Thanh Trúc: Hành trình xây dựng một giáo đường mới cho một giáo xứ có tuổi đời hơn một thế kỷ.
Tam Tòa là tên một ngôi nhà thờ lớn ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, do người Pháp xây dựng từ năm 1886.
Sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, đa số giáo dân Đồng Hới và các vùng quanh thành phố này di cư vào miền Nam. Từ 1850 đến tháng Năm 2006, giáo xứ Tam Tòa nằm dưới quyền giáo phận Huế . Rồi từ tháng Năm 2006 trở về sau này, các giáo xứ ở phía Nam sống Gianh, trong đó có Tam Tòa, đặt dưới quyền quản trị của giáo phận Vinh.
Sau này, Đức Giám Mục giáo phận Vinh cử linh mục Lê Thanh Hồng vào làm quản xứ Sen Bàng và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào, trong đó bao gồm cả Tam Tòa.
Sau Hiệp Định Geneve chia đôi đất nước năm 1954, đa số giáo dân Đồng Hới và các vùng quanh thành phố này di cư vào miền Nam. Từ 1850 đến tháng Năm 2006, giáo xứ Tam Tòa nằm dưới quyền giáo phận Huế . Rồi từ tháng Năm 2006 trở về sau này, các giáo xứ ở phía Nam sống Gianh, trong đó có Tam Tòa, đặt dưới quyền quản trị của giáo phận Vinh.
Sau này, Đức Giám Mục giáo phận Vinh cử linh mục Lê Thanh Hồng vào làm quản xứ Sen Bàng và các xứ còn lại từ Đồng Hới trở vào, trong đó bao gồm cả Tam Tòa.
Tháp chuông còn lại của Nhà Thờ Tam Tòa cũ, bị trưng dụng làm chứng tích chiến tranh. RFA
Theo trang Web Du Lịch Quảng Bình-Nhà Thời Tam Tòa ngày 7 tháng Năm 2012, trong thời chiến Việt Nam nhà thờ Tam Tòa bị không lực Hoa Kỳ đánh phá tới 48 lần. Ngày 11 tháng Hai năm 1965, nhà thờ bị một trận bom phá sập, chỉ còn lại phần tháp chuông với nhiều vết đạn chi chít.
Đối với giáo dân của giáo xứ Tam Tòa, tháp chuông đổ nát chơ vơ trên nền đất hoang tàn vì bom đạn là biểu tượng của đức tin bền vững cùng thời gian và năm tháng.Tuy nhiên đối với chính quyền sở tại, thị xã Đồng Hới, nơi bị bom Mỹ san bằng và tháp chuông nhà thờ trở thành di tích chiến tranh. Tháng Hai năm 1997, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định cần bảo vệ nghiêm ngặt khu vực tháp chuông nhà thờ Tam Tòa vì đó là Chứng Tích Tội Ác Chiến Tranh mà cũng là Di Tích Văn Hóa Lịch Sử cấp tỉnh.
Tháng Mười năm 2008, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình và Tòa Giám Mục xả Đoài ký bản ghi nhớ với nội dung là khuôn viên nhà thờ Tam Tòa cũ hiện là chứng tích tội ác chiến tranh, hai bên sẽ giữ nguyên và tôn tạo nhằm bảo vệ cũng như phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Vẫn theo văn bản này, Giáo hội có nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự thì làm thủ tục xin cấp đất theo đúng qui định, trên cơ sở quĩ đất của đụa phương và qui hoạch tổng thể thành phố Đồng Hới.
Đối với giáo dân của giáo xứ Tam Tòa, tháp chuông đổ nát chơ vơ trên nền đất hoang tàn vì bom đạn là biểu tượng của đức tin bền vững cùng thời gian và năm tháng.
Dù đã có thỏa thuận như vậy nhưng việc cấp đất vẫn bị trì hoãn và đến tháng Bảy 2009 thì bà con giáo dân kéo đến dựng một cái lán tạm trên nền đất của nhà thờ cũ. Đó là những ngày biến động ở Đồng Hới, công an kéo đến giật sập lều tạm, tịch thu vật liệu, bắt giữ 19 giáo dân với 7 người bị nêu danh khởi tố.
Ngày Chúa Nhật tiếp đó, hàng trăm ngàn giáo dân ở 18 sở hạt trên tổng số 19 giáo hạt thuộc giáo phận Vinh đở về giáo hạt của mình để hiệp thông cầu nguyện cho Tam Tòa. Buổi tối ngày 14 tháng Tám 2009, nhân ngày vọng lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Tòa Giám Mục Vinh tổ chức buổi thắp nến hiệp thông để cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa. Buổi thắp nến và cầu nguyện diễn ra trong vòng trật tự với khoảng chứng 200.000 người tham dự.
Thánh lễ cầu bình an đầu năm cho Tam Tòa
Khi đó, chính quyền quyền Quảng Bình cũng có mời linh mục Lê Thanh Hồng đi làm việc nhưng ông từ chối vì: Lý do thứ nhất đó là việc của Tòa Giám Mụ, lý do thứ hai là Tòa Giám Mục không cho phép tôi vào làm việc với công an thanh phố trước khi Tòa Giám Mục làm việc với tỉnh. Thứ ba nữa, trong thời gian các linh mục vào làm việc thành phố Đồng Hới không bảo đảm an toàn tính mạng. vì những lý do đó tôi trả lời là tôi không đi.
Khi đó, phó chủ tịch Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa lúc ấy cho hay là trong số 19 người bị tạm giam thì hết 18 được công an thả cho về, nói là tạm tha. Còn lại một người vẫn bị nhốt vì không chịu nhận tội.
Trước nguyện vọng xin đất để xây mới một nhà thờ Tam Tòa thế cho ngôi giáo đường cũ bị quây lại để làm chứng tích chiến tranh , đến tháng Giêng năm 2011 vị quản xứ Tam Tòa là linh mục Lê Thanh Hồng cho biết chính quyền địa phương đã đưa ra những địa điểm cho Tòa Giám Mục lựa chọn, trong đó có những khu đất với diện tích rộng nhưng lại quá xa đối với giáo dân: Nhà thờ thì cần phải ở nơi đông dân để giáo dân có thể tham dự Thánh lễ.
Đến năm 2013, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình đồng ý cấp một khu đất ngay phường Nam Lý, thị xã Đồng Hới, cách nhà thờ Tam Tòa cũ chỉ khoảng hai cây số rưỡi. Vẫn lời linh mục Lê Thanh Hồng: Từ khi thống nhất đến khi cấp đất là quá trình dài, ba bốn năm sau đó chính quyền mới cấp, rồi cuối 2013 họ đã cấp thẻ đỏ và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho mình xây dựng nhà thờ.
Với giáo dân giáo xứ Tam Tòa , đây là một tin vui rất lớn. Chị Mỹ Dung: Tất cả mọi người đều vui, già trẻ bé lớn vui hết. Có một ngôi thánh đường đàng hoàng khang trang thì mình khỏi phải đi lễ ngoài đường ngoài mưa ngoài gió, xe cộ thì rất là sợ, cảm giác không an tâm, không biết lúc nào xe nó tông mình.
Sở dĩ chị Mỹ Dung nói như vậy vì từ nhiều năm qua người dân ở giáo xứ Tam Tòa phải mượn nhà của một giáo dân để làm nơi dâng Thánh lễ mỗi sáng Chúa Nhật: Cha làm lễ ở trong nhà, giáo dân bắt ghế ngồi trên vĩa hè ngoài đường, , mưa thì chạy núp vô cây. Không tập trung được đâu, tiếng xe cộ, tiếng còi, bởi vì khu chỗ này là khu du lịch nữa, và gần biển thành xe chạy ầm ầm. Có kgi đang lễ nghe một cái rầm, tai nạn kế bên, trước mặt vậy đó. Nói chung đi lễ không an tâm, chia lòng chia trí lắm.
Giáo dân Tam Tòa dự Thánh Lễ ngoài đường phố
Từ khi thống nhất đến khi cấp đất là quá trình dài, ba bốn năm sau đó chính quyền mới cấp, rồi cuối 2013 họ đã cấp thẻ đỏ và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho mình xây dựng nhà thờ. LM Lê Thanh HồngÔng Nguyễn Trung Chính, phó chủ tịch nội vụ Hội Đồng Giáo Xứ Tam Tòa: Không riêng gì tôi mà tất cả giao dân trong Giáo xứ Tam Tòa là mừng lắm. Đã 8 năm nay Cha phải mượn nhà dân để làm lễ. Không riêng giáo dân của Tam Tòa cũ mà bà con tứ phương, kể cả Lương dân , có nghĩa sau khi Tỉnh đã cấp cho giáo xứ Tam Tòa thì mọi người ai cũng phấn khởi. Phần tôi thì tôi nghĩ đây là ơn Chúa.
Vị chủ chăn giáo xứ Tam Tòa hiện tại là linh mục Trần Văn Thành, được cử về đây hồi tháng Hai 2014: Bắt đầu 2014 thì mọi thủ tục mới xong. Được cấp giấy đầy đủ thì tôi đã cho san bằng đất ở đó. Nếu có điều kiện tài chính thì khởi công xây. Hiện nay ngân quĩ của Giáo phận còn thiếu hụt rất nhiều vì mới xây Đại Chủng Viện xong. Tôi cũng đang còn kêu gọi người hảo tâm giúp. Chỉ mong một cái nhà nguyện để giáo dân qui tụ về đọc kinh dâng lễ hàng ngày cho nó dễ dàng hơn so với hiện nay.
Hiện nay vì điều kiện khó khăn quá, mượn nhà giáo dân ở góc phố gần chỗ nhà thờ cũ để dâng lễ, nắng gió hay mưa thì giáo dân ngoài đường phải chịu thôi. Giá như ở chỗ khác thì có thể dăng lên một tấm bạt, cái dù hoặc là tấm tôn để che thì cũng có thể qua ngày được nhưng mà ở đây vì giữa phố thì chính quyền họ không cho, cản trở giao thông và mất vẻ mỹ quan của thành phố cho nên họ không chấp nhận.
Khu đất nhà thờ đang được san bằng chuẩn cho việc xây dựng Nhà thờ mới
Tại sao trong suy nghĩ của người Đồng Hới và giáo xứ Tam Tòa sự hiện diện của một ngôi nhà thờ lại quan trong đến vậy. Cần biết toàn tỉnh Quảng Bình có khoảng 850.000 dân, trong đó người Công Giáo chiếm chừng 110.000.
Và riêng dân số của Đồng Hới là 170.000 , trong đó giáo dân hơn 1.500, còn lại là bên Lương hoặc bên các tôn giáo khác, chưa kể những người từ xa đến đây làm ăn.
Với hơn 110.000 giáo dân của tỉnh Quảng Bình và với xu thế của giới trẻ đang tập trung về thành phố để kiếm việc làm, Đồng Hới chắc chắn một ngày gần đây số lượng giáo dân không phải một ngàn rưỡi nữa mà có thể tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba, đó là điều mà tôi có thể cảm nhận và thấy được.
Trong thời chiến Đồng Hới, Quảng Bình được coi là một vùng oanh kích tự do, nhưng đến thời bình thì đó là một di tích lịch sử, một di tích tôn giáo: Từ sông Gianh đi vào đến sông Bến Hải là chưa hề có bóng ngôi nhà thờ nào cả, và nhất là thành phố Đồng Hới, trung tâm của tỉnh Quảng Bình, rất nhiều người qua lại như khách du lịch, người Công giáo, hoặc người Tây chẳng hạn, đến đó tìm nhà thờ để tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật mà không có thì cũng gây khó khăn cho họ. Thêm nữa là số giáo dân đổ về đó để làm ăn hoặc đi học, họ cần có một nhà thờ để đi lễ và tham dự các sinh hoạt khác. Tôi thấy Đồng Hới rất cần có một nhà thờ.
Vẫn theo lời vị quản xứ Tam Tòa, linh mục Trần Văn Thành, về mặt văn hóa thì không ai có thể phủ nhận truyền thống tôn giáo lâu đời ở Đồng Hới, trong lúc lịch sử cũng là một nét đặc thù của thành phố: Nhà thờ Tam Tòa cũ ở một vị trí, theo tôi nhận định, đẹp nhất trong tất cả các điểm có thể xây được nhà thờ ở thành phố Đồng Hới. Nhưng vì điều kiện hiện nay là họ bao lại để làm chứng tích tội ác của đế quốc Mỹ thì mình cũng chịu thôi. Hiện nay chỗ mới rất gần trung tâm thành phố, không được như chỗ cũ nhưng cũng thuận lợi cho việc đi lại.
Đó là về địa điểm, còn thứ hai về vấn đề lịch sử thì vùng đất Tam Tòa này rất đặc biệt. Trước đây vùng đó từng có một giáo xứ lớn mạnh bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Có mấy nhân vật để lại những dấu tích rất đặc biệt. chẳng hạn linh mục Leopold Carriere, một nhà khoa học, một nhà thám hiểm, một học giả uyên bác đã quảng bá động Phong Nha của Quảng Bình cho thế giới biết.
Về vấn đề lịch sử thì vùng đất Tam Tòa này rất đặc biệt. Trước đây vùng đó từng có một giáo xứ lớn mạnh bậc nhất tỉnh Quảng Bình. Có mấy nhân vật để lại những dấu tích rất đặc biệt. chẳng hạn LM Leopold Carriere, một nhà khoa học, một nhà thám hiểm, một học giả uyên bác đã quảng bá động Phong Nha của Quảng Bình cho thế giới biết. LM Trần Văn ThànhThứ hai, một nhân vật lịch sử cũng rất quan trọng, đức cố Hồng Y Francisco Savier Nguyễn Văn Thuận từng phục vụ ở giáo xứ này.
Hơn nữa, ở đây có một người cũng rất nổi tiếng, nhà thơ Hàn Mặc Tử, đã sinh ở trên mảnh đất Tam Tòa này.
Và trên hết. mảnh đất Tam Tòa này đã thấm đậm máu các anh hùng tử đạo, trong 117 thánh tử đạo của Việt Nam được Giáo Hội phong thánh thì 7 đã đổ máu tại vùng đất này với biết bao nhiêu người khác đã đỗ máu cho niền tin của mình. Như vậy, hôm nay Quảng Bình có 110,000 giáo dân cũng là thành quả hy sinh của các thánh tử đạo, cho nên cần thiết phải có một ngôi nhà thờ.
Được biết giáo phận Tam Tòa đã lên phương an và kế hoạch xây dựng : Vì đây là một giáo xứ mới hoàn toàn nên phải có kế hoạch làm sao để sau này có thể sử dụng vùng đất được cấp và tránh lãng phí . Đức Giám Mục đã có bản qui hoạch phối cảnh nhà thờ rồi những công trình liên quan đã xong rồi. Bây giờ chỉ cần có một chút tiền thì bắt đầu tiến hành dần dần theo thiết kế mà mình đã đưa ra.
Hiện linh mục Trần Văn Thành, quản xứ giáo xứ Tam Tòa, đang có mặt tại Hoa Kỳ. Nhân dịp này, một số đồng hương Tam Tòa, Đồng Hới, Quảng Bình , cùng nhau tổ chức một buổi gây quĩ tại Nam California ngày thứ Sáu 11 này, để kiếm thêm tài chính vào công việc xây cất một giáo đường khang trang đúng nghĩa cho thành phố quê nhà của họ.
Con đường bảo tồn và tái dựng nhà Chúa còn nhiều chông gai, linh mục Trần Văn Thành khẳng định, thế nhưng sức người và niềm tin của giáo dân Tam Tòa trong nước cũng như khắp nơi, mà điển hình qua tháp chuông trơ trọi sừng sững trên trên nền đất nhà thờ cũ bị bom đạn tàn phá gần đó, là yếu tố tiên quyết làm sống lại một giáo xứ Tam Tòa thuần thành với tuổi đời hơn một trăm năm.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng nơi đây. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.
Không có nhận xét nào: