Khánh An: Phát biểu của một cậu bé lớp 8 trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm tại Hà Nội hôm qua (12/8) đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người gọi cậu bé là ‘Bộ trưởng Giáo dục tương lai’ của Việt Nam. Cậu bé đã nói gì? Tại sao có nhiều người tỏ ra đồng tình với nhận định của cậu bé đến thế? Khánh An của ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm chi tiết.
Đoạn ghi âm được đăng tải lên mạng Youtube về buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm hôm 12/8, trong phần đặt câu hỏi, một học sinh đã đứng lên phát biểu như sau:
“Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.
“Những ý kiến của cậu bé bột phát một cách hồn nhiên, tức là một thứ ‘trưng cầu dân ý’ bột phát đấy. Xưa nay người ta vẫn nghĩ những đứa bé học ở những trường chuyên, lớp chọn như thế thì không có ý kiến gì về việc học nữa vì nó thỏa mãn rồi. Thế mà cậu bé này không thỏa mãn. Thứ hai nữa là cậu bé này đã nhìn ra không phải chỉ cho nó, rất nhiều trường chuyên lớp chọn khi học sinh vào đấy là tự thỏa mãn cuộc đời mình, cậu bé này vẫn nhìn ra xã hội nữa, phải nhìn ra xã hội thì mới thấy được ý nghĩa của bộ sách mà nhóm Cánh Buồm làm. Khi nào người ta hồn nhiên và không bị điều khiển bởi một động lực ngoài ý nghĩa giáo dục, ngoài sự học của con người, thì người ta đồng ý với nhóm Cánh Buồm. Nếu người ta nghĩ đến những thứ khác như uy tín, danh giá, tiền, quyền lợi…, thì người ta sẽ tự ái”.
Suy nghĩ của cậu bé không những được tán dương trong buổi hội thảo mà còn được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người nhận xét cậu bé có nhận thức chững chạc hơn rất nhiều người lớn, thậm chí có người đề nghị cho cậu làm thay công việc của Bộ Giáo Dục để con em họ được nhờ.
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng cậu bé đã nói thay nguyện vọng của nhiều người.
“Nguyện vọng của người dân là người ta muốn có một nền học vấn khác, nhưng đấy không phải là tất cả số đông người dân. Số đông người dân vẫn đang chịu sự ép dàn mỏng ra của ý thức hệ, của thói quen của nhà cầm quyền và thỏa mãn với bất kỳ cái gì của nhà nước đề ra”.
Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét thái độ của đại đa số người dân Việt Nam vẫn là tìm cách thích nghi với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó, một số người khác thậm chí còn tìm cách kiếm lợi trên những hoàn cảnh đó. Ông nói:
“Quan trọng nhất là những người hiểu biết, những nhà sư phạm phải tìm con đường càng ngày càng phải đúng hơn cả. Nếu cứ cắm cúi làm theo cách cũ thì sẽ làm tan hoang cả một tâm hồn dân tộc”.
Chỉ riêng trong các bộ sách giáo khoa hiện hành thôi, đã có rất nhiều lỗi nghiêm trọng bị người dân phát hiện ra trong thời gian qua. Theo báo Đời sống & Pháp luật, chỉ tính riêng trong năm 2013 đã có 5 trường hợp sách giáo khoa, sách tham khảo bị phát hiện có in cờ Trung Quốc với “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Soạn lại bộ sách giáo khoa đúng đắn, nghiêm chỉnh cho các cấp bậc là mục tiêu chính của nhóm Cánh Buồm. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết các thành viên của nhóm gặp nhau ở tâm huyết, lý tưởng dành cho nền giáo dục nước nhà, chứ không theo một tổ chức nào. Mọi người đều có công việc riêng để kiếm sống và việc soạn sách chỉ là tình nguyện.
Những nỗ lực của nhóm Cánh Buồm đôi khi cũng gặp phải sự phản kháng từ phía cơ quan chức năng, nhưng có một trường tiểu học đã chấp nhận áp dụng thực nghiệm bộ sách. Chỉ trong một năm, số lượng học sinh lớp 1 xin vào trường đã tăng lên gấp đôi, mặc dù học phí của trường này khá cao so với mặt bằng chung. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết nhóm không có ý định ‘chạy chọt’ hay ‘vận động’ cho việc sử dụng sách rộng rãi, mà nhóm dành quyền lựa chọn đó cho chính người dân Việt Nam.
Với hơn 10 năm làm việc nghiêm túc, nhóm đã hoàn thành bộ Sách giáo khoa tiểu học và cho ra mắt bộ sách này hôm 12/8. Bộ sách có sự tham gia của nhiều soạn giả nổi tiếng và được thông qua một ban duyệt bản thảo gồm nhiều nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Nhóm đang bắt tay thực hiện bộ sách dành cho lớp 6 trở lên, ngoài hai cuốn Tiếng Việt và Văn lớp 6 còn có hai cuốn Tự học Tiếng Việt và Tự học Văn. Đặc điểm của sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm là có thể sử dụng sách trong lớp học với giáo viên hoặc dành cho học sinh tự học.
Đoạn ghi âm được đăng tải lên mạng Youtube về buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm hôm 12/8, trong phần đặt câu hỏi, một học sinh đã đứng lên phát biểu như sau:
“Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.
Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm. Em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường chuyên Amsterdam, nói.Nhà giáo Phạm Toàn, người lập ra nhóm Cánh Buồm, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học hoạt động độc lập đang làm công việc soạn thảo lại các bộ sách giáo khoa mới nhằm góp phần cách tân giáo dục theo phương pháp hiện đại, gọi phát biểu của em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường chuyên Amsterdam, là một dạng “trưng cầu dân ý”.
“Những ý kiến của cậu bé bột phát một cách hồn nhiên, tức là một thứ ‘trưng cầu dân ý’ bột phát đấy. Xưa nay người ta vẫn nghĩ những đứa bé học ở những trường chuyên, lớp chọn như thế thì không có ý kiến gì về việc học nữa vì nó thỏa mãn rồi. Thế mà cậu bé này không thỏa mãn. Thứ hai nữa là cậu bé này đã nhìn ra không phải chỉ cho nó, rất nhiều trường chuyên lớp chọn khi học sinh vào đấy là tự thỏa mãn cuộc đời mình, cậu bé này vẫn nhìn ra xã hội nữa, phải nhìn ra xã hội thì mới thấy được ý nghĩa của bộ sách mà nhóm Cánh Buồm làm. Khi nào người ta hồn nhiên và không bị điều khiển bởi một động lực ngoài ý nghĩa giáo dục, ngoài sự học của con người, thì người ta đồng ý với nhóm Cánh Buồm. Nếu người ta nghĩ đến những thứ khác như uy tín, danh giá, tiền, quyền lợi…, thì người ta sẽ tự ái”.
Suy nghĩ của cậu bé không những được tán dương trong buổi hội thảo mà còn được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người nhận xét cậu bé có nhận thức chững chạc hơn rất nhiều người lớn, thậm chí có người đề nghị cho cậu làm thay công việc của Bộ Giáo Dục để con em họ được nhờ.
Nhà giáo Phạm Toàn và các em học sinh. |
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng cậu bé đã nói thay nguyện vọng của nhiều người.
“Nguyện vọng của người dân là người ta muốn có một nền học vấn khác, nhưng đấy không phải là tất cả số đông người dân. Số đông người dân vẫn đang chịu sự ép dàn mỏng ra của ý thức hệ, của thói quen của nhà cầm quyền và thỏa mãn với bất kỳ cái gì của nhà nước đề ra”.
Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét thái độ của đại đa số người dân Việt Nam vẫn là tìm cách thích nghi với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó, một số người khác thậm chí còn tìm cách kiếm lợi trên những hoàn cảnh đó. Ông nói:
“Quan trọng nhất là những người hiểu biết, những nhà sư phạm phải tìm con đường càng ngày càng phải đúng hơn cả. Nếu cứ cắm cúi làm theo cách cũ thì sẽ làm tan hoang cả một tâm hồn dân tộc”.
Bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam. Cậu bé lớp 8, Vũ Thạch Tường Minh, phát biểu.Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn bị xã hội lên án vì những bất cập, lạc hậu, giáo điều và thiếu thực tế. Rất nhiều sáng kiến, cải cách đã được đưa ra những không cải thiện được tình trạng này nên nhiều người dân Việt Nam đã gọi đùa những “cải tiến” là “cải lùi”.
Chỉ riêng trong các bộ sách giáo khoa hiện hành thôi, đã có rất nhiều lỗi nghiêm trọng bị người dân phát hiện ra trong thời gian qua. Theo báo Đời sống & Pháp luật, chỉ tính riêng trong năm 2013 đã có 5 trường hợp sách giáo khoa, sách tham khảo bị phát hiện có in cờ Trung Quốc với “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Soạn lại bộ sách giáo khoa đúng đắn, nghiêm chỉnh cho các cấp bậc là mục tiêu chính của nhóm Cánh Buồm. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết các thành viên của nhóm gặp nhau ở tâm huyết, lý tưởng dành cho nền giáo dục nước nhà, chứ không theo một tổ chức nào. Mọi người đều có công việc riêng để kiếm sống và việc soạn sách chỉ là tình nguyện.
Những nỗ lực của nhóm Cánh Buồm đôi khi cũng gặp phải sự phản kháng từ phía cơ quan chức năng, nhưng có một trường tiểu học đã chấp nhận áp dụng thực nghiệm bộ sách. Chỉ trong một năm, số lượng học sinh lớp 1 xin vào trường đã tăng lên gấp đôi, mặc dù học phí của trường này khá cao so với mặt bằng chung. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết nhóm không có ý định ‘chạy chọt’ hay ‘vận động’ cho việc sử dụng sách rộng rãi, mà nhóm dành quyền lựa chọn đó cho chính người dân Việt Nam.
Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn bị xã hội lên án vì những bất cập, lạc hậu, giáo điều và thiếu thực tế. Rất nhiều sáng kiến, cải cách đã được đưa ra những không cải thiện được tình trạng này nên nhiều người dân Việt Nam đã gọi đùa những 'cải tiến' là 'cải lùi'. Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét.“Chúng tôi chỉ cần làm đúng đã, chúng tôi không cầu cạnh để thắng lợi vì chạy vạy, lobby này khác thì có thể có lợi nhưng về lâu về dài thì không có lợi. Chúng tôi cứ để thế này cho xã hội chọn lọc. Nếu Bộ Giáo dục chưa thừa nhận thì họ cũng phải cảnh giác khi họ làm những sản phẩm mới. Họ phải làm thế nào để họ không thua. Chứ còn [chúng tôi] không lobby, dứt khoát không lobby!”.
Với hơn 10 năm làm việc nghiêm túc, nhóm đã hoàn thành bộ Sách giáo khoa tiểu học và cho ra mắt bộ sách này hôm 12/8. Bộ sách có sự tham gia của nhiều soạn giả nổi tiếng và được thông qua một ban duyệt bản thảo gồm nhiều nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Nhóm đang bắt tay thực hiện bộ sách dành cho lớp 6 trở lên, ngoài hai cuốn Tiếng Việt và Văn lớp 6 còn có hai cuốn Tự học Tiếng Việt và Tự học Văn. Đặc điểm của sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm là có thể sử dụng sách trong lớp học với giáo viên hoặc dành cho học sinh tự học.
Nguồn: VOA - 14.08.2015
* Hình: Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip trên youTube).
Không có nhận xét nào: