của Trung Quốc thì sẽ được nhân dân ủng hộ, và sẽ trở thành một nhân vật thúc đẩy lịch sử”.
“Còn nếu làm ngược lại, cố tình làm chậm quá trình vào TPP, cố tình hòa hoãn, đu dây để mà ‘móc’ vào những cam kết nào đó có thể có với Trung Quốc trong những chuyến đi vừa qua, thì kẻ đó sẽ trở thành tội đồ của lịch sử”, ông Tương Lai nói thêm.
Tổng thống Obama sẵn sàng tiếp ông Nguyễn Phú Trọng. Đó là một cử chỉ hết sức thiện chí để thúc đẩy Việt Nam nhanh chóng nắm lấy cơ hội này nhằm thoát khỏi vòng kìm tỏa của Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng sâu xa và mãnh liệt của cả dân tộc. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng làm được điều đó, thì chính ông ta sẽ phần nào lấy lại được những uy tín mà ông đã bị đánh mất do thái độ nhu nhược và hèn nhát trước Trung Quốc từ xưa tới nay”. Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nhận định.Trước khi đi Mỹ, hồi tháng Tư vừa qua, nhà lãnh đạo đảng 71 tuổi của Việt Nam đã sang Trung Quốc, và đã nhấn mạnh tới “chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc”.
Các nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng việc Trung Quốc năm ngoái đưa giàn khoan dầu vào vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình, cộng với các hoạt động lấp đất, lấn biển và xây đảo rầm rộ đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam chịu nhiều áp lực phải ngả về Mỹ để làm đối trọng trong mối quan hệ với Bắc Kinh.
Blogger Lê Anh Hùng, người từng nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc thời gian qua, bày tỏ kỳ vọng rằng chuyến thăm Mỹ của ông Trọng sẽ giúp Hà Nội dần thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng phương Bắc.
Anh Hùng nói: “Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, Trung Quốc không thèm che giấu tham vọng của họ ở trên biển Đông, và Việt Nam không có đồng minh nào khả dĩ để có thể dựa vào để đối đầu với những tham vọng và những cuồng vọng của Trung Quốc thì không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế. Đây là một bước đột phá mang tính chất biểu tượng và chúng ta có quyền kỳ vọng nhiều vào quan hệ Việt – Mỹ nhân chuyến thăm lần này của ông Nguyễn Phú Trọng”.
Trong một bài bình luận đăng trên tờ The Diplomat, nhà phân tích Vũ Hồng Lâm từ Trung Tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, Mỹ, viết rằng chuyến thăm của ông Trọng sẽ làm “tăng tính chính danh của chính quyền cộng sản”, và sẽ “gây nên chia rẽ về chính trị và chiến lược”.
Nhà nghiên cứu này cho rằng cán cân quyền lực sẽ “nghiêng về phe cải cách” và “phe bảo thủ đang bị lấn át”.
Không chỉ tôi mà rất nhiều người Việt Nam đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến thăm này, đem lại hy vọng cho người Việt Nam là có thể thoát khỏi ảnh hưởng về chính trị, mà còn thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về mặt kinh tế. Blogger Lê Anh Hùng nói.Hai nhà nghiên cứu Ernest Bower và Phương Nguyễn từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cũng có cùng quan điểm với ông Lâm.
Viết trên trang web của viện nghiên cứu có uy tín ở thủ đô Washington DC, hai nhà phân tích này cho rằng “một chuyến công du tốt đẹp tới Washington sẽ củng cố lập trường của giới đảng viên có tư tưởng thực tiễn muốn tăng cường an ninh quốc gia cho Việt Nam”.
Trong khi đó, khác với nhiều người, anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam, cho biết anh không kỳ vọng nhiều vào chuyến đi của ông Trọng.
Anh nói: “Ông Nguyễn Phú Trọng là người rất là bảo thủ ở Việt Nam. Ông ấy cũng ở cuối nhiệm kỳ của đảng rồi nên tôi nghĩ ông ấy không tạo được quá nhiều sự thay đổi. Chuyến đi Mỹ của ông ấy thì đánh bóng, tạo ra tính chính danh của Đảng Cộng sản nhiều hơn, ở chỗ có vẻ như nước Mỹ sẽ chấp nhận chế độ Cộng sản ở Việt Nam. Thú thật là tôi không kỳ vọng gì ở chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ cả. Nhiều người nói rằng là sẽ có hy vọng về TPP hay là có hợp tác chiến lược lâu dài giữa Việt Nam và Mỹ được trao đổi trong chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng tôi nghĩ rằng chuyến đi này mang tính hình thức nhiều hơn, chứ không mang tính thực tế”.
Trả lời các phóng viên nước ngoài trước khi sang Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Obama sẽ là “cơ hội để cho hai bên có một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành về những điểm khác biệt”.
Một ngày trước cuộc gặp, hôm 6/7, 9 dân biểu Hoa Kỳ đã gửi thư tới ông Obama trong đó, đề nghị ông đề cập tới vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với ông Trọng cũng như yêu Hà Nội trả tự do cho 10 tù nhân lương tâm.
Chưa rõ là ông Obama sẽ thảo luận ra sao về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng bấy lâu nay, các quan chức Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây là vấn đề còn gây trở ngại cho mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Trọng sẽ kết thúc chuyến công du lịch sử tới Mỹ vào ngày 10/7, sau khi có các cuộc gặp với quan chức nước chủ nhà cũng như trao đổi với giới doanh nhân nước này.
Theo: VOA-07.07.2015
Không có nhận xét nào: