Luật sư Hà Huy Sơn: Điều 25 của Hiến pháp năm 2013, quy định công dân có quyền tự do lập hội:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Khoản 2 điều 83 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật:“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Luật về hội phải đảm bảo quyền tự do lập hội của công dân theo tinh thần của Hiến pháp và các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật về hội không được hạn chế hay thu hẹp quyền tự do lập hội của công dân do Luật về hội quy định.
Ngày 09-06-2015, trên http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-ve-hoi-vb280232.aspx, người ta thấy xuất hiện Dự thảo (không đề số) mang tên Luật về Hội do Quốc hội đưa ra. Tôi thấy cần phải lưu ý khoản 2 điều 31 của Dự thảo, quy định:“Cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.” Dự thảo phải ghi rõ:
1- Thời hạn cấp đăng ký đối với từng trường hợp: thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội. Nếu quá thời hạn quy định cơ quan quản lý có thẩm quyền không có trả lời thì người đăng ký đương nhiên được công nhận là hợp pháp.
2- Nếu từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và chỉ rõ các lý do bị pháp luật cấm được quy định bởi các điều luật cụ thể của luật nào do Quốc hội thông qua hoặc do Hiến pháp quy định.
Quy định như vậy để ngăn ngừa việc sử dụng các văn bản dưới luật vô hiệu hóa hay hạn chế quyền tự do lập hội của công dân.
Hà Nội, ngày 04/08/2015
H. H. S.
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Khoản 2 điều 83 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy định về hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật:“Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”
Luật về hội phải đảm bảo quyền tự do lập hội của công dân theo tinh thần của Hiến pháp và các văn bản dưới luật hướng dẫn Luật về hội không được hạn chế hay thu hẹp quyền tự do lập hội của công dân do Luật về hội quy định.
Ngày 09-06-2015, trên http://thuvienphapluat.vn/archive/Luat-ve-hoi-vb280232.aspx, người ta thấy xuất hiện Dự thảo (không đề số) mang tên Luật về Hội do Quốc hội đưa ra. Tôi thấy cần phải lưu ý khoản 2 điều 31 của Dự thảo, quy định:“Cấp đăng ký thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội.” Dự thảo phải ghi rõ:
1- Thời hạn cấp đăng ký đối với từng trường hợp: thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, tạm đình chỉ, giải thể, đổi tên, công nhận điều lệ và chức danh người đứng đầu hội. Nếu quá thời hạn quy định cơ quan quản lý có thẩm quyền không có trả lời thì người đăng ký đương nhiên được công nhận là hợp pháp.
2- Nếu từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và chỉ rõ các lý do bị pháp luật cấm được quy định bởi các điều luật cụ thể của luật nào do Quốc hội thông qua hoặc do Hiến pháp quy định.
Quy định như vậy để ngăn ngừa việc sử dụng các văn bản dưới luật vô hiệu hóa hay hạn chế quyền tự do lập hội của công dân.
Hà Nội, ngày 04/08/2015
H. H. S.
Không có nhận xét nào: